Bản tin online số 03 Flipbook PDF

Bản tin online số 03 (ngày 30/11/2022)

14 downloads 109 Views 11MB Size

Recommend Stories


03-06 Model #s: , ,
high Performance flashLight Lampe-torche haute performance Linterna de alto rendimiento Hochleistungstaschenlampe Torcia elettrica di elevate prestazi

BN, BE, M, ME Series
BN, BE, M, ME Series Manuale installazione uso e manutenzione Installation, use and service manual Benutzerhandbuch Manuel d’installation et d’entreti

Story Transcript

1 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG


2 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Hòa chung không khí sôi nổi, tưng bừng của cả nước kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022), các trường Tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn thành phố đã tổ chức các Lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2022. Nội dung các buổi lễ kỉ niệm được thể hiện trang trọng, ý nghĩa. Đây là dịp để thầy, trò trong các nhà trường thể hiện sự tri ân sâu sắc đến nghề cao quý. Thông qua các tiết mục văn nghệ, tinh thần “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” truyền thống từ ngàn đời xưa được thể hiện một cách rõ nét, xúc động. Qua các buổi lễ đã giáo dục cho các thế hệ học sinh về truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, thêm yêu mái trường thân thương. Lịch sử ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục) Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương. Nội dung chủ yếu của Bản Hiến chương các nhà giáo: Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với FISE với mục đích tranh thủ các diễn đàn quốc tế, tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh. Đồng thời, giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta. Mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có Công đoàn giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ “tôn sư trọng đạo” để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những “người đưa đò thầm lặng” trên bến sông cuộc đời. Trong ngày 20/11, phụ huynh và học sinh cũng thường chuẩn bị những bó hoa tươi, những tấm thiệp đẹp ghi những lời chúc ý nghĩa và những món quà bất ngờ để tri ân các thầy cô, những người đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên. Bên cạnh đó, ngày này cũng là dịp để ngành giáo dục đánh giá lại hoạt động giáo dục, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc giảng dạy và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Thương trực Thành đoàn dự Lễ kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2022) trên địa bàn thành phố Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam do UBND phường Hưng Thành tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam tại trường THPT Tân Trào, TP Tuyên Quang


3 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG [Infographic] Đồng chí Võ Văn Kiệt: “Kiến trúc sư” hàng đầu của công cuộc đổi mới đất nước


4 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG


5 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022 - 2030” Ngày 23/11, Hội Khuyến học tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh đã ký Chương trình phối hợp “Đẩy mạnh hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2022 - 2030” nhằm triển khai hiệu quả công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021- 2030”. Chương trình “Xuân biên giới - Tết hải đảo” năm 2023, Triển lãm ảnh “Tự hào biển, đảo Việt Nam”; Triển khai ứng dụng chuyển đổi số i-HR trong tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho ĐVTN Ngày 23/11/2022, Tại trường Đại học Tân Trào, Tỉnh đoàn – Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Bảo tàng Tuổi trẻ Việt Nam, Câu lạc bộ Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương tổ chức chương trình “Xuân biên giới - Tết hải đảo” năm 2023, Triển lãm ảnh “Tự hào biển, đảo Việt Nam”; Triển khai ứng dụng chuyển đổi số i-HR trong tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho hơn 500 bạn đoàn viên, thanh niên. Công trình “Hàng cây thanh niên” - Vì một Việt Nam xanh Ngày 09/11, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Tuyên Quang tổ chức khánh thành công trình “Hàng cây thanh niên”. Đây là hoạt động nằm trong khuân khổ hoạt động “Triệu cây xanh - Vì một Việt Nam xanh” năm 2022 do Trung ương Đoàn phát động và hỗ trợ tại xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Tại buổi lễ trồng cây, đ/c Hoàng Trần Trung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn và các đồng chí Lãnh đạo chính quyền, đoàn viên, thanh niên, người dân xã Hồng Thái, huyện Na Hang đã thực hiện trồng mới trên 210 cây hoa Ban đỏ với tổng trị giá trên 100 triệu đồng. HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA ĐOÀN CẤP TRÊN


6 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Tuổi trẻ Tuyên Quang với hành trình tri ân tại tỉnh Điện Biên, tỉnh Sơn La Chào mừng thành công Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2022 - 2027; kỷ niệm 70 năm chiến thắng Tây Bắc (1952 - 2022), ngày 04/11/2022, Đoàn đại biểu tuổi trẻ các dân tộc tỉnh Tuyên Quang do đồng chí Dương Minh Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHTN Việt Nam; Tỉnh ủy viên, Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh làm trưởng đoàn đã đến dâng hương Đền thờ Bác Hồ, dâng hoa Tượng đài Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc; thăm Di tích quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La; dâng hương tưởng nhớ các Anh hùng liệt sỹ TNXP tại Ngã ba Cò Nòi Tại hành trình, tuổi trẻ Tuyên Quang đã thăm quan mô hình thanh niên Homestay A Của - Thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Mô hình là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn, vừa mang phong cách hiện đại, độc đáo nhưng vẫn đậm nét văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao Sơn La. Đây là Hoạt động nằm trong hành trình “Tuổi trẻ Tuyên Quang với hành trình tri ân” diễn ra tại tỉnh Sơn La, tỉnh Điện Biên từ ngày 2-4/11/2022 .. Tuyên Quang: Ra quân tình nguyện mùa Đông năm 2022, Xuân tình nguyện năm 2023 Sáng ngày 09/11/2022, Tỉnh đoàn, Hội LHTN Việt Nam tỉnh tổ chức ra quân Chương trình tình nguyện mùa Đông năm 2022 và Xuân tình nguyện năm 2023 tại xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình. Tại chương trình, Ban tổ chức đã phối hợp với các đơn vị tài trợ trao tặng 20 suất học bổng cho 20 em học sinh có hoàn cảnh có khăn trên địa bàn xã Phúc Sơn; 2 ngôi nhà 26-3; 100 tấm vải may áo dài Thái Tuấn, 100 mũ bảo hiểm cho nữ giáo viên trường Tiểu học Phúc Sơn và tổng phụ trách đội huyện Lâm Bình, Na Hang; 500 áo ấm, 500 đôi dép cho các em học sinh trường Tiểu học Phúc Sơn


7 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT CỦA THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Hội Đồng đội thành phố Tuyên Quang đạt giải Nhì toàn đoàn tại hội thi chỉ huy đội giỏi tỉnh Tuyên Quang năm 2022 Ngày 27/11/2022, tại Trung tâm Văn hóa, thể thao thanh thiếu nhi tỉnh đã diễn ra Hội thi Chỉ huy Đội giỏi tỉnh Tuyên Quang năm 2022. Hội đồng Đội thành phố có 15 Chỉ huy Đội tham gia Hội thi. Tại Hội thi, Chỉ huy Đội trải qua 4 phần thi: Phần thi trắc nghiệm; Phần thi Thực hành Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh; Phần thi kỹ năng hoạt động tập thể; Phần thi xử lý tình huống. Sau những phần thi căng thẳng, các em cũng được tham quan, trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh Tuyên Quang Kết quả, Hội đồng Đội thành phố có 07 Chỉ huy Đội đạt danh hiệu Chỉ huy Đội xuất sắc, 02 chỉ huy Đội đạt danh hiệu Chỉ huy Đội giỏi tỉnh Tuyên Quang năm 2022. Hội đồng Đội thành phố đạt Giải Nhì toàn đoàn Tuổi trẻ thành phố: tiếp tục các hoạt động của Nhóm học Tiếng Anh liên trường Qua một vài buổi gặp gỡ, giao lưu, học hỏi, các bạn đoàn viên đã tự tin hơn khi nói chuyện với các giáo viên nước ngoài. Qua giao tiếp thực chiến, một số khó khăn như tốc độ nói, tiếng lóng, sự phong phú về chất giọng (Anh-Anh, Anh-Mỹ...) của các giáo viên cũng đòi hỏi các bạn ĐVTN phải nâng cao hơn nữa kỹ năng nghe, khả năng tương tác 2 chiều khi giao tiếp... Trong nửa cuối tháng 11, tháng 12, nhóm sẽ có một số hoạt động đặc sắc như giao lưu thể thao, văn hóa, văn nghệ, đi thực tế để đóng vai “hướng dẫn viên du lịch” giới thiệu về quê hương Tuyên Quang...


8 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Thường trực Thành đoàn Tuyên Quang tăng cường thực tế tại các mô hình kinh tế của thanh niên Xác định nhiệm vụ đồng hành cùng thanh niên trong lập nghiệp, khởi nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ngay từ sau khi ban hành Chương trình Công tác năm 2022, Thường trực Thành đoàn đã tích cực đi thực tế tại các mô hình kinh tế của thanh niên trên địa bàn. Qua những chuyến thực tế, nắm bắt được tiềm năng phát triển cũng như những khó khăn, vướng mắc của đoàn viên thanh niên trong quá trình xây dựng mô hình kinh tế. Thường trực Thành đoàn đã tiếp nhận những ý kiến quan trọng đó, đồng thời sẽ thông qua những buổi đối thoại với lãnh đạo thành phố, tìm hướng tháo gỡ cho đoàn viên, thanh niên. Đ/c Phạm Thị Bích Hường, Ủy viên BTV Tỉnh đoàn, Thành ủy viên, Bí thư Thành đoàn đến thăm mô hình kinh tế của anh Nguyễn Văn Thuấn, chủ mô hình kinh tế cây ăn quả tại Làng Dùm, tổ 11, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang Thường trực Thành đoàn dẫn đoàn kiểm tra của Tỉnh đoàn - do đ/c Hoàng Trần Trung, Phó Bí thư Tỉnh đoàn dẫn đầu - đến thăm mô hình kinh tế trồng dưa lưới của anh Nguyễn Hoàng Anh (tổ 1, phường Nông Tiến) Thường trực Thành đoàn dẫn đoàn kiểm tra của Tỉnh đoàn - do đ/c Hoàng Trần Trung, Phó Bí thư Tỉnh đoàn dẫn đầu - đến thăm mô hình kinh tế trồng cây cảnh Tết của chị Lê Thị Hương (thôn 1, xã Lưỡng Vượng)


9 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Thành đoàn Tuyên Quang có 05 mô hình kinh tế lọt vào vòng Chung khảo Cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Tuyên Quang năm 2022” Ngày 22/11/2022, tại Hội trường Liên đoàn Lao động tỉnh đã diễn ra vòng chung khảo cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên Tuyên Quang năm 2022”. Vượt qua vòng sơ khảo tiến vào chung khảo, có 31 mô hình kinh tế tiêu biểu từ khắp các địa phương, ban ngành trên toàn tỉnh. Trong số đó có 05 mô hình kinh tế đến từ thành phố Tuyên Quang: - Mô hình “Chả ốc nhồi lam” của anh Nguyễn Văn Thắng (thôn 18, xã Kim Phú, TP Tuyên Quang) - Mô hình “Sản xuất dòng tranh thủ công mỹ nghệ đa sắc kết hợp với du lịch địa phương” của chị Hoàng Hương Giang là đại diện nhóm tác giả. - Mô hình “Chăn nuôi ếch thương phẩm” của anh Dương Hồng Sơn (Tổ 14, phường An Tường, TP Tuyên Quang) - Mô hình “Giặt là thông minh” của anh Phạm Quang Linh, đoàn viên Chi đoàn tổ 02, phường Ỷ La. - Mô hình “trồng rau, dưa nhà lưới, chăn nuôi lợn sinh sản” của anh Nguyễn Hoàng Anh (Tổ 01, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang). Các mô hình kinh tế của tuổi trẻ thành phố Tuyên Quang đều đã đưa vào vận hành trên thực tế và thu được kết quả nhất định. Có mô hình cho doanh thu hơn 3 tỷ đồng/tháng. Đến với cuộc thi, các chủ mô hình đều mong muốn học hỏi, giao lưu, đồng thời tiến sâu vào vòng trong để có cơ hội phát triển và mang sản phẩm phục vụ thị trường của thành phố, tỉnh và khu vực. Mô hình “Chả ốc nhồi lam” của anh Nguyễn Văn Thắng (thôn 18, xã Kim Phú, TP Tuyên Quang) Mô hình “Chăn nuôi ếch thương phẩm” của anh Dương Hồng Sơn (Tổ 14, phường An Tường, TP Tuyên Quang) Mô hình “trồng rau, dưa nhà lưới, chăn nuôi lợn sinh sản” của anh Nguyễn Hoàng Anh (Tổ 01, phường Nông Tiến, TP Tuyên Quang). Mô hình “Giặt là thông minh” của Phạm Quang Linh (trái) và mô hình “Sản xuất dòng tranh thủ công mỹ nghệ đa sắc kết hợp với du lịch địa phương của chị Hoàng Hương Giang (phải)


10 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG BÍ THƯ ĐOÀN NĂNG ĐỘNG, DÂN VẬN KHÉO Anh Trần Hoài Nam, sinh năm 1994, Bí thư Đoàn xã Thái Long được biết đến là một cán bộ đoàn nhiệt tình, năng nổ, luôn xung kích trong công tác tại địa phương. Nhờ khả năng “dân vận khéo”, anh Nam luôn nhận được nhiều ủng hộ, kêu gọi được sự giúp đỡ trong mỗi phần việc, công trình của thanh niên tại cơ sở. S au khi tốt nghiệp Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, năm 2017, anh Trần Hoài Nam được bầu làm Phó Bí thư Đoàn xã Thái Long. Năm 2020, anh được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Bí thư Đoàn xã. Với tính cách vui vẻ, nhiệt tình, tác phong nhanh nhẹn, phong cách gần gũi với mọi người xung quanh, anh Nam luôn kiên trì tận dụng cơ hội tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên trên địa bàn xã. Chính vì vậy, mỗi khi anh Nam vận động, kêu gọi sự đóng góp từ nhân dân, từ các cơ quan đoàn thể đều gặp nhiều thuận lợi. Xã Thái Long hiện tại có hơn 1.000 hộ dân, với trên 4.000 nhân khẩu. Kinh tế của xã còn khó khăn, dựa chủ yếu vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Cơ sở hạ tầng của xã, đặc biệt là hệ thống giao thông cần được đầu tư đồng bộ, nâng cấp để có thể đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Chủ động thực hiện chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền xã, anh Nam mạnh dạn đề xuất với cấp ủy lựa chọn những công trình thanh niên thiết thực, vừa sức. Đầu năm 2022, Đoàn xã chủ trì xây được hơn 600m đường vào thôn Đồng Mon với giá trị hơn 7 triệu đồng, trong đó có 3 triệu đồng nguồn xã hội hóa. Tuy giá trị công trình không lớn, nhưng với nguồn kinh phí hạn hẹp, anh Nam đã phải bỏ nhiều công sức để có thể vận động, kêu gọi xây dựng đoạn đường nêu trên. Chưa dừng lại ở đó, nhận thấy đoạn đường tại thôn Hòa Bình dài khoảng 1,3 km tuy đã bê tông hóa nhưng chưa có đèn đường thắp sáng gây bất tiện, nguy hiểm cho người dân tham gia giao thông, anh Nam chủ động xin ý kiến của Thường trực Đảng ủy. Sau đó tổ chức họp Ban Chấp hành Đoàn xã, ban hành Kế hoạch số 15/ KH-BCH thực hiện công trình “Thắp sáng điện đường quê” tại thôn Hòa Bình, xã Thái Long. Kiên trì vận động, thuyết phục, anh Nam đã tập hợp được 21 triệu đồng, trong đó có 18 triệu đồng từ nguồn xã hội hóa bảo đảm đủ để thi công công trình. Sau khi hoàn thiện, đoạn đường hơn 1,3 km luôn có ánh điện sáng rực vào buổi tối, khiến bà con nhân dân rất phấn khởi. Không những tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông, công trình còn giúp giảm rõ rệt tệ nạn xã hội nhờ phát huy tối đa hiệu quả của camera an ninh. Chia sẻ về công trình, anh Nam bộc bạch: “Thực ra chúng tôi cũng không suy nghĩ nhiều, thấy ý nghĩa, thấy bà con nhân dân cần là chúng tôi đề ra kế hoạch quyết tâm làm, rồi khó khăn ở đâu thì tháo gỡ dần ở đó”. Tấm gương “dân vận khéo” của chàng Bí thư Đoàn xã trẻ tuổi Trần Hoài Nam xứng đáng để đoàn viên, thanh niên trên địa bàn noi theo, là minh chứng sống động cho lời dạy của Bác: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. - VTAnh Trần Hoài Nam Thường trực Thành đoàn thăm công trình “thắp sáng đường quê” tại thôn Hòa Bình, xã Thái Long Từ khi có công trình “thắp sáng đường quê, bà con nhân dân rất phấn khởi” Công trình bê tông hóa tại thôn Đồng Mon


11 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Góc thơ hay về TUỔI HỌC TRÒ Cánh phượng hồng e ấp đón bình minh Chúm chím nở trên vòm xanh trước cửa Nắng thắp lửa gọi hè về hớn hở Thắng Năm rồi! Rộn rã tiếng ve ngân. Tháng Năm này hẳn trường em vui lắm ! Rạo rực mùa thi, ấm áp nụ cười Tiếng trống trường ngân vang gióng giả Giục bước chân em hối hả đến trường. Tháng năm này hẳn trường em vui lắm ! Nắng ùa vào từng lớp học xôn xao Tình thầy trò ấm nồng, thân thiện Phút chia tay lưu luyến, ngập ngừng Người lái đò đã gác chèo, giã bến Lòng chợt bâng khuâng khi tháng Năm về Nỗi nhớ trường cứ cồn cào da diết Cháy mãi không nguôi một sắc phượng hồng. THẮNG NĂM VỀ ! CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG NÔNG NGHIỆP LÀ GÌ? Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp bao gồm các hoạt động cơ bản như áp dụng công nghệ hiện đại trong canh tác, liên kết chuỗi giá trị và thay đổi phương thức quản lý. Cụ thể như sau: 1. Áp dụng các công nghệ hiện đại trong canh tác nông nghiệp Hiện nay, có nhiều công nghệ hiện đại được áp dụng trong canh tác nông nghiệp. Tiêu biểu là IoT và cảm biến trên cánh đồng, học máy và phân tích, máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng. IoT và cảm biến trên cánh đồng Khi áp dụng công nghệ này, hệ thống máy móc xung quanh cánh đồng sẽ được gắn cảm biến và kết nối internet. Vị trí lắp đặt cảm biến được tính toán cẩn thận sao cho có thể bao quát toàn bộ cánh đồng. Hệ thống thiết bị sẽ tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây theo sự điều khiển của người trồng. Đồng thời, cảm biến được tích hợp với công nghệ nhận diện hình ảnh giúp người trồng có thể theo dõi, quan sát tình trạng cây từ xa. Các thông tin về cây được cảm biến thu thập, cập nhật liên tục theo thời gian thực để gửi cho người trồng. Nhờ đó, người trồng có thể nắm bắt được tình trạng của cây và thực hiện các thay đổi phù hợp. Một trong những hoạt động chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp phổ biến là áp dụng công nghệ IoT và cảm biến trên cánh đồng. Học máy và phân tích Bên cạnh IoT và cảm biến trên cánh đồng, người nông dân còn có thể ứng dụng công nghệ học máy và phân tích trong nông nghiệp.Học máy và phân tích được đánh giá là một trong những công nghệ chuyển đổi số sáng tạo nhất trong nông nghiệp. Bởi công nghệ này giúp khai thác các dữ liệu hiện có để dự báo cho các xu hướng trong tương lai. Học máy có thể dựa trên thực tế sản xuất và khí hậu của địa phương để dự báo đặc điểm và các gien tốt nhất. Hơn nữa, thuật toán này còn dự báo được các sản phẩm bán chạy và ế ẩm trên thị trường. Nhờ đó, nông dân có thể lựa chọn loại cây trồng phù hợp để canh tác. Máy bay không người lái (MBKNL) giám sát cây trồng Máy bay không người lái trông giống như một chiếc máy bay thu nhỏ được điều khiển từ xa. Thiết bị này có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: • Giám sát cây trồng. • Phun thuốc bảo vệ thực vật từ trên cao với hiệu suất lớn. • Xuất ra hình ảnh 3 chiều để dự báo chất lượng đất và phân tích, mô hình hóa cây trồng. 2. Liên kết chuỗi giá trị Bên cạnh việc ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển đổi số trong nông nghiệp còn phải liên kết các thành phần của hệ sinh thái nông nghiệp một cách tự nhiên theo chuỗi giá trị. Trong đó, trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phải nằm ở vị trí trung tâm. Các thành phần khác tương tác với nhau, thúc đẩy trung tâm phát triển giải pháp công nghệ phát triển và tận hưởng các lợi ích mà trung tâm đề ra. Đồng thời, liên kết chuỗi giá sự còn là sự kết nối giữa các đơn vị với nhau, gồm: • Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp và thị trường • Kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với thị trường. Như vậy, giải quyết bài toán chuyển đổi số ở đây chính là giải quyết bài toán về kết nối. Liên kết chuỗi giá trị là tăng sự kết nối giữ nhà nước với nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nông dân. 3. Thay đổi phương thức quản trị hoạt động nông nghiệp Chuyển đổi số trong nông nghiệp không chỉ thể hiện ở việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất, liên kết chuỗi giá trị mà còn thể hiện ở việc thay đổi phương thức quản trị hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thể điều hành hiệu quả, tăng năng suất tại các bộ phận back off và tiết kiệm chi phí. Để thay đổi phương thức quản trị hoạt động, doanh nghiệp ngành nông nghiệp cần: • Số hóa quy trình: Việc số hóa phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ sản xuất, thu hoạch đến nhập kho, phân phối. Đồng thời, doanh nghiệp cần tăng cường liên lạc với các bên liên quan trong hệ thống nông nghiệp. Điều này sẽ giúp tăng khả năng hiển thị dọc theo chuỗi cung ứng. Quy trình hoạt động nông nghiệp của doanh nghiệp cũng minh bạch và hiệu quả hơn. • Tối ưu công tác hành chính – nhân sự: Doanh nghiệp cần sử dụng các phần mềm quản trị để tối ưu hóa hoạt động. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể nắm được thông tin chính, tài sản, kho; quản lý bán hàng tại chi nhánh, cửa hàng…ở khắp mọi nơi. Kế toán viên có thể làm việc từ xa, kết nối dữ liệu với hệ thống CRM, kết nối hóa đơn điện tử, kê khai thuế qua mạng… • Hiện đại hóa cách thức thực hiện canh tác: Việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật mới vào canh tác giúp nông dân đạt được năng suất, hiệu quả cao hơn. Đồng thời, tất cả các bên liên quan trong hệ sinh thái cũng được hưởng lợi ích. Số hóa quy trình ở tất cả các khâu của sản xuất nông nghiệp giúp tăng hiệu quả trong chuyển đổi số. - https://digital.fpt.com.vnTác giả: Hà Hữu Bình Phó Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Phó Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Tuyên Quang


12 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG Theo luận điệu này, muốn có một xã hội dân chủ, muốn phát triển thì Việt Nam phải từ bỏ “chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN)”, đi theo con đường “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” như ở các nước phương Tây. Vậy luận điệu trên sai trái ở điểm nào? Xã hội dân chủ tại Việt Nam mang giá trị chung của nhân loại Trước hết, tư tưởng dân chủ của phương Tây có nguồn gốc từ thời Hy Lạp cổ đại. Thuật ngữ dân chủ xuất hiện đầu tiên tại Athens, Hy Lạp trong thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Về nội dung, đó là “quyền lực thuộc về nhân dân” đồng thời theo nguyên tắc đa số. Nhưng khái niệm “nhân dân” ở đây không bao gồm phụ nữ và người nô lệ. Về mặt phương thức, dân chủ có nhiều hình thức: Dân chủ trực tiếp đó là những người tham gia bầu cử bầu ra người đại diện cao nhất của xã hội. Dân chủ gián tiếpdân chủ đại diện là người bầu cử chỉ bầu ra người đại diện của mình... từ đó chỉ có những người đại diện mới bầu ra cơ quan và người lãnh đạo xã hội. Trải qua quá trình phát triển, chế độ dân chủ trên thế giới hiện nay có nhiều mô hình, trong đó có chế độ dân chủ đa đảng nhưng thực chất chỉ có hai đảng thay nhau cầm quyền như ở Mỹ (Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa); hay dân chủ với nhiều đảng nhưng đều thừa nhận Đảng Cộng sản là đảng cầm quyền như tại Trung Quốc... Đáng lưu tâm là vào năm 2019, Đại học Cambridge (Anh) có một nghiên cứu cho thấy mức độ bất mãn về thực trạng nền dân chủ tại Hoa Kỳ và Anh ở mức cao đặc biệt. Cụ thể, năm 2019, tỷ lệ người không hài lòng với nền dân chủ ở Anh lên tới 61%. Tại Mỹ, mức độ hài lòng chỉ còn dưới 50%. Như thế có thể thấy, chế độ dân chủ tại hai quốc gia trên chưa làm hài lòng chính công dân của họ, nên không thể và không nên được coi là hình mẫu cho nền dân chủ của bất cứ quốc gia nào. Chế độ dân chủ của chúng ta khởi nguồn từ khi dân tộc Việt Nam đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh từ những thập niên đầu thế kỷ 20. Giữa vòng vây của chủ nghĩa thực dân, đế quốc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đã vùng lên tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, giành lại được độc lập dân tộc, đồng thời xây dựng xã hội mới. Trong “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định Nhà nước của chúng ta đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng dân chủ trên thế giới: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được”. Từ đó, trong phần cuối của “Tuyên ngôn Độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Ngay từ hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta-Hiến pháp năm 1946 đã cho thấy các quyền công dân (bao gồm cả quyền con người) được bảo đảm. Hơn 77 năm qua (1945- 2022), dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua những giai đoạn đầy khó khăn, gian khổ, đến nay đã trở thành một trong những quốc gia có nền kinh tế ngày càng phát triển, có vị thế, uy tín cao trong khu vực và cộng đồng quốc tế. Những mô hình xã hội Việt Nam là sự vận dụng và phát triển sáng tạo các mô hình xã hội hiện đại trên thế giới, đồng thời kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nền dân chủ của Việt Nam hiện nay là nền dân chủ gắn với chế độ làm chủ của nhân dân, do một đảng duy nhất lãnh đạo, cầm quyền-đó là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hệ thống chính trị Việt Nam là cơ sở chính trị-pháp lý của nền dân chủ Việt Nam. Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Điều 4, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “1- Đảng Cộng sản Việt Nam-đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Như thế, qua quy định trong Hiến pháp có thể thấy: 1-Đảng không chỉ là đại diện CẦN NHẬN THỨC ĐÚNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ CỦA XÃ HỘI TA NGÀY NAY Hiện nay có những luận điệu sai trái được lan truyền trên không gian mạng rằng: “Mô hình “độc đảng” (Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo) là một mô hình tạo ra sự mất dân chủ trong xã hội Việt Nam”.


13 THÀNH ĐOÀN TUYÊN QUANG lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn là đại biểu trung thành lợi ích của cả dân tộc; 2-Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền nhưng các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; 3-Dân chủ gắn liền với Nhà nước và pháp luật. Cũng theo Hiến pháp năm 2013 thì: “Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Các đại biểu Quốc hội được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, nghĩa là mọi công dân đều có quyền lợi và nghĩa vụ tham gia trực tiếp bầu cử đại biểu Quốc hội để đại diện cho tiếng nói của mình tại cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất. Dân chủ trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật Chế độ dân chủ của Việt Nam còn bao hàm cả văn hóa dân chủ. Trong đó, các cán bộ, công chức phải là công bộc của nhân dân. Các cấp chính quyền phải bảo đảm phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Cùng với đó, công dân phải tuân thủ pháp luật. Chúng ta đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN, bản chất là yêu cầu thượng tôn pháp luật, mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong xã hội phải sống và làm việc trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đây là yêu cầu mà mọi nhà nước pháp quyền trên thế giới đều hướng tới. Thế nhưng, hiện nay có nhiều người lầm tưởng rằng, môi trường internet, mạng xã hội là môi trường dân chủ vô hạn độ, người ta muốn nói gì thì nói, viết gì thì viết... mà không phải chịu trách nhiệm. Đó là một sai lầm rất nguy hiểm, vì suy nghĩ như vậy không khác nào coi môi trường internet, mạng xã hội là một môi trường vô luật pháp. Không ít người đã vi phạm pháp luật bị xử lý, thậm chí bị xử lý hình sự vì những phát ngôn xuyên tạc, chống đối Đảng, Nhà nước; vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên internet và bị quy vào tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Bộ luật Hình sự. Không chỉ ở Việt Nam mà ở bất cứ quốc gia nào, các quyền dân chủ đều phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Tương tự, quyền tự do báo chí của công dân được Nhà nước ta tôn trọng, bảo vệ. Tuy nhiên, quyền tự do đó cũng phải trong khuôn khổ pháp luật. Điều 10, Luật Báo chí năm 2016 quy định rõ: “Quyền tự do báo chí của công dân bao gồm: “1.Sáng tạo tác phẩm báo chí; 2.Cung cấp thông tin cho báo chí; 3.Phản hồi thông tin trên báo chí; 4.Tiếp cận thông tin báo chí; 5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí; 6. In, phát hành báo in”. Điều 9 của Luật Báo chí quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, ví dụ như: “Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam có nội dung: a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân; b) Bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; c) Gây chiến tranh tâm lý; Đăng, phát thông tin có nội dung: a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội; b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc...; Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc...; Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy...”. Sở dĩ ngày nay, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trước hết nhờ những thành tựu phát triển kinh tế-xã hội, tích cực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảm các quyền tự do, dân chủ, bảo đảm an sinh xã hội. Việt Nam còn là một môi trường hòa bình, ổn định, có quan hệ ngoại giao hữu nghị với các nước, đấu tranh vì tiến bộ trên thế giới. Vừa qua, Việt Nam đã trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Đây là lần tái cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc sau nhiệm kỳ 2014- 2016 rất thành công, cho thấy uy tín cao của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế về dân chủ, nhân quyền. Những thực tế khách quan đó cho thấy bản chất của xã hội XHCN tại Việt Nam là một xã hội dân chủ, vì con người, và không có luận điệu xuyên tạc nào có thể phủ nhận. - QĐND-


Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.