Story Transcript
“Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng Giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” 🌱
Thương nhớ mười hai Ấn phẩm đầu tiên trong tủ sách Văn chương & Mỹ thuật của Đông A
1
Ấn phẩm đặc biệt 12.2021
Chủ đề
Cái Nôi The Door
TheRoom
Góc nhìn đến từ sự khác biệt
Nhà văn Ma Văn Kháng với truyện ngắn “Bà cụ Cần và bầy chim sẻ”
The Breakfast
TheDrinks
Đắng ngọt cay bùi
Hoa Cẩm Cù
Số
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HCM 196 Pasteur Quận 3, TPHCM Chịu trách nhiệm xuất bản/ Giám đốc/ Tổng biên tập NGUYỄN QUỲNH ANH Giám đốc nội dung NGUYỄN QUỲNH ANH Thư ký tòa soạn NGUYỄN QUỲNH ANH Giám đốc Mỹ thuật & Thiết kế NGUYỄN QUỲNH ANH Bìa minh họa NGUYỄN QUỲNH ANH Trình bày NGUYỄN QUỲNH ANH Đại lý phát hành Nguyễn Quỳnh Anh
3
D
B
Intro duc e
The Door là chuyên mục mở đầu, ngụ
ý rằng mỗi bài viết trong chuyên mục này là những cánh cửa khác nhau, có thể mở ra những thế giới khác nhau, những quan điểm sống của tất cả mọi người trên khắp Trái Đất, mỗi lần mở cửa là mỗi lần đặt chân vào những góc nhìn riêng biệt, nơi mà bạn có thể tham quan và khám phá.
Mỗi một cánh cửa mở ra sẽ là một thế giới mới.
R
The Breakfast chính là tinh
thần chính của tạp chí, là một món ăn tinh thần vào buổi sáng, nơi tập hợp những bài viết về sách, văn thơ, những thứ xoay quanh chủ đề văn học nhưng không khiến bạn ngán ngẩm. Bạn có thể vừa uống một ngụm trà hay một ly cam ép, vừa thưởng thức món ăn đầu ngày ngon lành cuar mifnh.
Bữa sáng ngon miệng đầu ngày.
The Room là một căn
Căn phòng này là của riêng bạn, mọi điều kì diệu và tuyệt vời đều có thể sảy ra.
phòng của riêng bạn, chuyên mục này tập hợp những bài viết của các nhà văn, nhà thơ, viết về một chủ đề theo tháng, chúng tôi sẽ biên tập và lựa chọn ra những bài viết hay nhất, chuyên đề này luôn được cập nhật thường xuyên.
D
The Drink là một thứ
Sau buổi sáng là một ly nước tráng miệng lấy lại tinh thần.
nước uống kèm với một bữa ăn, được ví như là một món tráng miệng, chuyên đề này chúng tôi tập hợp những bài viết của các độc giả muốn gửi bài về cho tạp chí. Cũng là nơi mà những ai muốn thể hiện khả năng viết của bản thân. Đôi lúc chúng tôi sẽ tổ chức giải thưởng để các độc giả được tranh tài viết.
4
Mục lục
D
Sự khác biệt Tình thương thay đổi định kiến Chuyện con mèo dạy hải âu bay
10
Ta học được gì qua những góc nhìn khác nhau? - Hoàng tử và chú bé nghèo khổ
14
The Door
Đắng ngọt cay bùi Mùi vị trong “Cây cam ngọt của tôi” “Only Yesterday” - Tình yêu là bông hoa, còn bạn chính là hạt giống.
20 26
5
B
TheBreakfast
Cái Nôi Bà Cụ Cần và bầy chim Sẻ - Ma Văn Kháng
D
34
R
The Room
Hoa Cẩm Cù - Trần Thiên Hương
42
The Drink
6
Thư tòa soạn
Số đầu tiên
Bạn đọc mến. Với số báo đầu tiên mà tôi ra mắt kì này, tôi hi vọng sẽ mang đến cho bạn nhiều cái nhìn mới mẻ về thế giới văn học xung quanh, cũng như các tác phẩm mà tôi tâm đắc. Một đồ án khá khó khăn khi phải vừa vẽ, vừa layout, tôi rất tiếc khi không đủ khả năng vẽ hêt và một trong số hình vẽ này tôi đã lấy từ những nguồn được cho phép sử dụng cá nhân. Lấy chủ đề từ bữa sáng đầu tiên trong ngày, tôi mong muốn bạn đọc có thể xem đây là một món ăn tinh thần từ hình ảnh tách nước, bữa sáng, một căn phòng nhỏ và cánh cửa, không gian của riêng bạn, nơi mà văn chương trở thành một áng phim bay bổng mà bạn là đạo diễn. Với sự tâm đắc của tôi trong cuốn sách Chuyện con mèo dạy hải âu bay, cũng chính là để tri ân tác giả quyển sách - người đã qua đời sau dịch Covid 19 năm ngoái; tôi xin trình bày về sự khác biệt trong The Door. Trong phần Breakfast, tôi muốn gửi gắm một thông điệp ý nghĩa mà ai cũng cần trong đời “ Tình yêu là một bông hoa và bạn chính là hạt giống” . Một bộ phim và một quyển sách hay Only Yesterday, cùng với đó là câu hỏi ta tự đặt ra cho bản thân, ta đã sống hết mình hay chưa? Ở phần sáng tác, tôi xin chọn lọc ra hai tác phẩm mà đối với tôi nó có ý nghĩa văn học đẹp đẽ, một câu chuyện nhân văn và câu chuyện dễ thương còn lại sẽ là phần kết cho một buổi sáng tuyệt vời, để bạn tin rằng ở đâu đó ngoài kia còn nhiều thứ tuyệt đẹp và hay ho, bên cạnh những thứ xấu xí, cằn cỗi, bủn xỉn, ghê gớm. Xin kết lại, mặc dù số đầu tiên chưa được hoàn chỉnh và tôi còn loay hoay với nhiều khó khăn khác nhau, nhưng trong tương lai tôi sẽ hoàn thành một cuốn tạp chí, hoặc một quyển sổ tuyệt vời hơn như thế này, với hi vọng nó đem đến giá trị cho mọi người, đến tay những người muốn và cần. Một lần nữa, tôi xin chúc các bạn một ngày mới vui vói tạp chí, hi vọng quyển tạp chí này đã truyền cảm hứng cho bạn tìm đến những quyển sách hay, những chân trời mới.
Nguyễn Quỳnh Anh
7
Hình minh họa của họa sĩ abc
The Door Sự khác biệt
Với số báo đặc biệt này, chủ đề sự khác biệt sẽ làm rõ được chủ đề chính của chúng ta “ Cái nôi”. Với quan niệm rằng: ai cũng có những cái nôi riêng nuôi lớn chúng ta trưởng thành, và mỗi cái nôi ấy đều khác biệt, biết rằng mỗi cá thể đều không giống nhau, nhưng sống giữa một tập thể rộng lớn, ta có nên chấp nhận những thứkhác mình?
8
Hình minh họa của họa sĩ abc
Góc nhìn văn chương
The Door
Tình thương chân thành sẽ thay đổi định kiến Nhà văn Plutpkga
Truyện ngắn
The Story of a Seagul and the Cat who tough her to fly 9
Biết sinh mệnh đã đến hồi kết, bản năng của người mẹ hải âu trong Kengah trỗi dậy, cô gửi gắm quả trứng của mình cho một chú mèo hoàn toàn xa lạ với ba di nguyện: “hãy hứa với tôi là anh sẽ không ăn trứng“, “hứa với tôi anh sẽ chăm lo cho quả trứng đến khi chim non ra đời“, và… “hãy hứa với tôi anh sẽ dạy nó bay“. “Bà má bất đắc dĩ” Zorba sẽ làm thế nào để thực hiện ba lời hứa không tưởng đó? Mọi khó khăn đã chứng minh rằng sau thẳm bên trong chú mèo Zorba là một trái tim nhân hậu, tràn trề thứ tình cảm gọi là “yêu thương chân thành”. Chính thứ tình cảm này đã kéo cô bé chim hải âu nhỏ gần lại với mèo Zorba, bởi “Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn.“ Vậy đấy, yêu thương là học cách chấp nhận sự khác biệt, là không nhất thiết phải biến người khác trở nên giống mình. Khi chúng ta yêu thương ai đó bằng tất cả sự chân thành, thì mọi định kiến và khác biệt chỉ là điểm tựa cho tình cảm cao đẹp ấy được sâu sắc hơn mà thôi.
SỰ KHÁC BIỆT
Lời hứa
Trước khi ra đi, Zobra đã hứa với chị hải âu Kengah yếu ớt ba điều: Thứ nhất là không được ăn quả trứng. Thứ hai là chăm lo cho quả trứng đến khi chim non ra đời. Lời hứa cuối cùng là dạy chim hải âu bay. Hình minh họa của họa sĩ abc
Để giữ lời hứa với chị hải âu, nó đã phải tìm kiếm đến sự trợ giúp của những người bạn từ khắp nơi để trang bị kiến thức đầy đủ nhất về hải âu, cũng như sẵn sàng cho việc “làm mẹ” của mình. Zobra đã hoàn toàn loại bỏ suy nghĩ đến việc “thịt” quả trứng. Ngược lại, nó lại cực kì có trách nhiệm bảo vệ quả trứng nhỏ bé khỏi những tác động bên ngoài. Để tránh ông chủ phát hiện quả trứng được giấu sau mấy chậu hoa cảnh, Zobra nhanh trí làm vỡ cái bát nhằm đánh lạc hướng ông chủ. Nó thậm chí con thấy hối hận khi “liếm sạch bát thức ăn” bởi nó cho rằng sẽ tốt hơn nếu phần ăn ấy dành cho hải âu non. Tình yêu cao cả của con mèo mun dành cho hải âu còn thể hiện ở sự cố gắng bắt mồi để mớm cho chim non. Hay là việc ra sức bảo vệ con khỏi mèo khoang.
“Chúng ta học được cách trân trọng, quý mến và yêu thương một kẻ không giống chúng ta!”
Chúng ta học được gì?
Bằng ngòi bút đầy sáng tạo của nhà văn Luis Sepúlveda, cảng biển Hamburg và thiên nhiên trong xanh, tươi mới cùng các sinh vật biển đã giúp cho truyện trở nên hấp dẫn và sinh động hơn cả. Từ Chuyện con mèo dạy hải âu bay, trái tim khao khát tự do và ý chí vượt qua giới hạn của bản thân. Ông khao khát con người chấp nhận sự khác biệt của nhau và cùng nhau hoàn thiện những thiếu xót của mình và người khác.
Zobra đã từng nói với con: “Chúng ta đã bảo vệ con từ khoảnh khắc con mổ và lớp vỏ trứng ra đời. Chúng ta đã dành cho con sự chăm sóc mà không hề nghĩ tới việc biến con thành một con mèo, Chúng ta yêu con như yêu một con hải âu. Thật dễ dàng để chấp nhận và yêu thương một kẻ nào đó giống mình, nhưng để yêu thương ai đó khác mình thực sự rất khó khăn, và con đã giúp chúng ta làm được điều đó. Con là chim hải âu, và con phải sống cuộc đời của mội con hải âu. Con phải bay.”
10
Ý nghĩa về lòng tin tưởng
Hình minh họa của họa sĩ abc
Góc nhìn văn chương
The Door
“Mẹ hải âu Kengah đã dành trọn sự tin tưởng cho chú mèo Zobra khi trao đi đứa con của mình.”
C
âu chuyện tưởng như vô lý. Tại sao lại như thế, bởi vì chúng ta thường bắt gặp ngoài cuộc sống hình ảnh chú mèo thích ăn thích chim, chuyên rình bắt chim và trứng chim. Tuy nhiên trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay, mèo Zorba lại chính là đối tượng để mẹ Hải Âu gửi gắm đứa con chưa chào đời trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời mình. Và sự tin tưởng đó thật sự đã mang lại kết quả.Mèo Zorba là một chú mèo tốt bụng, nó đã cố gắng làm thay việc của một chú chim, ấp để quả trứng nở ra, bảo vệ hải âu con khỏi móng vuốt những con mèo khác và nó còn làm một việc không tưởng đó là dạy cho chú hải âu con biết bay. Mẹ hải âu đã trao sự tin tưởng để mang đến tương lai cho đứa con của mình không chút do dự cho mèo Zobra – một kẻ lạ mặt khác loài. Một con hải âu sắp chết còn có thể tin tưởng giao mạng sống đứa con duy nhất của mình cho một kẻ lạ mặt khác loài. Bản năng của con người cũng vậy lương thiện và trọng tình nghĩa. Mặc dù không cùng chung 11
Tình yêu thương giữa những sự khác biệt Từ Chuyện con mèo dạy hải âu bay, Luis Sepúlveda đã bộc lộ phong cách viết trong sáng, hài hước đầy tinh tế, trái tim khao khát tự do và ý chí vượt qua giới hạn của bản thân. Ông khao khát con người chấp nhận sự khác biệt của nhau và cùng nhau hoàn thiện những thiếu xót của mình và người khác. Zobra là một con mèo, nhưng nó vẫn vô cùng hạnh
phúc khi được chăm sóc hải âu Lucky bé bỏng. Trong vai trò làm mẹ, Zobra chấp nhận sự khác biệt của Lucky, một sự thật không thể thay đổi là Lucky là một con hải âu, mà hải âu thì phải tập bay. Mèo Zobra học hỏi và giúp con có thể thực hiện được điều mà con cho là không thể. Là bài học về tình yêu thương không giới hạn giữa những người xa lạ, sự cho đi không đòi hỏi.
SỰ KHÁC BIỆT
Tác phẩm phù hợp với mọi lứa tuổi
Những chú mèo yêu thương Lucky dù chúng có khác biệt giống loài. Luôn bên cạnh an ủi chú hải âu mặc cho những phút Lucky đã định từ bỏ “Con thật là đồ kém cỏi”. Zorba luôn đặt niềm tin vào Lucky vì chỉ có yêu thương chân chính và niềm tin thật sự mới có thể giúp người ta vượt qua những khó khăn trong cuộc đời. Con chuẩn bị bay rồi, Lucky à. Hít một hơi thở sâu. Hãy cảm nhận làn mưa. Đó là nước. Trong cuộc đời, con sẽ có rất nhiều lý do để hạnh phúc. Một trong những thứ đó là nước,
thứ khác là gió, thứ khác nữa là mặt trời, và đó luôn là món quà đến sau những cơn mưa. Hãy cảm nhận mưa đi. Dang đôi cánh của con ra,”… Tình yêu thương của Zorba và những chú mèo đã giúp hải âu dũng cảm sải cánh trên bầu trời. Đó chính là phần thưởng xứng đáng cho nỗ lực cho hải âu bé nhỏ và những chú mèo tốt bụng.
“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” trở thành câu chuyện không chỉ dành cho trẻ con mà cả những ai đã từng là một đứa trẻ. Một đứa trẻ tin vào những điều mơ mộng, tin rằng nếu chỉ cần quyết tâm, cố gắng thì mọi kỳ tích đều có thể thực hiện được, như việc một con mèo dạy hải âu bay vậy. Đây cũng là tác phẩm đầu tiên ông viết cho thiếu nhi, hình thành nên một loạt thương hiệu truyện đồng thoại hiện đại với những con vật được nhân cách hóa đã làm say mê bao độc giả trên thế giới. Chú mèo tên Zorba có “đôi mắt màu vàng của con mèo mun to đùng, mập ú... một con mèo tử tế, cao quý, một con mèo của bến cảng” trở thành nhân vật văn học thiếu nhi đáng nhớ trong lòng độc giả. Làm được điều đó, không chỉ vì Sepúlveda đã truyền tải những thông điệp của tình thương yêu bất chấp những dị biệt, mà còn bởi “Chuyện con mèo dạy hải âu bay” đã thoát khỏi những giáo điều để kể lại một câu chuyện hấp dẫn, hài hước, tinh tế và thi vị. Luis Sepúlveda đã cho thấy mình là nhà văn có tâm hồn nhạy cảm, một người lớn mang tâm hồn trẻ con, đã nói cho chúng ta biết thế nào là tình thương yêu, niềm tin vào cuộc sống, sự trân trọng với thiên nhiên và nhất là trân trọng với những người xung quanh ta. Giờ đây, ở thế giới bên kia, ngỡ chừng linh hồn của ông đã tự do cất cao như đôi cánh chú hải âu Lucky.
“Thật sự Chuyện con mèo dạy hải âu bay đã đến với mình như một món quà vậy. Món quà của cuộc sống, của lòng tin tưởng và của tình thương.” 12
Góc nhìn văn chương
The Door
Truyện ngắn
The Prince and the poor boy
Nhà văn Mark Twain và tác phẩm “Hoàng tử và chú bé nghèo khổ”
M
ark Twain tên thật là Samuel Langhorne Clemens, ông sinh năm 1835 Florida, thuộc tiểu bang Missouri. Hoàng tử và chú bé nghèo khổ (The Prince and the Pauper) là tác phẩm mang hơi hướng lịch sử đầu tiên của nhà văn Mark Twain, xuất bản lần đầu năm 1881 tại Canada và một năm sau đóLấy bối cảnh nước Anh năm 1550, cuốn sách là câu chuyện hư cấu về hoàng tử Edward VI và Tom Canty, đứa trẻ nghèo sống trong khu ổ chuột ở London. Tuy vẻ bề ngoài giống nhau nhưng cuộc sống của cả hai lại hoàn toàn đối lập
13
Khi Mark Twain lên bốn, gia đình ông chuyển về Hannibal. Tại đây, nhà văn đã trải qua thời thơ ấu với nhiều kỉ niệm như bơi lội trên sông, chơi đùa trong các cánh rừng, hòn đảo nhỏ và đọc những cuốn truyện phiêu lưu mạo hiểm. Tuổi thơ của ông tuy thú vị nhưng không mấy ấm êm, sinh ra trong một gia đình nghèo khó nên nhà văn sớm phải nghĩ đến gánh nặng cơm áo. Khi cha qua đời năm mười một tuổi, Mark Twain bắt đầu học nghề và có những công việc đầu tiên trong đời như làm thợ in, viết báo và lái thuyền. Chúng không chỉ đem đến vốn sống phong phú mà còn cho ông cơ hội đi đến nhiều vùng đất mới lạ, thứ về sau trở thành chất liệu sáng tác dồi dào. Đặc biệt là sau khoảng thời gian làm lái thuyền, niềm yêu thích phiêu lưu trở lên mãnh liệt, thôi thúc ông thực hiện chuyến du lịch xuyên châu Âu và Palestine bằng tàu thủy Quaker City
vào năm 1876. Kỷ niệm trong chuyến đi này đã trở thành cảm hứng cho tác phẩm Những kẻ ngây thơ ở nước ngoài. Về sau, Mark Twain dự định đến Châu Âu một lần nữa để tìm cảm hứng cho những tác phẩm tiếp theo. Địa điểm dừng chân của ông khi trở lại châu Âu lần thứ hai là Đức, Ý, Thụy Sĩ và miền nam nước Pháp. Sau chuyến đi, chính lịch sử sử và văn hóa của các quốc gia này đã thôi thúc nhà văn sáng tác nên tác phẩm Hoàng tử và chú bé nghèo khổ. Để hoàn thành cuốn sách một cách trọn vẹn, ông đã đọc và tham khảo nhiều tài liệu về quá trình lịch sử của hai nước Anh và Pháp. Ban đầu, nhà văn dự định là một vở kịch lấy bối cảnh thời Victoria nhưng cuối cùng, ông quyết định quay ngược về thời vua Henry VIII.
SỰ KHÁC BIỆT
Ta học được gì qua những góc nhìn khác nhau? Nhà phê bình Nhật Hằng
Cuộc sống khác biệt giữa Hoàng tử và chú bé Tom
Hình minh họa của họa sĩ abc
Hoàng tử và chú bé nghèo khổ bắt đầu vào một ngày thu giá lạnh giữa thế kỉ XVI. Khi ấy London có hai cậu bé chào đời, đó là Tom Canty sinh ra trong một gia đình nghèo khổ và Edward Tudor hoàng tử xứ Wales. Tom lớn lên trong một khu phố được gọi là Ngõ Rác, bẩn thỉu và chật hẹp với những ngôi nhà tàn tạ, khác xa sự hào nhoáng của London. Em sống cùng cha mẹ, bà nội và hai chị gái sinh đôi thân yêu.
“Những ngọn đèn trở nên chập chờn, trời sắp mưa, gió thổi mạnh, đêm buông xuống lạnh lẽo và đầy giông tố. Hoàng tử không nhà, người kế vị ngai vàng nước Anh lúc này không nơi nương tựa vẫn tiếp tục bước đi, càng lúc càng bước xa hơn vào mê cung những con ngõ dơ dáy.”
Dù cuộc sống vất vả nhưng mẹ và các chị gái của Tom vẫn giữ được phẩm chất hiền lành, tốt bụng còn cha với bà em lại là những người tham lam, độc ác. Họ luôn cãi cọ với mọi người xung quanh, thậm chí có khi còn bạo hành ba chị em lúc say xỉn. Trái ngược với hoàn cảnh của Tom, hoàng tử Edward lại được sinh ra trong sự quyền quý, toàn thể thần dân xứ Wales đều mong chờ Chúa sẽ mang cậu đến với họ.Sự liên kết của hai số phận tưởng chừng không liên quan đến nhau bắt đầu từ những hình ảnh về cuộc sống xa hoa nơi cung điện trong tâm trí Tom. Em luôn muốn được gặp một vị hoàng tử bằng xương bằng thịt để rồi một ngày, mong ước đó đã thành hiện thực. Khi lang thang trong vô thức, Tom nhận ra bản thân mình đã đứng trước cung điện Westminster. 14
Góc nhìn văn chương
The Door
Giá trị nhân văn sâu sắc Tuy nhiên, cậu bé ấy nhanh chóng bị bao vây bởi những người lính canh. Chỉ khi hoàng tử Edward đích thân đến giải vây, mời Tom vào phòng riêng thì cả hai mới có dịp nói chuyện. Tại đây, em đã kể cho hoàng tử nghe về gia đình, điều mình đã trải qua ở phố Rác lẫn ước muốn riêng của bản thân. Từ đó, Tom sống trong cung điện Westminster với cuộc sống đầy xa hoa, Edward thì không được coi là hoàng tử như trước. Một người luôn lo sợ lộ thân phận, một người thường xuyên bị đánh đập tàn bạo, phải lang thang trên những con ngõ bẩn thỉu.
“Ô hô, ngươi thích sao? Hãy làm như vậy đi thôi. Chàng trai, hãy cởi đồ của ngươi ra rồi mặc mấy thứ hào nhoáng này vào. Sẽ là niềm hạnh phúc ngắn ngủi, nhưng cũng không kém phần thú vị. Chúng ta sẽ thử khi còn có thể, và đổi lại trước khi có kẻ tới quấy rầy.” Hoàng tử và chú bé nghèo khổ là bức tranh sinh động về hai con người có số phận trái ngược nhau. Hai chú bé có sự cách biệt quá xa về thân phân và địa vị nhưng có ngoại hình giống nhau như hai giọt nước. Khởi nguồn câu truyện bắt đầu khi vị hoàng tử trẻ tuổi Edward không một chút đề phòng chỉ vì tính hiếu kì đã đổi trang phục cho chú bé nghèo khổ Tom. Để rồi cậu bất đắc dĩ phải trải qua một cuộc phiêu liêu đầy gian nan trước khi tìm lại được ngai vàng của mình.
15
Bị hiểu lầm vào thân phận của Tom, Edward phải lưu lạc, vất vưởng đầu đường xó chợ bên cạnh những người có địa vị thấp kém nhất trong xã hội Anh lúc bấy giờ. Cậu trải qua những tình huống oái ăm, dở khóc dở cười, kéo theo với không ít những biến cố khác. Vốn sinh ra đã ngậm thìa vàng và sống trong lụa là, gấm vóc, ăn uống xa hoa. Nay bỗng chốc bị hô biến thành một đứa trẻ ăn xin nghèo hèn, đói khát, thậm chí có lúc phải trốn chạy, bị bắt giam, suýt nguy hiểm tới tính mạng. Ban đầu, Edward ứng phó với rắc rối ập đến với mình bằng sự dễ thương và ngây thơ của một vị hoàng tử chỉ biết đến bốn bức tường trong hoàng cung lần đầu “bị sổ lồng” khiến người đọc thấy vô cùng thú vị. Quá quen với sự phục tùng, hầu hạ trong cung, cứ ngỡ rằng chỉ cần hô “ta là hoàng tử”, thần dân sẽ phủ phục dưới chân mình mà cung phụng. Nhưng sự nghiệt ngã của cuộc sống đã dội gáo nước lạnh khiến cậu dần trưởng thành hơn, hành xử khôn khéo và thông minh hơn trước. Tưởng như Edward sẽ bị vùi dập trong sự sợ hãi, tuyệt vọng bởi sự tàn nhẫn của hiện thực xã hội, sự hãm hại của những kẻ xấu nhưng bằng lòng dũng cảm, sự bền trí không bỏ cuộc, Edward đã tìm lại được những gì thuộc về mình. May mắn cho Edward giữa bầy soi gian ác vẫn có những con người hào hiệp, giúp đỡ và che chở cho cậu. Có thể gọi đây là chuyến vi hành của vị vua trẻ tuổi. Cũng nhờ quãng thời gian lang thang, phiêu bạt này mà Edward biết nhìn nhận đúng đắn về con người cũng như về thời cuộc, yêu thương dân chúng nhất là dân nghèo.
“Khi mình làm vua, chúng nó sẽ không chỉ được ban phát bánh mì và chỗ ngủ mà còn phải học hành tới nơi tới chốn nữa, bởi cái bụng to sẽ chẳng đáng giá một xu nếu trí óc nghèo nàn và trái tim cằn cỗi.
SỰ KHÁC BIỆT
Chuyến vi hành của Eward tuy do một tình huống bất đắc dĩ nhưng là cần thiết để cậu có thể thấu hiểu về dân tình thế thái hơn, về cuộc sống của người dân bên ngoài cánh cổng hoàng cung. Ngày nay, nếu những người càng nắm quyền lực cao mà lại càng xa rời nhân dân, xa rời cuộc sống thì sẽ không thể có sự lãnh đạo phù hợp, hợp tình hợp lý với thời cuộc, với lòng người. Bởi vậy, trải nghiệm và thấu hiểu cuộc sống của người dân, để hiểu xã hội cần gì, thiếu gì để có những quyết sách đúng đắn là một trong những điều cần có từ những người đang ngồi ở vị trí quyền lực. Còn Tom, quá quen với sự nghèo khổ, đói khát mà cái giàu ập đến bất
ngờ khiến cậu thích ứng không kịp. Mark Twain không cần một phép màu kì diệu nào để hô biến nhân vật của mình như cô bé Lọ Lem được xinh đẹp đi dự hội, hay Quái vật trong “Người đẹp và Quái vật” biến thành hoàng tử khôi ngô. Sự kiện đến với Tom chỉ là sự ngẫu nhiên của tạo hoá, khi chú có ngoại hình như sinh đôi với hoàng tử nước Anh. Đột nhiên được hưởng sự sung túc trong hoàng gia, Tom đã lúng túng một cách dễ thương. Dù trong sự sung sướng, Tom vẫn không quên gia đình của mình, quên gốc gác của mình. Trước một bàn ăn đầy của ngon vật lạ, Tom luôn nghĩ về mẹ và các chị của mình và mong ước họ cũng được thưởng thức cùng.
Đây là một chú bé giàu lòng yêu thương và trong sáng. Dẫu có lúc bị quyền lực cám dỗ, Tom vẫn kịp thức tỉnh để làm theo lẽ phải, đưa mọi thứ về đúng trật tự.
“Hỡi anh chàng thiện lương, chớ có bận tâm tới điều bất hạnh; trên đời này vẫn còn có những người khác bị chối bỏ nhân dạng, lời của họ bị cười nhạo. Ngươi có bạn mà.”
Hình minh họa của họa sĩ abc
16
Góc nhìn văn chương
The Door
Đừng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài bởi lẽ một trái tim bao la có thể được ẩn giấu dưới lớp áo nghèo khó Tình tiết thêu dệt về sự hoán đổi vị trí giữa hoàng tử và chú bé ngoài khổ khi hai người đổi trang phục lại chính là giá trị bài học cốt lõi của câu truyện. Chúng ta thường vội vàng đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài. Đó là sẽ là sự đánh giá sơ xuất và đầy rủi ro. Khoác lên mình y phục hoàng tử thì là hoàng tử, mặc tấm vải rách rưới thì là kẻ nghèo khổ. Một xã hội chuộng hình thức, khi con người thường được “định giá” qua quần áo, trang sức mà họ “tô vẽ” lên người mà không quan tâm đến nhân cách bên trong của họ. Đôi khi, sang hèn không phân qua trang phục cũng như qua ngoại hình bên ngoài. Vẻ bề ngoài chưa chắc đã thể hiện đúng bản chất thật bên trong nên đừng đánh giá người khác qua nó. Con người sống và thể hiện mình bằng nhân phẩm và năng lực của bản thân, chứ không phải đo độ sang - hèn qua váy vóc, quần áo, trang sức. Nét đẹp của con người thể hiện ở tâm hồn, ở tấm lòng cao cả và sự lương thiện, “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Vì vậy, hãy thận trọng hơn trong việc nhìn người, đừng chủ quan đánh giá người khác bằng vẻ bề ngoài. Mark Twain không quá chau chuốt, hoa văn cho từ ngữ trong tác phẩm, văn phòng gần như thuần tuý là kể truyện nhưng vẫn rất lôi cuốn và hấp dẫn. Mô típ của truyện tuy không còn xa lạ với ngày nay, nhưng vào thời của ông đó là ý tưởng độc đáo. Một câu chuyện dành cho thiếu nhi những vẫn có bài học, những tầng suy nghĩ dành cho người lớn. Dù đối với đọc giả lớn tuổi, nội dung của tác phẩm khá đơn giản nhưng câu truyện về sự trải nghiệm ở một thân phận khác của hai nhân vật chính vẫn có sức cuốn hút đến tận trang cuối cùng. Bạn hãy tìm và đọc bản đầy đủ để cảm nhận hết sự hấp dẫn của cuốn sách.
“Câu chuyện mang tính nhân văn cao nhưng không kém phần hài hước, phù hợp cho tất cả lứa tuổi.” 17
we all learn lessons in this book
Ảnh hưởng của cuốn sách tới xã hội Cho đến nay, Hoàng tử và chú bé nghèo khổ vẫn không ngừng lan tỏa ảnh hưởng tới cộng đồng, chứng minh cho sức hút bất tận của cuốn sách. Không ít những tác phẩm điện ảnh, truyền hình và nhạc kịch, thậm chí là trò chơi điện tử đã được chuyển thể từ tiểu thuyết. Năm 1909, Hoàng tử và chú bé nghèo khổ được công ty của Thomas Edison chuyển thể thành phim điện ảnh. Đặc biệt, Mark Twain còn tham gia vào hai phân đoạn ngắn của bộ phim. Dù liên tiếp được chuyển thể nhưng không có phiên bản điện ảnh nào để lại dấu ấn sâu sắc. Phải gần ba thập niên sau, Warner Bros mới mang Hoàng tử và chú bé nghèo khổ quay lại màn ảnh với sự tham gia của cặp song sinh Billy Mauch, Bobby Mauch. Hoàng tử và chú bé nghèo khổ cũng trở thành nguồn cảm hứng cho một số hãng phim truyền hình như Disney hay BBC. Nổi bật nhất là Ngày xửa ngày xưa, tác phẩm được sản xuất năm 2011. Bên cạnh điện ảnh, sáng tác này của Mark Twain còn ảnh hưởng sâu sắc đến nhạc kịch trong nhiều thập kỷ. Năm 1920, Amélie Rives là người đầu tiên mang Hoàng tử và chú bé nghèo khổ lên sân khấu.. Lấy cảm hứng từ Hoàng tử và chú bé nghèo khổ, hãng C&E của Trung Quốc đã cho phát hành tựa game cùng tên vào năm 1996. Dù mắc phải một số lỗi kỹ thuật nhưng trò chơi vẫn đạt doanh thu cao, bán ra mười nghìn bản. Mười năm sau, công ty Super Fighter Team đã mua lại và phát hành tại Mỹ với tên Beggar Prince. Trò chơi nhận được đánh giá cao trên các tạp chí như Tips & Tricks, Hardcore Gamer hay Master Player.. Trong dòng chảy văn học thế giới, ít tác phẩm nào có tầm ảnh hưởng rộng đến nhiều lĩnh vực như Hoàng tử và chú bé nghèo khổ. Điều này chứng minh tài năng vượt bậc của Mark Twain khi lần đầu hướng ngòi bút sang đề tài lịch sử.
Hình minh họa của họa sĩ abc
The Breakfast Đắng ngọt cay bùi
Đắng ngọt cay bùi hay đắng cay ngọt bùi, cuộc sống là một chuỗi những thứ không thể lý giải, những câu hỏi ta tự đặt ra và cũng tự mình giải quyết, những câu chuyện mang tên vô thường, một số làm ta hạnh phúc, một số làm ta khổ đau, nhưng tất cả, ta vẫn tiến lên và sống một cuộc đời mới.
18
Tiểu thuyết
The Breakfast
Hình minh họa của họa sĩ abc
19
My Sweet
Orange Tree
ĐẮNG NGỌT CAY BÙI
Mùi vị trong “Cây cam ngọt của tôi” Nhà phê bình Tuân Nguyễn
C
Về cuốn sách
“Ai đã ở trên đời, thì người đó đều xứng đáng được sinh ra, con ạ.”
âu chuyện bắt đầu qua lời kể ngây ngô của cậu bé Zezé ngịch ngợm và già trước tuổi. Dù mới lên 5 nhưng cậu thấu hiểu và nhận thức được mọi điều xung quanh: hoàn cảnh nghèo khó của gia đình cậu, sự thống khổ của mỗi thành viên dù không ai nói ra, gia đình cậu không còn đứa trẻ con nào cả, tất cả đều đã khôn lớn và rầu rĩ, đang nhấp nháp chung một nỗi buồn vụn vỡ. Và cậu tự nhận thức được mình là đứa con của quỷ, đứa trẻ bị Chúa bỏ quên…
Một cuốn sách dành cho thiếu nhi nhưng người lớn đọc xong cũng sẽ phải trăn trở nhiều điều, phải nhìn nhận lại cách mình đã đối xử với con trẻ. Những điều khủng khiếp gì đã xảy ra khiến cho một đứa trẻ 5 tuổi có suy nghĩ “đáng lẽ con không nên được sinh ra trên đời”? Và Cây cam ngọt của tôi là một câu chuyện về nỗi đau và tình yêu thương, đưa chúng ta vào một hành trình khám phá để tự trả lời câu hỏi: Cuộc đời có đáng sống không?
20
The Breakfast
“Trân trọng tưởng nhớ Manuel Valadares, người đã dạy tôi ý nghĩa của sự trìu mến khi tôi lên sáu.Cầu mong họ yên nghỉ!”
21
Ôi! Zezé thân yêu! Truyện Cây Cam Ngọt Của Tôi kể về một chú bé tinh nghịch và đáng yêu tên là Zeze, nuôi ước mơ trở thành nhà thơ cổ thắt nơ bướm. Zeze lên 5 tuổi, sống trong một gia đình nghèo nhưng lại đông con. Bẩm sinh thông minh, lại sống trong một gia đình nghèo nên Zeze có suy nghĩ già dặn và chín chắn hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng tuổi. Cái nghèo đã nhiều đời bám đuổi gia đình Zeze, mẹ cậu phải đi làm từ năm 6 tuổi. Vì bố mẹ phải lao động quần quật cả ngày nên em ít khi có thời gian gần gũi với họ nhiều. Bố mẹ chỉ trở về nhà vào buổi tối nên Zeze thường tự nghĩ ra các trò chơi vui vẻ và tự tận hưởng nó. Nghĩ ra đủ trò, Zeze thậm chí còn chơi khăm cả bạn bè và những người hàng xóm. Chính vì thế, Zeze bị anh chị trong nhà nghĩ rằng mình là một đứa bé hư, đặc biệt là chị gái Gloria. Trí tưởng tượng phong phú giúp Zeze tự biến vườn tược trong nhà thành rừng rậm Amazon hay thậm chí cả châu Phi nữa. Chính óc ham khám phá và hình dung vô tận đã đưa Zeze đi khám phá những vùng đất mới trên khắp thế giới. Em cũng có một người bạn thân là em trai Luis. Cậu chăm sóc em như một vị vua. Zeze đưa Luis đi thăm vườn thú và sông Amazon trong trí tưởng tượng của mình.Cậu bé rất thông minh và năng động, nên cậu luôn bày ra những trò quậy phá để chọc ghẹo mọi người. Có thể bình thường thì sẽ không sao, nhưng cậu sinh ra trong một gia đình nghèo trong một khu lao động nghèo. Trí tưởng tượng phong phú giúp Zeze tự biến vườn tược trong nhà thành rừng rậm Amazon hay thậm chí cả châu Phi nữa. Chính óc ham khám phá và hình dung vô tận đã đưa Zeze đi khám phá những vùng đất mới trên khắp thế giới. Em cũng có một người bạn thân là em trai Luis. Cậu chăm sóc em như một vị vua. Zeze đưa Luis đi thăm vườn thú và sông Amazon trong trí tưởng tượng của mình.
ĐẮNG NGỌT CAY BÙI
Zeze chấp nhận nhường cho em món đồ chơi duy nhất ở nhà để dỗ em nín khóc khi hai anh em tới muộn trong lễ phát quà Giáng Sinh. Tuy không được mọi người quan tâm, nhưng Zeze luôn biết cách quan tâm người khác. Em còn dành cho cha một bao thuốc lá trong ngày Noel và tặng chị gái Gloria một cuốn sổ bài hát. Sau khi Zeze chuyển nhà cùng gia đình, em thấy một cây cam trong khoảng sân sau nhà. Ban đầu, Zeze không để ý đến cây cam vì em nghĩ rằng mình còn quá nhỏ để trèo lên cây. Sau đó, kì kiệu thay, em phát hiện ra mình có thể giao tiếp, trò chuyện và tâm sự với cây cam như với một người bạn. Cây cam biết nói và biết mọi thứ trên đời, Zeze đã bộc bạch hết với cây cam những suy nghĩ trong lòng cậu bé. Trái với cây cam ngọt, người nhà không hề giao tiếp với em bằng ngôn ngữ mà lại bằng những trận đòn roi. Có những lúc, vì quá đau lòng, Zeze đã nghĩ mình không xứng đáng được sinh ra. Cậu tự nghĩ từ những cái lời mắng nhiếc, những trận đòn này và sau đó cảm thấy tự ti về bản thân. Đáng ra mình không nên được sinh ra trên cõi đời này, mình là một đứa thật sự xấu xa. Cậu đã nghĩ vậy cho đến mức mà khi tất cả mọi người bên ngoài đều nói là cậu là một người rất lương thiện, là một cậu bé, rất là lương thiện thì cậu luôn luôn phủ nhận và nói là không phải như vậy đâu.
Hình minh họa của họa sĩ abc
we all learn lessons in this book
“Ông ấy là bạn tốt nhất của tớ. Nhưng cậu là vị vua đích thực của cây cối trong vườn, cũng như Luís là vua đích thực của các anh em trai tớ ấy. Trái tim chúng ta cần phải đủ lớn để có chỗ cho tất cả mọi thứ chúng ta yêu thương”
Cùng cực lên đến đỉnh điểm khi Zeze nghĩ đến việc tự kết thúc cuộc sống của mình để chấm dứt những tháng ngày bị hành hạ liên miên bởi roi vọt. Em thậm chí đã nghĩ đến việc trả thù hay giết chết một ai đó để thỏa cơn đắng cay trong lòng. Zeze không nghĩ sẽ giết họ bằng súng, mà sẽ giết họ trong trái tim mình, vì khi không yêu người nào nữa, rồi đến một ngày, họ sẽ chết vì không được yêu thương. Tại sao một chú bé tinh nghịch, lương thiện và đáng yêu lại có những suy nghĩ tiêu cực đến đau lòng như vậy?May mắn thay, đến cuối truyện, Zeze gặp được một người bác đặc biệt. Người đàn ông Bồ Đào Nha này đã cho cậu cảm nhận tình yêu thương và ấm áp giữa người với người.
22
The Breakfast
Cây cam ngọt của tôi khiến người đọc nhận ra rằng vấn đề giáo dục trẻ em rất quan trọng. Giai đoạn tám năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng cho việc phát triển nhân cách của một đứa bé trong suốt quãng đời còn lại. Việc dạy dỗ và hành xử đối với một đứa trẻ con đòi hỏi ở người lớn một sự tinh tế, khéo léo và cẩn thận. Thất hứa từ những chuyện nhỏ nhặt mà người lớn gây ra, không ai để ý, hoặc những trận đòn roi, những lời nói mà trong lúc mệt mỏi như thế nào đó nhưng lại vô tình làm tổn thương đến một đứa trẻ con. Tổn thương này rất sâu sắc. Những trận đòn đau da thịt thì có thể hết. Nhưng sự tổn thương trong lòng có thể theo đứa con bé suốt cuộc đời. Lúc nào nó cũng sẽ cảm thấy có một nỗi buồn không thể quên. Con cảm nhận được sự thương yêu thì con cũng sẽ hình thành nhân cách tốt. Một người tràn ngập lòng thương yêu sẽ không bị tổn thương. Tuổi thơ lúc nào cũng sẽ đẹp và từ đó hình thành nên một tính cách tốt, một người tốt sau này. Nó có thể là ký ức hạnh phúc nuôi dưỡng tâm hồn, có thể là cơn ác mộng chỉ chực muốn thoát ra, và đôi khi còn có thể là cả hai điều đó gộp lại nữa. Hành trình trưởng thành của Zezé thực sự khó khăn biết bao. Có những đứa trẻ bị buộc phải biết đến sự thật trần trụi của cuộc sống này quá sớm. Và có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ có thể cảm nhận được một cách sâu sắc về góc tối tâm hồn của những người lỡ ôm ấp mảnh ký ức bất hạnh. Họ cần nhiều hơn tình yêu thương và sự thấu hiểu. Ber hostabus ca mandam in tem deo, vives estra tela simus forac re tum ocaedo, critum Romne clut facerum ficae ta, prarit publium fatius occhuc mus, Patius occiem vissent ebeserus, C. Actatil con verviva teatorum ina, queme conium etiesil icivit. 23
Hình minh họa của họa sĩ abc
Bài học về giáo dục trẻ em
ĐẮNG NGỌT CAY BÙI
“Chỉ riêng tuần này thôi cháu đã bị đánh mấy trận rồi. Có những trận đau lắm. Cháu cũng bị đòn vì những chuyện cháu không gây ra. Cháu bị đổ tội vì tất cả mọi chuyen. Tất cả mọi người đều đánh cháu.”
Người gìn giữ sự trìu mến Một đứa trẻ nhạy cảm có thể sẽ bị nội tâm giày vò nhiều hơn, nhưng biết quan sát và gọi tên cảm xúc của mình cũng là một bài học quan trọng để có thể tự kiểm soát được cảm xúc. Việc Zezé xem cây cam nhỏ sau vườn nhà như một người bạn tưởng tượng, có thể lắng nghe và trò chuyện với mình không phải điều gì đó quá kỳ quặc, bởi rất nhiều đứa trẻ cũng tự xây dựng nên mối quan hệ bạn bè khăng khít với đồ vật nào đó theo cách này. Thật tốt khi chúng có thể trò chuyện với ai đó, dù đó chỉ là một cây cam vô tri vô giác theo cách nhìn của người ngoài. Bởi vậy mình cũng hoàn toàn hình dung được cảm giác “thót tim” khi biết cây cam có thể bị đốn hạ không thương tiếc Một đứa trẻ có thể dễ dàng đi sai đường nếu không được chỉ bảo theo cách đúng đắn.
Chi tiết Zezé bị bố đánh dã man vì hát một bài có nội dung không đứng đắn là chi tiết đầy ám ảnh. Cảm xúc tức giận của ông bố không sai, nhưng ông đã nhất thời quên đặt mình vào đứa trẻ để soi xét. Zezé vô tư hát bài đó vì nó không hiểu nghĩa, và nó có cơ hội hát bài đó vì nó đã đi hát rong để kiếm tiền. Một đứa trẻ phải nghĩ đến việc ra đường kiếm tiền để đỡ đần mẹ cha thật khiến người ta phải đau lòng. Mình tin là ông bố cũng đau lòng khi đánh con, nhưng bất kỳ sự hối hận nào sau trận đánh cũng dường như trở nên thừa thãi. Sự sáng tạo của Zezé trong các trò giải trí hàng ngày có thể hơi quá khích và gây ảnh hưởng đến người khác (như vụ làm con rắn giả và dọa nhầm một người phụ nữ đang mang bầu), nhưng cậu bé đã cực kỳ ăn năn. Giá như có ai đó đủ thời gian ngồi xuống lắng nghe cậu bé, tìm cách uốn
nắn cậu bé nhẹ nhàng thì tốt biết bao… “Người bạn bí mật” của Zezé đã lên thiên đường, bạn yêu của em cũng đã biến mất, chỉ còn lại nỗi đau đớn khiến toàn bộ tim em nhức nhối. Zezé không chiến đấu với các thế lực tàn ác trong một thế giới tưởng tượng nào đó, em đấu tranh lặng thầm với sự nghèo đói, nỗi cô đơn và sự tàn nhẫn của cuộc đời để bảo vệ sự ngây thơ và thiện lương của thế giới. Tác phẩm mang đậm tính giáo dục nhằm góp phần hoàn thiện nhân cách con người. Đây là cuốn sách không chỉ dành riêng cho thiếu nhi mà đến những tâm hồn trưởng thành cũng nên đọc để thấu hiểu mọi lý lẽ trên đời. Đúng như chính nhà thần học Rumi đã nói, vẻ đẹp vĩnh cửu là vẻ đẹp của trái tim, tư tưởng về nhân đạo trước hết phải gắn liền với mọi nỗi đau để nhận ra chân lý yêu thương. 24
Hình minh họa của họa sĩ abc
The Breakfast
25
ĐẮNG NGỌT CAY BÙI
Only Yesterday
Luôn có một ‘Ngày hôm qua’ dịu dàng nằm sâu trong ký ức
Nhà phê bình Tuân Nguyễn
N
hân kỷ niệm 25 ngày ra mắt, bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Ghibli đã lần đầu tiên được công chiếu tại Bắc Mỹ. Những thành công bước đầu về mặt doanh thu đã chứng minh sức sống mãnh liệt của câu chuyện giản dị mà đầy ý nghĩa hiện sinh này. Hơn 2 thập kỷ đã đi qua với biết bao thay đổi của thế giới hiện đại nhưng những giá trị sống chân phương của Only Yesterday vẫn còn nguyên sức lay động, đơn giản bởi “hồi ức” luôn là nỗi niềm day dứt không bao giờ cũ của bất cứ ai đã trưởng thành. Only Yesterday được Ghibli phát hành năm 1991 với tên gốc là Omohide Poro Poro, có nghĩa “Những ký ức sắp đổ vỡ”. Taeko là một cô gái 27 tuổi sinh ra và lớn lên ở Tokyo. Cuộc sống của cô gái chỉ quanh đi quẩn lại với công việc văn phòng nhàm chán và cuộc sống hối hả tẻ nhạt của đô thị. Để thay đổi không khí, Taeko đã xin nghỉ phép 10 ngày để quay về vùng
quê Takase giúp gia đình anh rể thu hoạch hoa Rum. Trên chuyến tàu đêm, bất chợt những ký ức tươi đẹp của năm cuối cấp 1 ùa về trong trí nhớ của Taeko. Những mảnh ký ức kì diệu này và chuyến đi đã hoàn toàn thay đổi cuộc sống cũng như con người của Taeko bằng cách lạ lùng. Có thể nói rằng Only Yesterday là bộ phim gần gũi nhất với người xem của Ghibli, bộ phim đã kể về câu chuyện mà bất cứ ai cũng có một phiên bản của riêng mình cất giữ nơi đáy tim. Trong cuộc đời mỗi con người, luôn có một quãng thời gian đặc biệt mà cho dù có đi qua bao năm tháng xa xôi cũng không thể nào quên được. Giống như năm 1966 của Taeko, khi cô còn là một cô bé học lớp 5. Những kỉ niệm giản dị như lần đầu được ăn dứa, bị gán đôi với một cậu bạn khác lớp, sự vỡ mộng về môn toán hay chút bâng khuâng thơ dại lại bỗng trở thành một điều gì đó thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà không thể diễn đạt bằng lời. Ghibli còn làm tốt hơn trong việc đạo diễn hình ảnh và âm thanh, đem đến trải nghiệm tốt nhất. 26
The Breakfast
25 năm kể từ ngày ra mắt, Only Yesterday vẫn luôn là một trong những bộ phim hoạt hình đáng xem nhất của Ghibli, là một bài thơ tuyệt đẹp về thời niên thiếu và những ký ức lấp lánh nằm lại ở “Ngày hôm qua”.
25 năm kể từ ngày ra mắt, Only Yesterday vẫn luôn là một trong những bộ phim hoạt hình đáng xem nhất của Ghibli, là một bài thơ tuyệt đẹp về thời niên thiếu và những ký ức lấp lánh nằm lại ở “Ngày hôm qua”.Ast et que es comnirt ementem nonsis; nostrum in tabunum tenatiam pone que igil vitilic usulicaudam puliis, nen prividesigna revir hactuam aciae audaccis.
Những điểm sáng trong Only Yesterday Phim kể về một người phụ nữ 27 tuổi Taeko, một phụ nữ độc thân làm việc ở Tokyo năm 1982. Cô ấy đang có một kỳ nghỉ 10 ngày ở vùng nông thôn Nhật Bản để giúp gia đình chồng của chị gái thu hoạch hoa rum. Trên chuyến tàu ở đó, cô kể lại khi bản thân học lớp năm, khi lần đầu tiên cô cảm thấy khao khát muốn được rời Tokyo để đi nghỉ ở một nơi mới. Thông qua những đoạn hồi tưởng kéo dài, Taeko hồi tưởng và suy ngẫm về cách mà những hy vọng và thất vọng thời thơ ấu đã ảnh hưởng đến con người cô ấy như thế nào. Only Yesterday – Chỉ còn là hôm qua chắc chắn là lời tri ân cho những ước mơ của tuổi trẻ và cả những thất vọng thời còn trẻ của cô gái, những thất vọng đã đi theo suốt những bước trưởng thành của một người phụ nữ.Hồi tưởng của Taeko thú vị hơn nhiều so với cuộc sống hiện tại của cô, bao gồm việc đi đến trang trại của gia đình anh rể cô và giúp thu hoạch cây rum. Khi cô học lớp năm, trải qua những xáo trộn và những nỗi niềm chỉ mình mình biết của tuổi dậy thì: tình cảm, tình bạn và cả các vấn đề ở trường học. Việc phải đấu tranh với toán học, sự ganh đua của chị em… Cô ấy luyện tập hàng giờ để nói một câu thoại trong vở kịch ở trường và thậm chí kể cả việc bị bố cô ấy ngăn cấm cô 27
ấy nhận một vai diễn được giao ở trường đại học nữa. Các tình tiết riêng lẻ tưởng chừng như không hề đặc sắc, nhưng khi đặt vào cùng nhau, nó lại tạo nên nghệ thuật của sự bố trí. Ghibli luôn như vậy, luôn khiến chúng ta liên kết cuộc đời mình vào phim, để rồi tự phát hiện thấy bản thân mình, một cách thú vị ở trong đó.Sự hồi tưởng liên tục có thể gây mệt mỏi cho người theo dõi, nhưng có lẽ trong Chỉ ngày hôm qua, sự phản chiếu lại là một phương tiện hoàn hảo để đưa Taeko tiến tới tương lai của cô ấy. Khi trưởng thành, Taeko có vẻ hạnh phúc nhưng vẫn lặng lẽ đối mặt với những nỗi đau trong quá khứ của mình. Tuy nhiên, khi quay trở lại nông thôn, cô ấy tỏa sáng.Trong cuộc đời mỗi con người, luôn có một quãng thời gian đặc biệt mà cho dù có đi qua bao năm tháng xa xôi cũng không thể nào quên được. Giống như năm 1966 của Taeko, khi cô còn là một cô bé học lớp 5. Những kỉ niệm giản dị như lần đầu được ăn dứa, bị gán đôi với một cậu bạn khác lớp, sự vỡ mộng về môn toán hay chút bâng khuâng thơ dại lại bỗng trở thành một điều gì đó thật thiêng liêng, đẹp đẽ mà không thể diễn đạt bằng lời.
ĐẮNG NGỌT CAY BÙI
Đan xen kí ức và thực tại Tuy nội dung phim nhẹ nhàng và xoay quanh câu chuyện của một cô bé lớp 5, Only Yesterday lại không phải là bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em, mà ngược lại, bộ phim được làm để đến người những người trưởng thành đã vướng chút buồn phiền của cuộc sống đủ để thấy thương nhớ thời bé dại. Bộ phim không có những bi kịch đau buồn hay nước mắt phiền muộn nhưng lại có thể khiến người xem phải thổn thức khôn nguôi. Chìa khoá là bởi ai cũng có thể nhìn thấy một phần chính mình trong câu chuyện của Taeko. Thấy mình một giây phút mệt mỏi bị nhấn chìm trong cuộc sống xô xồ vô nghĩa với guồng quay công việc; thấy mình với nỗi hoài niệm day dứt về những năm tháng vô tư, hồn nhiên đã trôi xa mà trong khoảnh khắc chỉ muốn đánh đổi tất cả để được “về lại bên nhau như ngày hôm qua”. Ở tầng cảm xúc sâu xa rất đỗi cá nhân ấy, khán giả của Only Yesterday đã được chạm vào tận trái tim mình.Bộ phim có kết cấu đan xen giữa ký ức và hiện tại, khi đang trôi nổi giữa vùng hoài niệm xa xôi của năm cuối cấp 1, Taeko cũng đồng thời đứng giữa những thử thách trưởng thành về sự nghiệp, tình yêu cùng những ngã rẽ cuộc đời. Nhìn về quá khứ cũng chính là cách để nhìn nhận chính bản thân mình, con người quá khứ khiến Taeko phải tự hỏi liệu cô đã thành thật với ước mơ của mình? Liệu có thay đổi được gì nếu cứ mãi nuối tiếc “Giá như mình chân thật hơn”? Hay là lấy động lực nhìn về phía trước, để sáng suốt quyết định con người mà mình sẽ trở thành? Trái với tiêu đề gốc tiếng
Nhật rất buồn, bộ phim lại mang không khí tươi sáng, lạc quan, tràn đầy tình yêu cuộc sống. Những nỗi niềm băn khoăn của Taeko được kể bằng tiết tấu khoan thai, chậm rãi trên nền bối cảnh vùng làng quê thanh bình chìm trong màu xanh ngắt của bầu trời và sắc vàng rực rỡ của cánh đồng hoa Rum.
Gửi một lời tri ân đến chúng ta Có thể nói, cảm giác hoài niệm là nguồn cảm hứng bất tận của Ghibli và cũng luôn là nền tảng cho những tác phẩm thành công nhất của hãng. Đối với Only Yesterday, Ghibli đã đưa người xem đến với một thế giới thần tiên mà không cần sự xuất hiện của những vị thần có phép thuật màu nhiệm. Những kỷ niệm đẹp trong quá khứ có thể chỉ còn là “ngày hôm qua”, nhưng điều kỳ diệu khởi nguồn từ đó lại tạo nên hiện tại, trở thành sức mạnh của ta, đưa ta dến một tương lai tươi sáng và kì diệu hơn.
hức, run sợ, ngượng ngùng và cả cô đơn… Tôi cứ tưởng bản thân mình chỉ cùng nhớ lại mình với nhân vật chính thôi. Nhưng khi đi sâu hơn vào bộ phim hoạt hình này tôi mới hiểu, hồi tưởng về thời thơ ấu không thực sự là hồi tưởng về những gì đã bỏ lỡ, sự ớn lạnh về những gì đã xảy ra, mà còn là hồi tưởng cả về sự ấm áp nữa. Bộ phim phần nào cũng gợi ý những gì đã xảy ra trong suốt thời thơ ấu đã hình thành nên một cô gái Taeko bây giờ. Thực ra cô ấy vẫn luôn là cô ấy, nhưng sự tác động của thời gian giữa việc bạn là ai và những gì bạn gặp phải sẽ hình thành nên cuộc sống của bạn. Có lẽ cũng có lúc bạn sẽ nói “đáng lẽ là đã khác đi rồi”, nhưng mà bạn hiểu rõ, nó sẽ chẳng thể khác đi, vì bạn là bạn, bạn ở thời điểm đó, bạn chắc chắn sẽ cư xử như vậy. Thế mới là bạn.
Nhìn lại Tôi không còn nhớ tại sao khi được mẹ dẫn đi chợ ở cái độ tuổi 5, 6, bản thân mình nhất định phải đứng trước cái áo mình yêu thích không chịu rời đi cho đến khi mẹ mua cho tôi mới chịu thôi? Hay những lúc tôi nhất định phải tranh giành so cái bánh với chị, dù hai cái có kích thước như nhau. Nhưng tôi nhớ những sợ sệt của mình trong suốt quãng đời tuổi thơ, ở cái tuổi tò mò với thế giới đó, tôi bắt đầu khám phá, rón rén những ngón chân đầu tiên vào thế giới lớn, háo
“Some say Love, it is a razor,that leaves your soul to bleed. Some say Love, it is a hunger,an endless, aching need. I say Love, it is a flower, and You, its only seed” 28
The Breakfast
The Rose Westlife
29
Some say love, it is a river That drowns the tender reed Some say love, it is a razor That leaves your soul to bleed Some say love, it is a hunger An endless, aching need I say love, it is a flower And you, its only seed
ĐẮNG NGỌT CAY BÙI
Hình minh họa của họa sĩ abc
It’s the heart, afraid of breaking That never learns to dance It’s the dream, afraid of waking That never takes the chance
Để kết thúc phần The Breakfast, tôi xin gửi tặng mọi người một bài hát, đây cũng là phần nhạc phim của Only Yesterday và cũng là bài tôi rất thích. Nó truyền cảm hứng trong cuộc sống của tôi rất nhiều, cũng như người thân xung quanh tôi. Thật khéo léo và tinh tế khi Ghibli đã nắm bắt được điều này và bài hát lại một lần nữa được cất lên trong đoạn kết thúc phim. Phần nhạc được thể hiện bằng tiếng nhật, nhưng nó vẫn bao hàm đủ ý như bản gốc. Theo tôi, đây là một sự lựa chọn tuyệt vời của Ghibli để truyền tải thông điệp từ bộ phim cũng như gửi gắm đến khán giả một tình yêu với cuộc sống thật đẹp.
Just remember in the winter Far beneath the bitter snow Lies the seed that with the sun’s love In the spring becomes the rose
It’s the one who won’t be taken Who cannot seem to give And the soul, afraid of dyin’ That never learns to live When the night has been too lonely And the road has been too long And you think that love is only For the lucky and the strong
30
The Breakfast
31
The Room Cái nôi
Cùng đến với những câu chuyện tự sáng tác của các độc giả mà The Breakfast Room đã chọn lọc và đưa vào số báo này với chủ đề “Cái Nôi”.
32
TheRoom
Bà cụ Cần và bầy chim sẻ Nhà văn Ma Văn Kháng
Thực tình là thoạt đầu, trong lũ sinh vật có cánh biết bay, bà cụ Cần đâu để ý đến những con chim sẻ.
B
à cụ Cần, một người đàn bà nhà quê, tính tình hóm hỉnh, thực tình chỉ quan tâm đến con quạ, gã lang thang ranh mãnh, chuyên ăn trộm trứng gà; và sau nữa là con diều hâu, tên biệt kích mặc áo nâu, cao thủ trong nghề bay liệng, chuyện bắt cóc gà con. Diều hâu mày lượn cho tròn. Đến mai ta gả gà con cho mày. Nhưng đó là thời gian bà sống ở làng quê. Một làng quê Việt điển hình. Nơi có đồng ruộng làm ra hạt lúa. Có lũy tre xanh. Nơi trầm tích một nếp sống văn hóa cổ xưa. Nơi có nhiều đình chùa miếu mạo, sầm uất một đời sống tâm linh. Ngày xuân có lễ tịch điền, tháng năm giã bánh dày ăn Tết Đoan Ngọ, tháng bảy mở lễ Vu lan, có tục cúng cháo thí, đốt vàng mã và lễ phóng sinh thả chim cứu khổ cứu nạn mỗi khi con người bệnh tật ốm đau. Còn các bà già khi mất thì được các con cháu làm lễ
33
triệu vong đưa lên chùa để thành vãi làng và vãi nhà chùa. Còn bây giờ thì bà cụ Cần lên thành phố ở với anh con trai tên Thuận, một bác sĩ, một tín đồ của chủ nghĩa thực nghiệm và duy lý triệt để. Mẹ bỏ ngay cái túm lá hương nhu gài trên khăn đi. Đau ở đâu thì bảo con cho đi chụp chiếu xét nghiệm và cấp đơn. Thuốc âu Mỹ thiếu gì mà cứ chườm ướp ba cái lá lẩu hương nhu với ngải cứu xằng xịt là thế nào! Lý do anh con trai quyết đưa bà mẹ nâu sồng lên thành phố là để cho mẹ được hưởng thụ trọn vẹn một đời sống thật sự văn minh sung sướng. Còn động cơ bà cụ lên ở với con trai là để đỡ đần anh. Bốn mươi tuổi rồi mà anh vẫn còn mải mê lặn lội trong nghề cứu người, vợ con cũng chưa hề nghĩ tới. Ở thành phố tất nhiên là không còn thấy bóng dáng quạ và diều hâu, hai tên đạo tặc dạn dày quỷ quyệt ấy nữa. Nhưng các giống chim thì không thiếu. Thành phố vẫn không xa rời gốc gác thiên nhiên của mình. Nhà nhà, nếu không nuôi yểng, họa mi, thì cũng sáo, bạch yến. Còn khi mùa xuân về thì đầy trời đan dệt đường bay của những con én cánh nhọn. Chưa kể bồ câu thì lúc nào cũng nghe thấy tiếng gù ấm áp của các cặp uyên ương và tiếng vỗ cánh rộn ràng của chúng. Chim sẻ là giống chim bà lão Cần biết chậm nhất. Cũng là một sự tình cờ. Thuận, bác sĩ đi chống dịch sốt rét ở Tây Bắc về, đem theo một túi gạo đồng bào Thái tặng. Gạo nương giã dối. Vẫn là cái thói quen từ ngày ở làng, bà cụ Cần đi chợ mua một cái giần, một cái sàng và một cái mẹt về. Từng nắm gạo được bốc ra. Việc sàng sảy bắt đầu. Nắm gạo xoay tròn trên cái giần cái sàng rồi tiếp đó nẩy rào rào trên cái mẹt. Để rồi cuối cùng, các hạt thóc lép, các vẩy trấu cùng bụi cám và các hạt tấm li ti lần lượt dồn hết ra bờ rìa; và sau một cái hất tay nhẹ nhàng của bà cụ, đồng loạt rơi xuống và phủ lên khoảng sân một lớp bụi ưng ửng sắc vàng
CÁI NÔI
Những con chim sẻ bé nhỏ quen thuộc từ hốc nhà bay xuống khi bà cụ Cần sàng sảy gạo. Những con chim sẻ hằng ngày ríu ran trong các mảnh vườn ổi, vườn cam, vườn nhãn. Những con chim có bộ lông nâu pha xám treo mình như những quả chuông trên những cọng lúa đang chín vàng. Những con chim mỏ sừng đen nhánh túc tích trong những chân rạ ải tìm bắt sâu bọ. Những con chim tụ họp cả bầy, đông như một nắm bụi bay tung tóe lên từ những vườn hoa thành phố, từ những thảm cỏ xanh trên dải phân cách giữa đại lộ mỗi khi có một chiếc ô tô rú còi inh ỏi chạy qua. Những con chim sẻ từ các khu đồng sau vụ gặt ở ngoại thành bay về, đậu cả loạt làm thành một hình tượng trang trí trên các mái nhà cao tầng, yên bình rỉa lông cánh, để lộ lớp lông tơ trắng mờ ở phần bụng. Những con chim sẻ tắm cát, một dấu hiệu của cơn bão lũ sắp về. Những con chim sẻ đã giúp cô Tấm nhặt thóc ra thóc gạo ra gạo để cô kịp đi dự lễ hội vua mở trong cổ tích Tấm Cám. Những con chim sẻ hiền lành tốt bụng.
Thóc gạo hiển nhiên sẽ chẳng còn dư dật. Và như vậy là từ hôm ấy, trong khi thực hiện một công việc hữu ích là chăm chỉ sàng sảy phần gạo ăn hằng ngày của hai mẹ con và tiếp đó, khi tình thương mến đã thành một nếp sống, lại đóng thêm vai kẻ chăm lo việc sàng sảy cho các gia đình láng giềng, bà cụ vẫn thầm lặng đóng thêm vai: kẻ cung đốn lương thực cho bầy chim. Chà! Lương thực cho bầy chim! Thì tấm cám sàng sảy ra đấy. Và cả những hạt cơm nguội ăn chẳng hết của mình, của hàng xóm, phơi khô để dành nữa đấy còn gì! Người đi châu âu về thường ca ngợi cảnh bọn bồ câu, chim sẻ bên đó dạn người đến mức có thể sán đến mổ hạt kê hạt lúa mạch hay bỏng ngô trên tay du khách. Thì ở đây, bồng lai tiên cảnh nọ hằng ngày chẳng vẫn diễn ra trên mảnh sân nhà bà cụ Cần đó.
Ôi, những con chim thân thuộc, đông đảo và tầm thường như đại đa số chúng sinh. Nhìn chúng mải mê nhặt những hạt tấm hạt cám, phần lương thực loại bỏ mà bà cụ Cần bỗng chạnh lòng. Đồng ruộng trong xu thế đô thị hóa đang thu hẹp dần, nhường chỗ cho đường sá và các khu sao! 25 năm kể từ ngày ra mắt, Only Yesterday vẫn luôn là một trong những bộ phim hoạt hình đáng xem nhất của Ghibli, là một bài thơ tuyệt đẹp về thời niên thiếu và những ký ức lấp lánh nằm lại ở “Ngày hôm qua”.
34
TheRoom
Bà lão ơi, bà nuôi bầy chim sẻ, bà có biết như thế là bà đang nối giáo cho giặc không? Người xưa gọi chim sẻ là một lũ tiểu nhân để phân biệt với người quân tử. Chúng là một lũ bất trị. Cho đến một hôm. Đang cho lũ chim ăn, bà Cần bỗng nghe thấy một tiếng quất rất đanh trong gió. Đàn chim nhận ngay ra tiếng động cùng mối hiểm nguy, đồng loạt vụt bay. Giật thót mình, quay lại bà cụ nhận ra một gã đàn ông cao lớn râu ria xồm xoàm như người nguyên thủy, mặc đồ rằn ri, tay cắp một khẩu súng hơi Tiệp Khắc đang đủng đỉnh đi vào vuông sân nhà mình. – Chào bà cụ có tấm lòng thơm thảo. – Không dám, chào ông. Ông nói kháy gì tôi vậy, hả ông chuyên nghề sát sinh? – Hừ, đàn bà lanh lảnh tiếng đồng. Một, hẳn chiều chồng, hai, thật quý con. Tôi tin, bà là người như thế! – Vậy tôi hỏi ông… Không để bà cụ nói hết, gã săn chim đã ngả cái mũ cát két da, xoa cái đầu hói, cười hà hà đầy vẻ tự tin: – Nói ngay không cần chỉnh đây. Bà lão ơi, bà nuôi bầy chim sẻ, bà có biết như thế là bà đang nối giáo cho giặc không? Người 35
xưa gọi chim sẻ là một lũ tiểu nhân để phân biệt với người quân tử. Chúng là một lũ bất trị. Người Nhật Bổn có câu thành ngữ: Chim sẻ biết chọi nhau là lũ chim chẳng biết sợ ai. Ưu điểm duy nhất của chúng là khi chúng lên đĩa, lúc ấy chúng có tác dụng bổ thận tráng dương, bà ạ. Lui lại một bước, hai con mắt bà cụ Cần nghiêng nghiêng nhó nháy: – Ông nói gì mà nghe ghê răng thế! Nhưng ông đi săn chim ơi, ông có biết ông đang ở cái thế nguy cấp không? – Thế gì mà nguy cấp vậy, hả thơm thảo bà lão ăn thừa? – Thế thì ông không biết chuyện cổ này rồi. Con ve sầu đang bị con bọ ngựa rình ăn thịt. Nhưng con bọ ngựa đâu có biết nó đang bị con chim sẻ sắp bắt làm mồi. Trong khi đó, con chim sẻ đâu có biết một gã đi săn đang giơ súng ngắm nó. Nhưng cuối cùng, ác hại chưa, gã đi săn ngu đần quá vì không biết có con cọp đang sắp vồ mình.
CÁI NÔI
Ma Văn Kháng là một nhà văn nổi bật của nền văn học đương đại Việt Nam nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt từ khi bắt đầu thời kỳ Đổi Mới. Các tác phẩm của ông đã đạt được nhiều giải thưởng văn học và được đông đảo công chúng biết đến do được trích dẫn trong chương trình giảng dạy phổ thông môn Văn.
– Ha ha… Xem ra bà lão quê mùa cũng là con người ứng biến khôn ngoan đây. Vậy thì hôm nay tôi chịu thua bà. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng có trách nhiệm nói cho bà biết. Rằng lũ chim sẻ hoang dã này chính là giống chim phá hoại mùa màng khủng khiếp nhất. Thành ra, có nơi cả nước người ta hơn một tỷ dân đã đồng loạt mở chiến dịch tiêu diệt chúng. Cả tỷ tỷ con đã bị người ta giết chết đấy, bà ạ. Mà chúng đâu phải là loài chim đẹp đẽ mỹ miều gì cho cam. Tổ tiên chúng cách đây một trăm tám mươi triệu năm chỉ là loài bò sát gớm guốc như con cá sấu, con thằn lằn ấy, bà có biết không chứ? Trút một hơi ra mấy câu nọ, gã săn chim quay đi, nhưng được vài bước đã quay lại, trề môi: – Mà nói cho bà biết, liệu bà có chống nổi những kẻ bẫy chim đang bán cả lồng chim mấy chục con ở đầu phố nhà bà không? Đó, ở ngay đầu phố bà ở đấy. Bà ra đây mà xem này! * Tất nhiên là bà cụ Cần có lạ gì những con chim sẻ. Nhưng làm sao bà biết được tất cả những điều mà gã đi săn chim nói về giống loài chim này. Có được học hành nhiều nhặn gì đâu mà bà biết rằng cách đây một trăm tám mươi triệu năm, để thích nghi với sự biến đổi của hoàn cảnh sống, loài bò sát trên trái đất này đã dần dần biến hóa thành loài chim hiện nay. Khi đó, những chiếc vảy của chúng biến thành lớp lông vũ và các chi trước thì biến thành đôi cánh. Còn để bay được xa, toàn thân của chúng phải trở nên một khối gọn nhẹ. Và như vậy, chúng cần có một bộ xương rỗng, trong khi đôi cánh sẽ được nối liền với bộ xương nơi bả vai bằng những đường gân chắc khỏe. Bà cụ Cần xấp xỉ bảy mươi, người nhà quê cũng làm sao mà biết được những con chim sẻ này thuộc bộ sẻ, theo sự phân loại của các nhà điểu học. Bộ này gồm rất nhiều loài
sống phổ biến ở nước Anh. Rằng sẻ là giống chim ăn tạp, cả thóc lúa lẫn sâu bọ. Chúng là loài sinh vật khá thông minh. Bắt bảy con sẻ, cho đi xa 650km, thế mà có đến năm con tìm được về tổ cũ. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm như thế! Chưa hết! Sẻ là loài chim bay đường trường rất giỏi. Khi mùa xuân về, hàng vạn hàng ức con bằng đôi cánh nhỏ bé của mình đã làm cuộc lữ hành từ Nam Phi về tận Anh, và kỳ lạ là chúng về đúng nơi chúng đã làm tổ năm trướcTất nhiên là từ hồi còn trẻ bà cụ Cần có nghe người ta nói tới một thảm họa rất kỳ quái đã xảy ra với bầy chim sẻ ở một đất nước phương bắc nọ. Nhưng chuyện cũng đã lâu rồi. Và bây giờ thì bà đâu có biết, chính là nhờ tập tính bay xa mà trong lũ chim đến ăn ở sân nhà bà có nhiều con là hậu duệ của những con chim đã thoát chết sau chiến dịch tiêu diệt chim sẻ ở đất nước nọ. Chính xác là bầy chim sẻ thoát chết này đã làm cuộc tháo chạy có một không hai trong hành trình lịch sử giống loài, một cuộc thiên di ai oán chưa từng có. Chúng đã vượt hàng ngàn cây số. Trời ạ! Là bởi vì đó là những ngày náo loạn ở thế gian. Từ đâu không biết tung ra cái thông tin rằng chúng là đầu sỏ của mọi sự thất bát mùa màng. Và thế là khắp mặt đất liên tùng tục như có sấm giật chớp rung. Trống chiêng, thanh la, não bạt cho đến nồi niêu xoong chảo, tất cả những gì có thể phát ra âm thanh đe dọa đều lên tiếng. Hoảng loạn và trên thực tế là không còn nơi cư trú neo đậu, hàng tỷ tỷ con chim sẻ đã chết. Chết vì sợ hãi, vì đói khát, vì không có một hốc cây bụi rậm nào để trú ẩn, để nương thân. Chao ôi, trận tàn sát kinh thiên động địa kinh khủng đâu có thua cuộc đại hồng thủy tiêu diệt hoàn toàn lũ khủng long khổng lồ, hiển nhiên là sẽ dẫn đến họa diệt chủng, tuyệt diệt hết giống nòi, nếu không có những con chim hiểu ra sứ mệnh duy trì nòi giống của mình, đã vượt qua cuộc vây ráp 36
TheRoom
sát hại bạo tàn của đế chế, cụ Cần ở ngay trên mảnh sân Không hay biết những thực hiện một cuộc viễn du bà cụ vẫn sàng sảy, rải thóc quả cảm bằng đôi cánh, điều rắc rối của khoa học gạo và cơm nguội nuôi lũ sẻ ăn bay qua những ngọn núi hằng ngày. Đó là những ngày và lịch sử, bà cụ Cần chỉ băng tuyết, những sa mạc thật nặng nề. Bác sĩ Thuận nắng cháy, về được tới biết lũ chim sẻ là những đến bệnh viện từ sớm bửng phương nam này; và bây đến tối mịt mới trở về. Một con vật bé bỏng, yếu đuối, giờ con cháu chúng đang căn bệnh lạ, thật nguy hiểm được hưởng ân huệ từ tấm hiền lành, vui vẻ, rất đáng vừa xuất hiện ở trẻ em. Trong lòng hiền thảo, nhân từ của vòng một tuần lễ đã cướp đi yêu đáng thương vì chúng bà cụ Cần. sinh mạng của hai đứa trẻ. Cả Không hay biết những điều thường xuyên bị đói. ngành y lao vào cuộc nghiên rắc rối của khoa học và lịch cứu mà chưa tìm ra nguyên sử, bà cụ Cần chỉ biết lũ chim sẻ là những con vật nhân và thuốc đặc trị. bé bỏng, yếu đuối, hiền lành, vui vẻ, rất đáng yêu – Thuận à. Con ăn cơm đi. Trông con hốc hác quá. đáng thương vì chúng thường xuyên bị đói. Bà là Mẹ biết rồi. Con đang lo. Mẹ có thể giúp gì được một phụ nữ giàu lòng thương yêu. Chồng là liệt sĩ. con lúc này? Bà một mình nuôi con trong tình yêu thương nọ. Và Bác sĩ Thuận bơ phờ trong công cuộc chống trả Thuận con trai bà, học hết trung học, chọn nghề y căn bệnh lạ nọ quay lại, sửng sốt khi nhìn thấy trên lập nghiệp cũng là thực hiện ý nguyện chia sẻ tình tay người mẹ già hiền hậu của mình là những chiếc thương, cứu nhân độ thế của bà. Cuối cùng, trong lồng chim sẻ nho nhỏ, trong đó mỗi chiếc nhốt những điều gã thợ săn nói, bà chỉ quan tâm tới một chừng chục con một.Cuối cùng thì không chỉ là chi tiết: có những kẻ chuyên nghề bẫy chim đang sửng sốt mà còn là vô cùng kinh ngạc, khi thấy bà bán cả chục con chim sẻ ở đầu phố của bà. Và bà mẹ xách mấy cái lồng chim đó đến bệnh viện. Và tức tốc đi ngay tới đó. sau khi hỏi han các cô y tá, bà cụ liền đi đến nơi * ba đứa trẻ bị bệnh nặng nhất đang nằm thoi thóp Không ngờ là có một ông lão bẫy chim sẻ rồi đem trước tử thần trong lo sợ vô phương cứu chữa của bán làm mồi nhắm cho những quán ăn thật! Cũng cha mẹ chúng. Tất cả ba đứa trẻ đều mới chỉ tám không ngờ công việc bẫy chim lại đơn giản như chín tuổi. thế. Công cụ chỉ là một tấm lưới giăng trên hai – Bà! Bà làm gì thế, bà? chiếc cọc bất thình lình ụp xuống lũ chim háu đói Các cô y tá cùng kinh ngạc và đồng thanh cất đang ham ăn. Hừ, hóa ra để hủy diệt một sự sống tiếng hỏi khi thấy bà cụ Cần bế từng đứa trẻ ra cũng chẳng khó khăn gì thật. Nhưng cũng thật ban công. Và sau khi làm điểm tựa cho chúng ngồi không ngờ, cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Cần và ông thì bà cụ lần lượt bảo từng em mở cửa từng chiếc lão bẫy chim lại chuyển đổi, tạo nên một tình thế lồng, thả ra tám con chim sẻ đúng độ tuổi của thật bất ngờ. Bất ngờ, đến nỗi, gã thợ săn chim lần mình, cho chúng bay lên trời. này đến sân nhà bà Cần để quyết hạ thủ mấy con – Mẹ làm cái trò vớ vẩn gì thế! – Anh con trai bà cụ, sẻ làm thức nhắm, liền há hốc mồm và đứng như bác sĩ Thuận, là người cuối cùng trong bệnh viện trời trồng. Góc sân nhà bà Cần đang giăng một biết sự việc này. Chạy đến, khi bà mẹ quê mùa vừa tấm lưới ni lông mảnh như tơ và trong cái lồng để cho đứa trẻ cuối cùng mở cửa chiếc lồng thứ ba và ở hiên đã lúc rúc cả mấy chục con bị bắt làm tù từ đó những con chim sẻ vụt bay ra như những ánh binh rồi. chớp, định trách cứ bà mẹ bằng một câu nói cửa – Ha ha… Trăm cái hay xoay cả vào lòng là thế miệng quen thuộc đại loại như thế, nhưng may mắn đấy! Có phải không, hỡi mụ đàn bà đạo đức giả, anh đã kịp thời ngậm miệng. miệng nam mô bụng một bồ dao găm kia! Lễ phóng sinh, cứu khổ cứu nạn của tấm lòng mẹ Không một lời đáp trả, bà cụ Cần cứ lẳng lặng với từ bi nhân ái khiến anh ngây người, nín lặng. Ngây công việc đang làm của mình, như không hề nghe người nín lặng trước hết vì đang đối diện với một thấy những lời giễu nhại của gã thợ săn. Mặc gã, hiện thực siêu tầm, sau nữa là cảnh tượng vỗ cánh việc cần làm thì sá gì những kẻ đã vụ lợi lại quen bay lên của bầy chim. nghề đâm bị thóc chọc bị gạo. Công việc giăng lưới bắt những con chim sẻ của ông lão chuyên nghề bẫy chim từ hôm ấy được sự trợ giúp của bà 37
CÁI NÔI
Bay lên, bay lên nhẹ nhàng mà khỏe khoắn, những cánh chim sẻ quạt gió, như đang quyết trút bỏ tất cả khổ nạn nhọc nhằn của cõi trần gian. Như đang quyết rũ bỏ ốm đau bệnh tật rủi ro đeo bám rắp tâm hủy hoại sinh mệnh mỗi nhân quần. Những cánh chim nhỏ bé đại diện của sức sống tiên thiên. Những cánh chim hiện thân của những sinh linh bất tử, biểu trưng cho một trạng thái cao đẳng của công cuộc sinh tồn. Những cánh chim, hình ảnh của thiên sứ mang thông điệp thiên định về một hy vọng kỳ diệu và thật sự lớn lao. Hy vọng, sự tròn đầy của cuộc sống, không có nó sao có được sự trọn vẹn nơi cõi đời. Từ ban công căn phòng bệnh nhân nhìn ra bầu trời, cảnh tượng càng lúc xem càng trở nên huyền hoặc và kỳ vĩ. Vì lúc này không chỉ là những cánh chim sẻ hiền lành, thậm chí tầm thường đã mắc vòng oan nghiệt, đang trong cuộc cởi thoát, biến hóa thành những ảo thể ảo hình. Hòa vào khúc hoan ca của bầy chim sẻ đang thay bà cụ Cần thể hiện tấm lòng nhân ái bao la còn là những con chim thuộc giống loài khác. Đan dệt ngang trời là những sải cánh dài và nhọn như hai mũi tên của bầy chim én. Vi vút những đường bay kỷ hà học là những con nhạn cánh đen ức trắng. Còn những con sáo mỏ vàng, cánh in vệt vôi trắng và lũ chào mào chóp lông nhỏm cao trên chỏm đầu. Và không thể thiếu bồ câu với đôi cánh dày nặng nhưng êm ái và tiếng gù ấm áp thân thương. Những con chim, những sinh vật có cánh đẹp nhất thế gian, các ca sĩ chuyên nghiệp bẩm sinh, đem lại niềm vui, hy vọng và tình yêu cuộc đời cho mọi người khác.
Ông đã sáng tác hơn 20 tiểu thuyết, gần 200 truyện ngắn, phần lớn lấy cảm hứng từ sử thi và thế sự đời tư, đề cập phần nhiều đến cuộc sống và con người vùng Tây Bắc. Tác phẩm mới nhất và theo dự kiến cũng là tác phẩm cuối cùng của ông vừa được xuất bản vào tháng 9 năm 2017, chính là tiểu thuyết Chim én liệng trời cao.
38
TheRoom
Con chim se sẻ Nó ăn gạo tẻ Nó hót líu lo Nó ăn hạt ngô Nó kêu lép nhép
Nó ăn gạo nếp Nó vãi ra sân Ơ láng giềng gần Xua con chim sẻ. Đồng dao Việt Nam
39
The Drink
Cùng đến với những câu chuyện tự sáng tác của các độc giả mà The Breakfast Room đã chọn lọc và đưa vào số báo này với chủ đề “Cái Nôi”.
Hình minh họa của họa sĩ abc
40
The Drink
Hoa Cẩm Cù
Tác giả Trần Thiên Hương
T
rống vào tiết thứ hai. Tôi mở cuốn sách giáo khoa để trên bàn và hơi ngạc nhiên: Một tờ giấy xinh xắn gập đôi đặt ở ngay trang đầu. “Ba giờ chiều mai, bạn có thể đến chơi nhà mình được không? (Phòng 406, nhà A5, khu Quang Trung). Trả lời mình ở nhà để xe lúc tan học. Kiên” .Nóng bừng hai má, tôi gấp vội cuốn sách chỉ sợ Hoàng Anh ngồi ngay cạnh tôi nhìn thấy. May quá, nó còn đang mải giằng thước kẻ với cái Ngọc ở bàn trên. Kiên ư ? Tôi nhìn lên góc trong cùng bên phải, dãy bàn thứ ba. Người ngồi chỗ ấy đang chăm chú xem lại vở, mái tóc rậm dựng lên nghịch ngợm trên ô cửa sổ mờ sương của buổi sáng cuối năm, khuôn mặt ngăm đen với sống mũi cực thẳng, tỉnh queo như không biết gì. Mỗi lần nhìn Kiên là tôi lại nhớ tới thuyền trưởng Nê -mô trong một bộ phim Nga, bởi cái gì trên mặt cậu ta cũng gãy gọn, sắc nét. Chỉ khác một điều, vẻ mặt Kiên luôn ẩn chứa một tinh thần hài hước, thâm thúy, còn thuyền trưởng Nê-mô thì lại nghiêm nghị. Kiên đấy- kẻ gây cho tôi những tổn thương không gì dễ quên, và bây giờ thì lại đường đột mời tôi đến nhà chơi. Không lẽ tính hài hước buộc phải đi đôi với cả sự vô tâm nữa sao? Thật khó hiểu. Kể ra, chúng tôi có thể là những người bạn cùng lớp hòa thuận. Mặc dù ít khi hưởng ứng những trò đùa tếu do cái miệng ba hoa và hơi ác của Kiên đề xướng trong các buổi học, tôi không hề tỏ ra khó chịu với Kiên. Cậu ta được mệnh danh là “Cái Dằm” - Một cái dằm đôi khi châm chích rất đúng lúc, thường đem lại cho cả lớp những trận cười sảng khoái thì có gì là đáng ghét đâu. Hoàng Anh có lần bảo tôi: “Miên này, lớp mình mà không có Kiên” dằm “,chắc là sẽ buồn lắm đấy nhỉ?”. Tôi đồng tình ngay. Cứ thử tưởng tượng lớp mười hai toán này không có vẻ mặt hài hước của Kiên xem..
41
CÁI NÔI
Phải rồi, tôi với Kiên sẽ cứ sống hòa thuận mãi nếu như không có một buổi chiều nọ, không có trò đùa độc ác của cậu ta. Tôi là con gái của một người quét rác, nhưng lại thi đỗ vào lớp chuyên mấy năm nay- một lớp chuyên với phần lớn bạn bè có hoàn cảnh sống đàng hoàng hơn tôi. Đêm đêm dậy mở cửa cho mẹ, cảm nhận rõ cái mùi bụi bặm trên quần áo mẹ, tôi thương mẹ nao lòng và lại nhớ đến các bà mẹ phấn son thơm nức, thỉnh thoảng đến họp phụ huynh ở lớp tôi. Mẹ tôi tuổi Dậu, cầm tinh con gà. Phải chăng vì thế mà đời mẹ luôn vất vả sớm khuya khi làm vợ bố tôi, một người lính biền biệt xa nhà? Thương mẹ, tôi đã nhiều lần đi làm thay mẹ, những khi mẹ cảm cúm không kịp báo nghỉ. May là tôi vào loại có sức vóc. Chạng vạng chiều tối hôm ấy, tôi cùng hai cô trong tổ của mẹ quét đường bà Triệu. Bụi mù mịt, lá vàng chạy tơi tả theo từng nhát chổi. Đúng lúc đó tôi nhìn thấy Kiên. Tay ôm một bọc sách dày, có vẻ như cậu ta vừa từ hiệu sách về. Hẳn là Kiên cũng nhận ra tôi, đằng sau tấm khăn hoa cũ bịt gần kín mặt. Trong một thoáng, tôi còn bắt gặp ánh mắt Kiên trước khi cậu ta quay đi, vờ như không trông thấy tôi.
Chuyện chỉ có thế thôi và tôi sẽ thầm cảm ơn cử chỉ tinh tế của Kiên biết vao nếu như hôm sau trên bảng lớp không xuất hiện tờ biếm họa. Một và lão mũi khoằm cưỡi trên cây chổi dài, tóc tung bay trong gió. Hơn ai hết tôi biết ngay đó là bức tranh “phù thủy Baba Yaga”. Tôi chỉ còn biết lặng lẽ khóc trong tiếng cười tán thưởng của đám con trai nghịch ngợm và cái xiết tay an ủi của Hoàng Anh.. Sau trò đùa độc ác đó, cũng lặng lẽ, tôi tránh xa Kiên với lòng khinh bỉ vô hạn. Nhìn những cái áo khoác ngoại đắt tiền với những chiếc quần bò đang thịnh mốt Kiên mặc cũng đủ biết cậu ta không cùng đẳng cấp với một con bé ở ngoài đê, hai mùa đông vẫn chỉ mặc độc mặc một cái áp rét đã lạc mốt như tôi. Nhưng Kiên dám lấy quyền gì để đem nghề nghiệp của mẹ tôi ra mà giễu cợt cơ chứ ? Con gái thường hay thù dai. Từ ngày ấy đến nay, tôi gần như không mở miệng nói câu nào với Kiên, mặc dù cậu ta đã có lời xin lỗi ngay hôm xảy ra sự việc và nhiều lần tìm cách làm lành.
“Mình thường rất nể những bạn gái học giỏi..” Khổ một nỗi, cứ nhìn cái mặt điển trai không hề biết đến buồn chán của Kiên là tôi lại nhớ ngay đến cái buổi chiều chạng vạng quèn quẹt cái chổi dạo nọ. Có thể nói, Kiên là một kẻ thù lặng lẽ luôn khuấy đảo mặc cảm nghèo khó trong tôi. Vậy mà bây giờ cậu ta còn bày đặt ra cái trò “gửi thư” mời tôi đến nhà chơi. Lại một trò đùa ác ý nữa chăng? Tan học, tôi vội vã lao ra khỏi lớp trước tiên, lấy xe đạp trước tiên và lên xe đạp thẳng không một lần ngoái lại. Kì thực, tôi ước sao tôi có thể nhìn tận mắt vẻ mặt Kiên lúc đó - lúc mà tôi bỏ đi trước mũi cậu ta. “Mình thường rất nể những bạn gái học giỏi..” Một tuần sau, tôi lại nhận được thư của Kiên. Thư kẹp trong cuốn bài tập Vật lí, đưa tận tay cho tôi trong buổi Kiên cùng Hoàng Anh và Quang, một cậu bạn trong hội nghịch ngợm của Kiên,
Hình minh họa của họa sĩ abc
42
The Drink
Hình minh họa của họa sĩ abc
43
CÁI NÔI
đến nhà tôi chơi vào một chiều chủ nhật. Có cả Hoàng Anh và Quang, không khí giữa tôi và Kiên có phần đỡ sượng sùng. Hơn nữa, mẹ vẫn dặn tôi con gái phải biết nhiệt tình, ân cần khi tiếp khách. Chỉ là hơi lạ vì hôm đó, “Cái Dằm” lớp tôi không một lần trổ tài đùa tếu, ít nói hẳn khiến một đứa vô tâm như Hoàng Anh cũng phải ngạc nhiên. Thậm chí, “Cái Dằm” lại còn biết nói một câu rất chi là lãng mạn, khi thấy mấy giỏ phong lan bố tôi vừa đem về: - Hôm nào mình sẽ cắt cho Miên một cành cẩm cù. Hoa nó thơm, dễ chịu lắm. Miên thích trồng hoa cẩm cù không? “Mình thường rất nể những bạn gái học giỏi. Vì thế, ngay từ năm lớp mười một mình đã rất nể Miên. Không ngờ cái bệnh tếu của mình đã nhiều phen làm Miên phải khó chịu (ở nhà, bố mẹ mình vẫn gọi mình là chú Tễu đấy). Biết làm sao được khi sinh ra mình đã là một thằng bé hay cười? Chỉ mong Miên tin một điều: Buổi chiều gặp Miên ở đường Bà Triệu thật khó quên đối với mình, bởi vì từ lúc đó mình chợt nhận ra: Miên
thực sự giỏi giang hơn mình biết bao nhiêu. Một lần nữa, xin Miên thứ lỗi cho mình về bức tranh nhé. Miên có tin không,” Cái Dằm mỗi khi gặp Miên thì lại muốn tự châm cho mình một cái rõ đau đấy. Kiên”. Chắc Kiên chưa biết rằng hôm qua cậu Quang đã thú nhận với tôi chính cậu ta mới là tác giả của bức tranh nọ. Tôi đã từng được xem hoa cẩm cù nở. Những bông hoa màu hồng tím nom như các ngôi sao tí hon ấy thường chỉ tỏa hương về đêm - một mùi hương kín đáo rất khó nhận ra.
Miên có tin không,” Cái Dằm mỗi khi gặp Miên thì lại muốn tự châm cho mình một cái rõ đau đấy. Kiên”.
44