Bài nhóm 4 _ Tạp chí Sống Tròn Flipbook PDF

Bài nhóm 4 _ Tạp chí Sống Tròn

33 downloads 103 Views 81MB Size

Recommend Stories


I '11M 4...bai
SENADIS Ministerio de Desarrollo Social Gobierno de Chile SERVICIO NACIONAI4 DE LA DISCAPACIDAD VAS/G E' REF.: Aprueba convenio de transferencia de

Planik. Bai? Febrero Febrero
Planik 1. Antzerkia - Zinema / Teatro - Cine 2. Beste Batzuk / Otros 3. Erakusketak / Exposiciones 4. Irteera - Ingurugiroa / Salida Medio Ambiente 5.

Story Transcript

SỐNG TRÒN ĐỊN H

HÌNH

PH ONG

CÁCH

SỐNG

001/THÁNG 01 NĂM 2023

xuân

Khúc tình

Lạ Gap Year Đẹp Xấu

cho những bước chân mỏi Rolls-Royce trình làng bộ sưu tập

SUV Cullinan

JEE NHẬT HẠ SỐNG Ở HIỆN TẠI LÀ ÐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT

Gi á : 79, 0 00vn đ

123 456 7891011 12131 14156

ISSN 1998 1999

Thành Viên Nhóm 4 8

Tạp chí Sống Tròn

Nguyễn Thị Lương 2066032003

Trần Mạnh Khôi 1936030026

Nguyễn Phúc Bảo Quỳnh 2036032011

Nguyễn Công Minh 2036030006

Võ Ngọc Xuân Trang 2066032007

Lời ngỏ

Bạn đọc thân mến!

Lời đầu tiên Ban biên tập Tạp chí Sống Tròn xin gửi những điều may mắn và tốt đẹp nhất đến tất cả quý bạn đọc trong năm mới 2023. Ai trong chúng ta cũng muốn mình luôn xinh đẹp để tự tin tỏa sáng ở bất kỳ nơi đâu. Chúng ta cũng cần bồi dưỡng cả trong tâm hồn, làm phong phú đời sống tinh thần nhằm hoàn thiện bản thân. Với slogan “Định hình phong cách sống”, Tạp chí Sống Tròn mong muốn trở thành nguồn cảm hứng, cung cấp những kiến thức tuy không mới nhưng thiết thực đến bạn đọc. Qua đó lan toả lối sống tích cực, tinh thần lạc quan, hướng đến định hình lối sống cho những con người có tâm hồn, có trí tuệ, biết chia sẻ và biết làm chủ cuộc sống của chính mình. Bạn đang có trên tay số ra mắt đầu tiên của năm 2023 Tạp chí Sống Tròn với chủ đề “Sống cho hiện tại”. Tinh thần của “Sống cho hiện tại” được thể hiện trong bài phỏng vấn ca sĩ Jee Nhật Hạ cô gái nghị lực vượt qua những giây phút khó khăn nhất và luôn giữ bản thân đi đúng đường; Blogger Chi Nguyễn - người lan tỏa, truyền cảm hứng về chủ nghĩa sống tối giản đến mọi người, đặc biệt là những người đang mải rối ren quay cuồng trong mớ bòng bong từ mọi thứ xung quanh ,... Ngoài ra, chuyên mục khám phá thế giới mỗi kỳ 1 quốc gia trong số phát hành tháng 1/2023 chọn giới thiệu đến bạn đọc đất nước Nhật Bản: Wabi Sabi - một triết lý sống đơn giản và vô thường của người Nhật, văn hoá Trà Đạo. Chuyên mục thời trang sẽ nói về phong cách minimalism đơn giản, tinh tế và hiện đại. Cùng những chuyên mục, bài viết khác hứa hẹn sẽ đưa bạn đến những vùng đất mới, khám phá vẻ đẹp giao thoa giữa văn hoá, giữa thiên nhiên với tâm hồn con người. Tạp chí Sống Tròn gợi ý về nhân vật, địa điểm, hoàn cảnh, phong cách sống,… nhưng chính bạn là người sẽ quyết định lựa chọn: một lối sống đơn giản và bạn có thể tận hưởng từng phút giây đang sống; hay một thế giới đa chiều mà bận rộn quay cuồng. Tình yêu cuộc sống từ những điều nhỏ bé, nó tồn tại ngay tại nơi bạn đang đứng, chỉ có điều bạn sẵn lòng tìm kiếm và nhận ra nó hay không. Đó chính là thông điệp của Tạp chí Sống Tròn: hãy là người vị tha, bao dung, sâu lắng để tận hưởng hạnh phúc ở hiện tại, góp phần định hình phong cách sống cho bạn. Một lần nữa thay mặt Ban biên tập Tạp chí Sống Tròn chúc quý bạn đọc có một năm mới thật vui vẻ bên gia đình, bạn bè, có sức khỏe dồi dào để hoàn thành những kế hoạch, thử thách, những hoài bão như mình mong muốn.

Ban biên tập Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn

9

Tổng Biên tập Nguyễn Thị Lương Phó Tổng Biên tập Nguyễn Phúc Bảo Quỳnh Thư ký Toà soạn Võ Ngọc Xuân Trang Biên Tập

Mục lục

Nguyễn Công Minh Nguyễn Phúc Bảo Quỳnh Võ Ngọc Xuân Trang Mỹ thuật & thiết kế Trần Mạnh Khôi Liên hệ quảng cáo Nguyễn Công Minh Phát hành Trần Mạnh Khôi Nguyễn Thị Lương Toà soạn 12 Kỳ Đồng, phường 9, quận 3, TP. Hồ Chí Minh ĐT: +84 28 38 86 86 86 Email: [email protected] Website: www.songtron.vn Giấy phép hoạt động báo chí của Bộ thông tin và truyền thông Số 304/ GP.BTTTT Bản ghi và in tại nhà in Lê Quang Lộc, quận 3, TP. Hồ Chí Minh

SỐNG TRÒN ĐỊNH

001

HÌNH

PHONG

CÁCH

SỐNG

001/THÁNG 01 NĂM 2023

xuân

Khúc tình

Lạ

Đẹp

Gap Xấu Year

cho những bước chân mỏi Rolls-Royce trình làng bộ sưu tập

SUV Cullinan

JEE NHẬT HẠ SỐNG Ở HIỆN TẠI LÀ ÐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT

Giá: 79,000vnđ

123 456 7891011 12131 14156

ISSN 1998 1999

12

Chi Nguyễn - Tối giản để được sống nhiều hơn

24

Jee Nhật Hạ: Sống ở hiện tại là điều quan trọng nhất

36

Hoa Ban Tình yêu xứ Tây Bắc

Phong cách sống

“Sống”

Chi Nguyễn - Tối giản để được

nhiều hơn

Công Minh Ảnh: Từ Blog nhân vật

Tối giản không chỉ là việc từ bỏ đồ đạc thừa thãi, mà còn là việc thay đổi tư duy. Bạn muốn sống tối giản? Trước tiên, hãy hít một hơi thật sâu, dũng khí rất cần thiết trong hành trình đến với chủ nghĩa tối giản.

12 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 13

C

Phong cách sống

hi Nguyễn (tên đầy đủ Nguyễn Phương Chi) được biết đến là tác giả của blog The Present Writer, môt trang blog lan tỏa lối sống tối giản tích cực. Bắt đầu tìm hiểu sống theo phong cách tối giản (Minimalism) từ năm 2014, sau một lần dọn nhà đầy căng thẳng, mệt mỏi tại Mỹ, Chi Nguyễn hy vọng sẽ lan tỏa phong cách sống này đến nhiều người hơn nữa thông qua blog của mình. “Viết” là món quà từ cuộc sống Chi Nguyễn giải thích về tên gọi của Blog The Present Writer là cách viết tiếng Anh cổ để xưng danh hoặc liên hệ đến tác giả bài viết, tạm dịch là “người viết ở hiện tại”. Ý nghĩa này thể hiện chiếc Blog mang trải nghiệm của tác giả muốn gửi đến người đọc theo cách nhìn riêng của tác giả, nên không có gì là tuyệt đối đúng hay tuyệt đối sai, chỉ có chủ quan và khách quan. “Present” cũng có thể hiểu là “quà tặng” (gift), với Chi Nguyễn cuộc sống đã là một món quà và mỗi người đều được tặng thêm một món quà nữa - đó là khả năng riêng của từng cá nhân, mà món quà cuộc sống dành cho cô là “Viết”. Đề tài trên The Present Writ14 Tạp chí Sống Tròn

er khá đa dạng: học tiếng Anh, du học, giáo dục, kỹ năng mềm, du lịch, phong cách sống, quan hệ xã hội, chủ nghĩa tối giản… tất cả đều là trải nghiệm thực tế của chính Chi Nguyễn, những điều khiến cô trưởng thành hơn. Cô chia sẻ nó đến mọi người, lan tỏa những suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan, tư tưởng cầu tiến đến bạn đọc với phương châm “Hy vọng qua blog của tôi, bạn tìm thấy điều gì đó có ích cho cuộc sống của bạn”. Một điều mà có lẽ chính bản thân Chi Nguyễn cũng không ngờ tới đó là blog của cô dần được yêu thích và thu hút được rất nhiều sự quan tâm, tới hiện tại The Present Writer đã phát triển thành một cộng đồng lớn, lên tới hàng nghìn thành viên cùng chia sẻ, học hỏi lẫn nhau để xây dựng một cuộc sống tích cực, hiệu năng, và giàu ý nghĩa. Bạn đọc ví von blog là “khu vườn xanh yên tĩnh” vì họ cảm thấy đọc blog như bước vào một thế giới trong trẻo, mát lành, yên ả khác với những ồn ào trên mạng Internet và cuộc sống bên ngoài. Tối giản từ nhiều khía cạnh cuộc sống Chi Nguyễn trăn trở rằng không ít người mặc định phong cách sống tối giản chỉ là việc từ bỏ đồ đạc thừa thãi mà không hiểu sâu bên trong

ý nghĩa của lối sống này. Sở dĩ gọi là tối giản là “lối sống” hoặc “chủ nghĩa” là vì lựa chọn phong cách sống này đồng nghĩa với việc bạn phải tối giản cuộc sống theo hệ thống về mặt vật chất và phi vật chất: tối giản đồ đạc, tối giản tư tưởng, tối giản cách làm việc, tối giản các mối quan hệ, tối giản thói quen sinh hoạt, quản lý tài chính, quản lý thời gian… chắc chắn nó sẽ trải dài nhiều mặt hiện hữu trong cuộc sống của bạn. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng bạn BẮT BUỘC phải tối giản tất cả mọi thứ mà là tối giản có chọn lọc, bạn cố gắng thay đổi hết mức có thể chứ không phải là tối giản nó một cách vô lý. Tất cả tùy thuộc vào lựa chọn của mỗi người mà thôi. Nói cách khác, chủ nghĩa sống tối giản là tư duy sàng lọc mọi thứ không cần thiết để tập trung vào những thứ cần thiết và thật sự quan trọng. Sau hơn 5 năm, Chi Nguyễn nhìn nhận rõ hơn về hành trình của mình và hiểu tại sao bản thân chọn tiếp cận chủ nghĩa tối giản theo hướng mở rộng, nhẹ nhàng, bao dung. Ngoài ra, cô nàng blogger cũng đã tìm được tên gọi phù hợp, thể hiện rõ hơn



Chi Nguyễn sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Việt Nam nhưng cô lại quyết định lập nghiệp và định cư tại Mỹ. Chi Nguyễn là tiến sĩ giáo dục chuyên về các chính sách, lãnh đạo, và giáo dục so sánh. Các nghiên cứu của Chi Nguyễn xoay quanh vấn đề bình đẳng xã hội và cơ hội học tập cho thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn. Hiện tại, cô tham gia giảng dạy và nghiên cứu tại một trường đại học công lớn ở Mỹ thuộc Bang Pennsylvania (The Pennsylvania State University), Mỹ với vị trí Assistant Professor (tạm dịch: Phó giáo sư dự khuyết).



Tạp chí Sống Tròn 15



Phong cách sống

“Viết luôn là ‘thứ của tôi’ và luôn đồng hành cùng tôi bất kể rào cản ngôn ngữ, văn hoá, và biên giới. Bạn có thể hiểu blog này là nơi tôi tặng món quà của tôi cho bạn - đó là những trải



nghiệm và con chữ của tôi. Bạn có thể nhận hay không nhận, nhưng hãy nhớ rằng, tôi sẽ luôn ở đây, và món quà sẽ luôn chờ đợi, dành riêng cho bạn” _ Chi Nguyễn

16 Tạp chí Sống Tròn

thông điệp của mình, hướng đến một chủ nghĩa tối giản một cách trọn vẹn “holistic minimalism”. Điểm cốt lõi của holistic minimalism xoay quanh câu hỏi: “Làm sao để ta sống hiệu năng, tích cực hơn, bỏ bớt đi những thứ thừa thãi, không còn ý nghĩa để dọn chỗ cho những điều cần thiết, ý nghĩa hơn và đón thêm cơ hội mới?”- Chi Nguyễn chia sẻ trên blog. Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản - và hơn thế Đúc kết những trải nghiệm và nhận thức của bản thần về chủ nghĩa tối giản, Chi Nguyễn đã chấp bút viết Một cuốn sách về chủ nghĩa tối giản, trong đó luận bàn sâu sắc về những vấn đề gần gũi với cuộc sống thường ngày, bằng giọng văn cô đọng, khiêm tốn và đồng cảm, thấu hiểu. Cuốn sách được xuất bản lần đầu năm 2018. Trong tác phẩm đầu tay của mình, Chi Nguyễn nhắc đến nhiều khía cạnh cụ thể để người Việt có cái nhìn “thông thoáng” hơn về chủ nghĩa sống tối giản: 1. Về quan điểm mua sắm: Chọn những thứ “cần mua” thay vì “muốn mua”, nhấn mạnh vào chất lượng hơn số lượng của từng món đồ.

“Mẹo 72 giờ” của Chi Nguyễn: Ghi lại món đồ mình muốn mua lên tờ giấy ghi chú và xem lại sau 72 giờ, nếu nhất thời ham muốn thì bạn sẽ quên nó đi. 2. Tích trữ đồ đạc Chúng ta thường có xu hướng giữ lại những thứ không dùng đến nữa vì nó có ý nghĩa, giá trị kỉ niệm gì đó. Hoặc đối với người Việt ở thế hệ cha mẹ, ông bà thì có tâm lý tiếc của, không nỡ bỏ đồ đạc nếu nó chưa hư hỏng hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn nên tập trung vào những điều mà bạn cho là quan trọng nhất, và lấy hết dũng khí bỏ đi những thứ mà bạn thấy “có cũng được, không có cũng chẳng sao”. 3. Sử dụng mạng xã hội Chúng ta thường kết bạn quá nhiều, kết bạn với những người không thực sự quen biết, follow nhiều bảng tin giật gân drama khiến cho chúng ta dễ rơi vào trạng thái tiêu cực, ganh tị. Lựa chọn đúng đắn là có thể unfriend (bỏ kết bạn) hoặc unfollow (bỏ theo dõi) những nguồn thông tin không đáng xem. Tiết kiệm thời gian trung bình mỗi ngày dành cho mạng xã hội, để dành thời gian cho những công việc ý nghĩa hơn. 4. Về tài chính: Mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng và đặt lệnh

chuyển khoản tự động khi có lương, không kiểm tra tài khoản tiết kiệm này thường xuyên để tránh động vào số tiền để riêng này. Đọc nhiều sách về tài chính, nghe podcast và radio shows về tài chính như Optimal Finance Daily hay The Dave Ramsey Show, kênh Youtube về quản lý tiền cho người trẻ The Financial Diet. Chi Nguyễn đã lan tỏa những thông điệp tích cực của mình đến đông đảo các bạn trẻ, cộng đồng quốc tế và cộng đồng Việt Nam thông qua Blog, Kênh Podcast, Youtube và sách của mình. Thử xem những điều mà Chi Nguyễn đã chia sẻ qua những kênh này, bạn sẽ nhận thấy chủ nghĩa tối giản bao trùm lên toàn bộ nội dung mà Chi Nguyễn tạo ra. Nhưng, đó không chỉ là chủ nghĩa tối giản, đó còn là tư tưởng cầu tiến, sự thúc giục bạn phải học - đọc - nghe - xem thật nhiều, thu nạp kiến thức không ngừng nghỉ để phát triển bản thân. Bạn càng học hỏi, càng trải nghiệm nhiều bạn sẽ hiểu và yêu bản thân mình hơn. Từ đó bạn sẽ có thể thực hiện chủ nghĩa tối giản một cách dễ dàng hơn. Nói cách khác, bạn sẽ biết rõ bạn cần gì để tối giản những thứ không cần thiết cho cuộc sống. Tạp chí Sống Tròn 17

Phong cách sống

cho những bước chân mỏi Công Minh - Nguyễn Lương Ảnh: Internet

Từ một trào lưu xuất phát ở phương tây rồi dần thịnh hành tại các nước phát triển, Gap Year đã trở thành nét văn hoá mới được hình thành bởi nhu cầu của xã hội hiện đại.

C

on người hiện đại gần như dành cả “thanh xuân” cho những guồng quay khốc liệt của cuộc sống. Hầu hết ai cũng phải trải qua vòng lặp đi học, đi làm, về nhà, làm bài tập, chạy deadline, kiệt sức ngủ thiếp đi. Và rồi ngày hôm sau thức dậy, mọi thứ lại tiếp diễn mà chẳng kịp cho ai dừng lại để nhìn nhận hay hoài nghi về những giá trị mà mình theo đuổi. Thậm chí có người chưa biết được bản thân đang muốn gì và cần gì, hoặc chưa từng nghĩ tới. Đa số họ cảm thấy lạc lối, họ tự hỏi mình đang ở đâu? tại sao mình đang đi trên con đường này? Và liệu là nó dẫn tới đâu?… Chính vì vậy, nhiều người quyết định dừng lại, cho mình một khoảng thời gian để thực hiện cuộc hành trình khám phá bản ngã. Họ chọn “gap year” như một cách “bấm nút” tạm dừng cuộc sống bận rộn quay cuồng. “Gap year” thường được hiểu một cách nôm na đó là khoảng thời gian “nghỉ giữa hiệp” không đèn sách, không công việc, không deadline, tạm gác

18 Tạp chí Sống Tròn

những âu lo của hiện tại để trải nghiệm một cuộc sống khác, để trả lời những câu hỏi chưa có giải đáp. Trước kia, gap year phổ biến ở những bạn trẻ mới tốt nghiệp trung học phổ thông mà chưa muốn vào đại học hoặc tốt nghiệp Đại học mà chưa muốn đi làm ngay. Hiện nay, nhiều người đã đi làm cũng chọn gap year như một xu hướng. Các “gapper” có nhiều mục tiêu đa dạng cho khoảng thời gian gap year của mình và khoảng thời gian đó không nhất thiết phải là 1 năm, mà có thể chỉ từ 3 - 6 tháng tùy vào kế hoạch của mỗi người. Có người lựa chọn du lịch khám phá những vùng đất mới, tiếp xúc với những không gian văn hoá mới và gặp gỡ những con người mới; có người chọn học một

môn mà họ đã thích từ lâu; có người làm một công việc khác hoàn toàn để trải nghiệm và thử sức; còn một hình thức gap year khác là trở thành tình nguyện viên để đóng góp cho cộng đồng.

nghiệm sống, tìm kiếm cơ hội cho bản thân. Có thể sau đó bạn có một cái nhìn toàn diện hơn về bản thân, hiểu mình rõ hơn, thậm chí bạn có thể xác định được mục tiêu thực sự của cuộc đời.

Dù dưới hình thức nào đi chăng nữa, mục tiêu chung của gap year là để sống chậm lại và nhìn nhận bản thân, bên cạnh đó là tích lũy kinh

Dừng lại một chút, thử nhìn sâu vào bên trong chính mình và chậm rãi quan sát thế giới xung quanh để rồi bạn sẽ thấy còn vô vàn điều đáng quý để học hỏi, trải nghiệm và tận hưởng trong cuộc sống. Tuy nhiên, bạn nên có kế hoạch kỹ lưỡng, đặc biệt là về tài chính, để thời gian gap year diễn ra tốt đẹp, hạn chế tối đa rủi ro, sao cho khoảng thời gian bạn dành ra cho gap year trở nên hữu ích và đảm bảo rằng bạn sẽ tận hưởng được trọn vẹn cả quá trình. Tạp chí Sống Tròn 19

Phong cách sống

PHỤ NỮ HIỆN ĐẠI

C

ác chuyên gia về nhan sắc thường giảng dạy rằng: “Phụ nữ bất luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đẹp”. Phụ nữ nên giữ sự chỉn chu và tươi tỉnh nhất có thể... Nhưng ở góc độ khác, tôi có quan niệm khác. Tôi

20 Tạp chí Sống Tròn

Nhài Nương Ảnh: Internet

thích, hâm mộ và kính trọng những người phụ nữ chăm chỉ, đầy khát vọng và nỗ lực một cách chân chính để hướng tới một kết quả nào đó trong công việc và cuộc sống. Động lực của họ nhiều khi có thể chỉ là muốn được làm việc và trải nghiệm, được “đốt cháy” bản

thân để không phải sống dưới mức tiềm năng. Với những ai nỗ lực để thành đạt hoặc mưu sinh, động lực ấy không kém phần đáng quý. Phụ nữ kiểu này, trong rất nhiều giai đoạn hoặc khoảnh khắc, có thể tạm đánh mất vẻ lung linh như trong những tấm ảnh “lừa tình” được post lên Facebook. Thậm chí, còn có chút bơ phờ, đầu bù tóc rối nữa là! Thực sự, khó mà giữ được vẻ chỉn chu hoàn hảo nếu ngày nào cũng dày đặc lịch trình, bay tới bay lui liên tục giữa Sài Gòn - Hà Nội Bangkok - Singapore... Có nhiều lúc phải bay chuyến trễ nhất hoặc sớm nhất, đáp xuống xứ lạ quê người vào rạng sáng hoặc giữa khuya. Laptop thường ở chế

độ on để làm việc ngay cả trên máy bay hoặc lúc chờ boarding... Chủ quan mà nói, mình thích “vẻ đẹp business” kiểu này hơn là “vẻ đẹp catwalk giữa đời thường”. Mình cũng muốn có được vẻ đẹp ấy lắm! Thứ hai là vì tôi đang có vài suy tư: Thực sự, đang phải gặp quá nhiều bạn gái, em gái có quan niệm lạ lùng về vẻ đẹp và cuộc đời của một người phụ nữ. Ít nhất là “lạ lùng” so với quan niệm của tôi. Tìm kiếm, săn lùng và bẫy rập những người đàn ông mà họ nghĩ có thể cho họ cuộc sống lúc nào cũng “luôn luôn đẹp”. Những business meeting mà tôi

tổ chức, tôi sợ và dễ nổi điên nhất khi phải đón tiếp những khách không mời thuộc diện này...

người con gái cần phải nhớ trước khi muốn bước vào một mối quan hệ được gọi là “cởi mở” hay “tự do”...

Ở một thế giới nào đó không thuộc sự hiểu biết của tôi thì tôi không chắc. Nhưng trong thế giới mà tôi có chút quan hệ và thường nhìn thấy, lấy tiền từ đàn ông không phải chuyện dễ đâu! Làm người thứ ba, thứ tư, thứ “n”... càng không phải là con đường hứa hẹn hạnh phúc và sự thanh thản. “Nếu bạn làm cho một người phụ nữ khác rơi nước mắt thì có thể bạn cũng phải rơi lệ máu”. Có lẽ đây là câu nói mà một

Thiết nghĩ, trên đời này có nhiều cái đẹp để lựa chọn. Không cần nhìn mặt người khác để mà chọn. Cũng không cần theo trào lưu xã hội để mà chọn. Hệ giá trị mà một con người lựa chọn quyết định vẻ đẹp của họ. Và nếu có một hệ giá trị đủ chân chính để sống với nó, thì dù đàn ông hay phụ nữ, cũng sẽ không bị cuộc đời bỏ rơi. Tôi từ nhỏ tới giờ vẫn luôn tin như vậy.

Tạp chí Sống Tròn 21

Phong cách sống

22 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 23

Jee Nhật Hạ

Chân dung nhân vật

Sống ở hiện tại là điều quan trọng nhất

Cô gái nghị lực vượt qua những giây phút khó khăn nhất với tinh thần lạc quan và chọn cho mình lối sống an nhiên, trân trọng hiện tại - điều giúp Jee Nhật Hạ (Jee Trần) luôn giữ bản thân đi đúng đường Công Minh Ảnh: Công Minh, Nhân vật cung cấp

24 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 25

Chân dung nhân vật

Được biết, trước khi bước vào con đường nghệ thuật chuyên nghiệp thì Jee Nhật Hạ đã từng hát rong bán kẹo kéo, bạn có thể chia sẻ về điều này không? Đó là khoảng thời gian tôi còn sinh viên. Ban đầu tôi cũng không nghĩ là mình sẽ đi hát kẹo kéo đâu. Một hôm tôi thấy trên mạng có tuyển người hát bán kẹo kéo với giá 150 ngàn đồng/buổi, do lúc đó đang cần tiền nên tôi đi làm thôi, nhưng mà khi bắt đầu thì những buổi tôi hát bán được rất nhiều kẹo. Rồi anh cho thuê loa thấy

đi hát nhiều quá, bào giọng quá mà chỉ có 150 ngàn, nên mới để tôi thuê loa và cung cấp kẹo cho bán, rồi bán được bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu. Rồi dần dần các clip hát rong được đăng tải trên một số trang mạng thì tôi mới nhận được lời mời tham gia chương trình Nhạc hội song ca của Đài truyền hình HTV. Sau đó tôi bén duyên bắt đầu đến với con đường ca hát chuyên nghiệp.

26 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 27

Chân dung nhân vật

Khởi đầu con đường âm nhạc với nhiều gian nan và vất vả, theo bạn đâu là điều khó khăn nhất? Điều khó khăn nhất lúc bắt đầu con đường âm nhạc của tôi chắc là việc mình không có mối quan hệ, không quen biết ai trong lĩnh vực âm nhạc, không có người hỗ trợ cũng như không có bệ phóng khi mình bước vào nghề. Từ một “hot girl bán kẹo kéo” trở nên nổi tiếng sau khi đoạt giải cao ở các cuộc thi âm nhạc, đó là một áp lực không hề nhỏ. Bạn đón nhận sự thay đổi này thế nào? Hồi mới bắt đầu có chút sự nhận diện của khán giả thì tôi cũng thấy vui, nhưng cũng thấy áp lực. Cuộc sống của mình ngày thường nó cũng bình dị nên tôi luôn lo sợ bị mất hình ảnh, sợ mọi người nói này nói nọ rồi so sánh. Do vậy thời gian đầu tôi rất ít đi ra đường, ngại nhiều người nhận ra mình. Nhưng khoảng thời gian sau này thì tôi bắt đầu quen dần và thoải mái hơn với tính cách bình thường vốn có của mình. 28 Tạp chí Sống Tròn

Trong hành trình theo đuổi ước mơ, bạn có từng muốn bỏ cuộc hay không? Đâu là động lực giúp bạn vượt qua? Dĩ nhiên là phải có chứ, nhiều lúc tôi cảm thấy nản lắm! Như những thời điểm rơi vào cảnh “show chậu” thì không có, đầu tư nhiều mà đâu thu lại được gì. Có lúc tôi suy nghĩ, vì nuôi đam mê mà mình phải cắt bớt những khoản chi

tiêu cho gia đình, rồi cuối cùng cũng chẳng được thành quả là bao. Nhưng may mắn vì mỗi khi buồn thì gia đình, bạn bè luôn bên cạnh động viên. Đặc biệt là khán giả, khi đọc nhiều lời bình luận động viên từ khán giả thì tôi tự dặn với mình rằng sẽ tiếp tục cố gắng không để phụ lòng tất cả mọi người. Tạp chí Sống Tròn 29

Chân dung nhân vật

Ngoài ca hát ra bạn còn làm tiktoker, hoạt động từ thiện… từ đâu bạn có năng lượng dồi dào để làm nhiều việc như vậy? Cũng không biết từ đâu mà tôi lại có nhiều năng lượng như vậy, nhưng mà từ nhỏ thì tôi đã rất thích đi làm tình nguyện. Là một người sinh ra ở vùng quê nghèo, hoàn cảnh khó khăn nên tôi dễ đồng cảm với những người yếu thế và rất muốn đem lại niềm vui cho mọi người, cho xã hội. Thấy mọi người vui thì tự khắc tôi cũng sẽ có thêm nguồn năng lượng để hoạt động. Từ trước đến nay tôi chưa bao giờ từ chối một chương trình từ thiện nào khi được mời tham gia, chỉ cần có cơ hội là tôi sẽ tham gia hết mình. 30 Tạp chí Sống Tròn

Giữa nhiều bộn bề trong công việc và cuộc sống, bạn làm thế nào để sắp xếp cũng như hoàn thành tốt mọi thứ? Một mình tôi thì chắc chắn không thể hoàn thành tốt tất cả mọi thứ được, mà người luôn sát cánh và phụ giúp tôi trong mọi công việc chính là mẹ của tôi. Mẹ vừa là quản lý kiêm luôn trợ lý, luôn bên cạnh cùng tôi trên mọi hành trình và động viên tôi những lúc khó khăn. Bản thân tôi có một mẹo nhỏ khi làm việc là cứ mỗi một tuần mới bắt đầu thì mình sẽ ghi chú ra những công việc mình cần làm một cách rõ ràng, cụ thể và cố gắng để hoàn thành nó một cách tốt nhất.

“Jee Nhật Hạ tên thật là Trần Thị Nhật Hạ. Cô sinh 06/08/1995 tại Quảng Bình. Tốt nghiệp Quản trị kinh doanh trường Cao Đẳng Công Thương TP.HCM. Những cuộc thi tiêu biểu: Giải 3 Đơn Ca NTDP Toàn Quốc 2016 và Square Event, Sàn Chiến Giọng Hát mùa 2, Top 5 Nhạc Hội Song Ca mùa 2.

Tạp chí Sống Tròn 31

Chân dung nhân vật

32 Tạp chí Sống Tròn

Theo dõi Jee Nhật Hạ đã lâu, nhưng thấy bạn trung thành với phong cách nhẹ nhàng, nữ tính trong khi phần đông nữ ca sĩ khác đi theo hướng nóng bỏng, gợi cảm. Điều này là do bản tính ngại thay đổi hay là cá tính thật của bạn? Tôi nghĩ chắc là do tính cách của bản thân nên tôi hay chọn những trang phục khá nhẹ nhàng. Cũng có khi cần diện trang phục phá cách để biểu diễn tiết mục sôi động mà nhiều khán giả nhận xét vẫn còn khá hiền. Tuy nhiên tôi mong muốn lúc nào đó thử lột xác một lần, chỉ là không biết có thành công hay không (cười). Vậy còn tâm hồn, bạn làm như thế nào để có thể giữ tâm hồn mình cân bằng trong cuộc sống? Tôi thì lựa chọn cho mình một lối sống an nhiên, luôn trong tâm thế đón nhận mọi thứ sẽ đến với mình bất cứ lúc nào. Tôi luôn suy nghĩ có thể mình có tất cả, nhưng cũng có thể mình sẽ mất tất cả. Và, không lãng quên quá khứ, không ngừng cố gắng cho tương lai nhưng sống ở hiện tại vẫn là điều quan trọng nhất. Những dự định sắp tới của bạn là gì? Tôi định nghỉ ngơi một thời gian, ít đi hát, dành thời gian

đi du lịch và khám phá nhiều nơi. Trong hành trình đó, tôi sẽ tìm thêm những chất liệu cho âm nhạc của mình đồng thời kết hợp để làm Vlog vì tôi muốn chia sẻ những trải nghiệm của chính bản thân đến với khán giả. Những sản phẩm âm nhạc sắp tới sẽ ra mắt đều đặn và tôi định hướng cho những sản phẩm đó theo hơi hướng kiểu cổ trang, nhẹ nhàng. Là một người trẻ không ngại khó khăn, luôn nỗ lực tiến về phía trước và gặt hái được thành công, Jee Nhật Hạ có lời nào để động viên cho các bạn trẻ khác? Tôi nghĩ rằng các bạn hãy cố gắng kiên trì, đừng bỏ cuộc khi đã đặt ra mục tiêu cho bản thân, hãy sống thật tốt ở hiện tại và làm nhiều việc tốt nhất có thể. Có câu nói tâm đắc mà một người anh từng chia sẻ cho tôi là “Kế hoạch thì viết trên cát, mục tiêu thì viết trên thép”. Kế hoạch có thể thay đổi nhưng đã có mục tiêu thì hãy luôn cố gắng để hoàn thành nó dù gặp hoàn cảnh khó khăn như thế nào.

việc gì thì suy nghĩ xem những việc mình làm có làm xấu mặt gia đình hay không? Thứ hai là điều mình làm có trái với lương tâm hay không? Và điều thứ ba là những việc mình làm có trái pháp luật hay không? Có nhiều người hỏi tôi đi hát kẹo kéo như thế không thấy xấu hổ hay sao? Tôi trả lời là không, đâu có gì xấu hổ khi mình đi làm việc chân chính và kiếm tiền chân chính để lo cho cuộc sống. Cám ơn ca sĩ Jee Nhật Hạ vì những chia sẻ của mình, chúc bạn sẽ có nhiều sức khoẻ và thành công trong cuộc sống cũng như công việc!

Tôi có nguyên tắc ba không trước khi làm bất cứ việc gì: một là khi làm Tạp chí Sống Tròn 33

Chân dung nhân vật

34 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 35

Đi và Yêu

Hoa Ban

TÌNH YÊU XỨ TÂY BẮC Kiều Oanh Ảnh: Internet

Tây Bắc vẻ đẹp của những nẻo đường hoang sơ khuất vào lưng núi, ruộng bậc thang trải dài xung quanh những nếp nhà sàn nằm lọt thỏm trong thung lũng sâu, các con suối nhỏ ngày đêm róc rách trong vắt như dải lụa mềm của nàng tiên nào đó vô tình bỏ quên. Và có một loài hoa mang vẻ đẹp tinh khiết nguyên sơ và là một trong những sản vật đặc trưng của núi rừng - hoa ban!

36 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 37

Đi và Yêu

bừng sáng thung sâu. Ở hoa ban, những cánh hoa trắng li ti xếp đan vào nhau, ôm lấy nhụy hoa cánh tiên phớt hồng tím có gì đó rất đất trời, đem lại cảm giác thênh thang và bồi hồi đến khó tả. Những cành hoa ban lả lơi giữa không gian mênh mông, như tô điểm thêm cho những tiếng Pí (tiếng sáo) của những chàng trai hò hẹn với người phụ nữ mình yêu mến. Ở mảnh đất này, nào có nhà sàn, có khăn piêu, áo cóm, áo chàm là ở đấy có văn nghệ bản mường. Người Thái từ lúc sinh ra đã biết yêu, biết chơi kèn lá, là ban cũng là một đạo cụ âm nhạc mang tới những âm thanh diệu kỳ. Hoa ban dòng suối tình yêu

Hoa ban thênh thang đất trời

K

hi mùa xuân đến, những cơn mưa phùn lất phất như khẽ đánh thức cô gái “ban” thức giấc sau một giấc ngủ đông dài. Ban lúm chúm nụ như chực chờ hơi ấm của mùa xuân tràn về, bao phủ từ đỉnh núi xuống vách đá của thung 38 Tạp chí Sống Tròn

lũng Tây Bắc. Đó là lúc những tấm thảm trắng tinh khôi giăng khắp con đường, dẫn lối vào những nếp nhà sàn của bản làng. Hoa ban không phải quá kiêu sa nhưng rõ ràng không hề gần gũi như hoa mơ, hoa mận. Vì bạn thường mọc đơn lẻ từng cây, từng cây rồi đứng san sát nhau như làm

Hoa ban đã đứng đấy từ bao đời, chứng kiến niềm vui lẫn nước mắt của bao câu chuyện tình yêu lứa đôi. Nói tới hoa Ban khiến người ta không bao giờ quên câu chuyện tình yêu bi ai của nàng Ban - chàng Khum năm xưa. Người bản mình đã yêu thì yêu đến trọn con tim, nếu đã lỗi hẹn thì nguyện làm hoa khoe sắc giữa mênh mông đất trời. Hoa ban ngây thơ, trong sáng như sinh ra các cô gái Thái đẹp đến nao lòng. Đó là nét đẹp của sự thuần khiết, của thiên nhiên, của sự

lao động hăng say. Cứ mỗi độ lên nương, đứng dưới những cành ban trắng mà ngó lên trời xanh trong vắt, hình ảnh một không gian đẹp tuyệt vời như bức tranh vẽ đầy màu sắc lại hiện ra, họ lại tin vào những điều tự nhiên nhất. Họ phát nương vào lúc hoa nở và tra hạt vào lúc hoa tàn. Cứ năm nào hoa ban nở đều khắp cả suối, cả đồi, cả rừng là năm ấy trời không mưa dai quá mà không nắng gắt quá! Và năm đó người ta ít lo lắng về nắng hạn cũng như lũ lụt. Hoa ban đã trở thành một biểu tượng văn hóa tâm linh của xứ sở vùng Tây Bắc, nó thấm đẫm trong cách ứng xử văn nhiệt thành, phiêu

Chuyện tình nàng Ban và chàng Khum. Nguồn: Đồ án tốt nghiệp của Phạm Thúy Hằng, ĐH Kiến Trúc Tp. Hồ Chí Minh Tạp chí Sống Tròn 39

Đi và Yêu

diêu cùng những lời hát giao duyên, xuất hiện khắp nơi trong đời sống sinh hoạt như làm thuốc quý chữa bệnh, là hình ảnh không bao giờ thiếu trên chiếc khăn tay của cô gái Thái. Dù trải qua bao nhiêu thời gian, bao nhiêu khắc nghiệt của thời tiết mưa bão thì hoa ban vẫn cứ mạnh mẽ, vươn mình lên đón gió giống như 40 Tạp chí Sống Tròn

một sức sống tiềm tàng ẩn chứa bên trong những người dân nơi đây. Khi tết đến xuân về, họ lại nhẹ nhàng chọn một nhành ban trắng đặt lên bàn thờ tổ tiên của mình như để minh chứng cho sự hiếu thảo với tổ tiên, với tình yêu quê hương xứ sở. Ngoài chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm

châu chấn động địa cầu thì hoa ban đã là một biểu tượng tình yêu làm cho người ta da diết nhớ những mùa ban trắng về. Những gì ở Tây Bắc chỉ nhẹ nhàng, giản đơn nhưng làm biết bao người phải lòng nơi này, trái tim đã rung lên từng nhịp khi nhìn thấy từng đàn bướm phấp phới trong gió, khẽ khàng nép mình bên cành hoa ban. Nếu như Hà Nội có

một loài hoa riêng khiến người đi xa nhung nhớ là hương hoa sữa nồng nàn. Còn Đà Lạt có hoa dã quỳ tạo nên một thảm vàng mê mải trên hầu khắp các con đường vào thành phố cao nguyên thì ở xứ sở Tây Bắc này, hoa Ban chính là mùa xuân, là tình yêu, là hơi thở đối với những người con nơi đây. Tạp chí Sống Tròn 41

Đi và Yêu

Lô Lô Chải

Làng văn hóa du lịch nơi địa đầu Tổ quốc Cẩm Nhung Ảnh: Nguyên Đào

42 Tạp chí Sống Tròn

Nằm dưới chân núi Long Sơn (núi Rồng), phía trên là cột cờ Lũng Cú, làng văn hóa Lô Lô Chải từ lâu đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng thu hút nhiều du khách tham quan mỗi khi ghé thăm miền địa đầu của Tổ quốc.

Tạp chí Sống Tròn 43

L

Đi và Yêu

àng văn hóa Lô Lô Chải tọa lạc tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Nơi đây là khu vực sinh sống của người dân đồng bào Lô Lô - một trong 54 dân tộc tại Việt Nam. Giữa vùng rừng núi xanh ngát, làng văn hóa Lô Lô Chải vẫn giữ nguyên vẹn không gian của một bản làng truyền thống với những ngôi nhà trình tường cổ lợp ngói máng, trang phục dân tộc, lễ hội, nghề dệt thổ cẩm, ẩm thực và đời sống văn hoá mang đậm bản sắc đồng bào Lô Lô. Chính những dấu ấn văn hóa đặc sắc này, năm 2012 lễ cúng tổ tiên của người Lô Lô ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng. Đến năm 2022, Bản văn hoá du lịch cộng đồng Lô Lô Chải tiếp tục tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Thăm làng Lô Lô Chải vào những ngày cuối tháng 12, du khách có cơ hội tận hưởng không khí lạnh giá của vùng cao nguyên đá Đồng Văn hùng vĩ. Bước qua cánh cổng làng, du khách sẽ như bước vào thế giới cổ tích thần tiên. 44 Tạp chí Sống Tròn

Cánh cổng dẫn vào làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải

Ngồi giữa ngôi làng cổ kính thưởng thức cà phê nóng, ngắm nhìn vẻ đẹp truyền thống, vẻ đẹp núi rừng nơi đây là một trải nghiệm vô cùng thú vị. Đặc biệt, khi qua đêm tại làng du khách còn có thể thưởng thức đặc sản ẩm thực của người Lô Lô, cùng tham gia đốt lửa trại, hòa nhịp với những giai điệu văn nghệ truyền thống cùng âm thanh trống đồng và những điệu xoè rực rỡ sắc màu của những thiếu nữ Lô Lô,... Sau đêm giao lưu

Buổi tối làng Lô Lô Chải rực sáng ánh đèn giữa núi rừng Đồng Văn

văn hóa cùng người dân, du khách sẽ đón chào ngày mới yên bình trong không khí thanh mát của những ngày đông vùng cao. Đi dọc quanh làng, ngắm nhìn những bức tường cổ kính, những sắc đỏ vàng truyền thống trong trang phục đồng bào Lô Lô, cùng xem họ sinh hoạt, lắng nghe âm thanh của cuộc sống bình dị ấy, du khách sẽ như bỏ lại cuộc sống bộn bề hiện đại ở phía sau và đắm chìm vào không gian thư giãn, yên bình này. Tạp chí Sống Tròn 45

Đi và Yêu

Những vách tường, vật trang trí mang đậm bản sắc dân tộc Lô Lô

Người dân và du khách cùng đốt lửa trại và giao lưu văn nghệ

Khung cảnh sinh hoạt của người dân Lô Lô trong làng

46 Tạp chí Sống Tròn

Làng Lô Lô Chải từ trên cao nhìn xuống

Chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao của làng văn hóa du lịch cộng đồng Lô Lô Chải

Từng góc tường, từng dòng chữ, từng họa tiếc hoa văn xuất hiện trong làng văn hóa Lô Lô Chải đều chứa đựng đậm đà bản sắc dân tộc, lưu giữ tất cả những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân vùng cao nguyên đá Đồng Văn vào trong kho tàng chung của văn hóa Việt. Du lịch làng văn hóa cộng đồng Lô Lô Chải không chỉ mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương mà còn là cơ hội để đồng bào Lô Lô lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống đến với người dân mọi miền Tổ Quốc cũng như trên thế giới. Tạp chí Sống Tròn 47

Đi và Yêu

Tinh thần

Nhật

GIÚP NHẬT CƯỜNG THỊNH

Đ

êm nay là đêm cuối ở Tokyo - ngày cuối cùng mưa rơi rả rích, không khí sụt sùi giảm bất ngờ xuống 10 độ C, tiết trời tháng 11 bỗng lạnh tê tái. Ngày cuối cùng của mình ở nước Nhật Bản mà thời tiết cũng không đẹp dùm để mình còn đi chơi, hay là biết mình sắp về, nên nước Nhật buồn nhỉ! Chuyến đi này sẽ là kỷ niệm chẳng bao giờ quên. Vì vừa thực hiện được ước mơ của mình là đến những nơi muốn đến, làm những việc muốn làm, trải nghiệm tất cả những gì muốn trải nghiệm, ăn tất cả các món muốn ăn trên đất nước mặt trời mọc này. Mình được đáp ứng nhiều hơn cả sự mong đợi. Thiên nhiên, cảnh sắc bốn mùa 48 Tạp chí Sống Tròn

Duy Thuận - ký sự một chuyến đi Ảnh: Điềm Điềm

của nước Nhật đẹp tuyệt vời (tiếc là chỉ mới trải nghiệm mùa thu ở Nhật thôi). Cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại bậc nhất thế giới (tàu điện ngầm, tàu nhanh monorail, tàu siêu tốc shinkansen...); văn hóa truyền thống đậm nét không lẫn vào đâu được

trên thế giới. Nhất là môi trường sạch sẽ một cách vô lý (đường phố sạch sẽ, không khí sạch sẽ, khu dân cư sạch sẽ, cái ăn sạch sẽ, hàng hóa lúc nào cũng gói quà sạch đẹp...). Khi đi shopping thì hàng hóa ê hề, cái gì cũng có mà chất lượng rất cao trong

Tạp chí Sống Tròn 49

Đi và Yêu

mắt bạn bè quốc tế, từ đồ thủ công mỹ nghệ đến hàng điện tử. Người Nhật thì ai cũng như ai, đều nề nếp kỷ luật, hiếu khách và luôn lễ phép với khách hàng; riêng về những thú vui thì dù có ở Nhật Bản đến hẳn một năm đi chăng nữa cũng không thể trải nghiệm hết được. Đi qua Nhật Bản mà cứ ngẫm nghĩ về nước mình, yêu lắm Việt Nam! Mình có nói với chị bạn người Nhật của mình rằng: “Trẻ em Nhật Bản thật hạnh phúc vì cái gì cũng có dư thừa, giáo dục thì quá tuyệt vời, người già thì hưởng phúc lợi cũng tuyệt vời không kém. Vậy người Nhật có thiếu gì không?”. Nghĩ một hồi chị nói: 50 Tạp chí Sống Tròn

“Có chứ, Nhật Bản không có xoài và thanh long!”. Nước Nhật Bản hùng mạnh, có tinh thần tự cường cao theo mình về gốc rễ là do truyền thống của Nhật Bản có từ xa xưa đến ngày nay - tinh thần võ sĩ đạo. Vì lúc nào cũng muốn hoàn hảo cầu toàn, trật tự nề nếp, đâu ra đó, nên họ đã rất thành công trong việc đất nước tự cường và dân tộc tiến bộ. Điều này quá rõ ràng, trong cuộc sống bất cứ ai cầu toàn thì tuy họ hơi cứng nhắc một chút nhưng không thể phủ nhận rằng họ rất giỏi và thành công trong sự nghiệp. Cá nhân còn như vậy, huống chi là cả một dân tộc ăm ắp đầy tinh thần cầu toàn!

Tạp chí Sống Tròn 51

Đi và Yêu

52 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 53

Văn hoá

ÂM NHẠC TÂY NGUYÊN

“GIẤC MƠ TÌM TÒI SÁNG TẠO” Nguyễn Kiều Ảnh: Internet

“Khi sương đêm tan nhanh, từng tia nắng lấp lánh rọi chiếu buôn làng. Đây cao nguyên tươi xanh, mùa xuân vừa đến gió hát ngàn tiếng ca. Âm vang như lan xa, trong không gian bao la, thông reo vui ngân nga cùng đưa ta đến với những bài tình ca…”.

54 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 55

G

Văn hoá

iọng hát bản năng, hoang dã và phóng túng của cố nhạc sĩ Y Moan với “đến với cao nguyên” đã mang chúng ta đến miền đất Bazan đỏ rực, giữa rừng núi đại ngàn, những bản làng nhà rông với cồng chiêng âm vang rộn rã, những chàng trai cô gái “da nâu mắt sáng vóc dáng hiền hòa”. Nghe trọn album, người ta nhận thấy có một luồng gió từ âm hưởng rộn rã cuốn mình theo thứ âm nhạc khỏe khoắn, sục sôi, có chút gì đó hoang dã của men say. Tất cả đã tạo nên chất lửa hòa quyện với những dịu dàng sâu thẳm.

56 Tạp chí Sống Tròn

Biết bao nhiêu người đã yêu Tây Nguyên qua âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Cường từ khi chưa đến, và khi đến rồi thì mê luôn cả cảnh sắc và con người nơi đây. Nhắc đến âm nhạc Tây Nguyên là nhắc đến Nguyễn Cường, Trần Tiến, nhiều người còn tưởng cả hai là người Tây Nguyên (thực ra Nguyễn Cường và Trần Tiến là người Hà Nội). “Bóng cây Kơ Nia”, “Còn yêu nhau thì về Buôn Ma Thuột”, “Giấc mơ Chapi”…đã là những huyền thoại về Tây Nguyên đối với khán giả. Hai công dân của Thủ đô là người có công mang âm nhạc Tây Nguyên ra khỏi những khu

nhà rông, nhà dài, lan truyền khắp cả nước và ra cả thế giới với tiếng hát của Y Moan sống động và mê hoặc. Cũng chính những dư âm vang dội rất xa đặt ra bài toán cho thế hệ ca nhạc sĩ trẻ. Làm thế nào để những sáng tác của họ có thể đáp ứng được thị hiếu cũng như hấp dẫn được đông đảo người nghe nhạc? Tất nhiên mọi sự so sánh đều khập khiễng vì mỗi tác giả đều có cảm xúc và niềm tự hào rất riêng về những sáng tác của mình. Thực ra với người nghe, họ chỉ cần biết là bài hát ấy có làm cho họ thích hay không, thậm chí,

họ đôi khi chỉ kịp nhớ tên ca sĩ mà không biết đến đến tác giả là ai.

nhạc đương đại sao cho lớp trẻ đón nhận, ca sĩ thì thích hát, khán giả thích nghe.

Rõ ràng âm nhạc Tây Nguyên độc đáo và riêng biệt. Nếu đã nghe là nhớ, là yêu. Những ca khúc mang âm hưởng Tây Nguyên sẽ thu hút biết mấy nếu là những ca sĩ Tây Nguyên hát, hình như chỉ có họ mới diễn đạt được hết cái chất đặc biệt của mảnh đất này.

Âm hưởng Tây Nguyên đậm - nhạt tùy liều lượng của người sáng tác nhưng phải là những tác phẩm gần với hơi thở của cuộc sống, không nên viết cho sướng mình mà không ai nghe. Để khi nghe khán giả cảm nhận được một cao nguyên thật hùng vĩ, vẫn còn đó bao điều bí ẩn và quyến rũ lòng người. Để mỗi giai điệu được vang lên từ những giọng ca dân dã của chính những người con núi rừng thấm đẫm hồn của đại ngàn đầy nắng và gió.

Ngoài việc lưu giữ và bảo tồn những giá trị nguyên thủy của âm nhạc Tây Nguyên thì rất cần những sáng tác mới phù hợp với đời sống âm

Người ta vẫn thường nói, âm nhạc có khả năng lay động trái tim. Hi vọng rằng sẽ có nhiều tác phẩm âm nhạc chất lượng mới nói về sự hồi sinh của một vùng đồi năm xưa, có thể khiến người nghe mong ước được đến nơi đây ngắm nhìn những địa danh hoang sơ đầy hùng vĩ. Hơn ai hết, những nhạc sĩ, ca sĩ người Tây Nguyên được học hành bài bản, đã có tên tuổi trong đời sống âm nhạc nước nhà, họ nên là người đặt nền móng cho việc kế tục và phát triển vốn âm nhạc đặc trưng ấy bằng những sáng tác mới. Tạp chí Sống Tròn 57

Văn hoá

VĂN HÓA ĐỌC:

“ĐÁNH RƠI MỘT NHỊP” GIỮA LÒNG Sài Gòn Quỳnh Nguyễn Ảnh: Internet

Những cơn mưa bất chợt vội đến vội đi, những tiếng cười cởi mở, chân chất của người dân Sài Gòn, và cả “đặc sản” kẹt xe, khói bụi đã là những điều bình dị mà mỗi khi ai đến nơi đây đều nhớ, đều yêu. Nhưng “sách” cũng là một món ăn tinh thần không thể thiếu, một nét văn hóa làm tô điểm thêm cho “thành phố không bao giờ ngủ này”.

58 Tạp chí Sống Tròn

N

hiều năm về trước, nếu đi giữa lòng Sài Gòn thì dễ dàng bắt gặp những bạn trẻ đang say sưa với cuốn sách nơi gốc cây sân trường, bến xe buýt, công viên. Còn người lớn, hay cụ già thì lại chăm chú, mê mẩn với cuốn sách ở những quán cà phê cóc. Dường như sách và cà phê là hai thứ ma lực gì đấy, nó chỉ là những thứ bình dị, thân thuộc, nhưng lật từng trang sách với những con chữ đầy văn minh nhâm nhi đôi ngụm cà phê vào một buổi sáng sớm quả là tuyệt diệu. Không riêng gì Sài Gòn mà sách từ lâu đã là thứ không thể thiếu trong cuộc sống, kể cả lúc đất nước khổ đói thì cái chữ cái nghĩa vẫn được người ta coi trọng. Cách sống là món quà quý giá nhất mà con người tự trang bị cho mình thông qua việc đọc sách. Nhiều người vẫn cổ súy cho rằng đọc sách chỉ là những điều viển vông, lý thuyết sáo rỗng. Nhưng có một sự thực rằng, kiến thức của nhân loại là vô tận, con người đâu chỉ tồn tại nếu có phần chất mà thiếu đi phần hồn, cuộc sống có hạnh phúc và an yên chỉ khi lòng mình tịnh nhất. Đáng buồn thay từ khi đất nước hội nhập với sự phát triển như vũ bão của internet, thì những nét đẹp văn hóa kia dần dần chìm trong

lãng quên. Cũng không phủ nhận được những lợi ích tuyệt vời mà công nghệ mang lại, nhưng rõ ràng có những điều thuộc về xưa cũ cũng chẳng bao giờ thay đổi được. Sách điện tử có nhiều tiện ích không thể bàn cãi, nhưng nếu sở hữu một cuốn sách giấy trong tay giống như đang sở hữu một món tài sản vô giá, trường tồn…Từng cuốn sách khi nhìn lại sẽ có những kỉ niệm buồn vui trải qua trong cuộc sống, mùi giấy thơm

nhẹ, cảm giác được chạm vào trang sách và được sống yên bình trong thế giới đó. Những năm trở lại đây, Sài Gòn đã có những dấu hiệu mang màu sắc tươi sáng hơn. Để bảo tồn, tôn vinh và phát huy nét đẹp văn hóa đọc, ngày 09/01/2016, Thành phố Hồ Chí Minh đã xây dựng con đường sách Nguyễn Văn Bình nằm ngay trung tâm thành phố. Tại đây có khu trưng bày, bán sách và Tạp chí Sống Tròn 59

Văn hoá

Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh . Ảnh: Internet

không gian giao lưu, tiếp xúc, cộng tác viên, tác giả, bạn đọc của các đơn vị. Con đường này có hai khu cà phê sách (bên hông Bưu Điện TP. HCM), là nơi bạn đọc vui chơi, thư giãn, hòa mình vào các hoạt động đọc sách, mượn sách, các chương trình giới thiệu tác phẩm mới, giao lưu tác giả, bạn đọc, tọa đàm, các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật... Tiếp đến là các sạp bán sách, báo, tạp chí, vật phẩm văn hóa, khu sân chơi - đọc sách cho trẻ em. Bên cạnh đó là khu trưng bày, triển lãm sách, báo, tranh ảnh, vật phẩm văn hóa theo 60 Tạp chí Sống Tròn

chủ đề từng tháng, khu mua bán, trao đổi sách cũ, các bộ sưu tập vật phẩm - ấn phẩm quý hiếm... Không chỉ thế, đây còn là nơi tổ chức của nhiều chương trình, sự kiện ra mắt sách, giao lưu của tác giả, các nhà xuất bản lớn, nhỏ trong nước và quốc tế. Sau gần 7 năm hình thành và phát triển, Đường sách Nguyễn Văn Bình đã trở thành một địa điểm quen thuộc, dấu ấn văn hoá đặc biệt dành cho người Sài Gòn cũng như du khách trong và ngoài nước mỗi khi đặt chân đến mảnh đất này.

Trước những đổi thay của xã hội cùng sự nỗ lực của những con người yêu từng con chữ, từng trang sách, hi vọng rằng văn hóa đọc sẽ dần được khôi phục, từ đó Sài Gòn nói riêng và đất nước ta nói chung lại sống trong không khí “văn minh” đúng nghĩa. Và để những điều này được hiện thực hóa thì mỗi người dân, mỗi gia đình hãy bắt đầu thói quen tự xây dựng tủ sách cho riêng mình, coi đọc sách là “thức uống” ngọt ngào nhất dành cho tâm hồn.

Tạp chí Sống Tròn 61

Văn hoá

Lễ

Hằng Thuận

Nghi lễ hôn nhân gắn kết hạnh phúc gia đình Trà Giang Ảnh: Internet

Lễ cưới - một nghi lễ quan trọng trong hôn nhân, là lời tuyên thệ gắn kết 2 con người xa lạ về cùng một mái nhà. Với mong muốn vợ chồng hòa thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng chung sống hạnh phúc hướng đến cái thiện, lễ Hằng Thuận được ra đời và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

L

ễ Hằng Thuận là nghi lễ hôn nhân dành cho các Phật tử được tổ chức tại chùa hay các tu viện Phật giáo. Theo tài liệu ghi chép lại, nhà Nho Nguyễn Trọng Thuật (1883 - 1940) có bút hiệu Đồ Nam Tử, quê ở Hải Dương sùng kính đạo Phật là người đầu tiên suy nghĩ đến chuyện tổ chức lễ cưới tại chùa. Ông cho rằng việc này sẽ đem lại nhiều phước lành đối với cuộc sống hôn nhân của gia đình. Năm 1930, bác sỹ Lê Đình Thám (pháp 62 Tạp chí Sống Tròn

danh Tâm Minh) tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng ở chùa Từ Đàm (phường Trường An, TP Huế), trở thành lễ cưới đầu tiên ở chùa trong lịch sử Phật giáo nước ta. Đến năm 1971, lễ cưới tại chùa được Hòa thượng Thích Thiện Hòa đặt tên là lễ Hằng Thuận, mang ý nghĩa vợ chồng cùng đồng thuận hướng về những điều thiện tốt đẹp trong đời sống. Theo quy định, lễ Hằng Thuận thường tổ chức sau

lễ cưới chính đã diễn ra. Buổi lễ chuẩn bị chu đáo và trang nghiêm ở chùa dưới sự hướng dẫn từ các sư thầy, hòa thượng. Đặc biệt, trước ngày Hằng Thuận diễn ra từ 3 - 5 ngày cô dâu và chú rể phải thường xuyên lên chùa nghe giảng đạo hiếu làm con, đạo vợ chồng nhằm trang bị kiến thức cho cuộc sống hôn nhân tương lai. Được biết, nghi lễ Hằng Thuận sẽ tổ chức tại chính điện chùa, mọi người ngồi

Cô dâu chú rể đọc phát nguyện về đạo lý hôn nhân gia đình

Lễ cưới là một nghi lễ quan trọng trong hôn nhân gia đình người Việt

ổn định theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải). Bắt đầu buổi lễ, hòa thượng chủ hôn tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời và đại diện hai gia đình phát biểu. Trường hợp nếu cô dâu chú rể chưa thực hiện quy y Tam Bảo sẽ được chủ trì làm lễ quy y và đặt pháp danh ngay tại lễ cưới. Sau đó, cô dâu chú rể đọc phát nguyện rồi nghe lời giảng của trụ trì về đạo lý hôn nhân gia đình, xã hội. Tiếp theo, hòa thượng chủ hôn buộc dây tơ hồng thể hiện sự gắn bó, kết nối uyên ương cho đôi vợ chồng. Cả hai cùng làm lễ niệm ân với cha mẹ, ông bà và đối phương cùng nhau nghe lời răng dạy từ hai bên gia đình. Cuối cùng là ký tên vào giấy chứng nhận cũng như tiến hành trao nhẫn cưới. Có thể thấy, hôn nhân là việc quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi người, vì vậy lễ Hằng Thuận không chỉ là một nghi lễ mang yếu tố tâm linh mà còn để cho đôi vợ chồng trẻ ý thức trách nhiệm của mình trong cuộc sống mới. Hướng đến xây dựng đời sống gia đình ngập tràn hạnh phúc, đoàn kết làm việc phước lành, tạo điều kiện phát triển một xã hội văn minh.

Lễ Hằng Thuận diễn ra với sự chứng kiến của gia đình, bạn bè và sư thầy tại chùa Tạp chí Sống Tròn 63

Văn hoá

64 Tạp chí Sống Tròn

Tạp chí Sống Tròn 65

Khám phá thế giới

Wabi Sabi

TRIẾT LÝ ĐƠN GIẢN VÀ VÔ THƯỜNG Xuân Trang Ảnh: Internet

Con người luôn khao khát và mong muốn chinh phục những gì hoàn hảo và tuyệt mỹ nhất. Nhưng dường như công cuộc tìm kiếm này đang đối lập với triết lý sống của xứ sở hoa anh đào, triết lý Wabi Sabi. Đây là một phong cách sống hướng con người đến sự bình an và vẻ đẹp nơi những gì không hoàn hảo. Nói cách khác, chính là học cách chấp nhận sự vô thường của mọi vật trong cuộc sống và lấy cái chân thật đó làm tinh thần chủ đạo.

66 Tạp chí Sống Tròn

Triết lý Wabi Sabi thấm đượm tinh thần của người Nhật

B

ắt nguồn từ Phật giáo, Wabi Sabi (侘 び寂び) là sự cảm quan về cuộc sống, đồng thời cũng là một quan điểm mỹ học chi phối tư tưởng nhiều loại hình nghệ thuật từ xưa đến nay của người Nhật. Có thể nói, đây là một cụm từ không quá khó để giải nghĩa về mặt từ ngữ, nhưng để thấu hiểu và thấm nhuần tư tưởng mà nó thể hiện thì ngay cả người Nhật cũng cảm thấy bối rối. Wabi (侘), từ Hán Việt đọc là “Sá”, được định nghĩa là ý thức tìm kiếm cảm giác đủ đầy về tâm hồn trong sự túng thiếu, nghèo khổ. Từ này bắt nguồn từ động từ Wabu (侘ぶ) bao gồm các nghĩa là thất vọng, buồn phiền, đau khổ, cuộc sống nghèo nàn, tận hưởng sự tĩnh lặng, tha thứ,... Sabi (寂), từ Hán Việt đọc là “Tịch”, được định nghĩa là vẻ đẹp toát ra từ sự điềm nhiên, tĩnh lặng. Bắt nguồn từ động từ Sabu (寂ぶ) có nghĩa là sự hư hỏng dần theo thời gian. Để hiểu một cách chi tiết hơn, Wabi có nghĩa là những

Nghệ thuật dùng vàng hàn gắn đồ gốm đã vỡ của Nhật Bản thấm đượm tinh thần Wabi Sabi. Nhờ sự đổ vỡ này mà món gốm đã trở nên đặc biệt hơn với những vết nứt chỉ riêng nó mới sở hữu. Ảnh: sonda0112/PIXTA

gì mộc mạc, giản dị, sẵn có từ thiên nhiên ban tặng. Sabi nghĩa là minh chứng của thời gian, là nét đẹp trường tồn theo năm tháng. Phong cách sống Wabi Sabi đề cao vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo và nhận ra vẻ đẹp do thời gian in dấu. Hay nói khác hơn, phong cách sống Wabi Sabi là vẻ đẹp của những bất toàn, sự vô thường và dang dở. Wabi Sabi mang âm hưởng của mùa xuân. Một mùa xuân dồi dào sức sống nhưng không kém phần dửng dưng trong một lớp vỏ bọc tĩnh lặng. Bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XII và phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XIV với sự tiên phong của Sen no Rikyu, người dùng những chiếc chén đã sứt mẻ trong những nghi thức nghiêm trang của trà đạo Nhật

Bản. Wabi Sabi từ đó được hiểu là một phong cách sống không hướng người ta đến sự hoàn mỹ mà biết chấp nhận những gì vốn có, những gì không hoàn hảo vì vẻ đẹp ẩn chứa trong đó. Trải qua nhiều sự thay đổi mà chủ yếu là được hoàn thiện bởi Matsuo Basho, quan điểm mỹ học Wabi Sabi ngày nay có thể hiểu là sự cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không vĩnh viễn và không trọn vẹn. Thời gian trôi đi, vạn vật tuy tàn phai hao mòn nhưng lại tích lũy khí chất, đó là vẻ đẹp cốt lõi của sự sống, của thời gian và là vẻ đẹp không gì có thể sánh bằng. Vì lẽ đó, sống theo tinh thần Wabi Sabi có thể hiểu là trên đời không có thứ gì hoàn Tạp chí Sống Tròn 67

Khám phá thế giới

nghệ thuật cắm hoa Ikebana ,... và đặc biệt là kiến trúc nội thất. Phong cách kiến trúc theo tinh thần Wabi Sabi được nhiều người trên thế giới ưa chuộng bởi sự gần gũi và cảm giác dễ chịu, yên bình mà nó mang lại. Tư tưởng chủ đạo của phong cách thiết kế này chính là tôn trọng và cố gắng giữ nguyên bản chất tự nhiên của mọi vật, từ chất liệu, màu sắc, kết cấu cho đến không gian. Nội thất mang đường nét đơn giản, không thừa không thiếu, vừa đủ để thực hiện đúng chức năng của nó nhưng ẩn sau đó lại toát lên vẻ đẹp của sự chân thật. Phong cách kiến trúc Wabi Sabi chuộng sử dụng các chất liệu thô mộc, tự nhiên và hạn chế thay đổi kiểu dáng tự nhiên của vạn vật. Ảnh: monjiro/PIXTA

hảo, để từ những khiếm khuyết mà tìm ra điều tốt đẹp đối với bản thân. Wabi Sabi giúp bạn tối giản hóa cuộc sống bởi thay vì đau khổ với những nỗi bất hạnh, bạn sẽ biết trân trọng những thứ được sinh ra từ bất hạnh ấy. Cũng giống như nghệ thuật dùng vàng để hàn gắn đồ gốm đã vỡ - Kintsugi, người Nhật quan niệm chính nhờ sự đổ vỡ này mà món gốm đã trở nên đặc biệt hơn với những vết nứt chỉ riêng nó mới sở hữu. 68 Tạp chí Sống Tròn

Tinh thần Wabi Sabi trong kiến trúc và nghệ thuật Nhật Bản Chối từ những tô vẽ, bày biện không cần thiết, phong cách Wabi Sabi hướng sự tập trung của con người đến những vật dụng thực sự cần thiết để tâm trí không còn bị thao túng bởi vật chất. Wabi Sabi xuất hiện rất nhiều trong các sản phẩm vật chất cũng như tinh thần của người Nhật, như nghệ thuật gốm sứ, thơ ca, hội họa, Trà đạo,

Một số đặc điểm của phong cách kiến trúc Wabi Sabi: - Về không gian, ánh sáng: Wabi Sabi là tìm thấy sự bình yên, thinh lặng trong cái thiếu vắng về vật chất. Lối kiến trúc Wabi Sabi chủ động tạo nhiều khoảng trống, nhưng đó không phải là không gian trống vô nghĩa. Tất cả đều được tính toán hợp lý, các khoảng trống được tạo ra kết hợp cùng nguồn ánh sáng tràn qua ô cửa sổ đem lại cảm giác thoáng đãng, dễ chịu nhưng cũng ngập tràn sinh khí.

- Về chất liệu: Đề cao vẻ đẹp của thời gian, phong cách kiến trúc Wabi Sabi chuộng sử dụng các chất liệu thô mộc, tự nhiên dễ nhuốm màu thời gian như gỗ, đá, đất sét, kim loại thô, vải vóc,... và giữ lại hầu như nguyên trạng vẻ đẹp thô mộc không gò giũa của vật liệu để làm sáng lên tinh thần trân trọng mọi sự như vốn dĩ của chúng. - Về kiểu dáng: Với tâm thế trân trọng tự nhiên, các đồ vật thuộc phong cách Wabi Sabi thường được thiết kế sao cho hạn chế tối đa việc uốn nắn, ưu tiên giữ lại hình dáng nguyên bản, hoặc chỉ được chỉnh sửa tiết chế để tôn lên vẻ đẹp độc đáo mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho vật liệu. - Về màu sắc: Mang tông màu chủ đạo hoặc nét trầm

Không gian thiết kế sao cho có thể tận dụng hiệu quả nguồn ánh sáng và gió từ tự nhiên. Ảnh: mic1017/PIXTA

mặc, sâu lắng hoặc thanh thoát nhẹ nhàng phụ thuộc vào chất liệu sử dụng do hoàn toàn giữ nguyên màu sắc tự nhiên, nhưng đặc biệt luôn là một tổng thể hài hòa, không có màu sắc nào nổi trội. Các tông màu theo phong cách này thuộc kiểu màu lặng không phản chiếu sặc sỡ mà ngược lại được khuếch tán và chìm hẳn. Đó là màu của cát,

của gỗ mục và đất mẹ ấm êm hiền hòa. Chúng không tưng bừng sức sống nhưng chứa đựng cảm giác thanh thản, lạ kỳ như sẵn sàng chở che tha thứ, sự yên ổn mà ta chỉ có thể tìm thấy được khi về với mẹ thiên nhiên. Wabi Sabi là sự tái hiện tinh tế của con người về nét hài hòa của thiên nhiên khi màu sắc được sử dụng không quá tương phản, sáng rỡ mà êm đềm, thư thái và bình an như để gột rửa sầu lo, giúp ta đạt đến trạng thái tĩnh tâm bình lặng. Những vết nứt gãy, ố vàng hay rỉ sét, rêu phong là chu trình tất yếu của tự nhiên, con người cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp đó bằng cách không chối bỏ sự thiếu hoàn hảo này và để mặc chu trình diễn ra theo năm tháng.

Một chi tiết mang đậm dấu ấn thời gian trong tòa nhà Awaji Yumebutai. Ảnh: gakushi/PIXTA Tạp chí Sống Tròn 69

Khám phá thế giới

Trà Đạo Nhật Bản

từ nơi khởi nguồn đến Việt Nam Nguyễn Lương Ảnh: CLB Trà đạo Sài Gòn

Nói một cách đơn giản thì Trà Đạo là nghi thức nấu nước, đánh Trà, rồi uống Trà. Tuy nhiên, về mặt tinh thần, Trà Đạo còn bao gồm cả thái độ, tâm ý của người chủ, khách ở buổi thưởng Trà. Để rồi, thông qua quá trình tạo ra một chén Trà ngon trong Cảnh và Tâm thanh tĩnh, ta hoà mình vào thiên nhiên, học thái độ hòa hợp tôn kính lẫn nhau giữa người với người, giữa người với vạn vật.

70 Tạp chí Sống Tròn

Từ một vị thuốc đến văn hoá Trà Đạo

L

ịch sử của Trà ở Nhật Bản bắt đầu từ thời kỳ Nara tới đầu thời kỳ Heian (TK 8 đến cuối TK 11) khi các phái đoàn đi sứ triều Đường (Trung Quốc) mang Trà về nước. Sau đó, thiền sư Eisai (1141-1215) sang nhà Tống (Trung Quốc) tham vấn học đạo rồi học hỏi cách thưởng trà và đem hạt giống cây Trà về trồng ở Nhật. Lúc bấy giờ, người ta dùng Trà như một vị thuốc và sử dụng chủ yếu tại các Thiền viện.

Ban đầu thói quen uống Trà phổ biến trong giới Thiền tăng nên đã sinh ra “Trà lễ”. Giữa thời kỳ Muromachi, Murata Shuko đã cùng thiền sư Ikkyu - chùa Đại Đức (Kyoto) lên ý tưởng cải tiến “Trà lễ” ở Thiền viện thành nghi thức trang trọng hơn. Cách làm Trà này cũng được giới võ sĩ đón nhận tích cực và dần lan rộng. Takeno Jyoo đã cải tiến thêm một bậc nữa cách thưởng trà của Murata Shuko với việc chuyển không gian dâng trà sang phòng chiếu Tatami. Ông cũng đưa ra học thuyết

Wabi Trà tập trung mang tinh thần Thiền vào thưởng Trà, đề cao nét đẹp của sự chân thật ẩn trong sự tĩnh lặng của cảnh vật, cùng với lòng khiêm nhường, ôn hòa trong tâm tính con người. Sau đó, Sen No Rikyu (1522-1591) đón nhận và kế thừa tinh tuý của Wabi Trà, rồi hoàn thiện Trà Đạo bằng cách nâng cao giá trị tinh thần của việc thưởng Trà. Ông chủ trương sử dụng nhiều hơn các dụng cụ Trà thuần Nhật, hoặc Triều Tiên thay cho những dụng cụ bằng đồng xuất xứ Trung Tạp chí Sống Tròn 71

Khám phá thế giới

tiếng Nhật là Kuromoji. Nhiều loại bánh kẹo khác cũng được dùng mời khách, nhưng có đặc điểm chung là phải tuân theo mùa.

Quốc. Ông cũng chính là người đã đặt nền móng sáng lập và định hình Trà Đạo Nhật Bản như ngày nay. Một số cái thú khi thưởng thức Trà Đạo Nhật Bản đó là: Trước khi uống trà, chủ nhà thường mời khách ăn bánh ngọt. Loại bánh có thể trực tiếp dùng tay ăn gọi là higashi. Người ta làm bánh này từ loại đường đặc biệt kết hợp với ngũ cốc, rồi dùng khuôn tạo hình hoa 72 Tạp chí Sống Tròn

lá cỏ cây, con vật xinh xắn. Một loại bánh khác gọi là omogashi được nghệ nhân nhào nặn bánh bằng tay, nhân bánh thường dùng bột đậu đỏ, còn vỏ bánh là bột nếp, đậu, khoai... Nếu mời khách ăn omogashi, chủ nhà sẽ bày bánh trên khay đựng riêng, đặt thêm một đôi đũa cùng dụng cụ để cắt nhỏ hoặc xiên qua miếng bánh rồi đưa vào miệng. Tên của dụng cụ này trong

Các bước cơ bản khi uống Trà Đạo: - Đầu tiên, khách dùng tay phải cầm chén, ngón cái giữ miệng chén, 4 ngón còn lại đỡ đáy chén cho lên lòng tay trái, rồi tay phải xoay ngang ghé hờ bên hông chén. - Hơi cúi đầu, đồng thời nâng nhẹ chén trà nhằm thể hiện lòng cám ơn với những người đã mời trà mình. - Xoay chén hai lần theo chiều kim đồng hồ, sao cho mặt trước chén trà xoay ra phía sau, rồi uống. Thường một chén trà chỉ uống trong 3-3,5 ngụm là hết. Khách tạo ra tiếng “suýt” khi hớp ngụm trà cuối. Đây là tín hiệu báo cho chủ nhà biết mình đã uống hết chén trà, cũng để biểu hiện sự hài lòng. - Cuối cùng, xoay chén hai lần ngược chiều kim đồng hồ, sao cho mặt chính của chén về vị trí lúc ban đầu, ngắm hoa văn kiểu cách chén trà, sau đó mới trả lại chén.

Với lịch sử hàng trăm năm từ khi sư tổ Sen No Rikyu sáng lập đến nay, Trà Đạo ở Nhật Bản đã có nhiều trường phái khác nhau. Nổi bật có 3 trường phái là Omotesenke, Urasenke và Mushakojisen-

ke. Trong đó, Trường phái Trà đạo Urasenke được biết đến phổ biến và có nhiều người theo học nhất. Học Trà Đạo Nhật tại Việt Nam, tại sao không!

Trà Đạo Urasenke đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, đại diện là Câu lạc bộ Trà Đạo Sài Gòn Urasenke tại TP. HCM với bề dày kinh nghiệm hơn 20 năm hoạt động. Hội trưởng CLB cho biết: “Trà Đạo có thể tồn tại và phát triển qua hàng trăm năm là do bên cạnh việc thưởng Trà, trong đó còn chứa cả một hệ tư tưởng, triết lý sâu xa. Vậy nên, ngoài hiểu biết về văn hóa truyền thống của Nhật Bản, về các dụng cụ liên quan thì người dâng Trà phải hiểu đủ, đúng về chuyên môn, cũng như phải có cảm nhận thật sự sâu sắc về những triết lý nhân sinh qua các câu chữ như: TràThiền-Nhất-Vị, Hòa-KínhThanh-Tịch, Nhất Kỳ-Nhất Hội, Bình-Thường-TâmThị-Đạo, Đạo-Học-Thực, Vô… và để hiểu được ý nghĩa các câu chữ trên thì người học Trà Đạo phải bắt đầu học từ việc chuẩn bị, luyện tập, thể nghiệm, cảm nhận rồi hãy giới thiệu văn hóa Trà Đạo tới mọi người”. Được biết, CLB Trà Đạo Sài Gòn Urasenke bắt đầu sinh hoạt từ năm 1999. Thành viên ban đầu gồm có hai cô giáo người Nhật và một số người Việt Nam yêu thích Tạp chí Sống Tròn 73

Khám phá thế giới

“Ngoài ra, CLB cũng thường xuyên chiêu sinh hội viên, hướng dẫn hội viên học tập và trải nghiệm Trà Đạo” - hội trưởng CLB cho biết thêm.

văn hoá Nhật Bản. Năm 2007, CLB gia nhập Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản TP. Hồ Chí Minh, một tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP. Hồ Chí Minh, và trở thành 74 Tạp chí Sống Tròn

chi hội chính thức. Các hoạt động của CLB chủ yếu là biểu diễn, giới thiệu Trà Đạo trong phạm vi giao lưu văn hóa Việt, Nhật thông qua các sự kiện do Hội hữu nghị Việt - Nhật tổ chức.

Hoạt động nổi bật khác của CLB phải kể đến chương trình trải nghiệm 1 buổi tập Trà Đạo cho những người thực sự yêu thích, muốn học Trà Đạo một cách nghiêm túc. Hoạt động này diễn ra quanh năm và không yêu cầu biết tiếng Nhật.

Tạp chí Sống Tròn 75

Thời trang

Phong cách

MINIMALISM

trong thời trang đơn giản nhưng không đơn điệu Xuân Trang Ảnh: Internet

Áo cổ chữ V màu trắng kết hợp với quần tây màu be. Ảnh: Internet

76 Tạp chí Sống Tròn

Phong cách Minimalism trong thời trang vẫn luôn giữ được ví trị TOP 1 nhiều năm liền, cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vậy tại sao một phong cách thời trang tối giản tưởng chừng rất khó chấp nhận lại có được đánh giá cao như thế? Hãy cùng chúng

lượng tốt hơn là số lượng. Những người đam mê phong cách tối giản tuy rằng tủ quần áo của họ có ít item nhưng họ có thể phối chúng lại với nhau và tạo ra hàng trăm outfit khác nhau. Nhìn chung tủ đồ của một người thường sẽ có 80% là món đồ không cần thiết và 20% là món đồ thực sự có ý nghĩa. 20% đó chính là những món đồ theo chủ

nghĩa minimalism. Nhiều người nhầm tưởng đơn giản sẽ đi kèm với nhàm chán nhưng thật sự không phải vậy. Chính trong sự sáng tạo và tính thẩm mỹ vốn có, thì những món đồ cơ bản sẽ được tín đồ thời trang phối chúng lại với nhau, định hình thành phong cách riêng của bản thân vẫn nổi bật khẳng định mình.

tôi tìm ra lý do, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ lắm đấy! Phong cách Minimalism trong thời trang là như thế nào?

M

inimalism khi chuyển sang tiếng việt mang thông điệp là chủ nghĩa tối giản. Chủ nghĩa tối giản trong thời trang được hiểu là giảm xuống đến mức có thể về màu sắc và trang trí đối với quần áo. Phong cách minimalism luôn có những tiêu chí cơ bản: càng ít, càng đơn giản, càng tốt. Thay vì trong ngày chúng ta phải bỏ ra rất nhiều thời gian để suy nghĩ tìm cách phối đồ như thế nào, mẫu mã, thiết kế với màu sắc ra sao. Thì khi đến với phong cách minimalism bạn hoàn toàn có thể “tiết kiệm” một khoảng khổng lồ về tiền và thời gian vì phong cách chỉ tập trung vào chất

Sự kết hợp của áo sơ mi jean và váy ngắn đen. Ảnh: Internet Tạp chí Sống Tròn 77

Thời trang

Diễn viên Gwyneth Paltrow diện váy trắng trên thảm đỏ Oscar 2012. Ảnh: Internet

78 Tạp chí Sống Tròn

Lý giải sức hút của phong cách Minimalism trong thời trang Được “lăng xê” từ các ngôi sao nổi tiếng Victoria Beckham cũng là một trong những fashionista đam mê phong cách tối giản. Bà đem phong cách này vào những bộ sưu tập của hàng thời trang của mình đồng thời cũng diện chúng cho những lần dạo phố hàng ngày hay những dịp tiệc đặc biệt. Victoria Beckham ưu tiên những trang phục có phom dáng chuẩn, màu sắc nhãn nhặn, ít chi tiết cầu kì và có các màu sắc cơ bản như trắng và đen. Hay nữ diễn viên Gwyneth Paltrow cũng cùng đam mê với những thiết kế quần váy tối giản. Cô yêu thích các nhà thiết kế như Calvin Klein, Tom Ford. Đặc biệt nhất là chiếc đầm dài đơn giản màu trắng mà nữ diễn viên này mặc tại Oscar 2012 là một trong những chiếc đầm được bình chọn là chiếc đầm đẹp nhất trong lịch sử lễ trao giải.

Áo sơ mi trắng cùng quần ống rộng màu đơn sắc. Ảnh: Internet

Mong muốn bảo vệ môi trường xanh, sạch

lượng của quần áo thì sẽ ở với ta được lâu hơn, bền bỉ hơn. Hãy nhớ chất lượng quan trọng hơn số lượng nhá các nàng.

Phong cách Minimalism trong thời trang được yêu thích đó chính là nhờ truyền tải thông điệp đó là giảm lượng chất thải ra môi trường bên ngoài. Nghĩ xem nào, nếu bạn tập trung vào chất

Tuy phong cách thời trang mỗi người là khác nhau, rất khó để yêu cầu phải theo một cách nhất định nào cả. Nhưng nếu được thì chúng ta vẫn có thể cùng nhau bảo vệ môi trường xanh, sạch hơn

nhờ hạn chế những bộ quần áo kém chất lượng ra bên ngoài đúng không nào. Tiêu chí chọn lựa theo phong cách Minimalism trong thời trang Ưu tiên chọn lựa tone màu đơn giản, nhẹ nhàng Màu sắc của bộ outfit là yếu tố quyết định trong phong cách Minimalism trong thời Tạp chí Sống Tròn 79

Thời trang

vững 3 quy tắc trên bộ outfit sẽ giảm bớt độ chói và được dịu nhẹ mang đến tổng thể nền nã và nhẹ nhàng hơn. Chất liệu vải là yếu tố quyết định

Bộ trang phục white on white theo phong cách tối giản. Ảnh: Internet

trang. Không như quan niệm xưa chỉ có hai màu đen, trắng hiện nay số màu trong phong cách Minimalism lại đa dạng và phong phú rất nhiều chỉ cần bạn nắm vững ba quy tắc sau.

dàng gây ấn tượng và khiến các chàng phải nhìn bạn lâu hơn một chút đấy.

Thứ nhất là màu sắc được sử dụng cần trung tính

Quần áo cần đơn giản và có một màu nhất định sẽ đem cảm giác thanh lịch, nổi bật. Chủ nghĩa Minimalism ưu tiên quần áo có màu nhã nhặn và trơn, không có họa tiết chấm bi, sọc dọc, ngang hay hoa cỏ lá sặc sỡ đâu nha.

Màu trung tính gồm có màu trung tính nóng và lạnh. Màu trung tính nóng bao gồm màu kem và nâu. Màu trung tính lạnh là những màu trắng, xám và ghi. Màu trung tính tuy không nổi bật nhưng nó đem lại cho cảm giác của ta sự thoải mái, dễ chịu và nhẹ nhàng. Thứ hai là các màu tối trầm Như các màu đen, nâu, xám đậm. Các màu sắc đen, nâu hay xám đậm khi lần đầu tiếp xúc có vẻ hơi “ảm đảm”. Tuy nhiên đối với phong cách tối giản thì hoàn toàn ngược lại, màu sắc tối trầm sẽ đem đến cảm giác cuốn hút mạnh mẽ nhiều hơn, dễ 80 Tạp chí Sống Tròn

Thứ ba chỉ dùng một màu đơn sắc

Để đúng nguyên tắc Minimalism thì ta còn cần chú ý đến số lượng tổng cộng màu sắc của bộ trang phục. Cần linh hoạt khéo léo kết hợp từ 2-3 màu trong một bộ outfit. Chúng ta có thể chọn một hoặc hai màu bất kì chúng ta yêu thích và phối với một màu trung tính. Như vậy, thì với những yêu cầu trên (trung tính, trầm tối và đơn sắc) ta sẽ tạo ra được một outfit vừa theo phong cách minimalism. Khi nắm

Chất liệu vải là yếu tố quan trọng nhất của phong cách Minimalism. Vì quần áo theo phong cách tối giản không chú trọng quá nhiều về kiểu dáng và hoa văn. Một chất liệu tốt sẽ gây được ấn tượng đầu tiên khi người khác nhìn vào. Hãy nhớ chất liệu vải càng chất lượng bao nhiều thì bộ quần áo càng trông lịch thiệp và sang trọng bấy nhiêu. Tuy nhiên điểm trừ ở đây là không phải ai cũng có thể chạy theo phong cách này, vì quần áo có chất lượng tốt thì giá thành cũng sẽ “nhỉnh hơn”. Nhưng một quần áo chất lượng tốt sẽ được tính ở số lần mặc nó chứ không phải ở giá cả ở lần đầu tiên đâu đúng không nào? Minimalism là phong cách thời trang nghiêng về chất lượng vải vóc, thiết kế đơn giản và màu sắc trung tính, đơn sắc. Càng ít càng đẹp là câu châm ngôn của phong cách tối giản này, và hãy nhớ chỉ cần nắm vững hai yếu tố cơ bản là màu sắc và chất liệu vải là bạn có thể bắt đầu ngay với phong cách Minimalism rồi đấy.

Áo khoác ngoài cùng đôi boot đen. Ảnh: Internet

Tạp chí Sống Tròn 81

Thời trang

82 Tạp chí Sống Tròn

Xuân Quý Mão

2

Tạp chí LÀNG NGHỀ VIỆT NAM Tạp chí Sống Tròn 83

Xe & Công nghệ

84 Tạp chí Sống Tròn

Rolls-Royce trình làng bộ sưu tập ấn tượng lấy cảm hứng từ thời trang dành cho

SUV Cullinan

Nguồn: Tạp chí siêu xe

Mới đây, hãng xe siêu sang Anh quốc Rolls-Royce vừa trình làng phiên bản Rolls-Royce Cullinan Inspired by Fashion, bao gồm hai Bộ sưu tập được “may đo sẵn” cho các vị khách hàng của mình. Tạp chí Sống Tròn 85

Xe & Công nghệ

H

ai bộ sưu tập được hãng vô cùng tâm huyết đó là: ReBelle táo bạo, được lấy cảm hứng từ xu hướng phối màu colour block, và Fu Shion - sự kết hợp hoàn hảo giữa khả năng vận hành và vẻ đẹp thời thượng. Những ‘kiệt tác’ tinh tế này, do đội ngũ thiết kế của Rolls-Royce thực hiện, lấy cảm hứng từ những gam màu và họa tiết rực rỡ thường thấy trong thế giới thời trang cao cấp, qua đó phản ánh sở thích và phong cách sống chiết trung của nhóm khách hàng thượng lưu. Được coi Sống tròn Tròn 86 Tạp chí sống

là tác phẩm nghệ thuật đích thực, Rolls-Royce Cullinan Inspired by Fashion lần đầu ra mắt trước giới mộ điệu và khách hàng quen của thương hiệu tại Art Basel ở Miami. Cullinan Inspired by Fashion là hiện thân cho đặc tính đa dạng của chiếc SUV hạng sang cũng như tinh thần Black Badge - bản ngã thay thế của nó. Bộ sưu tập lần này được lấy cảm hứng từ thế giới của các vị chủ sở hữu - những cá nhân có sở thích chiết trung, những người mở đầu xu hướng và có tầm ảnh hưởng đến các bước chuyển mình trong lĩnh

vực nghệ thuật, thời trang và thiết kế hiện nay. Các mẫu xe trong Bộ sưu tập ‘Cullinan - Inspired by Fashion’ được thiết kế như những tuyên ngôn đầy nổi bật, được ‘tinh chỉnh’ đến từng chi tiết cho phù hợp với phong cách sống của các vị khách hàng đặc biệt này. Để thể hiện khả năng Bespoke vô tận của hãng, các nhà thiết kế đã mang đến tám cá tính riêng biệt dành cho ‘Cullinan - Inspired by Fashion’. Mỗi bộ sưu tập bao gồm hai cách phối màu nội thất được nhấn nhá bởi các

Tạp Tạp chí chí Sống sống Tròn tròn 87

Xe & Công nghệ

gam màu mang tính biểu tượng: Xanh Lime Green hoặc Hồng Peony Pink cho Re-Belle, và Mandarin hoặc Vàng Forge Yellow cho Fu Shion. Với mỗi phong cách nội thất, khách hàng có thể lựa chọn kết hợp với một trong hai kiểu dáng ngoại thất mà hãng đã tuyển chọn kỹ lưỡng - một vẻ ngoài bắt mắt hoặc thiết kế có phần kín đáo và tinh tế hơn. Với bộ sưu tập Re-Belle là lời tuyên bố tối thượng, phản 88 Tạp chí Sống Tròn

ánh xu hướng phối màu colour block đương đại với màu sắc sống động và sự kết hợp đầy tinh nghịch giữa các họa tiết. Điểm nhấn màu sắc trong không gian nội thất, bao gồm màu Xanh Lime Green hoặc Hồng Peony Pink, tạo sự tương phản nổi bật với các chi tiết trang trí bằng da màu Trắng White Arctic hoặc Xám Cashmere Grey. Lớp bề mặt của bảng táp-lô được hoàn thiện bằng chất liệu vải, bằng thép không gỉ, được dệt thủ công cực kỳ chi tiết, gợi liên tưởng đến trang phục ánh kim

thường thấy trên các sàn catwalk năm nay. Sợi chỉ tinh xảo có đường kính nhỏ tới 0,45 mm mang đến kết cấu phức tạp, giúp tạo hiệu ứng bắt sáng vô cùng đẹp mắt khi xe chuyển động. Re-Belle cung cấp 4 tuỳ chọn gam màu ngoại thất: Xanh Lime Green, Gunmetal, Wildberry hoặc Trắng White Arctic, tùy thuộc vào lựa chọn thiết kế nội thất của khách hàng. Mang cá tính đầy táo bạo của Black Badge, bộ sưu tập FuShion tái hiện thời trang cao cấp nhưng đồng thời cũng có

Tạp chí Sống Tròn 89

Xe & Công nghệ

90 Tạp chí Sống Tròn

tính ứng dụng cao. Phiên bản này gợi nhớ đến các bộ sưu tập được thiết kế sẵn Xuân/ Hè 2023, với các chi tiết tiện dụng như của trang phục đường phố. Fu Shion thể hiện cá tính của Cullinan - đỉnh cao của sự sang trọng, dễ dàng di chuyển trên mọi địa hình. Đối với Fu-Shion, các nhà thiết kế đã tạo ra hai phong cách nội thất: sự kết hợp đầy bắt mắt giữa Xanh Military Green, Xanh Navy Blue và Mandarin; hoặc sự pha trộn giữa da thuộc màu Trắng

Arctic White và Xám Cashmere Grey với các điểm nhấn màu Vàng Forge Yellow. Tùy thuộc vào bảng màu nội thất, khách hàng đặt mua Fu-Shion có thể lựa chọn một trong bốn màu sắc ngoại thất: Xanh Military Green, Xám Burnout Grey, Vàng Forge Yellow hoặc Xám Tempest Grey. Đối với ‘Cullinan - Inspired by Fashion’, các nhà thiết kế đã tạo ra tính năng Starlight Tailgate hoàn toàn mới - một tính

năng tuyệt đẹp, mở rộng bầu không khí huyền diệu, đầy ánh sao của trần sao Starlight Headliner vượt ra bên ngoài không gian nội thất ô tô. Tính năng Bespoke này cần đến 22 giờ để sản xuất, bao gồm 192 ngôi sao chiếu sáng nhẹ nhàng được gắn vào lớp vật liệu da đục lỗ. Starlight Tailgate, khi kết hợp với Viewing Suite, tạo ra một khung cảnh hoàn hảo để tận hưởng vẻ đẹp mê hoặc của một đêm đầy sao ở bất cứ nơi đâu. Tạp chí Sống Tròn 91

Xe & Công nghệ

92 Tạp chí Sống Tròn

Phần dưới của tấm bảng táp-lô cũng có sự thay đổi đáng kể. Lần đầu tiên, hãng giới thiệu phiên bản có màu của lớp gỗ veneer Piano: Xám Cashmere Grey cho Re Belle và Xanh Navy Blue đối với Fu-Shion. Lớp hoàn thiện bóng bẩy này có vai trò như một yếu tố kết nối các chi tiết, mang lại chiều sâu cho không gian nội thất. Là kiệt tác dành cho những chuyến du lịch theo phong cách tối thượng, ‘Cullinan - Inspired by Fashion’ có

sẵn các bộ hành lý mang màu sắc ton-sur-ton, được thiết kế nhằm tô điểm cho bốn chủ đề không gian nội thất riêng biệt Bộ sưu tập bao gồm hành lý các kích cỡ 24hr Weekender, 48hr Weekender, túi Holdall, túi Tote và túi Organizer Pouch. Khách hàng có thể mua từng món riêng lẻ hoặc cả bộ năm sản phẩm.

Tạp chí Sống Tròn 93

94 Tạp chí Sống Tròn

Tạp www.songtron.vn chí Sống Tròn 95

Góc thư giãn

Góc thư giãn Nguồn: Sưu tầm internet

1.Ấn tượng nhất. Thầy giáo hỏi: - Trong năm học vừa qua, nhân vật nào gây ấn tượng mạnh nhất đối với các em? - Một học trò trả lời: Thưa thầy, Napoleon ạ. - Trò khác: Thưa thầy, Lincoln ạ. - Đến lượt John, cậu bé cứ ấp úng mãi: Thưa thầy.... bố em ạ..., nhất là lúc bố xem điểm tổng kết cuối năm của em.

2.Hãy để sếp lên tiếng trước Giám đốc cùng trưởng phòng kế hoạch và trưởng phòng kinh doanh đi ăn trưa. Trên đường họ bắt được một cây đèn thần, khi chạm vào nó, một vị thần hiện ra và bảo: - Ta sẽ ban cho mỗi người một điều ước, các ngươi muốn gì nào? - Tôi ước mình đang ở trên du thuyền tại Bahamas - Bà trưởng phòng kinh doanh kêu lên. - Phù... bà ta biến mất... - Quá phấn khởi, ông trưởng phòng kế hoạch hét lên: Tôi ước gì mình đang tắm nắng và được ngắm các em xinh đẹp tại bãi biển Hawaii... - Phù... ông ta biến đi trong nháy mắt. - Vị thần nhìn ông giám đốc: Đến lượt ngươi, ước gì đi chứ! - Tôi muốn hai người kia trở lại ngay sau bữa trưa để làm việc - Ông ta dõng dạc ra lệnh. - Bài học rút ra: Hãy luôn để sếp của bạn lên tiếng trước. 96 Tạp chí Sống Tròn

3.Thìa Một vị khách bước vào một nhà hàng, gọi một phần súp, nhân viên phục vụ bưng lên cho anh ta ngay tức khắc. Nhân viên phục vụ vừa đi, anh ta đã nói: “Xin lỗi, tôi không có cách nào dùng phần súp này”. Nhân viên phục vụ lại bưng lên cho anh ta một phần súp khác, anh ta vẫn nói: “Xin lỗi, tôi không có cách nào dùng phần súp này”. Nhân viên phục vụ đành gọi giám đốc. Giám đốc cung kính gật đầu về phía anh ta, nói: “Chào quý khách, món súp này là món súp nổi tiếng của nhà hàng, được rất nhiều thực khách yêu thích, lẽ nào ngài...”. “Ý tôi là, thìa đâu rồi?”. Triết lý rút ra: Có sai thì sửa, đương nhiên là chuyện tốt. Thế nhưng chúng ta lại thường sửa chữa những điều đúng đắn, giữ lại những điều sai lầm, kết quả là sai càng thêm sai.

5.Hỏi đường lên trời Một thầy đồ ngồi dạy học ở nhà bà nọ. Bà ta chỉ có một trai và một gái, đêm đến, phải nhường cho thầy và con trai ngủ trên nhà, còn bà và cô gái thì ngủ dưới bếp. Thầy đồ bụng muốn tòm tem, một hôm, nhân lúc cả nhà đã đi ngủ, thầy lò dò xuống bếp. Bất đồ, bà chủ tỉnh giấc hỏi: - Ai đó? - Tôi. - Tôi là ai? - Thầy đồ đây mà! - Ðêm hôm thầy xuống bếp làm gì? - Tôi… xuống lấy vài cái rế để đựng sách. Cách mấy hôm sau, thầy lại mò mẫm, trèo lên mái nhà bếp. Ðang dỡ tranh để tụt xuống, bỗng lại nghe tiếng bà chủ hỏi: - Ai trên kia? - Tôi đây mà! - Tôi là ai? - Thầy đồ đây mà! - Thầy đồ leo lên trên ấy làm gì thế? - Tôi hỏi thế này khí không phải… Có phải đường này là đường lên trời không?…

4.Trẻ hơn 30 tuổi Cặp vợ chồng 60 tuổi đang tổ chức kỷ niệm đám cưới bạc của họ, bỗng một bà tiên xuất hiện và ban cho mỗi người một điều ước. Người vợ muốn đi du lịch vòng quanh thế giới, thế là lập tức đã có trong tay hai vé. Ông chồng liếc nhanh bà vợ rồi bẽn lẽn nói: - Tôi muốn bà ấy trẻ hơn tôi 30 tuổi. - Bum! Bà tiên vung đũa thần, biến ông chồng thành một cụ già 90 tuổi, rồi biến mất.

6. Lỗi của ai Bà mẹ kinh hồn bạt vía khi nghe cậu con trai cưng tuyên bố đòi mẹ lo cho cậu đính hôn... lần thứ chín: - Trời! Mẹ không thể tưởng tượng nổi con lại đính hôn nhiều đến thế! Trước sau con đã có tới ... 9 vị hôn thê cơ à? - Ồ! Đó là lỗi của thần ái tình mẹ ạ! Thần không bắn tên mà lại nã súng liên thanh vào tim con!

Tạp chí Sống Tròn 97

Straight to the hive “Tự hào là nhà sản xuất Mật ong đơn hoa nguyên chất hàng đầu tại Việt Nam từ năm 1985.”

Chất Lượng Thành Phẩm Tạo Nên Giá Trị Thương Hiệu Kiểm soát quy trình theo HACCP Môi trường nuôi ong trong lành Thợ nuôi lành nghề hơn 20 năm Không biến đổi gen, không chứa carbendazim www.songtron.vn chí Sống Tròn 98 Tạp

Quét mã để tìm hiểu thêm về chúng tôi!

duyanhbee.com

Tạp www.songtron.vn chí Sống Tròn 99

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.