de76a557-782b-470d-9592-ec64a284d182 (1) Flipbook PDF

de76a557-782b-470d-9592-ec64a284d182 (1)

79 downloads 104 Views 31MB Size

Recommend Stories


Porque. PDF Created with deskpdf PDF Writer - Trial ::
Porque tu hogar empieza desde adentro. www.avilainteriores.com PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial :: http://www.docudesk.com Avila Interi

EMPRESAS HEADHUNTERS CHILE PDF
Get Instant Access to eBook Empresas Headhunters Chile PDF at Our Huge Library EMPRESAS HEADHUNTERS CHILE PDF ==> Download: EMPRESAS HEADHUNTERS CHIL

Story Transcript

21:00

01:00

22:00

00:00

19:00

02:00

03:00

December 2021

20:00

04:00

18:00

05:00

17:00

06:00

16:00

07:00

15:00

08:00

14:00

09:00

13:00

10:00

12:00

11:00

11:00

12:00

10:00

13:00

09:00

14:00

08:00

15:00

07:00

16:00

06:00

17:00

05:00

18:00

04:00

19:00

03:00

20:00

02:00

00:00

21:00

22:00

December 2021

01:00

1

2

Theme 1: AROUND THE GLOBE

December 2021

Theme 1: AROUND THE GLOBE

3

December 2021

Greta Thunberg được xem là biểu tượng chống biến đổi khí hậu của thế hệ trẻ, nhưng cũng bị dè bỉu là gây nhiễu loạn và gieo rắc hoang mang.  Ở tuổi 16, bé gái người Thụy Điển trở thành tiếng nói đại diện cho hàng triệu người trẻ tuổi lo lắng cho Trái đất. Những người chăm chỉ phân loại rác, dọn vệ sinh các bãi biển, cũng như bỏ phiếu cho các đảng phái chính trị quan tâm đến môi trường. Chỉ hơn ba năm trước, vào đầu năm học mới, nữ sinh lớp 9 khi đó đã bỏ lại sách vở ở nhà và bắt đầu đến ngồi bên ngoài quốc hội Thụy Điển để nâng cao nhận thức về sự nguy cấp của biến đổi khí hậu. Cuộc bỏ học để biểu tình vì môi trường của cô bé được chia sẻ khắp mạng xã hội rồi thu hút sự quan tâm của báo chí quốc tế và phong trào “Những ngày thứ 6 vì tương lai”, kêu gọi người trẻ xuống đường vì khủng hoảng khí hậu. Thunberg đã thúc đẩy hàng triệu thanh thiếu niên biểu tình, những người bị thuyết phục bởi sự gan dạ, mạnh mẽ trái với vẻ ngoài nhỏ bé và giọng nói trẻ con của cô bé. Hiện tượng Thunberg cũng gây sốt trên mạng xã hội. Tài khoản Twitter và Instagram của cô bé giờ đã có hơn 13,5 triệu người theo dõi. 

Như một phát ngôn viên không chính thức cho thế hệ của mình, Thunberg muốn gióng lên hồi chuông cảnh báo với các chính trị gia thế giới về sự nóng lên toàn cầu, giống như những gì cô bé đã nêu ra trong bài phát biểu “Sao các ngài dám?” tại hội nghị về khí hậu của Liên Hợp Quốc tại Thụy Sĩ hôm 23/9 vừa rồi.

“Các ngài đã đánh cắp tuổi thơ của cháu bằng những ngôn từ sáo rỗng”

Thunberg cầ trường” bên m biểu ngữ “Nghỉ h tháng 11/2 ngoài quốc hội Thụ ọc vì môi y Điển 018. Ảnh: R euters.

Tất cả những thông tin trên trên khiến những người gièm pha Thunberg cảm thấy khó chịu. Trong mắt những người khinh miệt cô bé nhất, chẳng hạn như nhà bình luận Australia Andrew Bolt, Thunberg là một thành viên của giáo phái tận thế, “đấng cứu tinh vô cùng nhiễu loạn của phong trào nóng lên toàn cầu”, với những triệu chứng thần kinh rối loạn của trẻ tự kỷ cô bé bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn phát triển Asperger). “Tất cả là vì cô bé rất mạnh mẽ”, nhà sinh học Canada Severn Cullis-Suzuki, người từng

“ Cô bé đang thay đổi thế giới ” - Barack Obama

ở vào hoàn cảnh như Thunberg, nhận định.“Cô bé đang kêu gọi một cuộc cách mạng nên dĩ nhiên sẽ gặp phải phản ứng. Họ muốn làm cô bé phải im lặng bằng cách hạ thấp uy tín của cô bé”. Yann Arthus-Bertrand, nhà môi trường học nổi tiếng kiêm nhiếp ảnh gia về động vật hoang dã người Pháp, gọi cô bé là “một phép màu”, . Nhà triết học người Pháp Michel Onfray mô tả cô như một “người máy” trong khi nhà bình luận bảo thủ người Mỹ Michael Knowles cho rằng cô bé “bị bệnh tâm thần” chịu trách nhiệm cho “sự cuồng loạn điên rồ về khí hậu”. Hồi tháng 4, Thunberg từng gặp Giáo hoàng Francis tại Roem trong lễ kỷ niệm hai năm “Laudato Si”, thông điệp của Giáo hội về sinh thái học và biến đổi khí hậu với chủ đề “Sự chăm sóc dành cho ngôi nhà chung của chúng ta” mang âm hưởng phát ngôn trước đó của Thunberg rằng “ngôi nhà của chúng ta đang cháy”. Các nhà phê bình nhận định kiểu ngôn ngữ này của Thunberg đang làm rối loạn thông điệp khoa học của cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, gây tổn hại cho những sáng kiến công nghệ và che giấu những thách thức môi trường khác. “Vấn đề khí hậu đã làm lu mờ tất cả các vấn đề môi trường khác như ngược đãi động vật, công nghiệp thịt và thuốc sâu. Còn những người nghi ngờ quan điểm của Thunberg

thì nhanh chóng bị cáo buộc là hoài nghi về khí hậu”, nhà khoa học chính trị Katarina Barrling nói. Thunberg cũng bị cáo buộc là gieo rắc sự lo âu hơn là đưa ra lập luận hợp lý. “Cháu muốn thấy các ngài hoảng loạn. Cháu muốn các ngài cảm thấy lo sợ như cháu hàng ngày”, cô bé nói tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ hồi tháng một năm 2019.  Trong khi những chỉ trích dành cho người lớn của Thunberg gây bực bội ở một số nước, phát ngôn của cô bé lại được ca ngợi tại Thụy Điển. Nhà phân tích Barrling cho biết suốt hàng thập kỷ, sách giáo khoa của Thụy Điển luôn đề cao tư duy phê phán của học sinh hơn là tích lũy kiến thức. Thunberg cũng đã được đề cử giải Nobel Hòa bình. Ủy ban Nobel từng vinh danh nhiều nhà môi trường trước đây do công việc của họ gắn với những nỗ lực dân chủ. Tuy nhiên, sự đóng góp của Thunberg vẫn còn cần phải xem xét, ông Henrik Urdal, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo, nói.  “Mối liên hệ giữa hòa bình và biến đổi khí hậu rất mong manh. Nó được xây dựng dựa trên những giả định khá gây tranh cãi về mặt học thuật”, ông nói.

Ngọc Anh Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

“Cô bé đang tạo ra một động lực rất ấn tượng về biến đổi khí hậu nhưng câu hỏi là: điều này có liên quan gì tới giải thưởng hòa bình không?” -Henrik Urdal, giám đốc Viện Nghiên cứu Hòa bình Oslo

“Cô bé đang kêu gọi một cuộc cách mạng nên dĩ nhiên sẽ gặp phải phản ứng. Họ muốn làm cô bé phải im lặng bằng cách hạ thấp uy tín của cô bé” -Severn Cullis Suzuki, nhà sinh học nguời Canada

4

Giống người Pháp, người Việt thể hiện sự quan tâm những vấn đề thời sự và chính trị, những vấn đề liên quan đến chính trị thường xuyên trở thành “tâm điểm” của những cuộc bàn tán, thảo luận. Tuy nhiên, nền khoa học chính trị với sự chênh lệch rõ rệt đã cho thấy khác nhau trong cách tiếp nhận thông tin, tư duy lý luận của dư luận. Ví dụ, khi tiếp xúc với một vấn đề liên quan đến chủ đề chính trị, lối tư duy của người Pháp với sự tri đáo được những đặc điểm của nền chính trị nước họ, sẽ lựa chọn một lối suy nghĩ, hành động khác. Ngược lại, phản ứng của người Việt trước các vấn đề xã hội, thường có xu hướng “unprofessionnalize” chính trị, và luôn tách biệt nó ra khỏi những mối liên kết ràng buộc nội tại, hay nói 1 cách nôm na, đó là việc xử lý các vấn đề chính trị một cách “phi chính trị”.

5

December 2021

Giới hạn của tự do phải chăng cũng giống như là vết dầu loang trên mặt biển, phân mảnh và không rạch roì và phân mảnh? Việc “political unprofessionnalization” ở một góc độ nào đó sẽ có những tác động tích cực, khiến chính trị trở nên đơn giản hơn, bỏ qua những phái sinh mang tính chất tiêu cực mà trong quá trình hình thành và phát triển, khoa học chính trị đã tạo ra, và quan trọng là giúp chính trị đạt được mục đích quan trọng cuối cùng.   Song, sự “nôm na hóa“ chính trị mà chối bỏ hoàn toàn những vấn đề xung quanh, không khác gì ta

Theme 1: AROUND THE GLOBE

việc ủng hộ Triều Tiên là hành động cần phải cấm và HQ đã làm đúng. Tuy nhiên, nếu Triều Tiên tốt, việc làm của CP HQ là hành động đáng lên án. Song việc đánh giá Triều Tiên xấu hay tốt lại là việc quá khó và “cảm tính”, thế nên cho dù Triều Tiên tốt hay xấu, chúng ta vẫn phải xem hành động của Chính Phủ HQ là vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí.  

Tư nhân hóa giúp tự do báo chí:

Song sự “nôm na hóa “ chính trị mà chối bỏ hoàn toàn những vấn đề xung quanh không khác gì ta đang bẻ gãy 8 cái chân CỦA CON CUA, khiến NÓ trở nên “liệt” hoàn toàn. đang lần lượt bẻ gãy 8 cái chân, khiến con cua trở nên “liệt” hoàn toàn, không thể di chuyển. Quay lại vấn đề “vết dầu loang” – hay những giới hạn của dân chủ, của tự do. Thoạt tiên chúng ta sẽ phản đối việc ghép 2 khái niệm đối lập: giới hạn với tự do, bởi đã có tự do thì không thể có giới hạn, không có siềng xích. Tuy nhiên trên thực tế, dân chủ luôn được và phải được đóng khung trong một giới hạn pháp chế nhất định, tạm gọi là giới hạn dân chủ. Và bởi lẽ ranh rới của giới hạn dân chủ chưa thể là những đường thẳng kẻ ngay ngắn, trên thực tế, giới hạn dân chủ này giống những vệt dầu loang trên mặt biển, không thẳng tắp ngay ngắn, nó lượn sóng và rất dễ bị đứt, gãy. Để chứng minh cho tính chất dễ đứt, gãy của giới hạn tự do, việc phân tích một vài ví dụ về tự do báo chí ở các quốc gia có nền báo chí phát triển mạnh trên thế giới có thể phần nào giúp đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

December 2021

Theme 1: AROUND THE GLOBE

Mọi hành động tách rời báo chí và sản xuất báo chí ra khỏi sự phụ thuộc vào nhà nước hay bị lầm tưởng rằng đó là một hành động giúp cho nền báo chí có tiếng nói tự do. Tuy nhiên đây chính là một nhận định sai lầm.

Tự do báo chí có nghĩa là không chịu áp lực từ phía chính quyền về nội dung xuất bản bảo chí. Báo chí Việt Nam vẫn thường bị xem là không có tiếng nói về những vấn đề nhạy cảm trong xã hội, chịu sự quản lý và sức ép của chính quyền dẫn đến

Thunberg cầm biểu ngữ “Nghỉ học vì môi trường” bên ngoài quốc hội. Ảnh: Reuters.

“tự do báo chí” là thứ gần như không tồn tại.  Tuy nhiên, liệu việc can thiệp của chính quyền và nội dung báo chí xuất bản có tồn tại ở trên thế giới, đặc biệt ở các quốc gia có nền dân chủ báo chí phát triển hay không ? Sự thật là nó vẫn luôn tồn tại. Vậy tại sao chính quyền lại cần can thiệp vào nội dung xuất bản của báo chí. Điều này xuất phát từ xung đột lợi ích giữa báo chí và chính quyền, khi

báo chí thực hiện quyền được thông tin đến công chúng, quyền được tác nghiệp một cách tự do, quyền tự do ngôn luận; còn nhà nước và chính quyền lại đấu tranh để bảo vệ quyền được bảo mật những thông tin chưa có sự kiểm chứng, thông tin nhạy cảm dễ kích động và ảnh hưởng đến an ninh và an toàn quốc gia, và tất nhiên cũng là quyền được thực hiện nghĩa vụ của họ được giao với môi trường thuận lợi.  

Một ví dụ để minh họa: Trong suốt nhiều năm qua, CQ Hàn Quốc liên tục bắt giữ, khởi tố và truy tố những cá nhân thể hiện qua điểm ủng hộ CQ Bắc Hàn – Triều Tiên trên phương tiện thông tin đại chúng. Điều này ở góc độ tự do báo chí, tự do ngôn luận tất nhiên bị thế giới lên án, do nó vi phạm đến quyền tự do ngôn luận, tự do quan điểm chính trị. Tức là ở đây, việc ủng họ Triều Tiên (cho dù CQ

Triều Tiên bị cả thế giới lên án, bị ghét đi chẳng nữa) vẫn là quyền chính đáng, và việc Chính Phủ Hàn Quốc thể hiện sự áp chế với các cá nhân đó là sự vi phạm về nhân quyền.  Ở đây ta có thể nhận thấy tính hai mặt của tự do. Nếu Triều Tiên xấu, chúng ta cho rằng

Một ví dụ: Theo báo cáo gần đây cho thấy, 95% sản xuất báo chí của Pháp (press production bao gồm cả báo giấy và báo điện tự, báo truyền hình…) nằm trong tay của 7 tỷ phú Pháp. Đáng mừng hay đáng lo? Nếu theo quan điểm của nhiều người Việt, việc này là điều đáng mừng. Việc quyền sở hữu các cơ quan báo chí thuộc về tư nhân giúp các nhà báo thoải mái thể hiện chính kiến, “tự do thoải mái” không sợ can thiệp.   Nhưng trên thực tế, chính lý do trên lại là điều khiến nền báo chí Pháp bị lên án. Chương trình phóng sự điều tra thời gian gần đây được thực hiện bởi kênh truyền hình quốc gia Pháp, nói về quyền lực mềm của vị tỷ phú được xem là một trong những người quyền

Theme 1: AROUND THE GLOBE

6

lực nhất nước Pháp – người sở hữu nhiều kênh truyền hình và tờ báo (trong đó có Canal+ - tập đoàn mẹ của K+ tại VN, vốn nổi tiếng với tông phê phán và châm biếm, không ngại bất cứ chính trị gia, nhân vật quyền lực nào). Một nhóm phóng viên “bị thanh trừng” khỏi Canal+ đã tiết lộ, vị tỷ phú này nhúng tay vào quá trình sản xuất rất nhiều, sẵn sàng “vứt bỏ” công sức điều tra và đã đi đến sản phẩm cuối cùng của hàng chục phóng viên và nhà báo làm việc nhiều tháng trời, vì thông tin đó có dính dáng đến một trong số những người “bạn thân” của vị tỷ phú.   Đây là một góc khuất rất nhạy cảm thậm chí ở cả những quốc gia phát triển, có nền báo chí dân chủ hàng đầu thế giới. Khi được công chiếu, phóng sự nói trên gần như trở thành một quả bom, thậm chí được xem như một hành động táo bạo và có phần “cách mạng”. Và liệu chuyện này chỉ xảy ra ở Pháp, hay các quốc gia phương Tây khác cũng vậy ? Chắc chúng ta không quá ngây thơ đến mức không thể trả lời được câu hỏi này.   Tự do báo chí, tự do ngôn luận và pháp quyền: Nhiều người nghĩ rằng một nền luật pháp chặt chẽ sẽ giúp báo chí có được quyền tự do, người dân có quyền tự do ngôn luận. Điều này là hoàn toàn cần thiết. Việc chúng ta đi sau có thể là 1 thuận lợi khi

December 2021

7

chúng ta nhìn thấy được những bài học của những người đi trước, từ đó rút kinh nghiệm và áp dụng vào thực tiễn để phát triển. Tuy nhiên, mọi sự ví dụ và đem ra so sánh VN với các quốc gia khác mà không tính đến, không xem xét đến các điểm yếu của các nước, chỉ tập trung vào “bề nổi” sẽ không thể phát huy tác dụng. Cũng giống như việc người Việt đang tạo sức ép đến chính quyền phải “chọn”, nhưng lại không cung cấp đầy đủ thông tin đa chiều về sự lựa chọn đó.   Lấy ví dụ về những người được xem là “whistleblower”: người tiết lộ thông tin cho báo chí. Đây được xem là những người cực kì quan trọng giúp báo chí có thể đem ra ánh sáng những thông tin và “tiết lộ bí mật”, nhằm đem đến sự thật cho công luận. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù luật báo chí nhiều nước rất rõ ràng và tạo điều kiện để bảo vệ những người “châm ngòi”này, song “số phận” của đa số

những người châm ngòi những vụ nổ truyền thông này đều không mấy suôn sẻ. Họ có thể bị truy tố về mặt pháp lý (Edward Snowden – một trường hợp quá nổi tiếng, hay Alain Deltour – người châm ngòi cho vụ việc Luxleaks sau đó bị truy tố bởi tòa án Luxembourg, đối mặt với hình phạt hơn 5 năm tù giam và khoản bồi thường 1 triệu euros. Alain Deltour hối hận vì đã tiết lộ vụ việc…). Ngoài ra, còn những hệ lụy khác về mặt xã hội, nghề nghiệp. Đến đây hãy thử tưởng tượng sự “tự do” của các nhà báo các nước phát triển xem thế nào: Khi nhà báo có đầu mối, họ sẽ liên lạc với ai ? Vậy là nhà báo trước khi đến khai thác và chất vấn đối phương cần có trước “vũ khí”. Nhưng thứ vũ khí này đến từ đâu? Nên nhớ luật pháp các nước nước phương Tây đều rất chặt chẽ, và một trong những sự chặt chẽ đó là điều khoản không được phép tiết lộ thông tin mật liên quan đến công ty, doanh nghiệp

Theme 1: AROUND THE GLOBE

nếu không có thẩm quyền (clause of confidentiality) mà trong hợp đồng lao động có ghi rất rõ. Việc tiếp xúc với báo chí tại các nước phát triển diễn ra rất cẩn trọng, việc nhân viên bị sa thải chỉ vì “nói chuyện” với báo chí mà không xin phép và khi không được phép là hoàn toàn có thể và rất thường xuyên. Tại sao như vậy? Vì ý thức pháp luật của người dân các quốc gia phát triển, và đặc biệt là họ nhận thức được, và biết sử dụng nó một cách triệt để, chứ không phải chỉ xem pháp luật như “ đồ trang sức”. Đến đây có vẻ các nhà báo Việt Nam với ít “quyền tự do báo chí” lại tác nghiệp có phần dễ dàng hơn.   Rất khó để nói ai khó hơn ai. Nhưng ở thời điểm hiện tại sau những gì diễn ra, có thể thấy các nhà báo Việt Nam đang có phần được “buông lỏng” và phóng túng hơn rất nhiều so với các nhà báo phương Tây – những người mặc dù được trao quyền tự do một cách công khai và rõ ràng, nhưng lại gặp phải rất nhiều những vật cản, những trở ngại khác, giới hạn sự tự do của họ.  Sự tự do, cái mà nhiều người Việt đang đấu tranh nhưng thực sự chưa tri đáo được hết ý nghĩa của nó, hóa ra cũng không “tự do” như chúng ta tưởng.  

Sau tất cả, liệu chúng ta có nên dừng đấu tranh? Nếu moị thứ khó khăn vậy, ta đấu tranh để làm gì?  

MORE MEDIA NOT LESS!! Câu trả lời là có, chúng ta vẫn cần và phải đấu tranh để đạt được những điều mà chúng ta xứng đáng và có quyền có được nó. Các nhà báo vẫn phải đấu tranh để dành được sự tự do tác nghiệp, để thực hiện sứ mệnh của mình. Những rào cản đó không nên là thứ khiến họ dừng bút.  

“What has been worrying, however, is the willingness of the major Japanese media to silence themselves in response to a level of behind the scenes chiding by Abe officials that most journalists would probably just laugh off.” -Martin Fackler

Martin Fackler – Nhà báo của tạp chí Foreign Policy viết khi nhận định về việc nền dân chủ báo chí Nhật đang bị xâm phạm nặng nề bởi chính quyền ông Abe. Nói như vậy để thấy rằng, điều khiến báo chí phương Tây khác biệt, chưa chắc đã là nền dân chủ báo chí phát triển, mà còn đến từ

December 2021

Theme 1: AROUND THE GLOBE

thái độ của nhà báo, và cả sự “gan lì” của họ khi đối mặt với những điều khó khăn hoặc những thao túng. Điều họ cần làm và phải làm, đó là trở thành những nhà báo đúng nghĩa, làm báo với đạo đức nghề nghiệp cao nhất, với sự lương tri cao nhất, và với niềm tin vào những gì đúng đắn. 

Tài Đinh Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

8

00:00

01:00

02:00

03:00

December 2021

04:00

05:00

06:00

07:00

08:00

09:00

10:00

11:00

12:00

13:00

14:00

15:00

16:00

17:00

9

10

18:00

19:00

20:00

21:00

22:00

December 2021

Theme 2: HOME SWEET HOME

2.

11

December 2021

Phần đông thành viên trong mỗi cộng đồng vẫn chấp nhận “truyền thống” như một điều đúng đắn. Đôi khi điều này được biểu hiện ở mức độ cực đoan hơn, chẳng hạn như lấy lý do “truyền thống” để đáp lại sự nghi ngờ những quy tắc đã đặt ra. Song, “truyền thống” có thật sự luôn đúng đắn không ? Bài viết này không phải để nói các bạn hãy vứt bỏ truyền thống, cũng không hề khiến các bạn thay đổi quan điểm. Hai chữ “truyền thống”, tuy không phải một khái niệm xuất hiện mọi lúc trong suy nghĩ và lịch trình thường ngày của mỗi người, vẫn luôn được lôi ra để nói mỗi khi có dịp. Mọi thế hệ con người, trong mọi xã hội, bất kể Đông Tây, đều nhắc về hai chữ này như thể đó là một “truyền thống”. Những câu kiểu “Giữ gìn nét đẹp truyền thống”, “Phát huy bản sắc truyền thống tốt đẹp…”,v.v… vẫn xuất hiện ở mọi nơi có thể, từ các phương tiện truyền thông đại chúng, biểu ngữ, cho đến những cuộc trò chuyện trà dư tửu hậu giữa các thế hệ trong một cộng đồng trò chuyện.

Phần đông thành viên trong mỗi cộng đồng vẫn chấp nhận “truyền thống” như một điều đúng đắn, một kim chỉ nam cho tư tưởng và hành động của họ. Đôi khi, điều này được biểu hiện ở mức độ cực đoan hơn, chẳng hạn như lấy lý do “truyền thống”, hoặc “bao đời nay nó thế có ai làm khác đâu mà sai” để đáp lại sự nghi ngờ cho những quy tắc đã được đặt ra, hoặc loại trừ những người không giống với quy chuẩn “truyền thống”, dù chưa chắc họ sẽ trực tiếp gây hại đến lợi ích chung. Song, “truyền thống” có thật sự luôn đúng đắn không ? Thậm chí, liệu có thật sự tồn tại cái gọi là “truyền thống” ? Nội dung bài viết này sẽ phần nào trả lời các câu hỏi phía trên bài đã nêu bài viết.

1.

Định nghĩa :

“Truyền thống” vừa là danh từ, vừa là luôn tính từ. Theo từ điển Cồ Việt, khi được dùng như danh từ, “truyền thống” được định nghĩa là cách suy nghĩ, cư xử, lối sống được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Theo định nghĩa trên, nếu một hành vi, nghi thức hoặc quy tắc được truyền lại nhiều lần và vẫn còn tiếp tục được chấp nhận qua nhiều thế hệ.

Bởi lẽ, nếu theo định nghĩa, truyền thống chỉ không là truyền thống khi nó không còn được lưu truyền và phổ biến nữa.

Tính tốt đẹp, bao dung của truyền thống

Những điều cấm kị dưới mác “thuần phong mỹ tục”

Chúng ta vẫn thường nghe “Gìn giữ truyền thống tốt đẹp và “Loại bỏ hủ tục lạc hậu”, nhưng những cụm như “Một số truyền thống không tốt”, “Thay đổi truyền thống” hoặc “Loại bỏ truyền thống” lại ít xuất hiện hơn hẳn. Nhưng chẳng phải nó vẫn còn được lưu truyền và được công nhận bởi một cộng đồng qua nhiều thế hệ sao ? Bởi lẽ, nếu theo định nghĩa, truyền thống chỉ không còn là truyền thống khi nó không còn được lưu truyền và phổ biến nữa.

Hoặc một thứ gây tranh cãi hơn, văn hóa tình dục. Nhiều người vẫn xem việc có tư tưởng “thoáng” về tình dục là lệch lạc với truyền thống dân tộc. Song, liệu truyền thống ấy có phải “xưa nay vẫn thế” ? Các điều luật khắt khe và những cấm đoán về tình dục chỉ xuất hiện kể từ khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam và phát triển mạnh trong giai đoạn thế kỷ 15-18, trong khi tín ngưỡng phồn thực, vốn có trước khi các tư tưởng trên du nhập vào Việt Nam, lại có cái nhìn thoải mái hơn về tình dục. Tôi không biết đây là điều tốt hay xấu, nhưng sự ra đời và phát triển

3.

Tính tuyệt đối và trường tồn của truyền thống: Mọi vấn đề luôn đi theo gói, mọi văn hóa, tư tưởng luôn có mặt tốt, mặt không tốt và mặt xấu kéo theo. Các truyền thống cũng tương tự vậy. Ta không thể chỉ nhận cái tốt về mình và xem những mặt trái không thuộc phạm vi vấn đề được. Và nó không thể hiện điều gì khác ngoài sự thiếu nhất quán trong tư duy của những người có suy nghĩ như kiểu này. Chúng ta vẫn biết phở là một món ăn truyền thống của Việt Nam, nhưng nó có tồn tại lâu đời hay không, nếu so với một số món khác, như bánh chưng chẳng hạn. Chắc chắn là không, vì sự xuất hiện của phở như chúng ta biết (dù chưa có sự thống nhất) cũng chỉ được ghi nhận trong gia..

Điều này vốn chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả, vì chúng ta đang thay đổi không ngừng. Có chăng là trước kia họ thay đổi chậm hơn những năm gần đây, quá chậm để có thể nhận ra và cả cảm thấy bất ngờ.

của các phương tiện lưu trữ thông tin, sự xuất hiện của các học thuyết triết học mới, các phương pháp nghiên cứu khoa học ngày càng hoàn chỉnh và có hệ thống hơn, cũng như sự xuất hiện của các cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ đã tác động sâu sắc tới hình thái xã hội, phương pháp làm việc, lối sống cũng như niềm tin của chúng ta. Sự ra đời của nhiều phát minh đã liên tục tạo ra những thay đổi lớn, có tính lâu dài

December 2021

Theme 2: HOME SWEET HOME

Đặc biệt, nếu nhìn lại toàn bộ lịch sử phát triển xã hội loài người, chúng ta đang thay đổi ngày càng nhanh hơn. và không thể đảo ngược lên đời sống vật chất, để rồi ảnh hưởng tới đời sống tinh thần. Nhiều tư tưởng, niềm tin, lề thói, phương pháp cũ dần bị thách thức, vì cần được kiểm chứng lại về tính hợp lý (có mâu thuẫn về mặt logic với các tiên đề hoặc với các lý thuyết đã được chứng minh không) và tính xác thực (đúng với thực tế hay không), mà các phương pháp y học cổ truyền là ví dụ điển hình nhất. Đặc biệt, nếu nhìn lại toàn bộ lịch sử xã hội loài người, chúng ta đang thay đổi ngày càng nhanh hơn. Nếu cách đây vài thế kỷ, một người có thể sống khoảng 60 năm từ thời điểm sinh ra đến lúc chết đi và vẫn chỉ nhìn thấy một khung cảnh, sử dụng cùng một hệ thống cơ sở vật chất và công cụ cho một số công việc nhất định, chứng kiến và tham gia vào cùng một kiểu xã hội, một hệ thống tập quán sinh hoạt duy nhất, thì hiện nay, một người sinh ra trong giai đoạn nửa sau của thế kỷ 20 hoặc đầu thế kỷ 21 sẽ phải chứng kiến một loạt thay đổi chỉ trong mười năm. Với sự thay đổi và vẫn chỉ nhìn thấy một khung cảnh, sử dụng cùng một hệ thống cơ sở vật chất và công cụ cho một số công việc nhất định, chứng kiến và tham gia vào cùng một kiểu xã hộ. Với sự thay đổi và vẫn chỉ nhìn thấy một khung cảnh nhất định.

12

4.

Truyền thống và bản sắc, “chúng ta” và “chúng nó”:

December 2021

13

Một mệnh đề khẳng định, một tư tưởng hoặc một phương pháp tồn tại lâu đời không có nghĩa là nó sẽ tồn tại mãi mãi, cũng không có nghĩa là nó luôn đúng. Nó đúng khi ta chứng minh điều đấy một cách đủ chặt chẽ, thuyết phục để không có bất kỳ điểm sai hoặc mâu thuẫn nào được chỉ ra. Một khi tồn tại dù chỉ một trường hợp ngoại lệ, tính đúng đắn sẽ ngay lập thói quen tức chấm dứt hoặc khẳng định về nó thay đổi. Khái niệm truyền thống thói quen cũng tương tự vậy. Một cộng đồng vốn được tạo nên từ những người có điểm chung về các mặt như đặc điểm hình thể, trải nghiệm, sở thích, thói quen, quan niệm,... Những điểm chung ấy tạo nên bản sắc cộng đồng. Truyền thống, dù không phải một khái niệm tuyệt đối, lại là thứ giúp định hướng mọi người giữ gìn những điểm chung ấy theo thời gian. Nó giống như cách để thế hệ trước nhận ra thế hệ sau, người đi sau nhớ về người đi trước. Đồng thời, nó cũng góp phần tạo nên “danh tính” và “bản sắc”, thứ phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác, phân biệt “chúng ta”, những người trong cộng đồng, và “chúng nó”, những thành phần ngoại bang. Có lẽ vì vậy mà những người ở thế hệ trước, cũng như những người ở tầng lớp trên, với vai trò nắm giữ và điều khiển cộng đồng, hay đặt nặng và nói về truyền thống hơn những người ở dưới. Mặt khác, còn có những người đề cao hết mực truyền thống và muốn giữ lại bằng mọi giá vì họ hưởng lợi từ nó. Đây thường là những người thuộc tầng lớp tinh hoa trong một xã hội vốn đặt nặng sự tôn ti và đẳng cấp. Việc phá vỡ truyền thống, âu cũng ảnh hưởng không ít tới quyền lợi của họ, cũng như những người có cùng địa vị. Điều này lại được thấy nhiều trong các cuộc cách mạng tư sản và vô.

Một mệnh đề khẳng định, một tư tưởng hoặc một phương pháp tồn tại lâu đời không có nghĩa là nó sẽ tồn tại mãi mãi, cũng không có nghĩa là nó luôn đúng. Nó đúng khi ta chứng minh điều đấy một cách đủ chặt chẽ, thuyết phục để không có bất kỳ điểm sai hoặc mâu thuẫn nào được chỉ ra. Một khi tồn tại dù chỉ một trường hợp ngoại lệ, tính đúng đắn sẽ ngay lập thói quen tức chấm dứt hoặc khẳng định về nó thay đổi. Khái niệm truyền thống cũng tương tự vậy.

Bản thân các truyền thống cũng có thể thay đổi tùy theo điều kiện quan hệ xã hội trong thời gian xác định.

5.

Lời bạt

Bài viết này không phải để nói các bạn hãy vứt bỏ truyền thống, hay truyền thống luôn là sai. Việc học hỏi, tìm hiểu về truyền thống và lịch sử là tốt. Việc thực hiện chúng hay không cũng chẳng có gì sai, nếu chúng không cản trở đến quyền lợi và sự toàn vẹn của người khác. Những phân tích trên chỉ cho thấy rằng, truyền thống cũng chỉ là một hoặc một nhóm các hành vi hoặc tư tưởng được thực hiện và truyền dạy qua nhiều thế hệ, và rất nhiều trong số đó chỉ đơn giản được tin và làm theo một cách cảm tính. Bản thân các truyền thống cũng có thể thay đổi tùy theo điều kiện quan hệ xã hội trong khoảng thời gian xác định. Vì vậy, những lập luận theo kiểu “Truyền thống nó vậy” hoàn toàn không có giá trị trong việc bảo vệ hoặc hợp lý hóa một suy nghĩ hoặc hành động được đưa lên để tranh cãi. Điều này cần đặc biệt lưu ý trong thời đại các phương pháp lý luận đã và đang phát triển và hoàn thiện dần, khi việc xác định tính.

Theme 2: HOME SWEET HOME

Đúng sai cần xét đến nhiều yếu tố hơn chỉ đơn thuần là “lâu đời”. nhanh chóng về phương thức sản xuất, giao tiếp và tổ chức quan hệ xã hội, những phương pháp và quy tắc 10 năm trước vẫn còn đúng và hiệu quả chưa chắc sẽ còn áp dụng được vào thập kỷ sau. Vậy thì lý do gì để bạn có thể bắt người khác phải tin theo một quy tắc, tập tục cách đó hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm khi nó đã bắt đầu bộc lộ hạn chế trong xã hội mới hơn ?

Mặt khác, còn có những người đề cao hết mực truyền thống và muốn giữ lại bằng mọi giá vì họ hưởng lợi từ nó. Đây thường là những người thuộc tầng lớp tinh hoa trong một xã hội vốn đặt nặng sự tôn ti và đẳng cấp. Việc phá vỡ truyền thống, âu cũng ảnh hưởng không ít tới quyền lợi của họ, cũng như những người có cùng địa vị.

Hiền Trang Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

Không, Người Việt Nam Không Thét Gào Như Thế! Họ im lặng. Hoặc tiệm cận như vậy. Họ phát ra những âm thanh thầm thì khụt khịt, lẻ tẻ theo tốp dăm ba người vì nếu đông hơn sẽ gây chú ý, không hẳn là họ lén lút nhưng cũng không công khai. Hoặc họ to tiếng nhưng là to tiếng khi đã đóng cửa nằm nhà, còn nếu to tiếng ngoài đường thì bởi họ tin chắc rằng họ chẳng là ai quan trọng để mà “những người đó” phải e ngại để mắt hay bắt bớ. Hoặc họ to tiếng vì họ đã ở một nơi mà “những người đó” chẳng làm gì được họ. Họ đã thoát ly. Họ tự do, nhưng là một sự tự do bất lực. Họ dám nói, nhưng ngoài ra họ còn dám làm gì thêm nữa?

Cái gì cũng có cái giá của nó. Sự trầm lặng cũng không khác hơn. Sự trầm lặng khiến người ta vô hình, đúng hơn là vẫn hữu hình, vẫn sờ sờ ra đó nhưng không ai thèm nhìn thấy. Một sự “bị từ chối ghi nhớ”. “Việc từ chối ghi nhớ cho phép một ai đó nhìn xuyên qua người khác, một trải nghiệm được diễn tả thật đáng nhớ bởi Ralph Ellison trong những trang đầu tiên của tác phẩm Invisible Man.”

December 2021

Theme 2: HOME SWEET HOME

Khi The Sympathizer (tạm dịch là Cảm tình viên), cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Thanh Việt nhận được giải thưởng Pulitzer năm 2016, gần như truyền thông đã im lặng, đã không có một bài viết chiều sâu nào về nó trên những phương tiện đại chúng chính thức. Đa phần đều chỉ đăng một vài tin vắn thông báo, giới thiệu qua nội dung về một điệp viên mang hai dòng máu sống dưới chế độ Sài Gòn. Một vài dòng vắn tắt về tiểu sử tác giả. Hết. Kỳ lạ và cũng không kỳ lạ. Kỳ lạ vì xưa nay truyền thông Việt Nam vốn chỉ cần đánh hơi được một anh cầu thủ có ông ngoại là người Việt Nam, hay

Họ im lặng. tiệm cận như vậy. Họ phát ra những âm thanh thầm thì khụt khịt, lẻ tẻ theo tốp dăm ba người vì nếu đông sẽ gây chú ý, không hẳn là lén lút nhưng cũng không công khai.

14

một ông phó thủ tướng Đức vốn là đứa trẻ mồ côi người Việt nhưng đã rời khỏi Việt Nam từ khi chưa tròn 1 tuổi, là sẽ xông vào xâu xé với một loại bài dài kỳ đào xới cả tông ti nhà họ, vậy mà khi một nhà văn gốc Việt được nhận giải thưởng cao quý như Pulitzer, họ lại lặng im. Thế thì kỳ lạ quá đi chứ! Nhưng cũng không kỳ lạ, vì gì thì không cần giải thích. Tôi không nói thêm vì xét cho cùng, tôi đã, đang, và sẽ vẫn là một người Việt Nam trầm lặng. Cái gì cũng có cái giá của nó. Sự trầm lặng cũng không khác hơn. Sự trầm lặng khiến người ta vô hình, đúng hơn là vẫn hữu hình, vẫn sờ sờ ra đó nhưng không ai thèm nhìn thấy. Một sự bị “từ chối ghi nhớ”. “Việc từ chối ghi nhớ cho phép một ai đó nhìn xuyên qua người khác, một trải nghiệm được diễn tả thật đáng nhớ bởi Ralph Ellison trong những trang đầu tiên của tác phẩm Invisible Man.” Nguyễn Thanh Việt viết trong một tác phẩm khác của mình, cuốn “Không có gì chết cả: Việt Nam và những ký ức chiến tranh” (Nothing ever dies: Vietnam and the memory of war). Nhân vật chính của Ralph Ellison, một người da đen không tên làm mọi cách để một người da trắng nhìn mình, nhưng ngay kể cả khi anh tẩn cho gã ta một trận, gã vẫn không nhìn anh theo cách mà anh mong muốn được nhìn. Cụm từ “từ chối ghi nhớ” nguyên văn tiếng Anh là “disremember”, tôi biết sẽ có cách phiên dịch tốt hơn và chính xác hơn thế này. Bi kịch bị “từ chối ghi nhớ” chẳng

15

Bi kịch bị “từ chối ghi nhớ” chẳng phải của riêng ai.

December 2021

Trái khoáy chưa, phần lớn lịch sử được tạo ra từ những người câm lặng, nhưng lịch sử lại là môn khoa học về những kẻ đã lên tiếng, những kẻ mà âm thanh của họ gầm lên lấn át, xô đẩy, xâm lấn, nuốt lấy toàn bộ tạp âm vo ve của những thân phận ruồi bâu bị xô vào những biến cố thời đại. Lịch sử chỉ lưu lại câu chuyện của những anh hùng. Lịch sử là cái máy lọc, những con người mất thân phận rơi xuống, nhòa nhạt.

phải của riêng ai. Trái khoáy chưa, phần lớn lịch sử được tạo ra từ những người câm lặng, nhưng lịch sử lại là môn khoa học về những kẻ đã lên tiếng, những kẻ mà âm thanh của họ gầm lên lấn át, xô đẩy, xâm lấn, nuốt lấy toàn bộ tạp âm vo ve của những thân phận ruồi bâu bị xô vào những biến cố thời đại. Lịch sử cần những hình tượng vĩ đại để đúc tượng, để đóng khung, để xây lăng mộ, để in lên tiền, để viết ra những điều răn cho bọn trẻ con, thêm những điều cho bọn thanh niên, rồi cả những điều răn cho cán bộ chiến sĩ. Lịch sử là cái máy lọc, những con người mất thân phận rơi xuống, nhòa nhạt. Lịch sử chỉ lưu lại câu chuyện của những anh hùng (nếu không phải là anh hùng thì phải là tội đồ), những chiến công những vinh quang và nhục nhã, lịch sử không lưu lại một tiếng hét không rõ tiếng của một kẻ da vàng, nó không lưu lại một cái bím tóc bị cắt của cô gái trẻ vô danh, nó càng không lưu lại một nô lệ da đen mỏi mòn bò lê trên mặt đất. Lịch sử là của ai chứ đâu phải của họ. Họ là ai? Họ chỉ là những hình hài bị tước đi tiếng nói. Họ thậm chí còn không phải những hình hài nữa.

“chiến tranh đến rồi, chiến tranh đã nổ ra, làm sao nó có thể nổ ra được khi tuần sau là kỳ thi đại học” -Svetlana Alexievich, trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt của phụ nữ”

Bi kịch bị “từ chối ghi nhớ” chẳng phải của riêng ai. Lại phải lặp lại câu ấy một lần. Cái bi kịch được sao chép từ những người châu Phi bị róc xương dưới lưỡi hái của chế độ thực dân trong kiệt tác “Giữa lòng tăm tối” của Joseph Conrad, tới những người phụ nữ Xô Viết bỗng một ngày “Chiến tranh đến rồi, chiến tranh đã nổ ra, làm sao nó có thể nổ ra được khi tuần sau là kỳ thi đại học” trong “Chiến tranh không có một khuôn mặt phụ nữ” của nhà văn đoạt giải Nobel Svetlana Alexievich, và vâng, cho đến những người Việt Nam “đã không gào thét như thế” trong The Sympathizer.

Theme 2: HOME SWEET HOME

December 2021

Theme 2: HOME SWEET HOME

1.

“Joseph Conrad là một nỗi thất vọng” Có lẽ Chinua Achebe sẽ chẳng bao giờ nguôi giận với Joseph Conrad. Giữa Lòng Tăm Tối nằm trong số những cuốn tiểu thuyết hay nhất thế kỷ thì sao? “Anh phải hiểu điều này. Nghệ thuật không chỉ là những câu văn hay.”, Achebe nói với một nhà báo của tờ The Guardian. Joseph Conrad đã lặn lội tới tận cái hiện trường bị giày xéo mang tên châu Phi để làm gì nếu tất cả những gì ông ta có thể mô tả về một người da đen là như thế này: “Họ hú hét, nhảy nhót, xoay mòng mòng, và làm vẻ mặt kinh dị; nhưng điều khiến ta kinh sợ lại là ý nghĩ về nhân tính của họ - như của ta – ý nghĩ rằng ta có họ hàng xa với cơn điên loạn hoang dại và cuồng nhiệt ấy. Xấu xí.” Châu Phi của Conrad đó: một miền đất hoang đường dã sử, những cánh rừng u minh, những sinh vật không rõ là người hay vật, dị dạng, đi bằng hai chi sau, có khi bò bằng tứ chi, họ bập bẹ những âm thanh u u bùng nhùng phi nhân. “Châu Phi chỉ còn lại là một phong cảnh và một phông màn […] tiêu giảm châu Phi còn lại thành một đạo cụ cho sự sụp đổ của một gã châu Âu với trí óc ti tiện”, Achebe viết trong bài luận nổi tiếng của mình. Tôi đã đọc bài luận của Achebe trước khi đọc Giữa lòng tăm tối và khi ấy tôi nghĩ “người sáng tạo ra văn học châu Phi hiện đại” chỉ đang quá nhạy cảm. Tôi đọc xong Giữa lòng tăm tối và vẫn giữ nguyên ý kiến ấy. Cho đến khi đọc The Sympathizer của Nguyễn Thanh Việt, khi thấy chính những người Việt Nam trở thành con rối trong tay kẻ khác. Cho đến khi ấy, tôi mới nghĩ mình sẽ đứng về Achebe. Đồng ý, không thể trách Conrad vì đã không thể vượt qua cái lồng ngục của thời đại ông sinh sống. Đồng ý, thông điệp cuối cùng của Conrad là hạ bệ chế độ thực dân mục nát ở châu Phi. Đồng ý tất cả những điều đó. Nhưng tất cả những cái cớ trên là không đủ đề bù đắp cho những vết sẹo chắp vá chằng chịt mà họ gây ra trên tâm hồn lục địa này. Nhưng làm thế nào được đây? Ai có tiền, người ấy là nhân vật chính. Họ điều khiển thế giới và thế giới xoay chuyển xung quanh họ. Còn những nô lệ da đen chỉ là những nhân vật phụ làm nền, những

16

hình nhân gầm gừ, những con rối khua khoắng loạn xạ trên sân khấu, hoặc không, những cái đầu trên hàng rào của Kurtz. Cũng chẳng khá hơn. Ngôn ngữ, họ không có cả ngôn ngữ. Tâm hồn, tâm hồn là điều quá xa xỉ đối với họ. Vào thế kỷ 19, khi châu Phi trở thành cái bánh ngon cho các đế quốc chia nhau, London đã có ý định xâm chiếm châu Phi theo dọc đường thẳng từ Bắc tới Nam, còn Paris lại muốn chiếm lấy châu Phi theo chiều ngang từ Đông sang Tây. Cứ thế họ thay nhau ngoác cái miệng lởm chởm để ngoạm lấy châu Phi từ mọi hướng cho đến khi London và Paris gặp nhau tại

làng chài Fashoda, nơi họ chạy đua chiếm lấy để lãnh thổ của mình liền mạch. Cuối cùng, người Anh đã có một chiến thắng không đổ máu trước người Pháp. Người Anh sung sướng tự hào. Người Pháp mặc cảm tổn thương. Nhưng người Fashoda, người Fashoda thì sao? Không ai biết. Họ không có lịch sử. Lịch sử được người da trắng viết. Những nhân vật phụ da đen cuối cùng được tổng hợp hết lại thành hàng triệu nô lệ bản địa đã chết.

Nhưng còn người Fashoda, còn người Fashoda thì sao? Không một ai biết. Họ không có lịch sử. Lịch sử được người da trắng viết ra.

Theme 2: HOME SWEET HOME

2.

có nổi một miếng băng vệ sinh, rằng các cô đã muốn điểm trang, muốn tỉa lông mày, các cô sợ bị què chân vì các cô có những đôi chân đẹp. Đó không phải là bộ mặt của chiến tranh mà người ta muốn nghe. Xã hội cần những anh hùng và họ thay các cô kể lại câu chuyện ấy, những y tá chẳng bao giờ có những chiếc áo trắng sạch tinh tươm như trên phim ảnh, chiến tranh không khốc liệt như phim, chiến tranh cũng không đẹp đẽ như thế. Và chủ nghĩa anh hùng là một chủ nghĩa lạnh lùng và vô cảm.

“Họ đã câm lặng thật lâu đến mức sự im lặng của họ, cả nó nữa, cũng trở thành lịch sử” Chưa đầy mười sáu tuổi, các cô cắt phăng mái tóc dài của mình. Mái tóc ngắn cũn cỡn. Tuần sau sẽ thi đại học nhưng giờ chuyện đó không còn quan trọng nữa. Chiến tranh nổ ra, việc học thơ Haine không còn có ích như lúc trước nữa. Những cô gái ngày nào còn chẳng biết đi xe đạp giờ học lái máy kéo. Các cô mang súng lên vai. Các cô cất vào hành lý một vài chiếc váy, đôi giày cao gót, rồi cắt những tay áo làm đồ lót. “Người ta cần lính, nhưng tôi cũng muốn đẹp”. Có hôm, vị chỉ huy mời một thợ làm đầu đến nói với các cô, chiến tranh sẽ còn dài lắm nên dù sao tôi cũng muốn các cô hãy đi làm tóc. Từ đó họ coi vị chỉ huy như cha ruột. Một ngày nọ, các cô ở trên chiến trường và thấy mình chảy máu, máu rỏ ướt đẫm, cô càng chạy máu càng chảy nhiều hơn, cô gục xuống và nghĩ mình đã chết. “Tôi bị thương!”, cô hét lên. Rồi người ta dạy cho cô biết đó chỉ là hiện tượng bình thường của phụ nữ. Đào đâu ra băng vệ sinh ở thời điểm khốc liệt nhất đó của chiến tranh khi mà đến băng gạc cho thương binh cũng chẳng còn? Dưới mưa bom, các cô lao tới một dòng sông, bất chớp lính Đức bên kia đang xả súng. Các cô cần xuống con sông đó để gột rửa thân mình. Nhiều cô bị bắn chết. Nhưng dù có chết cũng còn hơn là nỗi hổ thẹn khi không có nổi một miếng băng vệ sinh. Nhưng ai sẽ ghi lại nỗi đau đó của các cô? Ai sẽ ghi lại câu chuyện đó? Rằng các cô đã không

17

Và chủ nghĩa anh hùng là một chủ nghĩa lạnh lùng và vô cảm.

3.

Anh có muốn nghe tiếng người Việt Nam thực sự thét không?

Nhưng ai sẽ ghi lại nỗi đau đó của các cô?

December 2021

Ai sẽ ghi lại câu chuyện đó? Rằng các cô đã không có nổi một miếng băng vệ sinh, rằng các cô đã muốn điểm trang, muốn tỉa tót lông mày, các cô sợ bị què chân vì các cô có những đôi chân xinh đẹp. Đó không phải là bộ mặt thật của chiến tranh mà người ta muốn nghe kể về.

Nhân vật chính không tên trong The Sympathizer nói với vị đạo diễn người Mỹ đang làm phim về chiến tranh Mỹ Việt sau khi đọc xong kịch bản. Vị đạo diễn nổi giận đùng đùng và đuổi y đi. Ai cần quan tâm người Việt Nam đã thét như thế nào?

Cuối cùng hóa ra chỉ là một màn tự tung hứng của những kẻ có quyền lên tiếng. Người Mỹ vẽ về Việt Nam như mảnh đất tăm tối, cấm kị. Còn Cộng Sản thì dựng nên những anh hùng cho một cuộc chiến tranh ái quốc giải phóng.

“Vậy hãy để tôi chỉ ra trong kịch bản của anh, anh đã để những đồng bào của tôi hét theo cách này: AIIIEEEEEE!!! Chẳng hạn, nhân vật người dân làng thứ ba khi bị chọc thủng người bởi những hố chông do Việt Cộng giăng ra, anh ta đã thét như thế. Hay khi nhân vật cô bé con xả thân hy sinh để báo động cho lực lượng đặc nhiệm Mũ Nồi Xanh rằng Việt Cộng đã lẻn vào làng, cô ấy cũng thét như thế. Nhưng tôi đã nghe rất nhiều tiếng thét trong đau đớn từ những người đồng bào của tôi, và tôi khẳng định với anh, đây không phải là tiếng thét của họ. Anh có muốn nghe họ thét như thế nào không?” Không. Tất nhiên là không. Tôi không muốn. Tôi không cần. Không ai cần. Không ai muốn. Nhân vật chính không tên trong The Sympathizer nói với vị đạo diễn người Mỹ đang làm phim về chiến tranh Mỹ Việt sau khi đọc xong kịch bản. Vị đạo diễn nổi giận đùng đùng và đuổi y đi. Ai cần quan tâm người Việt Nam đã thực sự thét như thế nào? Nhiệm vụ của họ chỉ là ở đó, chết một cái chết khiến khán giả phải buồn nôn, phát ra những âm thanh man dại khiến khán giả vừa tò mò vừa e sợ, bị hủy diệt theo cách khiến khán giả phải thương xót và rỏ đôi ba giọt nước mắt cho một đất

nước tôi đòi loạn lạc. Chỉ thế thôi và họ đã tròn vai. Vai diễn của họ dừng lại ở đó. Không một câu thoại. Còn nếu có thoại ư? Nếu có thoại thì đó là những câu chửi thề tục tĩu. Đụ má. Đụ má. Đụ má. Họ chỉ nói từ đó, thành danh từ, thành động từ, thành tính từ. Một câu làm ơn cũng không, một câu xin lỗi cũng không. Chửi thề là thứ duy nhất cả đoàn làm phim học được từ tiếng Việt. Và ngay cả những diễn viên đóng người Việt Nam cũng không phải là người Việt Nam nữa. Một diễn viên người Filipino trông giông giống người Việt Nam là đủ. Và một diễn viên Hàn Quốc, đẹp trai, đã nhẵn mặt trong một đoạn quảng cáo về nước rửa bát. Người da vàng nào chẳng như nhau. Phiên phiến như vậy. Chỉ là một cái vỏ bọc thôi mà, chỉ cần biết phát âm mấy câu tục tĩu, biết thét lên vì đau, chỉ cần thế chứ không cần gì hơn nữa, vì họ làm gì có một tâm hồn đâu mà phải tìm một người Việt Nam đúng là một người Việt Nam? Chỉ là những hình nộm, những miếng bìa phẳng

Còn nếu có thoại ư? Nếu có thoại thì đó là những câu chửi thề tục tĩu. Đụ má. Đụ má. Đụ má. Họ chỉ nói từ đó, thành danh từ, thành động từ, thành tính từ. Một câu làm ơn cũng không, một câu xin lỗi cũng không. Chửi thề là thứ duy nhất cả đoàn làm phim học được từ tiếng Việt.

lỳ, không tiếng nói, không suy tư, tồn tại đó mà không tồn tại. Người ta tìm diễn viên đóng người Việt Nam như thế. Không ai muốn đóng vai Việt Cộng cả. Cuối cùng hóa ra chỉ là một màn tự tung hứng của những kẻ có quyền lên tiếng. Người Mỹ vẽ về Việt Nam như mảnh đất tăm tối, cấm kị, và độc địa. Còn Cộng Sản thì dựng nên những anh hùng cho một cuộc chiến tranh ái quốc nhân đạo giải phóng con người. Họ gào thét đối đầu giằng co, một kẻ lên án kẻ kia là chế độ độc tài, kẻ còn lại lại nói kẻ kia có âm mưu cướp nước. Nhưng những người thật, những người ở giữa họ đi đâu? Sao họ không lên tiếng? Thực ra họ có đi đi đâu đâu, họ vẫn ở đấy thôi, một

Nhưng những người thật, những người ở giữa họ đi đâu?

December 2021

Theme 2: HOME SWEET HOME

Sao họ không lên tiếng? Thực ra họ có đi đi đâu đâu, họ vẫn ở đấy thôi, một đống lù lù ở đấy, những hình câm, hoặc là chính họ đã bị nhiễm độc bởi thứ truyền thông ngồn ngộn bủa vây lấy họ, đến mức họ tin đó là sự thật đã diễn ra, họ quên mình đi, họ kể câu chuyện người ta kể thay họ, hoặc là họ đã sử dụng những câu chuyện đẹp đẽ, lãng mạn thái quá, bi thiết ấy để quên đi nỗi đau thực sự của mình. Có rất nhiều người muốn nói, nhưng ai sẽ nghe, ai sẽ ở đó lắng nghe họ nói?

đống lù lù ở đấy, những hình câm, hoặc là chính họ đã bị nhiễm độc bởi thứ truyền thông ngồn ngộn bủa vây lấy họ, đến mức họ tin đó là sự thật đã diễn ra, họ quên mình đi, họ kể câu chuyện người ta kể thay họ, hoặc là họ đã sử dụng những câu chuyện đẹp đẽ, lãng mạn thái quá, bi thiết ấy để quên đi nỗi đau thực sự của mình. Có rất nhiều người muốn nói, nhưng ai sẽ nghe, ai sẽ nghe họ nói? George Orwell viết: “All animals are equal, but some animals are more equal than others.” Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con bình đẳng hơn những con khác.

George Orwell viết: “All animals are equal, but some of the animals are more equal than them the others.”

Hiền Trang Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

18

00:00

01:00

02:00

03:00

December 2021

04:00

05:00

06:00

07:00

08:00

09:00

10:00

11:00

12:00

19

20

13:00

14:00

15:00

16:00

17:00

18:00

19:00

20:00

21:00

22:00

December 2021

Theme 3: SOCIAL TRENDING

December 2021

Theme 3: SOCIAL TRENDING

Bản năng tính dục chi phối nhận thức, hành vi của con người trong việc thay đổi các mục tiêu hành động cũng như trong việc che giấu các khoái cảm nguyên sơ của mình bằng những cảm xúc có tính văn minh.

December 2021

21

Gần đây, một người phụ nữ livestream khóc lóc vì bị cư dân mạng ném đá rằng cô quá xấu để bán hàng online. Trong cơn xúc động của mình, cô kể mình đã phải chịu bao nhiêu tủi nhục chỉ vì ngoại hình không được ưa nhìn. Tuy nhiên, cái tôi thắc mắc là, điều gì khiến mọi người nghĩ những cô gái này xấu xí? Phải chăng bản chất vì con người là yêu chuộng và thích chiêm ngưỡng cái đẹp như người ta vẫn bảo? Năm 1938, Freud nói: Bản năng tính dục tồn tại ở mọi giống loài, trong đó bao gồm khoái cảm tính dục và năng lực lựa chọn bạn tình. Đề tài tôi muốn nói ở đây có liên quan đến vế thứ hai: năng lực lựa chọn bạn tình. Các loài sinh vật có hệ thần kinh thường sẽ lựa chọn bạn tình dựa trên những tính trạng cơ thể đặc biệt. Loài công Ấn Độ là một ví dụ điển hình. Các nghiên cứu cho thấy rằng chim công mái có xu hướng giao phối với những con trống có đuôi xòe rực rỡ hơn và nhiều đốm mắt hơn vì chúng tin rằng chỉ có những con công trống mạnh khỏe mới có đủ thời gian và năng lượng để duy trì một bộ đuôi dài. Chuỗi đốm mắt ở đuôi công trở thành một tính trạng dấu hiệu cho chất lượng di truyền và năng lực duy trì nòi giống. Con người, dù tiến hóa cách mấy, cũng luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục. Ta có thể thấy rõ bằng mắt thường, rằng những tính trạng cơ thể người tạo ra nhiều khoái cảm tính dục từ trước đến nay của loài người: hông to và bầu ngực lớn ở nữ giới ; vóc người to lớn và dương vật dài ở nam giới. 

Bản năng tính dục chi phối nhận thức, hành vi của ta trong việc thay đổi các mục tiêu hành động cũng như trong việc che giấu các khoái cảm nguyên sơ bằng những cảm xúc có tính văn minh hơn. Con người, dù tiến hóa cách mấy, luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục

Tuy nghe có vẻ trần trụi, nhưng từ khi có xã hội, các tính trạng được ưa chuộng ngày càng trở nên phong phú và đa dạng, không chỉ dừng ở hệ cơ quan sinh sản, sinh dưỡng mà còn ở sắc da, tạng người, khung xương mặt, bộ răng, lông, tóc. Có lẽ vì loài người hầu như chưa từng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, và không ngừng lớn mạnh nên bản năng tìm kiếm đối tác đã và đang tiến hóa lên một bậc cao hơn. Con người đã nâng cao nhu cầu sinh lý của mình lên thành nhu cầu về thưởng lãm cái đẹp hình thể. Cùng với sự sáng tạo của bản thân mình, chúng ta đã đưa ra rất nhiều những khái niệm, quy chuẩn mới về cái đẹp hình thể.  Hơn nữa, chúng ta còn che đậy những ham muốn sinh lý căn bản nhất nhất bằng những nguyên tắc đạo đức hoặc văn hóa để có thể chung sống với nhau dễ dàng hơn. Nhưng bản chất thì cũng như “điếu xì gà vẫn là điếu xì gà” (Freud) dù cho có quảng cáo cách mấy rằng

hút vào thì đàn ông sẽ trở thành những quý ngài, con người suy cho cùng vẫn chỉ là “con” người mà thôi. Tuy nhiên, nói một cách chính xác thì sự ra đời của những chuẩn mực về cái đẹp hình thể gắn liền với sự hưng thịnh của từng hình thái xã hội, từng nền văn hóa. Những tính trạng hình thể ấy ban đầu chỉ là sự ưa chuộng vì lí do sinh tồn hoặc duy trì nòi giống của một nhóm người, rồi sau đó được hệ thống hóa thành tư tưởng và nghi thức hóa thành tập tục. Có thể thấy rằng chuẩn mực về cái đẹp luôn mang dấu ấn của một nền văn hóa. Những tính trạng được xem là đẹp, về bản chất là những tính trạng đảm bảo cho chất lượng di truyền. Chúng ra đời với trọng trách duy trì sự thịnh vượng của một dân tộc. Nói cách khác, chúng là những dấu tích của quyền lực.  Vì sao phần lớn người Việt thích mũi cao, da trắng? Hẳn chúng ta đều có thể tự đưa ra câu trả lời cho bản thân khi phân tích những tính trạng đó trong một mối tương quan với những chuyển biến của lịch sử và thời đại này.

Và chắc chắn bạn cũng đồng ý với tôi một điều rằng: tiêu chuẩn vẻ đẹp được quyết định bởi những người có quyền lực. Trong cuộc sống này, ai là người quyết định đẹp hay xấu? Nếu câu trả lời bạn nghĩ là những người có ảnh hưởng xã hội thì đó không phải là một câu trả lời sai. Tất nhiên họ có thể là những người có nhiều tiền và các đặc quyền kinh tế, hoặc quyền lực chính trị, cũng có thể nắm quyền lực về truyền thông.  Nhưng cũng có thể là chính chúng ta, nếu biết cách tạo nên quyền lực cho chính bản thân mình, chinh phục người khác bằng nhân cách và năng lực của bản thân. Ở trong thời đại mà mỗi ngày có hàng ngàn khái niệm, quy chuẩn mới được đưa ra, nhận thức con người không ngừng biến chuyển với tốc độ gấp vạn lần quá khứ, mọi thứ đều có thể xảy ra. Tôi nghĩ rằng cái quan trọng với cô gái livestream khóc lóc nói trên kia không phải là cách mà mọi người nghĩ gì về cô ấy, mà là chính cô ấy nghĩ gì về bản thân mình. Vì trong một diễn tiến khác, có những người tuy bị cho là xấu nhưng vẫn ngẩng cao đầu tự hào.

Như Oscar Wilde nói: Everything in the world is about sex, except sex. Sex is about power.

Hạ Chí Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

22

Theme 3: SOCIAL TRENDING

Các quầy bao cao su trong cửa hàng tiện lợi, các “love hotel” mở công khai, những cửa hàng chuyên bán dụng cụ phục vụ cho hoạt động tình dục. Nhìn trên bề mặt, Việt Nam đang là một nước “văn minh”, “cởi mở”, và “phương tây” hơn bao giờ hết.

1.

Còn tại Việt Nam - quốc gia đang trong thời kì “đổi mới”?

December 2021

23 Ở Kuala Lumpur, Malaysia, cô dâu khi mới về nhà chồng bắt buộc phải chứng minh “trinh tiết” của mình. Ngược lại, ngay lập tức, cô gái sẽ phải bị thanh trừng bởi chồng hoặc cha cô. Một sinh viên tại Hà Lan đồng ý phát biểu khi được che giấu danh tính: “Tôi đã phạm sai lầm và quan hệ một lần với bạn trai cũ. Tôi không muốn chồng tương lai của mình nghĩ tôi là một người không ra gì chỉ vì một đêm lầm lỡ”. Cô bỏ ra 1350 đô-la Mỹ ( tương đương với 33,750,000 VNĐ) để thực hiện phẫu thuật trinh tiết – số tiền cô tiết kiệm được từ việc dạy thêm buổi tối.  Ở nhiều quốc gia châu Á và Ả rập, trinh tiết là khái niệm rất được coi trọng và chú ý.

Không chỉ “đổi mới” về chính trị, kinh tế; nước ta còn đổi mới về các từ mang tính chuyên ngành là “mây mưa”, “ân ái”hoặc thêm chút sự Tây hóa bằng các từ ngoại quốc như “make love”, “sex”, ... để nói về những hoạt động tình dục. Chúng ta, những người luôn nhận mình thật văn minh, tiến bộ, lại thật bối rối khi gọi tên nó, thậm chí vô tình tạo ra 1 tâm lý mới: bợt cỡn và coi “nó” như một thứ tiêu khiển. Làn sóng cách tân tư tưởng về tình dục đã diễn ra trong thời gian khá dài tại Việt Nam. 7 năm trở lại đây, nước ta là quốc gia đứng thứ 6 về số lượng tìm kiếm từ “sex”, và chủ đề này cũng được nhắc đến khá nhiều trong các hội nhóm riêng tư, và cũng như là tất nhiên là kể cả báo đài truychính thống. Các quầy bao cao su trong cửa hàng tiện lợi, các “love hotel” được mở ra một cách công khai, những cửa hàng chuyên bán dụng cụ phục vụ đặc biệt cho hoạt động tình dục,... Nhìn trên bề mặt, Việt Nam đang là một nước “văn minh”, “cởi mở”, và “phương tây” hơn bao giờ hết ta đang hô hào. Đó chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Cuộc cách mạng văn hóa mà chúng ta đang hô hào.

3.

2.

Vậy cán cân lợi ích nghiêng về bên nào? Cuộc cách mạng ngầm của văn hóa tình dục cho đàn ông sự cởi mở phóng khoáng, nhưng lại đẩy người phụ nữ đứng ở bờ vực của hai sự lựa chọn: hiện đại hay truyền thống. Đây là hai con đường rạch ròi, riêng lẻ, nhưng lại có một điểm chung duy nhất: là dù lựa chọn của người phụ nữ là gì, họ vẫn sẽ hứng chịu con mắt săm soi của xã hội. Sự “thông thoáng”, “cởi mở” của cuộc cách mạng này làm cho lằn ranh giữa một người phụ nữ hiện đại và một người đàn bà lăng loàn trong mắt mọi người trở nên đón nhận, thực tế chỉ là cách mạng “không triệt để”, “nửa vời” bởi nó không có sự nhất trí của số đông người dân. Thứ “ở dưới tảng băng” là cả một lối tư duy đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt qua nhiều thế hệ. Nó đã gây ra những hệ quả tiêu cực, khiến người lớn không hiểu giới trẻ ngày nay đang nghĩ.

Cái giá phải trả của cuộc cách mạng hời hợt Sự “thông thoáng”, “cởi mở” của cuộc cách mạng này làm cho lằn ranh giữa một người phụ nữ hiện đại và một người đàn bà lăng loàn trong mắt mọi người trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Những định kiến, thiệt thòi mà cuộc cách mạng ngầm này đem lại cho người phụ nữ bắt nguồn từ bản chất “nửa vời” của nó. Mọi người dựa vào tôn chỉ “sống thoáng” của xã hội để được tự do thể hiện những ham muốn và nhu cầu về mặt sinh lí. Quan hệ này là tự nguyện, được sự đồng thuận của hai bên và có sự tương đồng về hệ tư tưởng. Thế nhưng, mâu thuẫn xảy ra khi chính chúng ta chỉ trục lợi từ hệ tư tưởng “sống thoáng” mà từ chối gánh chịu những hệ quả mà nó đem lại. Các bạn nam không ngần ngại quan hệ tình dục với bạn gái nhưng khi được hỏi về tiêu chuẩn của người con gái mình sẽ cưới thì lại có xu hướng thích hơn nếu bạn gái vẫn còn “nguyên vẹn” đúng nghĩa về tiêu chuẩn. Dù cho giáo dục giới tính được khuyến khích, được cổ vũ, được  “bình thường hóa” nhưng nếu một người phụ nữ mang theo bao cao su bên mình sẽ vẫn bị cho là “chờ thời” và “lăng loàn”. Đàn ông được hưởng lợi từ quan hệ tình dục

bằng miệng nhưng đối với họ, quan hệ tình dục đường miệng cho phụ nữ là dơ bẩn. Đàn ông ngoại tình thường là do người vợ không biết cách “chiều chồng, ông ngoại tình. Đàn ông quan hệ tình dụ nhiều thì được coi là đào hoa mạnh mẽ nhưng phụ nữ quan hệ tình dục nhiều sẽ là “băng hoại đạo đức”. Thật vậy, khi xã hội thấy những hiện tượng khác thường, họ gán cho chúng cái mác “băng hoại đạo đức”, và “đi ngược lại với thuần phong mỹ tục” để nhanh chóng ngăn chặn những thay đổi quá nhanh, quá khó chấp nhận đang diễn ra trong xã hội của họ.

4.

Tình dục khiến chúng ta mặc cảm sau mỗi lần thăng hoa Tại trang mạng dưới một bài viết về trinh tiết của người phụ nữ bình luận cho rằng:  “Con trai khi đi tán gái phải giỏi mới tán được nhiều cô, đó là sự thật, còn con gái là đối tượng được tán tỉnh. Vì vậy xét theo logic, nếu người con trai nào tán được nhiều cô đương nhiên họ phải giỏi, và giỏi thì phải được nhìn nhận đánh giá cao. Còn người con gái mà không có nguyên tắc, không biết giá trị của mình, không có con mắt để lựa chọn người đàn ông phù hợp, mà ai cũng gật đầu, ai cũng cho thử quan hệ thì đương nhiên là yếu kém.

5.

December 2021

Theme 3: SOCIAL TRENDING

Lời bạt

Tất nhiên đây không đại diện cho cả một bộ máy xã hội nhưng là đặc trưng phổ biến. “Có những ý kiến vừa không đúng một cách hiển nhiên, vừa không kiểm chứng bằng quan sát sự kiện được. Khi đó ta cần tìm kiếm sự nhất trí của một nhóm người nào đó vừa không” Nếu chúng ta thống nhất tình dục là một hành động bình thường của các cặp đôi yêu nhau, chúng ta cũng phải chấp nhận sự thật rằng người bạn đời của bạn có lẽ không còn “trong trắng” khi ở bên bạn phải chấp nhận.

Nếu chúng ta thống nhất giáo dục giới tính là cần thiết, chúng ta không nên áp đặt định kiến lên việc mọi người mang bao cao su trong người.

Đỗ Văn Quyên Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

24

nếu họ phải mất mát thân thể hoặc mạng sống. Nam giới cũng được kỳ vọng phải sử dụng toàn bộ cuộc đời của họ cho việc sản xuất của cải vật chất với vị thế qui giản. Xu hướng vật hóa này thúc đẩy xã hội, xem nam giới như công cụ có thể được dùng để bỏ đi trong quá trình sản xuất vật chất. Điều này, trong nền kinh tế đang phát triển, thể hiện ở việc từ chối cung cấp bảo hộ lao động thỏa đáng từ người sử dụng lao động, cũng như sự lơ là của chính bản thân người lao động trong việc sử dụng những phương tiện bảo hộ lao động đó. Ngầm định trong những sự từ chối và thờ ơ này, bên cạnh lý do mang tính giai cấp, còn là ngầm định quy ước rằng thân thể của nam giới là công cụ, có thể được hiến sinh cho kinh tế.

là phim ảnh, không phải đời thực. Và nếu những gì xảy ra trước mắt bạn là thực, thì tất cả những người xấu đó đều có cuộc đời riêng, họ đều đã được ai đó sinh ra, đã được ai đó yêu quý, đã thiết lập mối quan hệ với đó, đã đi đến những nơi, làm những việc,… Và tất cả những điều đó đều biến mất trong sự kỳ thú của bạo lực đang diễn ra. Người anh hùng, như là chủ thể của huỷ diệt, thường thì cùng bị huỷ diệt trong bạo lực. Nam tính và đỉnh cao của nó, được thấu hiểu như sự huỷ diệt và bị huỷ diệt.

Chúng ta hân hoan và trầm trồ trước vẻ đẹp của bạo lực. Chúng ta chứng kiến sự huỷ hoại của cuộc đời và thân thể của những người đàn ông một cách bình thản, không cảm xúc, trong khi cỗ vũ cho chính điều mang lại điều đó. Tất nhiên, bạn có thể nói, đó chỉ là phim ảnh, không phải đời thực. Nhưng điện ảnh sẽ không phải là điện ảnh nếu nó không mời gọi cho rằng những điều đang xảy ra trước mắt bạn là thực.

December 2021

25 Vật hoá (objectification) là một ý niệm phổ biến trong các lý thuyết nữ quyền, theo đó, phụ nữ bị đối xử như đồ vật, được sử dụng bởi người khác. Chúng ta có thể quan sát được hiện tượng này trong truyền thông khi một phần thân thể của người phụ nữ được phóng đại, tập trung, làm cho méo mó, biến dạng, để thoả mãn nhu cầu tình dục của khán giả được cho là nam giới. Điều này cũng diễn ra trong diễn ngôn chính trị khi thân thể phụ nữ, đặc biệt là buồng trứng, âm đạo, được mang ra để làm đối tượng thảo luận cho những tranh luận chống phá thai, chống lại quyền của người chuyển giới… Với một đồng thuận học thuật rộng rãi rằng đây là một hiện tượng không đúng đắn về mặt đạo đức, chúng ta có thể đặt câu hỏi rằng, liệu điều này có diễn ra đối với nam giới hay không?

Liệu nam giới có đang bị vật hoá? Vật hoá đối với nam giới trong không gian văn hoá hiện đại có xảy ra, tuy nhiên, với một hình thái khác hơn so với phụ nữ. Trong khi vật hóa phụ nữ thường có dạng thức “tách rời”, tức một phần thân thể của phụ nữ được tách ra để làm đối tượng cho mong muốn tình dục hoặc các mục đích khác, sự vật hóa đối với nam giới thường xảy ra trên cơ sở nhìn nhận nam giới như một tổng thể, một sự khái quát của một đặc điểm riêng biệt nào đó. Theo đó, việc không đạt được một tiêu chuẩn được cấu trúc về mặt xã hội nào đó của nam giới thường được khái quát hoá như một sự thất bại nói chung của cá nhân trong xã hội. Để làm rõ cho điều này, bài viết sẽ phân tích ba phương thức chính mà qua đó nam giới thường bị vật hoá trong xã hội của chúng ta.

1.

Nam giới như công cụ của bạo lực Nam giới và cơ thể của họ trong lịch sử ở các xã hội khác nhau luôn được xem là công cụ của bạo lực. Họ được sử dụng như công cụ để tiến hành chiến tranh, và thực hiện những công việc có liên quan để việc áp dụng, thực hành và hứng chịu bạo lực (như vệ sĩ, lính đánh thuê, côn đồ chuyên nghiệp,…). Sự mất mát cũng như tổn thương cho thân thể của họ thông qua những công việc đó được xem là điều hiển nhiên hoặc đáng được vinh danh. Sự né tránh bạo lực thường được xem là một điều đáng hổ thẹn hoặc là hành vi phạm tội (trong trường hợp cưỡng bách tòng quân). Sự vật hoá này là trụ cột trong nền văn hoá cỗ vũ và tôn thờ bạo lực, với người thực thi và hứng chịu bạo lực gần như luôn là nam giới. Bạn hãy tưởng tượng đến bất kỳ cảnh hành động nào, trong bất kỳ bộ phim hành động hay siêu anh hùng nào, với người anh hùng tả xung hữu đột chống lại “bọn xấu”. Chúng ta, sẽ tưởng tượng ra “bọn xấu” đó là những người đàn ông, mặc đồ đen, khuôn mặt họ thường không bao giờ lộ rõ, cố gắng một cách vô vọng chống lại “người hùng” của chúng ta. Chúng ta hân hoan và trầm trồ trước vẻ đẹp của bạo lực. Chúng ta chứng kiến sự huỷ hoại của cuộc đời và thân thể của những người đàn ông một cách bình thản, không cảm xúc, trong khi cỗ vũ cho chính điều mang lại điều đó. Tất nhiên, bạn có thể nói, đó chỉ

Nam tính và đỉnh cao của nó, được thấu hiểu như sự huỷ diệt và bị huỷ diệt.

26

Và cũng như khi việc vật hoá phụ nữ diễn ra, người phụ nữ biến mất, chỉ còn lại mông, ngực, âm đạo, buồng trứng, trong trường hợp này, người đàn ông cũng biến mất, chỉ còn lại bạo lực lên ngôi.

Bởi sự mất mát về thân thể và cuộc đời của nam giới không có tính là gì so với vinh quang chiến tranh.

2.

4.

Nam tính và đỉnh cao của nó, được thấu hiểu như huỷ diệt và bị huỷ diệt Sự tổn hại gây ra bởi sự vật hoá này là đa tầng, từ vi mô đến vĩ mô, từ cấp độ cá nhân đến quốc gia, dân tộc. Ở cấp độ cá nhân, sự vật hoá nam giới như công cụ bạo lực tạo ra một không gian văn hoá trong đó sự đau đớn của nam giới về thể xác và tinh thần bị xem nhẹ và bỏ qua. Ở cấp độ quan hệ liên cá nhân, trong gia đình, nam giới được cổ vũ thi hành và áp dụng bạo lực, mà rõ ràng là quá thường xuyên, đối tượng bị áp dụng là nữ giới. Ở cấp độ quốc gia, các “chính trị gia diều hâu” sẽ sẵn sàng đẩy xã hội và đất nước của họ vào chiến tranh. Bất kỳ ai từ chối tham gia vào trò chơi chiến tranh của họ đều là tội đồ.

December 2021

Theme 3: SOCIAL TRENDING

Nam giới như công cụ để duy trì nòi giống

3.

Nam giới như công cụ cho sản xuất vật chất Cơ thể và cuộc đời của nam giới cũng được xem là một phần của bộ máy kinh tế. Nam giới được kỳ vọng sẵn sàng hy sinh thân thể và sức khỏe của mình để đạt được mục tiêu công việc, dù mục tiêu đó có được đặt ra bởi một chủ doanh nghiệp hay một nhà nước hùng mạnh. Sự vật hoá thân thể của nam giới thể hiện ở kỳ vọng rằng nam giới sẽ tiến hành những công việc nguy hiểm, và cũng như trong chiến tranh, ca ngợi họ hoặc thờ ơ với họ

Cũng giống phụ nữ, cơ thể của nam giới được kỳ vọng để sử dụng vào việc sinh sản và duy trì nòi giống. Ở các xã hội có nguồn gốc Khổng giáo, với giá trị về sự tôn thờ thế hệ có vai trò tối thượng, có một áp lực không hề nhỏ đối với nam giới trong việc duy trì dòng dõi bằng cách sinh con trai. Dưới quan điểm thông thường, chúng ta có thể cho rằng đây là một sự “trọng nam khinh nữ”, nhưng dưới góc nhìn dựa trên sự vật hoá nam giới, chúng ta có thể thấy rằng không gì được xem trọng ở đây. Thân thể nam giới, bên cạnh là một phần của cỗ máy chiến tranh và kinh tế, thì cũng là một phần của guồng máy xác thịt để cung cấp nguyên liệu cho hai nguồn máy kia. Người đàn ông chỉ

là một mắt xích trong một dòng dõi được kỳ vọng là kéo dài đến vô tận, để duy trì đến vô tận cỗ máy bạo lực chính trị và sản xuất kinh tế. Tại đây, nếu chúng ta xâu chuỗi ba chiều kích này lại, chúng ta sẽ có được một sự thấu hiểu nhất định về nam tính, bi kịch cũng như nguồn gốc của điều mà chúng ta gọi là “sự khủng hoảng của nam tính” ngày nay. Quá trình vật hoá nam giới thúc đẩy họ phải sinh để bằng mọi giá, rồi sau đó cũng thúc đẩy họ gieo mình vào cỗ máy chiến tranh, bạo lực chính trị, hoặc guồng máy sản xuất vật chất. Những đứa con được sinh ra, hoặc có một người cha thiếu vắng, hoặc không có cha. Điều mà chúng ta gọi là “sự khủng hoảng của nam tính” không phải là một hiện tượng mới, nó chỉ là hệ quả mang lại bởi sự thấu hiểu và kiến thức mà chúng ta có được từ những phát triển gần đây của triết học cấp tiến chủ nghĩa, khoa học xã hội và tâm lý học.

27

December 2021

Một xã hội thờ ơ trước sự toàn vẹn thân thể của nam giới sẽ không thúc đẩy các luật về bảo hộ lao động và từ đó tạo ra một nền kinh tế có rủi ro cao. Dựa trên sự thấu hiểu này về nam tính, hay sự khủng hoảng của nó, chúng ta có thể thấu hiểu được tại sao phần lớn điều được chúng ta định nghĩa là “nam tính độc hại” lại liên quan đến sự xa lạ hoá về cảm xúc, sự theo đổi bạo lực của nam giới, sự thèm khát quyền lực, bạo lực, của cải cũng như sự ám ảnh đối với tình dục của nam giới. Và đã quá

Nam tính không có không gian lẫn thời gian để củng cố, định hình và bồi dưỡng qua thế hệ. Không có gì để truyền cảm hứng cho nó hoặc được nó dùng để phản chiếu ngoài bộ máy quyền lực, chiến tranh, bạo lực và tình dục. Hệ quả chúng ta có được chính là một thứ chủ nghĩa nam tính đề cao bạo lực, tôn sùng quyền lực, sự giàu có vật chất và sự ám ảnh đối với tình dục.

Theme 3: SOCIAL TRENDING

thường xuyên, nạn nhân của những đặc điểm nam tính độc hại này là phụ nữ. Phụ nữ bị đối xử bạo lực, vật hóa, tình dục hoá vì có khả năng áp dụng bạo lực, sở hữu và áp đặt tình dục được xem là những dấu mốc cho nam tính. Những chịu đựng mà phụ nữ gặp phải, chính là sự hiện thực hoá của sự vật hoá nam giới trong xã hội chúng ta. Trong phân tích này, có một sự hấp dẫn nhất định trong việc đồng hóa những phê phán đối với sự vật hóa nam giới vào phê phán dựa trên giai cấp. Suy cho cùng, chính những người đàn ông thuộc giai cấp thấp trong xã hội mới phải làm những công việc nặng nhọc, phải thực hiện chiến tranh… và vì thế, sự đàn áp mà họ phải chịu suy cho cùng cũng nằm trong bức tranh lớn hơn về đàn áp giai cấp. Dựa trên nhận định này, một quan điểm có thể được đưa ra, đó là việc chú tâm vào phương diện giới là một sự thừa thãi, một sự đánh lừa khỏi trọng tâm là tình thế đối kháng giai cấp trong xã hội chúng ta. Tôi không cho rằng quan điểm có tính quy giản giai cấp này là đúng. Một lý do là vì hai phê phán này có thể được thực hiện song song nhau và không loại trừ lẫn nhau. Bên cạnh đó, sự vật hóa không chỉ diễn ra trong tương tác giữa các giai cấp mà còn ở cấp độ các cá nhân với nhau, giữa bạn bè, vợ chồng, gia đình,…Vì những lý do này, yếu tố giới cần được chú trọng và nhấn mạnh đến trong việc phân tích tình thế bị đàn áp của nam giới, sự quy giản đơn thuần về giai cấp, hay quyền phổ quát, chỉ làm mờ đục đi vấn đề.

Và những đàn áp này trong lịch sử diễn ra với nam giới và có liên hệ sâu sắc đến căn tính của họ.

Có hai phê phán mà tôi cho là khả dĩ đối với những phân tích của tôi ở đây. Phê phán đầu tiên đó là phê phán dựa trên những tất yếu tính của tự nhiên và xã hội. Phê phán này có thể như sau. Đó là những nghề nghiệp có tính nguy hiểm cao là những tất yếu của xã hội, xã hội hiện đại không thể tồn tại và vận hành nếu thiếu đi những người làm những công việc nguy hiểm như lính cứu hỏa, tài xế xe tải, người làm công tác cứu hộ,… Nhà nước cũng là một yếu tố tất yếu trong bất kỳ xã hội hiện đại nào, và trong chừng mực mà nhà nước còn tồn tại, nó sẽ còn cần đến một bộ máy bạo lực vật chất để duy trì và vận hành nó. Bên cạnh đó, trong những ở vị thế nhạy cảm về địa chính trị, khi nguy cơ bị xâm lược bởi các nước khác là luôn thường trực và vì thế luôn cần một quân đội thường trực để đảm bảo nguy cơ không diễn ra. Và trong tình thế mà nam giới luôn có lợi thế hơn nữ giới về thể chất, họ sẽ tham gia chủ yếu trong những công việc này. Phê phán của tôi ở đây không nhằm hướng đến những tất yếu tính này mà là thái độ của chúng ta đối với chúng. Và những thái độ này, đến lượt chúng, trong một số trường

Khi mất mát xảy ra, chúng ta lại có thái độ thờ ơ, xem đó là một điều hiển nhiên xảy ra, xem đó như hệ quả tất yếu của lựa chọn của họ như thể họ xứng đáng có thân thể và cuộc đời bị tước đoạt (!?) hoặc tồi tệ hơn cả, là vinh quang hoá sự mất mát đó, xem cái chết không phải là một điều đáng tiếc, một tai nạn, mà là một sự thể nên diễn ra.

hợp, tạo ra một thực tại theo đó sự vật hóa lại trở nên cần thiết. Một khối công dân hiếu chiến được lãnh đạo bởi những chính trị gia diều hâu sẽ sẵn sàng tham gia chiến tranh hơn so bất kể vị thế địa chính trị của đất nước đó là gì. Thái độ này đến lượt nó tạo ra nhu cầu duy trì một quân đội thường trực, đông đúc, và tất nhiên, cấu thành chủ yếu từ nam giới. Một nền kinh tế như vậy sẽ thúc đẩy, hoặc không mang lại cơ hội nào khác, để nam giới phải tham gia vào những ngành nghề nguy

hiểm đó. Sự vật hóa nam giới thúc đẩy cá nhân cũng như cộng đồng chính trị, tập thể đến chỗ lựa chọn điều mà họ đã chọn. Một phản đối khả dĩ thứ hai đó là những điều mà tôi phê phán ở đây như sự dũng cảm, tham vọng, siêng năng, cần cù… là những phẩm hạnh tốt đẹp mà nếu không

December 2021

Theme 3: SOCIAL TRENDING

Nam tính cần được định nghĩa và phát triển trong một khoảng cách an toàn với quyền lực của nhà nước và thị trường.

có chúng, xã hội sẽ ít thịnh vượng, giàu có và tốt đẹp hơn. Việc gắn những phẩm hạnh này cho cái được gọi là “sự vật hóa nam giới” hoặc “nam tính độc hại” là sự tấn công vào những gì tốt đẹp trong nền văn hoá của chúng ta và vì thế, theo một diễn giải nào đó, sẽ kéo xã hội đi xuống. Phê phán này bỏ qua một đặc điểm quan trọng của những gì có thể được gọi là phẩm hạnh. Những đặc điểm của tính cách như sự dũng cảm, tham vọng, siêng năng không tự chúng là những phẩm hạnh tốt đẹp. Chúng ta không gọi một người là “dũng cảm” khi họ mù quáng đâm đầu vào chỗ chết, chúng ta không gọi một người là “chăm chỉ” khi họ dồn sức vào một công việc không thể có kết quả. Điều khiến những đặc điểm phẩm chất này trở nên phẩm hạnh đó là trí tuệ thực hành (practical wisdom) tức khả năng của chủ thể trong việc đánh giá tình thế một cách tổng thể, dựa trên thông tin đầy đủ, được hướng dẫn bởi những giá trị đúng đắn và hành động một cách tự chủ nhất có thể trong hoàn cảnh. Chúng ta có thể gọi một người sẵn sàng hy sinh tính mạng để hiện thực hoá công lý là dũng cảm nhưng không như thế nếu họ sẵn sàng chết để duy trì một hệ thống phi công lý. Một người dồn hết sức lực cho việc hiện thực hóa những

28

dự án hướng đến sự hoàn thiện của bản thân hay cộng đồng có thể được xem là chăm chỉ, nhưng một người bị buộc phải làm việc trong một môi trường độc hại về thân thể lẫn tinh thần, không nhận được sự bảo vệ đầy đủ thì đang ở trong tình thế bị đàn áp. Tham vọng trong việc đạt được những điều lớn lao để đóng góp cho cộng đồng hoặc đạt được sự hoàn hảo về khoa học,

Công nhận sự vật hóa nam giới là công nhận việc chúng ta cần có một sự thay đổi căn gốc, không chỉ trong cách chúng ta nhìn nhận nam giới và nam tính mà còn trong cách chúng ta nhìn nhận các thiết chế xã hội

December 2021

29

nghệ thuật hoặc tâm linh… là một phẩm hạnh, nhưng tham vọng trong việc đạt được sự giàu có về vật chất và quyền lực bất kể thiệt hại gây ra cho người khác là một thói xấu. Sự vật hóa nam giới vận hành dựa trên sự đánh đồng phẩm chất và phẩm hạnh cá nhân. Phẩm chất được mặc nhiên xem là phẩm hạnh mà không cần tính đến mục tiêu của sự hiện thực hoá của chúng hay môi trường mà trong đó chúng được hiện thực hoá. Công nhận sự vật hóa nam giới là công nhận việc chúng ta cần có một sự thay đổi căn gốc, không chỉ trong cách chúng ta nhìn nhận nam giới và nam tính mà còn trong cách chúng ta nhìn nhận các thiết chế xã hội. Nam tính cần được định nghĩa và phát triển trong một khoảng cách an toàn với quyền lực của nhà nước (hoặc các thiết chế có quyền lực tương tự) và thị trường. Nó phải có không gian và thời gian để có thể được vun đắp và sinh sôi nảy nở

trong một không gian dân sự tự do, phong phú, dọc theo những quyền dân sự và chính trị phổ quát cũng như những thành quả đạt được trong các lĩnh vực của tri thức và nghệ thuật của con người. Những yếu tố là nguồn gốc hoặc chịu ảnh hưởng từ sự vật hóa nam giới cần được chỉnh sửa hoặc loại trừ khỏi các thiết chế và tập quán xã hội. chung, đồng tính/song tính của giai cấp thống trị, của nhà nước,… và diễn ra đối với nam giới nói chung, thì sự vật hoá vì mục đích tính dục đối với nam giới, trong xã hội của chúng ta, thường xảy ra đối với nam giới đồng tính/song tính và để phục vụ cho mục đích của phụ nữ. Đây là trường hợp đặc biệt vì nhóm người đồng tính/song tính là một nhóm người có lịch sử bị đàn áp trong xã hội và tình trạng bị đàn áp của họ trong trường hợp này là sự giao cắt.

Theme 3: SOCIAL TRENDING

5.

Nam giới bị vật hóa vì mục đích tính dục Tất nhiên, không thể phủ nhận việc nam giới cũng bị vật hóa vì mục đích tính dục. Tuy nhiên, đây là hiện tượng có bản chất tương đối khác so với những hiện tượng bên trên. Trong khi sự vật hoá diễn ra theo những cách trên thường nhằm phục vụ mục đích của xã hội nói. Chúng ta có thể quan sát được hiện tượng này trong một không gian văn hoá “ngách” – phi chính thống – đó là không gian văn hoá “đam mỹ”. Đây là không gian văn hoá bao gồm tập hợp các sản phẩm văn hoá như phim, truyện, tiểu thuyết, diễn ngôn, tự sự,… xoay quanh các mối quan hệ đồng tính nam nhưng được diễn giải, cấu trúc, dưới cái nhìn của phụ nữ. Những nhân vật này thường tham gia vào các mối quan hệ được dị tính hoá – tức một người trong cặp đôi sẽ đóng vai “nam”, một người khác sẽ đóng vai “nữ” và tương tác theo cách mà một cặp đôi dị tính thường tương tác với nhau trong mối quan hệ giữa họ. Đây là cách, như một số diễn giải, để phụ nữ có thể khám phá căn tính tính dục của họ. Tuy nhiên, điều đó lại được thực hiện trên sự bốc lột tính dục đối với nam giới đồng/song tính. Dù cho là một không gian văn hoá phi dòng chính, nhưng việc nó phục vụ hay hướng đến một đối tượng thuộc nhóm đa số – phụ nữ, đã mang lại cho nó quyền lực xâm nhập, thống lĩnh và lấn át không gian văn hoá riêng biệt của người đồng tính/ song tính nam. Để phục vụ cho một đối tượng khán giả đông đảo hơn, các nhà sản xuất các sản phẩm truyền thông có xu hướng lựa chọn diễn giải “đam mỹ” khi thể hiện các mối quan hệ

đồng tính trong sản phẩm của họ. Xu hướng này, một mặt, tước bỏ đi nguồn lực vốn có thể được dùng để tạo ra những thể hiện chân thực và lành mạnh cho người đồng tính/ song tính quan hệ nam và mối quan hệ của họ, đồng thời, tạo ra một lực đẩy cho không gian văn hoá này trong việc xâm nhập văn hóa dòng chính, tức quan hệ văn hoá phổ thông, từ đó cấu thành nên nhận thức mang tính dị tính hoá và tình dục hoá của công chúng về các mối quan hệ đồng tính nam. Nhận thức mang tính dị tính hoá là quan niệm cho rằng các mối quan hệ đồng tính chỉ là sự nhại theo, phái sinh của các mối quan hệ dị tính và mô hình quan hệ dị tính vẫn là hình mẫu cơ bản của các mối quan hệ lãng mạn nói chung. Nó gây cản trở cho quá trình đấu tranh của người đồng tính trong việc đạt được quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và các lĩnh vực khác trong xã hội, vì nếu như mối quan hệ đồng tính chỉ là sự phái sinh, mang màu sắc đơn thuần tính dục, không có những đặc điểm hướng tới sự ổn định lâu dài,… thì không có lý do gì để phải công nhận hôn nhân đồng tính. Mặt khác, do sự thiếu những hình tượng có tính tích cực trong văn hoá phổ thông về nhân vật đồng tính và mối quan hệ đồng tính, người đồng tính/song tính nam có xu hướng nội tại hoá những khuôn mẫu độc hại này vào đời sống và mối quan hệ đảm nhiệm của họ, từ đó gây ra những rối loạn về tâm lý và đời sống tình cảm. Họ cho rằng có luôn phải có một nội trợ, phục tùng, còn một người luôn đóng vai “chồng” với vị thế thống trị, đảm nhiệm vai trò chu cấp, chủ động về tình dục,… Cần lưu ý rằng bản thân khuôn mẫu này không tự thân nó có tính độc hại, sự độc hại ở đây đến từ sự thiếu vắng những hình dung và khuôn mẫu đa dạng để từ đó người đồng tính/song tính nam có thể lựa chọn để cấu hình nên mối quan hệ của riêng và chính họ. Sự vật hoá thông qua việc nhìn nhận như công cụ của bạo lực, của sản xuất vật chất và duy trì nòi giống xã hội, cùng với sự vật hoá tính dục được thực hiện bởi nữ giới dị tính đối với nam giới đồng tính/ song tính, cấu thành nên khuôn khổ cơ bản mà qua đó nam giới bị đàn áp và bóc lột trên cơ sở giới và tính dục trong xã hội của chúng ta. Và trong chừng mực mà tình trạng này được xem là không đáng mong muốn, những thay đổi căn gốc về

December 2021

Theme 3: SOCIAL TRENDING

30

Tuy nhiên, điều đó lại được thực hiện trên sự bốc lột tính dục đối với nam giới đồng/song tính. Điều này gây ra nhiều tác hại đối với cộng đồng người đồng tính/song tính nam. Nó gây cản trở cho quá trình đấu tranh của người đồng tính trong việc đạt được quyền bình đẳng trong lĩnh

văn hoá và thiết chế cần được thực hiện. Bài viết này không thể đưa ra được giải pháp cụ thể, cũng như không thể mang lại được một định nghĩa khẳng định về nam tính (và tôi cũng nghi ngờ rằng điều đó có thể được thực hiện, vì nam tính, cũng giống như nữ tính, chỉ có thể được tìm thấy và bồi đắp trong thế giới đời sống đa dạng và phong phú).

Một quan niệm lành mạnh về nam tính, dù nó là gì, cũng dựa trên sự tôn trọng các quyền phổ quát.

6.

Lời bạt

Bài luận này được viết dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa nữ quyền về tính tự chủ tương đối – tức một quan điểm cho rằng sự tự chủ của con người không tự nhiên mà có, mà chỉ xuất hiện trong những điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị nhất định của cá nhân. . Bài viết cũng ngầm định rằng, một quan niệm lành mạnh về nam tính, dù nó là gì, cũng dựa trên sự tôn trọng các quyền phổ quát thay vì một quan niệm truyền thống nào đó về trật tự xã hội. Vì những lý do này, sẽ là không thành thật nếu xếp các quan điểm trong bài viết này vào một tự sự “chống nữ quyền” nào đó, hay thậm chí gọi nó với một cái tên mỉa mai một cách không phản tỉnh là “nam quyền”. Một cách nhìn nhận phù hợp là xem những phê phán này như một phần của diễn ngôn nam tính luận (masculinist discourse), cùng với chủ nghĩa nữ quyền, là một phần của tập thể các quan điểm tiến bộ chủ nghĩa về xã hội (social progressivist views). Phạm Quốc Việt Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

00:00

01:00

02:00

03:00

December 2021

04:00

05:00

06:00

07:00

08:00

31 09:00

10:00

11:00

12:00

13:00

14:00

32

15:00

16:00

17:00

18:00

19:00

20:00

21:00

22:00

December 2021

Theme 4: ENTERTAINMENT

Sau cái chết của Harvey Dent, lúc này đã trở thành tên tội phạm Two Face. Batman phải đứng giữa 2 lựa chọn, tiếp tục thực thi công lý, để Jim Gordon công bố tất cả tội ác của Dent trong thời gian vừa qua, điều này đồng thời cũng khiến cho những gì Harvey Dent đóng góp khi vẫn còn vị công tố viên chính trực mẫn cán tan thành mây khói, mọi tên tội phạm

anh từng bắt sẽ được thả ra để xét xử lại, danh tiếng của anh cũng tiêu tan và tệ hơn nữa, niềm hy vọng của thành phố Gotham vào ánh sáng công lý chính thống sau hàng thập kỷ cũng không còn nữa, không còn người dân nào tin vào những điều tốt đẹp nữa. Lựa chọn thứ 2, mang lại nhiều hy vọng hơn cho thành phố, nhưng cũng là kết thúc cho Kỵ Sĩ Bóng Đêm, huyền thoại của thành phố Gotham. Batman sẽ phải nhận

trách nhiệm về tất cả tội ác của Harvey Dent, điều này đồng nghĩa với việc anh thừa nhận rằng Joker đúng, anh giống những tên tội phạm tâm thần hơn là những người dân vô tội, người dân dễ dàng chấp nhận kẻ phạm tội là Batman nhiều hơn là Harvey Dent, bởi vì căn bản, anh cũng chỉ là một tên quái hiệp sống ngoài vòng pháp luật, anh trừng trị bọn tội phạm, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho chúng trong đêm tối nhưng cũng khiến người dân phải e

dè. Batman sẽ một lần nữa chứng minh điều mà anh bấy lâu nay vẫn làm: Trở thành bất cứ thứ gì Gotham cần. Khi thành phố còn đang tràn ngập những mảnh đời nghèo khó, nó cần ai đó có đủ khả năng giúp đỡ họ vực dậy, vượt qua đói nghèo để tìm kiếm một tương lai tốt đẹp hơn, người đó là anh, mọi người gọi anh là Bruce Wayne. Vị tỷ phú Bruce Wayne, nhiều người hay nhắc đến anh như một tay chơi lắm tiền,

December 2021

Theme 4: ENTERTAINMENT

34

nhưng thực tế anh là một nhà từ thiện hảo tâm, quyên góp cho những đứa trẻ cơ nhỡ và cơ sở hạ tầng của Gotham Khi đêm xuống, bọn tội phạm bắt đầu bò ra khỏi hang và chĩa súng về phía những người dân vô tội, thành phố cần ai đó có thể bảo vệ họ, răn đe, thậm chí là trừng trị bọn tội phạm, người đó lại là anh, mọi người gọi anh là The Batman.

33

Gotham cần ai đó có thể bảo vệ người dân khỏi bọn tội phạm trong đêm tối, đó là anh với tên gọi Batman Khi chiến tranh nổ ra, tên tội phạm đang bảo vệ nguồn tài chính của các băng đảng đã trốn sang một nơi không có luật dẫn độ, Gotham cần ai đó có khả năng bắt giữ hắn kể cả khi Chính phủ Hoa Kỳ không thể, một ai đó sẵn sàng đạp đổ luật pháp quốc tế, một kẻ đã và đang sống ngoài vòng pháp luật.

December 2021

Cuộc nói chuyện cuối cùng của Batman trong The Dark Knight đã cho thấy Batman sẵn sàng hy sinh đến mức nào cho thành phố mà anh yêu...

Đó vẫn là anh, mọi người gọi anh là The Dark Knight. Phớt lờ cả luật pháp quốc tế để đi bắt giữ tội phạm ngoài biên giới, không ai khác là The Dark Knight. Và cuối cùng, vào thời khắc quyết định, thành phố cần ai đó bảo vệ cho ánh sáng hy vọng của thành phố bằng cách nhận tất cả bóng tối về phía mình, làm trái với cả lương tâm của mình, đó luôn luôn là anh, nhưng lần này, mọi người gọi anh là Kẻ Sát Nhân.

Gotham cần ai đó nhận lãnh tất cả bóng tối và cáo buộc để nó có chút hy vọng vào tương lai. Hình ảnh cuối cùng của Kỵ Sĩ Bóng Đêm bỏ đi và không ngoảnh lại.

Gotham cần ai đó nhận lãnh tất cả bóng tối và cáo buộc để nó có hy vọng vào tương lai. Sau tất cả những cống hiến của Batman cho thành phố, anh sẵng sàng chấp nhận hy sinh luôn cả danh dự và bộ đồ Dơi, anh chấp nhận bỏ chạy, phía sau là toán cảnh sát hung dữ cùng lũ chó gầm gừ truy đuổi anh, truy đuổi người hùng thầm lặng, người bảo hộ tận tâm của Gotham, là bất cứ thứ gì Gotham cần. Hình ảnh cuối cùng của Ky Sĩ Bóng Đêm, bỏ đi và không ngoảnh lại, cái chết của Batman, Batman phải chết để Gotham được sống.

Vũ Minh Writer&editor Sống tại TP. Hồ Chí Minh

December 2021

Greta Thuberg, Vị cứu tinh hay con rối

Truyền thống, có là lý do hợp lệ

Vết dầu loang, giới hạn của sự tự do

Người Việt Nam, không thét gào như thế

Chuẩn mực cái đẹp , do ai quyết định

35

Cách mạng tình dục, cách mạng hời hợt

December 2021

Batman, tôi sẽ là bất cứ thứ gì Gotham cần

Vật hóa nam giới, hay sự khủng hoảng nam tính

36

December 2021

Khái niệm Nhị nguyên luận được dùng trong nhiều lĩnh vực của tri thức. Bất cứ một lý thuyết nào xác định sự phân ly không thể thu hẹp được giữa hai loại sự vật thì đều có thể gọi là thuyết nhị nguyên. Nhị nguyên Triết học xác định sự phân ly giữa thể xác và linh hồn với người khởi xướng là nhà triết học duy lý Descarte. Trong đạo đức học, thuyết nhị nguyên xác định sự tách biệt giữa Thiện và Ác. Trong tôn giáo thì thuyết nhị nguyên tách biệt cái Thiêng và cái Phàm, tồn tại song song và không phụ thuộc với nhau trong đời sống. Như vậy, ta phải lựa chọn ở đây một khái niệm nhị nguyên theo nhiều chiều kích để diễn giải vấn đề mấu chốt trong sự lý giải của tôn giáo về số phận con người. Vấn đề không phải là được mất cái gì mà là một ý nghĩa nào đó để sống và là để vượt lên bi kịch nhị nguyên của cuộc sống. Tóm lại, sự lựa chọn một thái độ sống đến mức chí thiện, bằng cách đó, đẩy lùi cái ác trong chừng mực nào đó có thể, tuy không tiêu trừ được hoàn toàn, vì nó cũng là một phần của thân phận làm người.

38

Project Manager: Vũ Thị Thanh Trúc Project Leader: Thầy Nguyễn Lii Chỉnh sửa hình ảnh: Vũ Thị Thanh Trúc Tổng biên tập: Vũ Thị Thanh Trúc Biên tập nội dung: Vũ Thị Thanh Trúc Biên tập hình ảnh: Vũ Thị Thanh Trúc Camera + Video: Vũ Thị Thanh Trúc Website : Vũ Thị Thanh Trúc Thiết kế: Vũ Thị Thanh Trúc PR: Vũ Thị Thanh Trúc Kế toán: Vũ Thị Thanh Trúc

December 2021

37

December 2021

December 2021

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.