Luan van thac sy Quan ly an toan 2 Flipbook PDF


14 downloads 124 Views 2MB Size

Recommend Stories


C ry stal. Fa nta sy
C ry stal Fantasy Preciosa Born in fire [nace del fuego] Y PROVIENE DE UNA HELADA BELLEZA SIN DEJAR RASTROS DE FRIALDAD. 2 crystal fantasy ES

AN
Group Health Cooperative: Core Bronze HSA AI/AN Summary of Benefits and Coverage: What this Plan Covers & What it Costs Coverage Period: 1/1/2015 to

Story Transcript

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN

LÊ BÁ ĐẢNG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001 VÀO HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP MÃ SỐ: 834 04 17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN CHIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2021

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Văn Chiên. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn

Lê Bá Đảng

LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn, tôi đã được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các tập thể, cá nhân và bạn bè, gia đình Qua đây tôi xin bày tỏ lờn cảm ơn chân thành tới Tiến sĩ Vũ Văn Chiên – người đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt tôi thực hiện luận văn này Cho tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Sau đại học, các thầy cô khoa Bảo hộ lao động – trường Đại học Công đoàn nơi đã giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình nghiên cứu, cũng như định hướng cho tôi nghiên cứu của luận văn này. Xin cảm ơn các cán bộ công nhân viên Công ty TNHH kỹ thuật Taikisha, Phòng An toàn lao động, Phòng Quản lý chung, Phòng QC, các anh chị em tại dự án Aeon Mall Hải Phòng (nơi mà tôi đã công tác trong thời gian nghiên cứu) đã hỗ trợ thời gian, công sức giúp tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như hoàn thành luận văn này. Mặc dù có nhiều cố gắng, tuy nhiên Luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiết sót, rất mong được sự góp ý chỉ bảo của các thầy cô giáo, hội đồng chấm thi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 3 3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu .................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 5 6. Những đóng góp mới của luận văn ................................................................. 5 7. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 6 1.1. Tổng quan hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới ........... 6 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Thái Lan ......................... 6 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Anh ................................ 7 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Singapore ....................... 9 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Nhật Bản ...................... 11 1.1.5. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của IL0 ............................... 12 1.2. Tổng quan hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam ........ 13 1.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động........................ 13 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam .............. 15 1.3. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 ......................................................................................... 17 1.4. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018........................................................................................................ 19 1.4.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 45001:2018 .............................................. 19

1.4.2. Mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 45001 ........................................................ 20 1.4.3. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 45001........................................................... 21 1.4.4. Những thay đổi của ISO 45001 so với OHSAS 18001 .......................... 21 1.4.5. Những thuận lợi và khó khăn khi các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp ................................................................................................................ 23 1.4.6. Một số mô hình doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 45001 ................................................................................................................. 24 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 26 Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM .................................................................................... 27

2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh ...... 27 2.1.1. Tổng quan công ty ................................................................................... 27 2.1.2. Cơ cấu tổ chức......................................................................................... 28 2.1.3. Cơ cấu lao động....................................................................................... 30 2.1.4. Định hướng phát triển ............................................................................. 32 2.1.5. Quy trình sản xuất kinh doanh ................................................................ 33 2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của công tytrách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Taikisha Việt Nam .................................. 35 2.2.1. Tổ chức bộ máy An toàn vệ sinh lao động ............................................. 35 2.2.2. Chính sách An toàn vệ sinh lao động ...................................................... 41 2.2.3. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của công ty ................ 42 2.2.4. Thực trạng quản lý môi trường lao động tại công ty .............................. 44 2.2.5. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ................................................... 48 2.2.6. Hoạt động tuân thủ yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác .......................... 67 2.2.7. Hoạt động cấp phát PPE.......................................................................... 68 2.2.8. Hoạt động huấn luyện, đào tạo................................................................ 69 2.2.9 Hoạt động trao thông tin .......................................................................... 72

2.2.10. Hoạt động ứng phó sự cố khẩn cấp, phòng chống cháy nổ .................. 72 2.2.11. Thực trạng việc lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động ........................ 74 2.2.12. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động ................................................................................................................... 75 2.2.13. Sự xem xét của lãnh đạo và cải tiến ...................................................... 75 2.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam.................................. 75 2.3.1. Ưu điểm ................................................................................................... 75 2.3.2. Hạn chế .................................................................................................... 76 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 78 Chương 3. ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM ............................... 79

3.1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 45001:2018 .............................................. 79 3.2. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam........................................................................................................... 83 3.2.1. Bối cảnh của công ty ............................................................................... 83 3.2.2. Lãnh đạo và sự tham gia từ người lao động............................................ 86 3.2.3. Hoạch định .............................................................................................. 92 3.2.4. Hỗ trợ ...................................................................................................... 95 3.2.5. Thực hiện................................................................................................. 98 3.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động................................................................... 100 3.2.7. Cải tiến .................................................................................................. 103 3.3. Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty ....................................................... 103 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 111

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AT-VSLĐ

An toàn vệ sinh lao động

BNN

Bệnh nghề nghiệp

BLĐ

Ban lãnh đạo

BSI

Tổ chức tiêu chuẩn Anh

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

CN

Công nghiệp

GA

Phòng Quản lý chung

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

OH&S

An toàn sức khỏe nghề nghiệp

OHSAS

Occupational Health and Safety Asessment Series

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

PDCA

Chu trình Plan-Do-Check-Action

PPE

Phương tiện bảo vệ cá nhân

QL

Quản lý

QLNN

Quản lý nhà nước

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TNLĐ

Tai nạn lao động

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HÌNH, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1. Những thay đổi của ISO 45001 so với OHSAS 18001 .................... 22 Bảng 2.1. Thống kê lao động tại công ty theo giới tính.................................... 30 Bảng 2.2. Thống kê lao động tại công ty theo độ tuổi ...................................... 31 Bảng 2.3. Thống kê lao động trực tiếp (năm 2019) .......................................... 31 Bảng 2.4. Sỗ lỗi vi phạm về an toàn vệ sinh lao động/ 1 dự án trong mỗi lần kiểm tra.............................................................................................. 35 Bảng 2.5. Tình hình tai nạn lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam giai đoạn 2016-2019 .......................................... 42 Bảng 2.6: Kết quả khám sức khỏe tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam năm 2019 (Chỉ tính qua thử việc) ...................... 43 Bảng 2.7. Kết quả đo kiểm môi trường làm việc tại văn phòng Hà Nội giai đoạn 2017-2019................................................................................. 45 Bảng 2.8. Thông số đo kiểm môi trường tại các dự án của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam ................................................ 46 Bảng 2.9.Bảng các yếu tố có thể phát sinh bệnh nghề nghiệp .......................... 47 Bảng 2.10. Bảng mối nguy khi thi công ống gió .............................................. 49 Bảng 2.11. Bảng mối nguy khi thi công ống thép tròn kim loại ...................... 49 Bảng 2.12. Bảng mối nguy khi thi công sơn ống, giá đỡ................................. 50 Bảng 2.13. Bảng mối nguy khi thi công lắp đặt hệ thống điều hòa ................. 51 Bảng 2.14. Bảng mối nguy khi thi công lắp đặt thiết bị máy móc .................. 52 Bảng 2.15. Đánh giá rủi ro khi thi công ống gió............................................... 53 Bảng 2.16. Đánh giá rủi ro thi công ống thép tròn kim loại ............................ 55 Bảng 2.17. Đánh giá rủi ro trong sơn ống, giá đỡ ............................................ 59 Bảng 2.18. Đánh giá rủi ro thi công lắp đặt hệ thống điều hòa ....................... 61 Bảng 2.19. Đánh giá rủi ro khi lắp đặt máy và thiết bị ..................................... 65 Bảng 2.20. Khảo sát hoạt động cấp phát PPE ................................................... 69

Bảng 2.21. Mức độ hiểu biết của công nhân sau huấn luyện an toàn vệ sinh lao động ............................................................................................. 71 Bảng 3.1. Những mong đợi và nhu cầu của các bên liên quan ......................... 85 Bảng 3.2. Cơ hội an toàn sức khỏe nghề nghiệp ............................................... 93 Bảng 3.3. Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam ............................................................ 104 Biểu đồ Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhân viên của công ty có kết quả đạt yêu cầu trong đào tạo huấn luyện An toàn định kỳ giai đoạn 2016-2019 (%) .. 70

Hình Hình 2.1. Một buổi đào tạo an toàn định kỳ cho nhân viên Taikisha ............... 69 Hình 2.2. Tập huấn phòng cháy chữa cháy của Taikisha tại một dự án ........... 73 Hình 2.3. Tập huấn sơ cấp cứu tai nạn của Taikisha tại một dự án .................. 73 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam ................ 16 Sơ đồ 1.2. Mô hình quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của OHSAS 18001 theo chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Action) ................................ 18 Sơ đồ 1.3. Cẩu trúc OH&S của ISO 45001theo mô hình PDCA mới .............. 20 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Taikisha Việt Nam ........................................................................................... 28 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ triết học Taikisha ................................................................... 32 Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam ........................................................................................... 34 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo mô hình ISO 45001 ................................................................................. 90

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác quản lý an toàn hiện nay ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, cụ thể: Hệ thống văn bản pháp luật được ban hành đầy đủ hơn, dần hoàn thiện hơn.“Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 và các nghị định, thông tư kèm theo đã đưa ra những quy định rõ ràng hơn về lĩnh vực ATVSLĐ. Những năm gần đây qua các hoạt động tuyên truyền hàng năm như tuần lễ AT-VSLĐ quốc gia, tháng AT-VSLĐ thì đã có nhiều hơn các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện, hưởng ứng tích cực. Các cơ sở áp dụng những tiêu chuẩn quản lý AT-VSLĐ như tiêu chuẩn quản lý an toàn, sức khỏe nghề nghiêp OHSAS 18001:2007, công ước an toàn vệ sinh laođộng ILO2001 ngày càng nhiều. Điều này đã giúp cải thiện vấn đề an toàn vệ sinh lao động của các doanh nghiệp cũng như giảm thiểu được các vụ tai nạn một cách đáng kể. Nhưng “Theo báo cáo của 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2019 trên toàn quốc đã xảy ra 8.150 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 8.327 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong khu vực có quan hệ lao động, theo số liệu báo cáo sơ bộ của các địa phương, thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2019 như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương... là 9.934 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 533,896 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 138.089 ngày” [8, tr.1]. Chưa kể thiệt hại cho chính người lao động và gia đình của họ như tổn thất tài chính, tổn thất tinh thần cho bản thân và tương lai con cái của họ. Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số do Bộ Lao động Thương binh Xã hội công bố; trong khi đó, bộ y tế báo cáo con số cao hơn gấp nhiều lần và mức độ cũng trầm trọng hơn. Cũng theo báo cáo này, phần lớn nguyên nhân đến từ người sử dụng lao động (chiếm 46,69%). Một phần họ chưa hiểu rõ về tầm quan trọng của công tác an toàn vệ sinh lao động, một

2

phần khác là họ vẫn chưa tạo dựng được hệ thống QL AT-VSLĐ hoặc hệ thống đó không còn thích hợp với điều kiện thay đổi phát triển của nhận thức và công nghệ. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp cam kết đặt lợi ích cộng đồng là trên hết. Vì thế họ luôn muốn hợp tác với những đối tác đảm bảo được quyền lợi của người lao động tốt nhất. Bên cạnh chiến lược phát triển kinh doanh, để duy trìsự bền vững của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chịu trách nhiệm về tính hiệu quả của hệ thống quản lý AT&SKNN của lãnh đạo cao nhất cũng như sự tham gia của người lao động ngay từ khi hoạch định các biện pháp kiểm soát, thực thi, theo dõi, đo lường. Cụ thể hơn chúng ta phải xây dựng một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp tiến bộ và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hơn. Đó cũng là một trong những ưu điểm của tiêu chuẩn ISO 45001 so với tiêu chuẩn OHSAS 18001 mà công ty Trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam đang áp dụng. Tiêu chuẩn ISO 45001 cung cấp cho các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp về các hướng dẫn quản lý OH&S hiệu quả và được sử dụng để cải thiện điều kiện làm việc an toàn cho các nước trên thế giới. ISO 45001 có cấu trúc dễ sử dụng, giúp cho dễ dàng áp dụng được ở không những ở các nhà máy, cơ sở sản xuất mà còn cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng.Tiêu chuẩn ISO 45001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp và hướng dẫn sử dụng, cho phép các tổ chức cung cấp nơi làm việc đủ điều kiện an toàn bằng cách ngăn chặn thương tích, bệnh tật, tính mạng liên quan đến công việc và chủ động cải thiện việc thực hiện OH&S. Do đó dưới góc độ một người làm công tác an toàn vệ sinh lao động, tôi đề xuất một phương án quản lý an toàn vệ sinh lao động mới cho công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam – một công ty chuyên thi công các lĩnh vực xây lắp cơ điện, cải tạo nhà xưởng, đó là đề tài: “Nghiên cứu đề xuất áp

3

dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty Trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Taikisha Việt Nam”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu “Tiến sĩ Nguyễn Thu Hằng (2017), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam” Trong đề tài đã phân tích thực trạng và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế của nhà nước bằng pháp luật về AT-VSLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam và lý giải nguyên nhân của chúng. Đề tài cũng nghiên cứu, đề xuất định hướng và hệ thống giải pháp có cơ sở khoa học nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về AT-VSLĐ trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phù hợp mới bối cảnh hội nhập quốc tế và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhưng đề tài chưa đưa ra được giải pháp tích hợp tuân thủ quy định của pháp luật với áp dụng tiêu chuẩn về an toàn sức khỏe nghề nghiệp. “Tiến sĩ Hà Tất Thắng (2015), Quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”. Đề tài đã đưa ra một cách hệ thống và làm rõ hơn cơ sở lý luận quản lý nhà nước về AT-VSLĐ trong các doanh nghiệp khai khoáng đá tự nhiên; nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân trong quản lý nhà nước về AT-VSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam; đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về AT-VSLĐ trong các doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam trong thời gian tới. Qua tìm hiểu khai thác, tập hợp các tài liệu, công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước và công tác AT-VSLĐ nói chung, cho thấy đề tài “Nghiên cứu đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam” chưa được tác giả nào thực hiện, cho nên luận văn này đảm bảo tính khoa học và

4

xác thực. Hiện tại công ty đang sử dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007để quản lý công AT-VSLĐ tại cơ sở. Công ty đang nghiên cứu đề xuất chuyển sang hệ thổng QL AT-VSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018. 3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 3.1. Mục tiêu - Đánh giá rõ các thực trạng về công tác quản lý AT-VSLĐ tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam. - Đề xuất phương án giúp áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 vào hệ thống quản lý AT-VSLĐ tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan về một số hệ thống, bộ máy quản lý AT-VSLĐ của các doanh nghiệp, các nước trên thế giới. - Tổng quan về tình hình lao động, sản xuất tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam. - Nghiên cứu các số liệu trong giai đoạn 2016-2020 của công ty, số liệu thu thập được từ khảo sát nhân viên để đánh giá hiện trạng điều kiện an toàn, môi trường, sức khỏe nghề nghiệp, công tác quản lý AT-VSLĐ. - Nghiên cứu nội dung và cách thức xây dựng một hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với tiêu chuẩn ISO 45001 cho công ty TNHH Kỹ thuật Taikisha Việt Namnhằm hợp với xu thế, bối cảnh thị trường mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý AT-VSLĐ tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tại công ty khu vực Hà Nội và tập trung các dự án của công ty Trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam khu vực phía Bắc. + Thời gian: Các năm trong giai đoạn 2016-2020.

5

5. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu hồi cứu tài liệu: Nghiên cứu tổng thể các tài liệu về luật AT-VSLĐ tại Việt Nam, công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam và một số nước; tài liệu liên quan tới hệ thống quản lý AT-VSLĐ của công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam. - Điều tra khảo sát: Dùng các bảng kiểm, bảng hỏi để thu thập thông tin về tình hình AT-VSLĐ tại các dự án và công tác quản lý AT-VSLĐ tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam. - Thống kê phân tích: Thống kê, mô hình hóa, so sánh các số liệu về TNLĐ, BNN, các số liệu khác về quản lý AT-VSLĐ của công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận văn Lần đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam góp phần giải quyết được những điểm yếu của tiêu chuẩn OHSAS 18001 mà công ty đang áp dụng. Hướng đến một hệ thống quản lý AT-VSLĐ có sự tham gia của các thành viên đang làm việc tại công ty công ty; có sự cam kết về vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo về phụ lục, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Tổng quan Chương 2: Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam Chương 3: Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam

6

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động trên thế giới 1.1.1. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Thái Lan “An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OH&S) đã được công nhận ở Thái Lan, kể từ khi xảy ra ngộ độc Mangan nghiêm trọng khiến cho 41 công nhân làm việc tại một nhà máy năm 1964 thương vong. Năm 1972, Luật OH&S đầu tiên có hiệu lực theo các điều khoản theo Thông báo cấp Bộ về các khía cạnh OH&S khác nhau cũng được ban hành theo thông báo này. Năm 2011, Thái Lan ban hành Đạo luật An toàn, Sức khỏe và Môi trường nghề nghiệp có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2011” [29, tr.3]. Luật quy định các tiêu chuẩn và quy chuẩn về OH&S cũng được banh hành như: Tiêu chuẩn quản lý an toàn lao động, sức khỏe, môi trường khi làm việc trong không gian hạn chế (2004); Tiêu chuẩn quản lý an toàn lao động, sức khỏe, môi trường liên quan đến bức xạ ion hóa (2004) … Bộ Lao động Thái Lan đã đề xuất chính sách về An toàn và Sức khỏe cho Người lao động cho Chính phủ và được coi là “Chương trình nghị sự quốc gia về OH&S”. Vào ngày 11 tháng 12 năm 2007, Nội các Thái Lan đã thông qua nghị quyết để công bố chính sách này khi Chương trình nghị sự quốc gia về OH&S áp dụng cho tất cả các lĩnh vực liên quan. Chương trình nghị sự quốc gia này đã có hiệu lực (2007-2016) với 7 mục tiêu sau: - Đảm bảo rằng OH&S dành cho người lao động đã được thúc đẩy theo kế hoạch tổng thể quốc gia về an toàn, sức khỏe và môi trường nghề nghiệp; - Cung cấp môi trường làm việc an toàn cho người lao động trong tất cả các lĩnh vực tuân thủ các tiêu chuẩn OH&S; - Nâng cao nhận thức của người lao động và nâng cao kiến thức về OH&S; - Giảm tỷ lệ tai nạn lao động và thương tích; - Phát triển thông tin OH&S mà người lao động có thể truy cập đầy đủ;

7

- Thực hiện giám sát có hệ thống về OH&S cho công nhân; - Tạo văn hóa an toàn bền vững trong công nhân. 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao ðộng của Anh Quy định về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ở Vương quốc Anh có một lịch sử lâu dài từ đầu thế kỷ 19. Một trong những điều luật đầu tiên về Sức khỏe và An toàn tại Vương quốc Anh là “Đạo luật về Sức khỏe và Đạo đức của Người học việc được giới thiệu vào năm 1802 bởi Sir Robert Peel nhắm vào các công nhân làm việc trong các nhà máy bông và các nhà máy khác. Trong 150 năm sau đó, một số lượng lớn các luật đã được ban hành để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe và phúc lợi của người lao động. Tuy nhiên, vào cuối những năm 1960, một điều rõ ràng là một vài trong số các luật này hầu như không có hiệu quả vì số vụ tai nạn tại nơi làm việc không giảm. Đầu những năm 1970, chính phủ Anh đã ủy quyền cho Ủy ban An toàn và Sức khỏe tại nơi làm việc của Robens để xem xét luật pháp về sức khỏe và an toàn hiện có. Các khuyến nghị từ báo cáo của Robens đã hình thành cơ sở cho khuôn khổ lập pháp OH&S hiện tại. Khuôn khổ lập pháp OH&S hiện tại của Anh đã ra đời với Đạo luật Sức khỏe và An toàn tại nơi làm việc (Đạo luật HSW) năm 1974” [30, tr.1]. Đạo luật về An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc đặt ra các nhiệm vụ chung mà người sử dụng lao động và người tự làm chủ phải đối với nhân viên và các thành viên của cộng đồng, và nhân viên phải đối với chính họ và với nhau. Đạo luật này cung cấp một cấu trúc thể chế thống nhất và khung pháp lý cho các quy định về an toàn, sức khỏe, đã được chứng minh là mạnh mẽ và bền vững. Nó dựa trên nguyên tắc rằng những người tạo ra rủi ro cho nhân viên hoặc những người khác trong quá trình thực hiện các hoạt động công việc có trách nhiệm kiểm soát những rủi ro đó. Đạo luật đặt ra các trách nhiệm cụ thể đối với người sử dụng lao động, người lao động tự làm, nhân viên, nhà thiết kế, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà cung cấp. Đạo luật và pháp luật liên quan cũng đặt ra các nhiệm vụ trong một số trường hợp nhất

8

định đối với những người khác, bao gồm chủ nhà, người được cấp phép và những người kiểm soát các hoạt động công việc, thiết bị hoặc cơ sở. Theo các quy định chính của Đạo luật, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm pháp lý liên quan đến sức khỏe và sự an toàn của nhân viên của họ và những người khác có thể bị ảnh hưởng bởi cam kết của họ và do đó gặp rủi ro. Nhân viên được yêu cầu chăm sóc hợp lý cho sức khỏe và sự an toàn của bản thân và những người khác. Trọng tâm của khung lập pháp ở Anh là vào những gì cần phải đạt được thay vì phải làm như thế nào. Nghĩa vụ kinh doanh theo chế độ quy định hiện hành được thể hiện dưới dạng các mục tiêu hoặc mục tiêu cần đáp ứng 'cho đến khi có thể thực hiện được' hoặc thông qua việc thực hiện kiểm soát đầy đủ hoặc thực hiện các bước phù hợp. Các tiêu chuẩn như những điều này liên quan đến việc đưa ra các phán đoán về việc liệu các biện pháp kiểm soát hiện tại có đủ hay không, nếu không thì cần phải làm gì khác để loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro. Phán quyết này được coi là một phần thiết yếu của quy trình đánh giá rủi ro và được thông báo bởi các quy tắc thực hành được phê duyệt (ACOP), các tiêu chuẩn và hướng dẫn được công bố về thực hành tốt (của chính phủ hoặc các đối tác xã hội) nếu có. ACOP có tư cách đặc biệt trong pháp luật và việc không tuân thủ các quy định của ACOP có thể được tòa án đưa ra trong tố tụng hình sự vì bằng chứng về việc không tuân thủ các yêu cầu của Đạo luật hoặc các quy định mà ACOP liên quan. ACOP cung cấp sự linh hoạt để đối phó với sự đổi mới và thay đổi công nghệ mà không làm giảm tiêu chuẩn. Tổ chức Tiêu chuẩn Anh (BSI) là tổ chức quốc gia chịu trách nhiệm phát triển và công bố tiêu chuẩn tại Vương quốc Anh. BSI là một tổ chức bán chính phủ có trách nhiệm pháp lý. Kể từ khi thành lập vào năm 1901 với tư cách là cơ quan tiêu chuẩn hóa đầu tiên của thế giới, BSI đã phát triển thành một tổ chức dịch vụ kinh doanh độc lập hàng đầu toàn cầu, cung cấp các giải pháp dựa trên tiêu chuẩn tại hơn 140 quốc gia. BSI phát triển các tiêu chuẩn

9

tư nhân, quốc gia và quốc tế; chứng nhận hệ thống quản lý và sản phẩm;cung cấp đánh giá, chứng nhận và thử nghiệm sản phẩm và dịch vụ; đồng thời cung cấp đào tạo và thông tin về tiêu chuẩn và thương mại quốc tế . BSI đã phát triển tiêu chuẩn được sử dụng đầu tiên trên hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp BS 8800, tiếp tục trở thành tiêu chuẩn sê-ri OHSAS 18000 - tiêu chuẩn OH&S được sử dụng rộng rãi nhất trên toàn cầu. BSI cũng đã phát triển tiêu chuẩn hướng dẫn đầu tiên về quản lý rủi ro tâm lý xã hội tại nơi làm việc - PAS1010. Chiến lược an toàn và sức khỏe nghề nghiệp quốc gia hiện tại ở Anh có tiêu đề “Giúp nước Anh hoạt động tốt” đã được xuất bản năm 2016. Chiến lược này chủ yếu được phát triển bởi Cơ quan quản lý an toàn và sức khỏe (HSE) phối hợp với Bộ trưởng cho người khuyết tật (bao gồm HSE). Nó tuân theo “Chiến lược an toàn và sức khỏe cho Vương quốc Anh - Trở thành một phần của giải pháp” được xuất bản năm 2009. Thông điệp chính của chiến lược trước đây là “Chiến lược an toàn và sức khỏe cho Vương quốc Anh năm 2009 - Hãy là một phần của giải pháp” là mọi người đều có vai trò trong việc cải thiện hiệu suất an toàn và sức khỏe của đất nước. Chiến lược này mang tính tiến hóa hơn là mang tính cách mạng và nhằm mục đích lấy lại nguyên tắc cơ bản của Đạo luật Sức khỏe và An toàn tại nơi làm việc (1974) và cho rằng những người tạo ra rủi ro phải chịu trách nhiệm quản lý chúng. Chiến lược nhằm đặt lại hướng đi cho sức khỏe và an toàn trong khi tiếp tục cung cấp khuôn khổ chiến lược tổng thể để duy trì và cải thiện hiệu suất an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc của Vương quốc Anh. Chiến lược nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tham gia của các bên liên quan ở tất cả các cấp, đặc biệt là trong việc thực hiện và giám sát. 1.1.3. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Singapore - “Năm 2005, chính phủ Singapore đã khởi xướng một cuộc cải cách lớn liên quan tới các quy định về an toàn sức khỏe nhằm nâng cao trình độ của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe và các vấn đề liên quan tới công tác An

10

toàn vệ sinh lao động. Một trong những mục tiêu chính của họ là giảm tỷ lệ tử vong do TNLĐ xuống còn gần 1,8/100.000 người vào năm 2018, vượt xa con số 4,9/100.000 người năm 2004” [28, tr.1] Luật An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc được thông qua năm 2006 (WSHA) là công cụ pháp lý chính tác động đến công tác AT-VSLĐ. Luật này kết hợp 3 nguyên tắc chính từ cải cách WSHA 2006 bao gồm: - Giảm rủi ro tại nguồn; - Công nghiệp có quyền sở hữu lớn hơn đối với các tiêu chuẩn và kết quả của OH&S; - Hình phạt cao hơn cho quản lý an toàn kém; - Đạo luật WSHA 2006 có bốn tính năng chính; - Nó đặt trách nhiệm cho các bên liên quan, những người có quyền kiểm soát để đảm bảo an toàn tại nơi làm việc; - Nó tập trung vào các hệ thống và kết quả về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc, thay vì chỉ đơn thuần là tuân thủ; - Nó tạo điều kiện cho việc thực thi hiệu quả thông qua việc ban hành các lệnh khắc phục; - Nó áp dụng hình phạt cao hơn cho hành vi không tuân thủ và rủi ro. Một số luật pháp bổ trợ, dưới dạng các quy định, Đạo luật WSHA cung cấp các quy tắc chi tiết hơn liên quan đến các tiêu chuẩn OH&S của Singapore. Luật An toàn và sức khỏe nơi làm việc (WSHA 2006) là công cụ pháp lý chính tác động đến công tác An toàn sức khỏe (ATSK) nơi làm việc. Đạo luật đưa ra một cơ chế dựa trên quá trình thực hiện. Luật nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý chủ động ATSK nơi làm việc thông qua việc yêu cầu các bên liên quan thực hiện các biện pháp khả thi hợp lý để đảm bảo an toàn, sức khỏe, của người lao động khi thực hiện công việc cũng như những người xung quanh. WHSA nơi làm việc cũng giao trách nhiệm cho những người khác tạo ra và kiểm soát rủi ro ATSK nơi làm việc. Cũng có 26 văn bản dưới luật của WSHA 2006 cũng cung cấp khá đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể đối với

11

những công việc rủi ro cao hơn mà những ngành này phải tuân thủ. Ví dụ: Quy định về Amiang, quy định về đóng và sửa chữa tàu … 1.1.4. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của Nhật Bản “Năm 1911, Luật Nhà máy ra đời nhấn mạnh sự kiểm soát sử dụng lao động kết hợp đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Hệ thống pháp luật về AT-VSLĐ của Nhật Bản bao gồm: Luật, dưới luật là các pháp lệnh (Order – tương đương các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia – Theo GS.TS.H.Jonai, trường Đại học kỹ thuật Tokyo), dưới pháp lệnh là các hướng dẫn và tiêu chuẩn. Hiện nay tại Nhật Bản có 3 luật liên quan đến AT-VSLĐ đó là: Luật An toàn và Sức khỏe công nghiệp; Luật tổ chức phòng chống tai nạn công nghiệp và Luật đo đạc môi trường làm việc. Các Pháp lệnh được ra đời nhằm diễn giải chi tiết các văn bản Luật, đó là Pháp lệnh An toàn và Sức khỏe công nghiệp; Pháp lệnh An toàn và sức khỏe của việc dưới áp lực cao; Pháp lệnh tiêu chuẩn sức khỏe trong văn phòng… Và sau đó là các hướng dẫn như: Hướng dẫn đánh giá rủi ro về hóa chất; Hướng dẫn về An toàn lao động và hệ thống quản lý y tế… Luật An toàn sức khỏe công nghiệp sửa đổi năm 2006 đã yêu cầu các cơ quan liên quan xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá rủi ro nơi làm việc cho các ngành sản xuất khác nhau. Ngoài ra, song song với thực hiện yêu cầu pháp luật. Các doanh nghiệp tại Nhật Bản cũng đang áp dụng song hành 2 cách quản lý an toàn gồm: Phương pháp Kizen Yochi (KY) và phương pháp 5S Ý tưởng về KY được ra đời năm 1974 với nội dung chính là dự đoán các tình huống nguy hiểm và đưa ra giải pháp tối thiểu hóa nguy hiểm đó. Trải qua gần nửa thế kỷ được áp dụng và điều chỉnh trong thực tế, ngày nay KY đã trở thành biện pháp đảm bảo an toàn lao động được sử dụng phổ biến nhất tại Nhật Bản. KY đóng vai trò rất lớn trong thành công đáng ngạc nhiên của Chính phủ Nhật Bản về giảm thiểu tối đa tai nạn lao động. Theo đó, KY đưa

12

ra dự đoán về các tình huống nguy hiểm tiềm ẩn trong một công việc cụ thể và đồng thời đưa ra giải pháp thiết thực nhất để giải quyết nguy hiểm đó. Phương pháp 5S 5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc, có thể áp dụng cho người quản lý hoặc mỗi cá nhân, đa phần được các văn phòng ưa dùng. 5S là viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng). 5S ra đời và được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota Nhật Bản và phát triển rất nhanh ngay sau đó (hiệu quả tức thời). Không lâu sau, nó mở rộng hơn nữa đến các công ty vừa và nhỏ ở Nhật, gần như phủ sóng mọi mặt trận trên thị trường kinh doanh nước này. Tuy nhiên, mãi lâu sau, mô hình này mới được thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỷ 20 cũng như được phổ biến sang nhiều nước khác trên thế giới và cũng nhanh chóng đạt được thành công. Phương pháp 5S có những lợi ích rất rõ ràng như không gian sạch sẽ, thoải mái, tinh thần làm việc phấn chấn, vui vẻ, năng suất lao động tăng, hình ảnh công ty không ngừng được nâng cao trong mắt khách hàng, đối tác và cộng đồng. Tất cả đều là những hiệu quả vô cùng tích cực. 1.1.5. Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của IL0 “Hiến chương của ILO đặt ra các nguyên tắc, hành động để bảo vệ người lao động tránh khỏi các bệnh tật, chấn thương, tai nạn phát sinh từ công việc của họ. Theo đó, ILO xây dựng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý về OH&S nhằm cung cấp các công cụ cần thiết cho chính phủ các nước thành viên, người lao động và chủ sử dụng lao động để đảm bảo cho sự an toàn tối đa trong công việc. Năm 2003, ILO đã thông qua một chiến lược toàn cầu để cải thiện OH&S tại các quốc gia thành viên, trong đó bao gồm việc giới thiệu các tiêu chuẩn an toàn , tiêu chuẩn về sức khỏe cũng như hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy và phát triển những công cụ thực hiện. Trong chiến lược toàn cầu của mình, bên cạnh công ước khung 155 về an toàn và sức khỏe nơi làm việc, ILO còn đưa ra các khuyến nghị theo 12 công ước bao gồm: Công ước về An toàn

13

trong Xây dựng, An toàn trong sử dụng Amiang, An toàn trong khai thác Mỏ,… ILO còn đưa ra bộ Quy tắc thực hành (Code of Practice) đặt ra những hướng dẫn thiết thực cho các cơ quan Quản lý nhà nước, người sử dụng lao động, đại diện người lao động nhằm kết hợp xử lý các tồn tại, bất đồng giữa các bên. Trên cơ sở đó, các thành viên của ILO xây dựng những quy định riêng để quản lý an toàn vệ sinh lao động (QLAT-VSLĐ) tại cơ sở của mình. Về bảo vệ công nhân đối với những nguy hiểm (bức xạ điện từ, khí độc, hóa chất độc hại,…) với các biện pháp như dựa trên hệ thống quản lý (QL) OH&S, hướng dẫn giám sát sức khỏe và ghi chép tình hình tai nạn, bệnh nghề nghiệp,…) “ILO cũng đã thông qua hơn 40 tiêu chuẩn cụ thể đối phó với an toàn lao động và sức khỏe, ban hành 40 quy tắc thực hành. Phần lớn trong số các công cụ của ILO dành để giải quyết trực tiếp hoặc một cách gián tiếp với các vấn đề An toàn và sức khỏe nghề nghiệp’. Những tiêu chuẩn ILO xây dựng nhằm định hướng cho các nước (chủ yếu là các nước đang phát triển) để dựa vào đó xây dựng tiêu chuẩn cho riêng từng nước (bao gồm cả Việt Nam). 1.2. Tổng quan hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam 1.2.1. Hệ thống văn bản pháp luật về an toàn vệ sinh lao động Hệ hệ thống pháp luật ở Việt Nam dựa trên hệ thống phân cấp quy phạm mà từ cấp cao đến cấp thấp tuân theo thứ tự sau: - Hiến pháp; - Luật (Bộ luật); - Nghị quyết của Quốc hội; - Pháp lệnh và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Lệnh và quyết định của Chủ tịch nước; - Nghị định của Chính phủ; - Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; - Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán của Tòa án Nhân dân Tối cao;

14

- Thông tư của Chủ tịch Tòa án Nhân dân Tối cao; - Thông tư của Giám đốc Viện Kiểm sát Tối cao Nhân dân; - Thông tư của Bộ trưởng và Thủ trưởng các cơ quan cấp Bộ; - Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước của Văn phòng Kiểm toán Việt Nam; - Nghị quyết chung của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ và - Các cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; - Thông tư chung của Chủ tịch Tòa án Nhân dân Tối cao và Giám đốc Viện Kiểm sát Tối cao Nhân dân; - Thông tư chung của các Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch Tòa án Nhân dân Tối cao và Giám đốc Viện Kiểm sát Tối cao Nhân dân; - Thông tư chung của các bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan cấp Bộ; - Văn bản pháp lý của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Từ những năm đầu khi thành lập nước tới gian đoạn bước vào thời kỳ đổi mới, nhà nước đã có một số thông tư, chỉ thị của chính phủ, các bộ ban ngành quy định về các lĩnh vực thuộc OH&S như chỉ thị 78-Ttg năm 1962 Về việc đảm bảo an toàn trong khi bảo quản, vận chuyển, phan phối và dung thuốc nổ, Chỉ thị 98/Ttg về vệc tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy năm 1980,… “Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” ra đời đã nêu rõ các chính sách, chế độ bảo hộ lao động, thời gian lao động, chế độ nghỉ ngơi…“Bộ Luật Lao động năm 2012”ra đời đã đưa ra các quy định về AT-VSLĐ. Cụ thể Chương IX, các điều từ 133 đến 152 nêu khá rõ các quy địnhchung của pháp luật về AT-VSLĐ; TNLĐ, bệnh nghề nghiệp; Phòng ngừa TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới thì đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề phòng ngừa TNLĐ và BNN. Cải thiện điều kiện lao động,

15

đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, bảo vệ môi trường là nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều thập kỷ tới của nước ta. Do đó, Luật AT-VSLĐ ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng không chỉ giải quyết được những thách thức về công tác AT-VSLĐ hiện nay cũng như thúc đẩy sản xuất ở Việt Nam trong thời gian tới, mà còn có ý nghĩa xã hội và nhân văn to lớn. Luật AT-VSLĐ được Quốc hội Việt Nam ban hành ngày 25/06/2015 đã quy định được những nội dung chủ yếu và mới so với các quy định pháp luật về AT-VSLĐ hiện hành chẳng hạn về đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh; Văn hóa an toàn vệ sinh lao động và nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp… Mới đây “Bộ luật Lao động 45/2019/QH14”ban hành ngày 20/11/2019 và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 đã rút gọn nội dung (nằm ở chương IX gồm điều 132, điều 133, điều 134), với chỉ một số nội dung tóm tắt ngắn gọn về lĩnh vực AT-VSLĐ. Với các nghị định, thông tư hướng dẫn việc thực hiện một số điều trong luật hoặc quy định chi tiết luật đã giúp cho việc thực thi công tác AT-VSLĐ được tốt hơn. 1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động ở Việt Nam Hiện nay, nội dung phân cấp quản lý nhà nước về AT-VSLĐ quy định: Chính phủ thống nhất QLNN về AT-VSLĐ trong phạm vi cả nước. Để thực hiện trách nhiệm này, chính phủ lại phân định thẩm quyền, trách nhiệm cho các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về AT-VSLĐ. Cụ thể là Việt Nam đang áp dụng mô hình QLNN về AT-VSLĐ theo sơ đồ sau:

16

Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý an toàn vệ sinh lao động của Việt Nam (Nguồn:Hà Tất Thắng, [21, tr.76]) Từ mô hình trên có thể thấy sự phân cấp trong quản lý AT-VSLĐ rõ rệt. Đó là, Chính phủ thực hiện chức năng quản lí các Bộ, ngành (Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Công thương,…); Các Bộ, cơ quan ngang Bộ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về AT-VSLĐ theo ngành, lĩnh vực được giao phụ trách; UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về AT-VSLĐ trên địa bàn địa phương của mình. Trong đó, “Bộ LĐTBXH chịu trách nhiệm trước Chính phủ thống nhất thực hiện quản lý nhà nước về AT-VSLĐ trong phạm vi cả nước” [23, tr.1]. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện

17

chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; AT-VSLĐ; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. 1.3. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 “OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành. OHSAS là viết tắt của cụm từ tiếng anh: Occupational Health and Safety Assessment Series (Hệ thống đánh giá An toàn và sức khỏe nghề nghiệp). Tiêu chuẩn này cũng được sử dụng cho mục đích đánh giá chứng nhận phù hợp và cấp giấy chứng nhận phù hợp cho một Hệ thống quản lý OH&S. Ngoài việc tuân thủ các tiêu chuẩn bắt buộc, việc chứng nhận OHSAS khẳng định việc thực hiện tự nguyện một hệ thống đảm bảo một sự giám sát đầy đủ về an toàn và sức khỏe của người lao động trong tổ chức. Tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 đưa ra những yêu cầu được sử dụng như một khuôn khổ cho một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho một tổ chức. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 thường được xây dựng bằng cách tích hợp nó với hệ thống quản lý môi trường (ISO 14001) và có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình sản xuất và cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Các yêu cầu chính của OHSAS 18001 là: - Chính sách và cam kết OH&S; - Nhận diện mối nguy, đánh giá rủi ro và xác lập sự kiểm soát; - Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác; - Mục tiêu và các chương trình OH&S; - Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm giải trình; - Năng lực, đào tạo và nhận thức; - Tài liệu và hồ sơ;

18

- Trao đổi thông tin, tham gia và tham vấn; - Kiểm soát thự hiện; - Chuẩn bị và ứng phó với các tình trạng; - Theo dõi và đo lường; - Điều tra sự cố, sự không phù hợp, hành động khắc phục và phòng ngừa; - Đánh giá và xem xét” Theo mô hình này thì hệ thống quản lý AT-VSLĐ của một tổ chức gồm có 5 thành phần (hình 1.1): - Chính sách AT-VSLĐ (OH&S Policy) - Hoạch định (Planning) - Thực hiện và điều hành (Implementation and Operation) - Kiểm tra và hành động khắc phục (Checking) - Xem xét của lãnh đạo (Manaagement review)

Sơ đồ 1.2. Mô hình quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của OHSAS 18001 theo chu trình PDCA (Plan-Do-Check-Action) (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

19

1.4. Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 1.4.1. Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 45001:2018 Theo ILO thì ước tính có 2.78 triệu ca tử vong liên quan đến AT-VSLĐ trên thế giới hàng năm. Ngoài ra có khoảng 374 triệu ca chấn thương, bệnh tật liên quan đến lao động mỗi năm. ILO cũng đã ước tính trên toàn thế giới, tổng chi phí cho các thương tích, bệnh tật và tử vong liên quan đến lao động là khoảng 3,94% GDP toàn cầu, khoảng 2,99 nghìn tỷ USD. Để giúp các doanh nghiệp giải quyết bài toán nan giải này, ISO đã quyết định tạo ra một tiêu chuẩn mới đó là “ISO 45001:2018– Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp”. Tiêu chuẩn này dựa trên các tiêu chuẩn An toàn và sức khỏe nghề nghiệp khác như OHSAS 18001, Hướng dẫn và tiêu chuẩn về lao động của Tổ chức Lao động quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 45001 được phát triển bởi một ủy ban các chuyên gia an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; tiêu chuẩn tuân theo các cách tiếp cận hệ thống quản lý chung khác như ISO 14001 và ISO 9001. ‘ISO 45001 là một cấu trúc tiêu chuẩn quản lý cao cấp dựa trên việc tích hợp của các hệ thống tiêu chuẩn quản lý, tương tự với tiêu chuẩn ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng) và tiêu chuẩn ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường). ISO 45001 sử dụng chu trình PDCA (hình 1.3), nhằm cung cấp một khung kế hoạch đảm bảo AT-VSLĐ cho các tổ chức, doanh nghiệp có thể xây dựng một kế hoạch cụ thể cho đơn vị của mình giúp giảm thiểu các rủi ro có thể gây hại.

20

Sơ đồ 1.3. Cẩu trúc OH&S của ISO 45001theo mô hình PDCA mới (Nguồn: Viện tiêu chuẩn quốc gia [24, tr.12]) 1.4.2. Mục tiêu của tiêu chuẩn ISO 45001 Trọng tâm của quá trình chuyển đổi hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp (OH&S) sang tiêu chuẩn ISO 45001 là cải tiến hoạt động bảo vệ an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, nâng cao lợi ích xã hội. Theo đó ISO 45001 theo đuổi các mục tiêu sau: - Cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho nhân viên và các cá nhân chuyên trách khác; - Lập hồ sơ cho một hệ thống quản lý OH&S cho nhân viên và các bên liên quan; - Bao hàm tổng thể các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp; - Liên tục hoàn thiện, cải tiến tổ chức thông qua mô hình PDCA;

21

- Tạo điều kiện lập hồ sơ doanh nghiệp an toàn, đáng tin cậy dưới hình thức chứng nhận tiêu chuẩn để ghi điểm trước các khách hàng, đối tác; - Động viên nhân viên đóng góp tham gia ý kiến xây dựng và phản hồi thông tin; - Quản lý an OH&S hiệu quả và thành công hơn. 1.4.3. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 45001 Nối tiếp thành công của OHSAS 18001 thì ISO 45001 hứa hẹn sẽ giúp các tổ chức, doanh nghiệp tạo ra môi trường làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn, cải tiến kết quả kinh doanh, sản xuất của tổ chức. Khi các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn sẽ đạt được một số lợi ích lâu dài như: - Giảm thiểu tỉ lệ thương tật, bệnh nghề nghiệp và tử vong liên quan đến lao động; - Loại bỏ các rủi ro có liên quan đến sức khỏe và an toàn trong công việc; - Khuyến khích, thu hút người lao động thông qua tham vấn, tham gia; - Nâng cao nhận thức của nhân viên về an toàn sức khỏe trong công việc; - Cải thiện hiệu suất và hiệu quả của AT-VSLĐ; - Tận dụng cơ hội từ các rủi ro; - Thể hiện trách nhiệm của công ty và tuân thủ yêu cầu của chuỗi cung ứng, đối tác, khách hàng; - Bảo vệ và nâng cao uy tín thương hiệu, tạo lợi thế lớn cho sự cạnh tranh lành mạnh. 1.4.4. Những thay đổi của ISO 45001 so với OHSAS 18001 Do tiêu chuẩn ISO 45001 được xây dựng dựa trên một phần tiêu chuẩn OHSAS 18001 nên về cơ bản có khá nhiều nội dung tương đồng với nhau. Tuy nhiên vẫn có một số điểm thay đổi tạo nên sự khác biệt của ISO 45001 như sau:

22

Bảng 1.1. Những thay đổi của ISO 45001 so với OHSAS 18001 Chương

Chủ đề

Thay đổi Giảm thiểu tối đa rủi ro đồng tời tạo điều kiện để hoàn thiện công tác bảo vệ OH&S

Phạm vi

Phạm vi

Xem xét bối cảnh doanh nghiệp với những kỳ vọng của nhân viên và các bên liên quan Bao gồm các chương trình an sinh cho đội ngũ nhân viên

Tài liệu viện Các quy chuẩn dẫn Thuật ngữ định nghĩa Bối cảnh doanh nghiệp

tham chiếu Thuật ngữ Bối cảnh Các bên hữu quan

Không có quy chuẩn tham chiếu Các định nghĩa mới và thay đổi so với định nghĩa hiện hành Các yêu cầu quy định mới và sự tập trung cao hơn dánh cho đội ngũ nhân viên và các bên hữu quan Tập trung nhiều hơn vào các quy trình

Quản lý

Quản lý

làm việc Phần bổ sung về quá trình tham gia của đội ngũ nhân viên

Các rủi ro/ Cơ hội Hoạch định

Hoạch định thay đổi

Hỗ trợ

Thông tin và liên hệ thông tin

Tập trung cao hơn và công nhận các rủi ro Nâng cao các yêu cầu quy định đối với chủ đề nhận thức Bổ sung hoạt động liên hệ thông tin với bên ngoài và điều chỉnh các thông tin được lập hồ sơ

23

Chương

Chủ đề Thực hiện

Thực hiện

Các quy trình thuê ngoài

Đánh giá kết quả thực hiện

Các chỉ số hiệu quả thực hiện Đánh giá công tác quản lý

Cải tiến

Thay đổi Mở rộng tiêu điểm và các yêu cầu quy định mới Các yêu cầu quy định về rủi ro và chỉ số hiệu quả thực hiện mới và các điểm tập trung mở rộng

Các trường hợp

Mở rộng nội dung mô tả quy trình để

không tuân thủ

quản lý các tình huống

Các biện pháp

Các nội dung mô tả rõ ràng về các biện

khắc phục

pháp phòng ngừa không còn cần thiết nữa

Cải tiến

Mở rộng các quy trình để cải tiến liên tục (Nguồn: [23, tr11])

1.4.5. Những thuận lợi và khó khăn khi các doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp  Thuận lợi - Các doanh nghiệp nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ, quan tâm từ chính phủ trong việc hướng dẫn áp dụng thực thi. Các văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện đã trở thành nền tảng tốt để các doanh nghiệp tiếp thu áp dụng được tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý OH&S một cách dễ dàng; - Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã có nền tảng quản lý các hoạt động thông qua các tiêu chuẩn như ISO 9001, ISO 14001, OHSAS 18001, 5S… và lực lượng chuyên gia đào tạo, hướng dẫn có kiến thức và kinh nghiệm về hệ thống quản lý OH&S; - Sức ép từ các đối tác kinh doanh trong bối cảnh Việt Nam là nền kinh tế mở cũng là động lực để các doanh nghiệp đảm bảo, hoàn thiện các vấn đề về OH&S của mình giúp đảm bảo sự cạnh tranh trên thương trường. Việc đạt

24

được chứng chỉ ISO 45001 là sự khẳng định cho sự cam kết của doanh nghiệp đối với yếu tố trên  Khó khăn: Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và thực hiện các doanh nghiệp cũng gặp một số khó khăn như: - Kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng hệ thống; - Đối với hầu hết các doanh nghiệp, năng suất và chất lượng là vấn đề được quan tâm hàng đầu, nên việc áp dụng thêm hệ thống quản lý OH&S là điều mà doanh nghiệp phải cân nhắc rất kỹ về chi phí và hiệu quả trước khi triển khai; - Phân công nhân sự chưa đảm bảo về số lượng và năng lực theo yêu cầu; - Nhận thức của người lao động về OH&S chưa đầy đủ và đồng bộ; - Nhân viên chuyên trách AT-VSLĐ còn kiêm nhiệm nhiều việc khác; - Chi phí đầu tư để cải tiến tốt hơn công tác AT-VSLĐ còn hạn chế; - Việc tự kiểm tra định kỳ về AT-VSLĐ chưa được thực hiện đầy đủ; - Cập nhật và duy trì kiến thức về văn bản pháp luật về OH&S chưa được thường xuyên; - Tiêu chuẩn mới ban hành nên việc hiểu và thực hiện các yêu cầu còn bỡ ngỡ… 1.4.6. Một số mô hình doanh nghiệp đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 45001 - Ngày 17/4/2019, Unicon chính thức là đơn vị đầu tiên trong ngành Xây dựng tại Việt Nam được chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001. Công ty đã triển khai thực hiện đồng bộ các tới các đơn vị thi công cũng như phòng ban. Công ty đã đạt nhiều thành công như: Loại bỏ, hạn chế được các mối nguy, rủi ro trong thi công; Giảm thiểu, giảm nhẹ các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ đó giảm chi phí hành chính, nộp phạt do vi phạm quy định về AT-VSLĐ; Đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật trong lĩnh vực xây dựng…

25

- Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu hóa chất và thiết bị Kim Ngưu là một trong các doanh nghiệp đã đăng ký tham gia và được lựa chọn xây dựng mô hình thí điểm cho ngành hóa chất thuộc Chương trình quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020”. Trong công tác xây dựng hệ thống quản lý ISO 45001, công ty đã triển khai và đem lại những kết quả nổi bật như: thực hiện nhận diện, đánh giá các nguy cơ rủi ro trong sản xuất; bố trí hệ thống cảnh báo nguy hiểm; hoàn tất các phương án ứng phó khẩn cấp (cháy nổ, tai nạn, ngộ độc); nâng cấp bếp ăn tập thể; trang bị thêm bảo hộ lao động và tủ thuốc y tế tại các khu vực công tác; thực hiện đánh giá tuân thủ pháp luật và tham vấn người lao động hàng quý…Nhờ đó, đến cuối tháng 11/2019 Kim Ngưu đã tổ chức đánh giá thành công và được cấp chứng chỉ ISO 45001:2018bởi Tổ chức chứng nhận NQA. - Một dự án khác cũng nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ “Hỗ trợ thí điểm áp dụng hệ thống quản lý an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001/ISO 45001 cho các doanh nghiệp ngành công nghiệp” do Bộ Công Thương hỗ trợ kinh phí thực hiện trong năm 2018-2019 đó là Công ty Kính nổi Viglacera. “Trước kia, công ty thường chỉ có hành động xử lý những tai nạn, sự cố liên quan tới công việc mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới việc lập kế hoạch để kiểm soát an toàn vệ sinh lao động trong các quy trình công việc. Qua một thời gian triển khai xây dựng hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn ISO 45001, công ty đã ghi nhận nhiều chuyển biến căn bản từ hệ thống như: giảm số vụ tai nạn và chi phí y tế, giảm thời gian lãng phí do ngừng sản xuất, nâng cao tinh thần làm việc, nhận thức và cam kết của người lao động về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp từ đó góp phần ổn định sản xuất và nâng cao năng suất lao động của công ty. Công ty đã vượt qua được kỳ kiểm tra đánh giá và được ISC Global cấp chứng chỉ hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018công nhận bởi Jas-Anz” [1, tr.2]. Hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý ISO 45001 tại công ty kính nổi Viglacera.

26

Tiểu kết chương 1 Với sự phát triển không ngừng của kinh tế toàn cầu, khi mà các nước phát triển đã xây dựng hệ thống quản lý AT-VSLĐ từ khá lâu, gần như hoàn chỉnh với các đạo luật liên quan và đã đạt được nhiều thành tựu lớn khi giảm được số vụ tai nạn lao động, hạn chế bệnh nghề nghiệp thì các nước đang phát triển cũng đang hoàn thiện cơ chế riêng của mình.Trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn, sức khỏe của người lao động không chỉ ở các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động mà còn cả cộng đồng, đất nước. Hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam ngày càng hoàn thiện đã đóng góp rất lớn trong việc giảm thiểu TNLĐ, bệnh nghề nghiệp cũng như đưa ra các giải pháp an toàn trong lao động sản xuất kinh doanh Các tiêu chuẩn quản lý quốc tế ngày càng được hoàn thiện nhằm tạo ra một tiêu chuẩn chung với phần đa các tổ chức, đất nước để đáp ứng điều kiện kinh tế khác nhau. Trong đó, sự ra đời của hệ thống quản lý OH&S theo tiêu chuẩn OHSAS 18001: 2007 đã góp phần xây dựng một hệ thống quản lý mới, khoa học nhằm giảm mối nguy hiểm, rủi ro trong công việc và mới đây nhất là

tiêu chuẩnISO 45001: 2018 do viện Tiêu chuẩn ISO ban hành. Việt Nam cũng đã xây dựng được lộ trình và áp dụng được tiêu chuẩn ISO vào thực tế của từng lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Nhiều doanh nghiệp đã đạt được chứng nhận ISO 45001 như công ty Honda Việt Nam, Unicon… Tuy nhiên, quá trình áp dụng các hệ thống, tiêu chuẩn quản lý OH&S vào nước ta gặp rất nhiều khó khăn vì khác nhau về phương thức làm việc, nguồn lực triển khai cùng như sự nhận thức về công tác AT-VSLĐ từ cả chủ sử dụng và người lao động. Do đó, để có thể triển khai xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào các hệ thống quản lý OH&S cần phải nghiên cứu sự phù hợp các yêu cầu của tiêu chuẩn đối với bối cảnh hoạt động thực tế. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thôi thúc việc nghiên cứu và áp dụng một tiêu quản lý OH&S phù hợp trong bối cảnh mà Việt Nam chiếm vị trí quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu. Đó sẽ là cam kết của các doanh nghiệp Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tác trên thế giới.

27

Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM 2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy, đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh 2.1.1. Tổng quan công ty - Năm 1913, người sáng lập Takeshi Uenishi và cộng sự đã thành lập Kenzaisha Ltd., được xem là viên gạch đầu tiên để xây dựng một tập đoàn kỹ thuật hàng đầu toàn cầu gồm 39 công ty trên toàn thế giới, với khoảng 5.000 nhân viên, hoạt động trong ngành công nghiệp hệ thống điều hòa không khí nơi cung cấp và duy trì sự thoải mái nhiệt trong các tòa nhà, xử lý các cơ sở phụ trợ trong các nhà máy và sơn hoàn thiện, đó là Taikisha Ltd. ngày nay. - Năm 1998, Taikisha đặt trụ sở chính tại Hà Nội có tên Taikisha Vietnam Engineering Inc sau 2 năm khảo sát và mở chi nhánh tại Hồ Chí Minh. Qua nhiều năm kinh doanh, sản xuất, công ty đã đạt được danh tiếng tốt về an toàn, chất lượng và sự đổi mới tại Việt Nam. - Tên công ty: Công ty TNHH Kỹ thuật Taikisha Việt Nam - Người đại diện pháp luật: Mr. Nakachi Masayuki - Mã số thuế: 0100774624 - Số điện thoại: +84 24 3562 2750 - Địa chỉ: Tầng 12, Tòa nhà Detech Tower, Số 8 Tôn Thất Thuyết, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội - Giấy phép kinh doanh: 0100774624 - Lĩnh vực hoạt động: + Hệ thống thông gió, điều hòa không khí HVAC + Hệ thống cấp, thoát nước, phòng cháy chữa cháy + Hệ thống phụ trợ sản xuất + Hệ thống xử lý nước, xử lý nước thải + Hệ thống điều khiển, hệ thống điện + Hệ thống dây chuyền sơn kim loại, sơn nhựa

28

+ Hoàn thiện công trình dân dụng, phòng sạch, nội thất + Hệ thống công nghệ sản xuất rau xanh + Công việc bảo dưỡng cải tạo. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức - Taikisha Việt Nam gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội và chi nhánh còn lại ở Thành phố Hồ Chí Minh, được điều hành bởi hội đồng quản trị mà tổng giám đốc là người đứng đầu. TỔNG GIÁM ĐỐC HÀ NỘI

HỒ CHÍ MINH PHÒNG KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

PHÒNG THIẾT KẾ

PHÒNG QA/QC

PHÒNG KINH DOANH PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG XÂY DỰNG/ DỊCH PHÒNG XÂY VỤ KHÁCH DỰNG/ DỊCH HÀNG VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG GA

PHÒNG KINH DOANH PHÒNG MUA HÀNG

PHÒNG MUA HÀNG

PHÒNG THIẾT KẾ

PHÒNG XÂY DỰNG/ DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG AN TOÀN

PHÒNG AN TOÀN

PHÒNG QA/QC PHÒNG GA

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức của Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Taikisha Việt Nam (Nguồn:Công ty Taikisha Việt Nam) - Phòng Tài chính – Kế toán, là bộ phận hỗ trợ ban lãnh đạo điều phối ngân sách. Chức năng, nhiệm vụ: Kiểm soát tài chính công ty, thực thi nhiệm vụ pháp luật về mặt tài chính với cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước.

29

- Công ty có 7 phòng ban hoạt động độc lập giữa 2 miền bao gồm: + Phòng xây dựng/ Dịch vụ khách hàng (EC), là bộ phận có số lượng đông đảo nhất của công ty gồm các quản lý, kỹ sư chuyên ngành kỹ thuật. Chức năng, nhiệm vụ: Điều phối, quản lý, thi công các dự án xây mới, cải tạo, sửa chữa thực thi các quy trình làm việc an toàn trên công trường; đưa ra các sáng kiến, biện pháp cải tiến giúp giảm chi phí khi thi công nhưng vẫn đảm bảo an toàn. + Phòng kinh doanh – bán hàng (BS), là bộ phận tiên phong trong hoạt động của công ty gồm những thành viên có kinh nghiệm lâu năm cả trong kinh doanh và kỹ thuật. Chức năng, nhiệm vụ: Nhận và đàm phán hợp đồng thi công dự án và hỗ trợ chăm sóc khách hàng. + Phòng thiết kế và báo giá (DE), là đơn vị thiết kế thi công và báo giá khối lượng. Chức năng, nhiệm vụ: Phòng DE kết hợp cùng phòng EC, phòng BS để cùng đưa ra hợp đồng kỹ thuật với đơn giá phù hợp. + Phòng mua hàng (PU). Chức năng, nhiệm vụ: Hỗ trợ chủ yếu cho phòng EC, các dự án trong việc đặt hàng, vật tư thi công; hỗ trợ các phòng ban khác về mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ làm việc. + Phòng An toàn sức khỏe môi trường (HSE), là bộ phận luôn được đề cao trong công ty. Chức năng, nhiệm vụ: Kiểm soát hoạt động an toàn, sức khỏe, môi trường tại công ty cũng như các dự án thi công; thiết lập hồ sơ, quy trình về an toàn vệ sinh lao động, triển khai thực thi tới các dự án; kiểm tra định kỳ các dự án để theo dõi mức độ tuân thủ thực hiện quy định an toàn vệ sinh lao động và có biện pháp đề xuất khắc phục; làm việc với cơ quan nhà nước có liên quan. + Phòng Đảm bảo/Kiểm soát chất lượng (QA/QC). Chức năng, nhiệm vụ: Kiểm soát chất lượng thi công đúng theo tiêu chuẩn, đưa ra các quy trình để tránh lặp lại các sự cố về chất lượng, hỗ trợ, kiểm soát vấn đề an toàn sức khỏe môi trường tại các dự án.

30

+ Phòng quản lý chung (GA), là đơn vị quản lý nhân sự, hành chính… Chức năng, nhiệm vụ: Quản lý con người, chế độ lương thưởng; thực thi hoạt động công đoàn; giám sát hoạt động thực thi tuân thủ quy định pháp luật, quy định công ty của nhân viên trong công ty. 2.1.3. Cơ cấu lao động Công ty TNHH Kỹ thuật Taikisha Việt Nam phát triển trên nền tảng kỹ thuật xây lắp, dựa vào đội ngũ kỹ sư của mình và những công nhân lành nghề của thầu phụ có năng lực. Cơ bản cơ cấu lao động của công ty với hai hình thức lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. 2.1.3.1. Lao động gián tiếp - Là lao động có hợp đồng chính thức với công ty. Năm 2017 có 231 lao động, năm 2018 có 288 lao động, năm 2019 có 326 (tăng 41.13% so với năm 2017). Bảng 2.1. Thống kê lao động tại công ty theo giới tính Ngành nghề

Hà Nội

Giới tính

Hồ Chí Minh

Nam

Nữ

Nam

Nữ

Kỹ sư

159

153

6

101

99

2

Kế toán

17

2

15

15

14

1

Thủ kho

9

9

0

7

7

0

Khác

8

4

4

10

2

8

193

168

25

133

122

11

Tổng

(Nguồn: Phòng Quản lý chung công ty Taikisha Việt Nam) - Về giới tính: Là một công ty về lĩnh vực kỹ thuật nên số lượng lao động Nam chiếu ưu thế so với số lao động Nữ tại công ty với tỉ lệ 88,96% Nam, 11,04% Nữ. Lao động nữ giới chủ yếu làm bộ phận điều phối, kế toán trong khi lao động nam làm trực tiếp tại các dự án - Về phân bổ lao động: + Số lượng kỹ sư: 260 người, chiếm tỉ lệ cao với 79.75% + Số lượng kế toán: 32 người, chiếm 9.82% + Số lượng thủ kho: 16 người, chiếm 4.91% + Số còn lại: 18 người, chiếm 5.52%

31

Bảng 2.2. Thống kê lao động tại công ty theo độ tuổi Độ tuổi

Hà Nội

Hồ Chí Minh

Tổng số

Dưới 25

29

19

48

Từ 25-30

51

38

89

Từ 31- 40

68

49

117

Từ 40-50

38

22

60

Trên 50

7

5

12

193

133

326

Tổng

(Nguồn: Phòng Quản lý chung công ty Taikisha Việt Nam) - Về tuổi lao động: + Dưới 25 tuổi có 48 người, chiếm 14.72% + Từ 25 đến 30 tuổi có 89 người, chiếm 27.30% + Từ 31 đến 40 tuổi có 117 người, chiếm 35.89% + Từ 40 đến 50 tuổi có 60 người, chiếm 18.41% + Trên 50 tuổi có 12 người, chiếm 3.68% 2.1.3.2. Lao động trực tiếp - Là lao động của thầu phụ làm trực tiếp cho Taikisha, làm việc tại các dự án dưới danh nghĩa là lao động Taikisha. Đây là lực lượng lao động lành nghề với kỹ năng, tay nghề khá tốt. Tuy nhiên số lượng lao động còn ít kinh nghiệm (ít hơn 2 năm) vẫn chiếm tỉ trọng cao 58.33% và mức độ nhận biết về AT-VSLĐ của họ chưa cao. Do đó, các nhà thầu cần đào tạo, huấn luyện đầu vào cũng như giám sát tốt hơn trong quá trình thi công. Bảng 2.3. Thống kê lao động trực tiếp (năm 2019) STT

Số lượng (người)

Số năm kinh nghiệm

Chiếm tỉ lệ (%)

1

600

X < 6 tháng

25.00

2

800

6 tháng ≤ X < 2 năm

33.33

3

500

2 năm ≤ X < 5 năm

20.84

4

350

5 năm ≤ X < 10 năm

14.58

5

150

X ≥ 10 năm

6.25

(Nguồn: Số liệu ước tính của phòng GA)

32

2.1.4. Định hướng phát triển 2.1.4.1. Mục tiêu quản lý - Cố gắng phát triển liên tục bằng cách nâng cao giá trị gia tăng của mình, trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây lắp cơ điện; - Tạo nên một công ty đóng góp cho xã hội qua chuyên môn kỹ thuật; - Trở thành công ty hấp dẫn, tạo động lực cho nhân viên, giúp họ có thể thể hiện được sự sáng tạo, sức sống thông qua trách nhiệm công việc của họ. 2.1.4.2. Tầm nhìn quản lý - Hoạt động kinh doanh theo hình thức cạnh tranh công bằng và bình đẳng, tuân thủ pháp luật và tinh thần của pháp luật; - Đóng góp cho nhân viên, cổ đông, khách hàng, đối tác kinh doanh, cộng đồng xã hội và toàn cầu với tính minh bạch và chính trực. Cổ đông

Nhân viên

Cơ quan quản lý

Môi trường toàn cầu

Đối tác

Cộng đồng xã hội

Khách hàng

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ triết học Taikisha (Nguồn: Phòng GA)

33

2.1.5. Quy trình sản xuất kinh doanh Là quy trình thực hiện một công việc, gói việc của công ty TNHH Kỹ thuật Taikisha Việt Nam. Bao gồm 8 bước: Bước 1: Phòng Kinh doanh đàm phán hợp đồng kinh doanh từ khách hàng. Bước 2: Phòng thiết kế thực hiện bóc tách hợp đồng, đưa ra báo giá, gửi ban lãnh đạo phê duyệt. Bước 3: Hợp đồng sau khi được phê duyệt bởi Taikisha sẽ được gửi tới khách hàng để đàm phán, điều chỉnh và đưa ra hợp đồng phê duyệt cuối cùng Bước 4: Phòng kỹ thuật tiếp nhận hợp đồng và giao cho quản lý dự án thực hiện khâu chuẩn bị. Quản lý dự án lên kế hoạch thiết kế bản vẽ tổng thể các hạng mục; danh mục thiết bị, vật tư lắp đặt; biện pháp thi công để trình khách hàng kiểm tra (khách hàng có thể là tổng thầu, tư vấn giám sát). Biện pháp án thi công bao gồm: kế hoạch + biện pháp kỹ thuật+ kế hoạch đảm bảo an toàn, chất lượng + nghiệm thu cuối. Sau khi khách hàng phê duyệt, những tài liệu ở bước 5 sẽ được quản lý dự án trình lên chủ đầu tư kiểm tra và phê duyệt. Riêng đối với thiết bị, vật tư lắp đặt sau khi phê duyệt cần phải đệ trình sản phẩm mẫu cho chủ đầu tư phê duyệt lần nữa. Tiếp tục vận chuyển tập kết tại kho tạm. Bước 5: Thi công lắp đặt hệ thống thiết bị, vật tư. Quản lý dự án dựa vào bản vẽ kỹ thuật, điều kiện thi công để lập phương án thi công chi tiết cho từng hạng mục. Bước 6: Nghiệm thu bởi khách hàng. Khi có lỗi phát sinh, theo đề nghị từ khách hàng dự án sẽ tiến hành khắc phục lỗi thi công. Bước 7: Vận hành chạy thử. Bước 8: Nghiệm thu lần cuối bởi chủ đầu tư và nộp hồ sơ bàn giao.

34 Bước 1

Hợp đồng, gói việc

Bước 2

Thiết kế, báo giá

Bước 3

Phê duyệt hợp đồng

Bước 4

Tiếp nhận hợp đồng kỹ thuật Danh mục Bản vẽ kỹ thuật

vật tư, thiết bị

Loại bỏ

Chủ đầu tư kiểm tra

Gửi tới

Gửi tới

Loại bỏ

Khách hàng

Khách hàng Gửi tới

Gửi tới

Loại bỏ

Gửi tới

Phương án thi công

Khách hàng Loại bỏ

Chủ đầu tư kiểm tra

Chủ đầu tư kiểm tra

check

check

Sản phẩm mẫu

Mua hàng và vận chuyển Loại bỏ Loại bỏ

Chủ đầu tư, thầu chính nghiệm thu

Phê duyệt

Phê duyệt

Phê duyệt

Phê duyệt

Inspection Tập kết kho tạm

Bước 5

Lắp đặt thi công hệ thống thiết bị trên công trường Lỗi

Bước 6

Khách hàng nghiệm thu Lỗi

Bước 7

Vận hành, chạy thử

Bước 8

Chủ đầu tư, khách hàng, nghiệm thu toàn bộ

Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam (Nguồn: Phòng QA/QC)

35

2.2. Thực trạng công tác quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp của công tytrách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Taikisha Việt Nam Công ty hiện đang áp dụng các tiêu chuẩn trong hệ thống quản lý gồm: OHSAS 18001, ISO 14001, ISO 9001. Tổ chức công tác AT-VSLĐ nhìn chung tuân thủ theo quy ðịnh của OHSAS 18001, ðó là cõ sở cho những thay ðổi tích cực của công ty trong việc ổn định sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu rủi ro TNLĐ, BNN. 2.2.1. Tổ chức bộ máy An toàn vệ sinh lao động Công tác về an toàn lao động trong công ty TNHH kỹ thuật Taikisha bao gồm nhiều hoạt động, nội dung xuyên suốt. Để làm tốt vấn đề này, cần có sự phối hợp đầy đủ giữa các phòng ban, bộ phận và dự án trong công ty. Mỗi bộ phận, phòng ban, dự án, các cá nhân đều có vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn riêng trong việc vận hành hệ thống quản lý AT-VSLĐ của công ty. Cơ cấu tổ chức trong công tác quản lý AT-VSLĐ của Công ty bao gồm: 2.2.1.1. Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở Dựa trên hướng dẫn và yêu cầu của pháp luật Việt Nam, tại văn bản số 11/2006/QĐ-HSR của công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam đã thành lập hội đồng AT-VSLĐ. Các thành viên trong hội đồng có nhiệm vụ, quyền hạn tuân thủ theo Khoản 2 Điều 74 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015. Mặc dù việc tổ chức chức kiểm tra công tác thực hiện AT-VSLĐ tại các phòng ban, dự án được tổ chức hàng tháng đầy đủ nhưng chưa có sự phối hợp, gắn kết giữa các quản lý dự án, phòng ban công ty, kỹ sư công trường với những nhân viên của phòng AT-VSLĐ. Kết quả lỗi vi phạm có xu hướng tăng mà chưa có sự cải thiện. Bảng 2.4. Sỗ lỗi vi phạm về an toàn vệ sinh lao động/ 1 dự án trong mỗi lần kiểm tra Năm Số lỗi vi phạm trung bình của dự án/ 1 lần kiểm tra

2017

2018

2019

16

18

18

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

36

Ngoài ra, việc tổ chức họp mặt, đối thoại giữa nhân viên nhằm chia sẻ thông tin về An toàn vệ sinh lao động cũng rất hạn chế. Trong giai đoạn 20172019, chỉ tổ chức 1 lần về họp mặt sự tuân thủ của công ty (năm 2019). Lãnh đạo công ty, cụ thể là ban giám đốc và đại diện công ty chỉ đưa ra các chính sách, quy định ở phía một chiều và sự phản hồi từ nhân viên khá là ít. 2.2.1.2. Bộ phận An toàn vệ sinh lao động và y tế  Phòng An toàn vệ sinh lao động Phòng AT-VSLĐ được thành lập bởi quyết định số: 12/2006/QĐ-HSR có chức năng và nhiệm vụ khá đầy đủ theo điều 72 Luật AT-VSLĐ 2015. Ngoài ra, phòng AT-VSLĐ còn có nhiệm vụ: - Quản lý những vấn đề liên quan đến việc áp dụng, duy trì tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007và ISO 14001:2015 vào hệ thống quản lý ATSK&MT của công ty. Hàng năm, phòng phối hợp với ban tiêu chuẩn BSI Việt Nam đánh giá sự tuân thủ các tiêu chuẩn này và phối hợp với các phòng ban để đưa ra giải pháp cải thiện hệ thống quản lý ATSK&MT của công ty; - Kết hợp với các phòng ban để tiếp đón các cơ quan chức năng trong thanh kiểm tra công tác AT-VSLĐ tại công ty. Tuy nhiên, phòng AT-VSLĐ của công ty chưa thực hiện được các vấn đề sau: - Theo dõi tình hình thương tật, bệnh tật phát sinh do nghề nghiệp, đặc biệt trong việc kiểm soát tình trạng sức khỏe của nhân viên công ty, cũng như vấn đề sức khỏe của công nhân thầu phụ; - Việc tổ chức thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định về an toàn - vệ sinh lao động của Nhà nước, của cơ sở lao động trong công ty còn mang tính hình thức, chưa có kế hoạch hoạt động rõ ràng; - Việc tổ chức điều tra TNLĐ chưa có quy trình, quy định rõ ràng, đang phụ thuộc vào quy định của Taikisha Nhật Bản.  Ban An toàn dự án Ban An toàn của các dự án có chức năng tham mưu, giúp việc cho quản lý dự án trong việc tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các

37

hoạt động an toàn, vệ sinh lao động và bảo vệ môi trường tại dự án. Ban này cũng có nhiệm vụ sau: - Xây dựng nội quy, quy chế, quy trình, quy định, hướng dẫn, biện pháp bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động, phòng, chống cháy nổ, trường hợp khẩn cấp tại dự án theo yêu cầu của cơ quan quản lý địa phương, thầu chính; - Quản lý việc đăng ký, kiểm định các máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; cũng như kiểm soát các thiết bị thi công khác; - Tổ chức các hoạt động tuần tra an toàn hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng cho thầu phụ và giám sát thực hiện; - Đề xuất với quản lý dự án biện pháp khắc phục các tồn tại mất an toàn trong dự án và đưa ra quyết định xử phạt các cá nhân, nhà thầu vi phạm nội quy AT-VSLĐ; - Tham gia điều tra tai nạn lao động cũng như tiếp đón các đoàn điều tra tới dự án; - Xây dựng kế hoạch AT-VSLĐ, tổ chức đánh giá rủi ro, tham gia lập kế hoạch thi công cho các công việc có rủi ro cao tại dự án như công tác cẩu kéo, làm việc trên cao nguy hiểm, sinh lửa trong điều kiện dễ cháy, thử áp, đấu nối hệ thống điện đang hoạt động…  An toàn thầu phụ, an toàn vệ sinh viên Taikisha Việt Nam yêu cầu các thầu phụ phải bố trí ít nhất 1 an toàn chuyên trách của thầu phụ khi số lượng công nhân trên 20 người làm việc tại dự án (ít hơn 20 người bố trí an toàn kiêm nhiệm). Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi dự án, số lượng công nhân thi công mà mạng lưới an toàn thầu phụ lớn hay nhỏ. An toàn vệ sinh viên là các cá nhân trong tổ thi công có hiểu biết về an toàn, được bầu làm giám sát an toàn trong quá trình làm việc. Nhìn chung An toàn thầu phụ, an toàn vệ sinh viên đều có các nhiệm vụ như sau: - Đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn - vệ sinh lao động tại các dự án, quy định của công ty;

38

- Yêu cầu công nhân ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm AT-VSLĐ nếu thấy có nguy cơ gây mất an toàn, vệ sinh nơi làm việc; - Giám sát việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩnan toàn của pháp luật và các quy trình, nội quy an toàn - vệ sinh lao động của dự án mà thuộc phạm vi nhà thầu mình quản lý. Tuy hệ thống An toàn thầu phụ, An toàn vệ sinh viên của Taikisha hoạt động khá hiệu quả nhưng họ vẫn còn một số hạn chế sau: - Chưa được thầu phụ trao đầy đủ quyền hạn, tiếng nói thực thi vấn đề an toàn trên công trường trong khi quản lý thầu phụ là người quyết định chính tới khả năng thực thi an toàn tốt hay không; - Trình độ hiểu biết của họ chưa cao so với mong đợi. Đối với an toàn của nhà thầu, hầu hết họ là những người là thủ kho được thầu phụ dựng nên, chưa qua đào tạo bài bản về kiến thức an toàn. Các an toàn vệ sinh viên của các tổ, nhóm vẫn đề cao tiến độ thi công hơn vấn đề an toàn, thường bỏ qua các lỗi vi phạm nhỏ, các hành vi có thể dẫn tới tai nạn.  Bộ phận y tế: Công ty đã tổ chức bố trí chi nhánh Hà Nội và Hồ Chí Minh có ít nhất 1 người trong bộ phận an toàn làm công tác kiêm nhiệm y tế. Ngoài ra tại mỗi dự án thi công, mỗi người làm công tác an toàn đều kiêm nhiệm công tác y tế. Người làm công tác y tế có nhiệm vụ được quy định trong điều 73 Luật An toàn vệ sinh lao động, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện, bao gồm: - Người kiêm nhiệm công tác y tế tại các dự án chưa nắm rõ được xử lý sơ cấp cứu cho các tai nạn mức độ chấn thương cao như gãy xương, ngạt khí… - Việc huấn luyện công tác sơ cấp cứu án sơ cấp cứu và huấn luyện do nhân viên kiêm nhiệm y tế của phòng an toàn đảm nhiệm, hướng dẫn trong khi trình độ chuyên môn y tế của họ còn yếu; - Công tác tổ chức khám chữa bệnh thông thường tại công ty do phòng GA tổ chức, trong khi tại dự án do thầu phụ đảm nhiệm. Công ty hiện chưa tổ chức được khám chữa bệnh tập trung mà chỉ khám chữa bệnh đình kỳ tại các bệnh viện nên hoạt động khám chữa khá qua loa.

39

2.2.1.3. Tổ chức công đoàn của công ty Bộ phận công đoàn gồm ít nhất 6 người, là nhân viên thuộc một số bộ phận văn phòng của công ty như phòng QC, GA, EC được công nhận thành lập theo quyết định của Liên đoàn lao động quận Bắc Từ Liêm số: 18/QĐLĐLĐ ngày 8 tháng 5 năm 2007. Tổ chức công đoàn của công ty có chức năng, nhiệm vụ trong công tác AT-VSLĐ được quy định tại Điều 10 của Luật An toàn vệ sinh lao động. Nhìn chung công tác công đoàn của công ty còn khá trẻ, đã đạt được một số thành công nhất định như: Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết các điều khoản lao động và giám sát việc thực hiện về nội quy an toàn, vệ sinh lao động trong thỏa ước lao động tập thể. Thỏa ước Lao động tập thể của công ty được ký vào ngày 8 tháng 11 năm 2016 giữa Bà Phạm Thị Bích Hạnh (Trưởng phòng GA) và Ông Takeyshi (Tổng giám đốc cũ). Tuy nhiên, việc bố trí người làm công tác công đoàn là nhân viên các bộ phận kỹ thuật, kế toán, tài chính đã làm hạn chế đi vai trò của tổ chức công đoàn. Họ phải đại diện đấu tranh cho người lao động để thương lượng với ban lãnh đạo công ty trong khi họ nhận lương, phụ cấp chủ yếu từ công tác chuyên môn chính. Tổ chức công đoàn cũng chưa phát huy được các nhiệm vụ trong luật mà chỉ mang tính hình thức cụ thể: Công đoàn công ty chưa xây dựng được hoạt động thi đua về công tác an toàn, văn hóa an toàn trong công ty; chưa sâu sát, kịp thời trong việc phối hợp với người sử dụng lao động trong công tác kiểm tra, giám sát thi công… 2.2.1.4. Quản lý dự án và các kỹ sư  Quản lý dự án: Là người trực tiếp quản lý hoạt động thi công, xây dựng tại dự án. Họ là người có trình độ chuyên môn cao, khả năng hiểu biết về quy định, tiêu chuẩn AT-VSLĐ của công ty và có chức năng, nhiệm vụ sau: - Thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định của công ty về công tác ATVSLĐ. - Ban hành nội quy, quy định tại dự án thi công;

40

- Chịu trách nhiệm chính về việc lập kế hoạch AT-VSLĐ tại dự án; - Tổ chức việc tuần tra hoạt động an toàn định kỳ hàng tuần, hàng tháng ; - Đôn đốc việc khắc phục các tồn tại mất AT-VSLĐ; - Phối hợp, tham gia điều tra TNLĐ; - Dừng các công việc khi phát hiện có nguy cơ mất kiểm soát rủi ro, mất an toàn. Nhìn chung quản lý dự án thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ trong công tác An toàn vệ sinh lao động tại dự án và chỉ đạo quyết liệt trong việc thực thi, xử lý, khắc phục hậu quả trong công tác AT-VSLĐ. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như một số vấn đề về an toàn tại dự án họ vẫn phó mặc cho Ban an toàn dự án như kiểm tra tuân thủ yêu cầu pháp luật, yêu cầu khác; chưa sâu sát trong việc xử lý các nhân viên, kỹ sư trong vi phạm nội quy an toàn dự án; một số công việc cần thực hiện gấp đã bỏ qua các quy định về an toàn công ty.  Kỹ sư dự án: Là người trực tiếp điều hành công tác thi công. Họ có khả năng, trình độ kỹ thuật trong thi công, có hiểu biết cơ bản về các quy định AT-VSLĐ của công ty và có chức năng, nhiệm vụ sau: Thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn cho công việc thi công; Lập kế hoạch thi công an toàn cụ thể cho các công việc; Thực thi hoạt động khắc phục các tồn tại mất AT-VSLĐ; Tham gia tuần tra an toàn hàng tuần cùng với bộ phận An toàn; Dừng thi công khi thấy các nguy cơ gây mất AT-VSLĐ. 2.2.1.5. Các phòng ban, bộ phận khác Mỗi bộ phận, phòng ban tại công ty đều có các chức năng, nhiệm vụ trong công tác quản lý AT-VSLĐ. Họ có thể tham gia vào bước, giai đoạn khác nhau nhưng nhìn chung họ đều có nhiệm vụ như sau: - Lập kế hoạch AT-VSLĐ cho phòng ban, bộ phận; - Thực hiện đầy đủ các nội quy, quy định của công ty về công tác ATVSLĐ;

41

- Hỗ trợ dự án, phòng An toàn việc thực hiện các hoạt động AT-VSLĐ. Ngoài ra các bộ phận, phòng ban còn có chức năng, nhiệm vụ sau: - Phòng QA/QC phối hợp với các dự án tham gia vào việc lên kế hoạch cho các công việc có rủi ro cao, hàng tháng kiểm tra việc thực thi các công việc tại dự án, đề xuất giải pháp thi công phù hợp với thực tế; - Phòng GA quản lý việc cấp phát phương tiện bảo hộ cá nhân cho nhân viên, quản lý các máy móc thiết bị thi công, thiết bị đo, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn; phối hợp tổ chức kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên, liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước, quản lý tòa nhà để tổ chức đào tạo về phòng cháy, chữa cháy, thoát hiểm thoát nạn… - Phòng Kỹ thuật xây dựng (EC) có vai trò đôn đốc các dự án, nhân viên thực hiện tốt các quy định về An toàn vệ sinh lao động, phối hợp với các phòng ban giám sát việc thực thi hoạt động thi công hàng tuần tại dự án; - Phòng thiết kế, ước tính (ED) có trách nhiệm tham khảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về AT-VSLĐ của pháp luật để áp dụng vào việc thiết kế hệ thống xây lắp các nhà xưởng; - Phòng Mua hàng (PU) có trách nhiệm hỗ trợ dự án trong việc mua sắm, trang bị các phương tiện thi công an toàn. 2.2.2. Chính sách An toàn vệ sinh lao động Tổng giám đốc thay mặt công ty để đưa ra chính sách Sức khỏe, an toàn, môi trường. Chính sách mới nhất được ban hành ngày 1/4/2019 với nội dung như sau: “Công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt nam cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật, các yêu cầu của đối tác và chúng tôi luôn cố gắng để phòng ngừa tai nạn lao động, bảo vệ môi trường. Chúng tôi luôn đặt an toàn là ưu tiên hàng đầu, cam kết tạo ra môi trường làm việc lành mạnh hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ nhân viên, đồng nghiệp, cộng đồng. Đồng thời, chúng tôi cũng cam kết cung cấp cho khách hàng những dịch vụ: Không tai nạn, không sự cố”.

42

Chính sách AT-VSLĐ của công ty được xây dựng: phù hợp với bản chất và quy mô của các rủi ro về OH&S trong công ty trong lĩnh vực xây lắp; thể hiện rõ cam kết phòng ngừa TNLĐ, suy giảm sức khỏe; đã có sự cam kết tuân thủ quy định pháp luật và yêu cầu khác có liên quan từ thầu chính, cơ quan quản lý địa phương, cộng đồng; được thông tin rộng rãi tới toàn thể nhân viên của công ty, đối tác nhưng chưa cho thấy sự cải tiến liên tục quản lý và kết quả thực hiện OH&S. 2.2.3. Tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp của công ty 2.2.3.1. Tình hình tai nạn lao động Theo các báo cáo về tình hình TNLĐ hàng năm tại công ty giai đoạn (2016-2019) và dựa trên phân loại TNLĐ theo Điều 9 nghị định 36/2016/NĐCP thì tình hình TNLĐ tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha được phân loại ở bảng sau: Bảng 2.5. Tình hình tai nạn lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam giai đoạn 2016-2019 Thời gian Loại TNLĐ

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Tổng số vụ TNLĐ

125

150

148

157

TNLĐ chết người

0

0

0

0

TNLĐ nặng

0

0

0

1

TNLĐ nhẹ

125

150

148

156

Tổng số lao động

1822

2164

2138

2300

0.0686

0.0693

0.0692

0.0683

Tần suất TNLĐ (vụ/người)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Tình hình TNLĐ tại công ty có xu hướng tăng trong giai đoạn 20162019. Số vụ TNLĐ tăng từ 125 vụ (năm 2016) lên 157 vụ (năm 2019), tăng 25.6%. Nguyên nhân: Do công ty thi công nhiều dự án hơn so với các năm trước, số lượng công nhân lao động tăng; việc nhận thức sử dụng trang bị bảo hộ lao động của nhà thầu, công nhân mới còn chưa cao; họ chưa thực hiện đầy đủ các quy định về AT-VSLĐ của công ty. Tuy nhiên tần suất TNLĐ

43

nhìn chung có xu hướng giảm nhẹ nhưng không đồng đều. Theo đó, năm 2016 tần suất TNLĐ là 0.0686 thì tăng lên 0.0693 (năm 2017) và sau đó giảm xuống còn 0.0683 (năm 2019). Điều đó cũng thể hiện sự nỗ lực của các nhân viên trong công ty đã cố gắng kiểm soát được tình hình TNLĐ. Trong giai đoạn này, chỉ có duy nhất 1 TNLĐ nặng xảy ra vào ngày 30 tháng 5 năm 2019, nạn nhân bị gãy xương chậu phải nghỉ làm việc 9 tháng và không có khả năng khôi phục sức khỏe như ban đầu. 2.2.3.2. Tình hình bệnh nghề nghiệp Hàng năm, công ty tiến hành khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra bệnh nghề nghiệp đầy đủ cho toàn bộ nhân viên chính thức của công ty. Theo kết quả phân loại sức khỏe năm 2019: Lao động có sức khỏe loại I và II chiếm tỉ lệ cao 92.95% phù hợp với tiêu chí làm việc tại các dự án xây lắp. Lao động có sức khỏe loại III và IV chiểm tỉ lệ 7.05% và không có lao động có sức khỏe loại V. Dựa vào bảng 2.6 có thể dễ dàng nhận thấy tình hình sức khỏe của nhân viên trong công ty ngày càng được cải thiện. Bảng 2.6: Kết quả khám sức khỏe tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam năm 2019 (Chỉ tính qua thử việc) Số lượng nhân viên

Phân loại

Mô tả

sức khỏe

Năm

Năm

Năm

Năm

2016

2017

2018

2019

Loại I

Khỏe mạnh

58

62

82

93

Loại II

Đủ sức khỏe công tác

129

146

176

210

13

20

26

21

2

3

4

2

0

0

0

0

202

231

288

326

Loại III Loại IV Loại V Tổng số

Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mãn tính cần theo dõi Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám Không đủ sức khỏe để công tác

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

44

Kết quả kiểm tra tình hình bệnh nghề nghiệp trong giai đoạn 2016-2019 thì công ty không phát hiện bệnh nghề nghiệp từ nhân viên. Đây là thông tin tích cực cho thấy sự cố gắng của các phòng ban, bộ phận, ban lãnh đào khi đã quan tâm, cải thiện điều kiện môi trường lao động cho nhân viên. Tuy nhiên, đối với thầu phụ công ty chưa chú trọng, quan tâm công tác này, quyền lợi của người trực tiếp thi công các dự án còn đang bỏ ngỏ. Một phần chưa có quy định của công ty về trách nhiệm của thầu chính đối với thầu phụ trong công tác kiểm soát bệnh nghề nghiệp mà mới chỉ dừng lại ở hạn chế các mối nguy về vệ sinh lao động. 2.2.4. Thực trạng quản lý môi trường lao động tại công ty Thực hiện theo nghị định 44/2016/ NĐ-CP, mỗi năm, công ty tiến hành đo kiểm môi trường tại cả văn phòng và các dự án. Việc đo kiểm môi trường tại khối văn phòng được thực hiện bởi trung tâm dịch vụ khoa học sức khỏe và môi trường. Kết quả quan trắc tại văn phòng Hà Nội trong 3 năm 2017, 2018, 2019 được trình bày tại bảng 2.7 Trong giai đoạn 2017-2019 có: - Các yếu tố gồm: Độ ẩm, tiếng ồn phân tích, bụi toàn phần, bụi hô hấp, khí CO2, benzene, toluene, Formaldehyde, Styeren đều đạt. - Về nhiệt độ, số liệu quan trắc năm 2019 có 1 mẫu không đạt, yêu cầu bổ sung quạt hoặc điều hòa làm mát không khí. - Về tốc độ gió, số liệu quan trắc 2017 có 1 mẫu không đạt, yêu cầu bổ sung quạt hoặc thêm điều hòa thông gió. - Về ánh sáng, số liệu quan trắc của cả 2017 và 2019 có tổng 3 mẫu không đạt, yêu cầu công ty bổ sung hệ thống chiếu sáng hợp lý tại nơi làm việc. Nhìn chung kết quả đo kiểm môi trường tại văn phòng Hà Nội có kết quả tốt. Các phòng ban công ty cũng như quản lý toàn nhà đã thực hiện tương đối đầy đủ quy định cũng như khuyến nghị của bên đo kiểm môi trường.

Bảng 2.7. Kết quả đo kiểm môi trường làm S

Năm 2017 Yếu tố

1

Nhiệt độ

17

17

Số mẫu không đạt 0

2

Độ ẩm

17

17

0

3

Tiếng ồn phân tích

17

17

0

4

Tốc độ gió

17

16

1

5

Cường độ ánh sáng

17

15

2

6

Bụi toàn phần

17

17

0

7

Bụi hô hấp

17

17

0

8

Khí Co2

17

17

0

9

Benzen

5

5

0

10

Toluen

5

5

0

11

Formaldehyde

5

5

0

12

Styeren

5

5

0

156

153

3

TT

Tổng số mẫu đo

Tổng Số mẫu số mẫu đạt

T số

1

45

m việc tại văn phòng Hà Nội giai đoạn 2017-2019 Năm 2018

Năm 2019

Tổng mẫu

Số mẫu đạt

19

19

Số mẫu không đạt 0

Tổng số mẫu

Số mẫu đạt

18

17

Số mẫu không đạt 1

19

19

0

18

18

0

19

19

4

18

18

0

19

19

0

18

18

0

19

19

0

18

17

1

19

19

0

18

18

0

19

19

0

18

18

0

19

19

0

18

18

0

6

14

0

5

5

0

6

6

0

5

5

0

6

6

0

5

5

0

6

6

0

5

5

0

176

176

0

164

162

2

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

46

Trong khi đó, tại các dự án việc đo kiểm môi trường lao động được thực hiện bởi phòng An toàn lao động, đưa ra yêu cầu cho dự án khắc phục các mẫu không đạt.Trong năm 2019, phòng An toàn đã tiến hành đo và lập báo cáo đo kiểm môi trường cho 31 dự án lớn nhỏ và lập 42 báo cáo đo kiểm môi trường. Các thông số quan trắc của các dự án bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, tiếng ồn, nồng độ khí CO2, nồng độ khí CO và được thể hiện dưới bảng 2.8 Bảng 2.8. Thông số đo kiểm môi trường tại các dự án của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam TT

Yếu tố quan trắc

Mẫu không đạt/ Tổng mẫu (%) Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Nhiệt độ

62.35

61.21

59.64

2

Độ ẩm

47.14

44.92

43.69

3

Tốc độ gió

61.78

61.05

65.05

4

Tiếng ồn phân tích

21.12

26.07

25.95

5

Khí CO2

0.25

0.11

0

6

Khí CO

0

0

0

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Trong giai đoàn năm 2017-2019, nhìn chung tỉ lệ mẫu đo kiểm không đạt của các dự án không đạt tương đối cao: - Yếu tố nhiệt độ có số mẫu không đạt giảm đáng kể từ 62.35% (năm 2017) xuống còn 59.64% (năm 2019) nhưng vẫn duy trì ở mức cao. Yêu cầu thầu phụ bố bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung nước uống trong điều kiện thời tiết nóng nực, bổ sung giữ ấm cơ thể trong mùa đông; - Yếu tố độ ẩm ở mức khá cao nhưng có xu hướng giảm từ 47.14% (năm 2017) xuống còn 43.69% (năm 2019). Do yếu tố thời tiết độ ẩm cao vào mùa hè hoặc đầu mùa xuân. Cần bổ sung quạt để làm khô môi trường làm việc, tạo thông thoáng; - Yếu tốc tốc độ gió có xu hướng tăng cao từ 61.78% (năm 2017) lên 65.05% (năm 2019). Yêu cầu bố trí quạt ở các vị trí khuất gió, các phòng kín;

47

- Yếu tố tiếng ồn phân tích có xu hướng tăng từ mức 21.12% năm 2017 lên mức 25.95% năm 2019. Yêu cầu thầu phụ trang bị nút tai chống ồn cho các công việc có rủi ro về thính giác; - Yếu tố CO2 có xu hướng giảm về 0% từ mức 0.25% năm 2017. Yêu cầu thầu phụ bổ sung quạt hút khói cho các vị trí hàn, sinh khói… - Yếu tố CO luôn ở mức đạt Do công ty chưa đáp ứng trang bị máy đo nồng độ của bụi, hơi khí độc hóa học khác nên chưa đánh giá, kiểm soát đầy đủ các yếu tố bệnh nghề nghiệp.Vì vậy việc đánh giá khả năng xảy ra bệnh nghề nghiệp chỉ dựa trên có sự xuất hiện của yếu tố tiếp xúc của từng công việc cụ thể mà không rõ hàm lượng, mực độ của chúng. Bảng 2.9.Bảng các yếu tố có thể phát sinh bệnh nghề nghiệp STT

Công việc

Yếu tố tiếp xúc

Bệnh nghề nghiệp

Công tác hàn

Khói hàn

Bệnh phế quản mạn tính nghề nghiệp

Công tác đầm nền dất

Rung

Bệnh rung toàn thân nghề nghiệp

3

Sử dụng máy mài, cắt kim loại

Tiếng ồn

Bệnh điếc nghề nghiệp

4

Công tác bảo ôn ống gió

Bông thủy tinh

Bệnh bụi phổi – bông nghề nghiệp

5

Công tác sơn nền, sơn ống kim loại

Bụi, hơi sơn các loại

Bệnh bụi phổi Talc nghề nghiệp

1 2

(Nguồn: Tác giả tự nghiên cứu tổng hợp) Bệnh văn phòng cũng đáng được chú ý tại công ty do tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như tư thế ngồi sai lệch, sắp xếp không gian làm việc chưa hợp lý, ngồi trước màn hình máy tính quá lâu, hay ngồi trong các phòng điều hòa với thời gian lớn. Các yếu tố nguy cơ trên có thể gây ra các bệnh về xương khớp, stress, đau mỏi mắt, giảm thị lực, bệnh về dạ dày, bệnh về hô hấp…

48

2.2.5. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro Công tác đánh giá rủi ro đang áp dụng hiện dựa trên sự phối hợp giữa phòng An toàn lao động, các quản lý dự án, phòng ban của công ty dựa trên sự tổng hợp từ: - Việc tuân thủ quy định từ tiêu chuẩn OHSAS 18001; - Kết quả hoạt động của hệ thống quản lý ATSKMT; - Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác từ các bên hữu quan; - Các sự cố, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp đã xảy ra trong các năm trước... Công tác đánh giá rủi ro của công ty cho các công việc cụ thể khá chi tiết, thể hiện rõ được các nguy cơ, rủi ro trong quá trình thi công tại các dự án. Hiện tại, phòng An toàn đã xác lập quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro cho các hoạt động liên quan đến ATSKMT của công ty (Phụ luc 1).Trong quy trình sản xuất của công ty, có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn thực hiện các công việc khác nhau, đều có những rủi ro nhất định. Xét một cách tổng thể, công đoạn “Lắp đặt hệ thống thiết bị, máy móc tại công trường” là công đoạn có nhiều rủi ro nhất (trong khi các quá trình khác không đáng kể) do phải tiếp xúc trực tiếp với nhiều mối nguy có nguy cơ dẫn tới các TNLĐ, bệnh nghề nghiệp như: Làm việc trên cao; tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cao; các vật tư vật liệu dễ cháy nổ; các hóa chất độc hại… Do đó, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng nhận diện, đánh giá rủi ro cho các công việc trong công đoạn thi công lắp đặt, thiết bị, máy móc. 2.2.5.1. Nhận diện mối nguy tại nơi làm việc Có nhiều phương pháp nhận diện mối nguy, tuy nhiên công ty nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro tuân thủ theo quy định của OHSAS 18001, dựa trên phương pháp phân tích an toàn công việc theo thực tế công tác thi công tại các dự án để nhân diện các mối nguy. Do điều kiện thu thập tài liệu còn hạn chế, tác giả tập trung vào thực trạng nhận diện mối nguy với các công việc gồm: Thi công ống gió; lắp đặt ống thép tròn kim loại; sơn ống, giá đỡ; lắp đặt hệ thống điều hòa; lắp đặt hệ thống máy móc khác.

49

Bảng 2.10. Bảng mối nguy khi thi công ống gió STT “Công việc”

“Mối nguy”

“Rủi ro” Chấn thương chân tay, trầy xát

Rơi vật tư 1

2

3

Vận chuyển vật tư

Khoan ty, treo giá đỡ

Lắp đặt ống gió

Vấp ngã, va chạm

Gãy chân tay, trầy xát

Nâng vác ống gió nặng, Đau xương khớp, cơ sai tư thế Văng bắn khi khoan trần

Tổn thương mắt

Điện giật khi sử dụng máy khoan

Tử vong, bỏng điện

Ngã cao khi làm trên giáo, xe nâng

Tử vong, gãy cơ xương, ảnh hưởng xương khớp

Nóng nực, ngạt thở

Suy hô hấp, mất sức, tử vong

Tiếng ồn khi lắp đặt ống gió

Điếc nghề nghiệp

Rơi vật tư, máy móc trên cao

Chấn thương đầu, trầy xước, gãy chân tay (Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp)

Bảng 2.11. Bảng mối nguy khi thi công ống thép tròn kim loại STT Công việc”

“Mối nguy” Rơi vật tư Vấp ngã, va chạm

1

Di chuyển vật tư

Nâng vác ống thép nặng, sai tư thế Đổ tải, lật cẩu khi cẩu ống thép lên tầng cao

2

“Rủi ro” Chấn thương chân tay, trầy xát Gãy chân tay, trầy xát Đau xương khớp, cơ Đa chấn thương, tử vong

Khoan ty,

Văng bắn khi khoan trần

Tổn thương mắt

treo giá đỡ

Điện giật khi sử dụng máy

Tử vong, bỏng điện

50

STT Công việc”

“Mối nguy”

“Rủi ro”

khoan Hít bụi

Bệnh về phổi, khó thở

Vật liệu, vỡ đá mài bắn

Chấn thương mắt

vào mắt

3

Lắp đặt ống thép

Ngã cao khi làm trên xe

Gãy chân tay, tử vong, hỏng

nâng, giáo, thang

chi

Tiếp xúc sơn, dung môi

Bỏng da, tổn thương mắt Chấn thương đầu, gãy chân

Rơi ống, máy móc

tay

Tia hồ quang, khói khi hàn ống

5

viêm phổi, phế quản, bệnh về da

Điện giật

Tử vong, bỏng điện

Xỉ hàn

Bỏng da, cháy nổ

Thử áp suất Văng bắn ống

Tổn thương mắt, dạ dày, bệnh

Tổn thương mắt

Nổ đường ống áp suất cao

Đa chấn thương

(Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp) Bảng 2.12. Bảng mối nguy khi thi công sơn ống, giá đỡ STT

Công việc”

“Mối nguy” Rơi vật tư

1

Vận chuyển vật tư

Vấp ngã, va chạm Nâng vác vật nặng, sai tư thế

2

Khuấy trộn sơn

“Rủi ro” Chấn thương phần mềm, bị trầy xát, ô nhiễm sàn nền xung quanh Gãy chân tay, trầy xát Đau xương khớp, cơ

Hít phải bụi sơn

Viêm phổi, dạ dày, bệnh về mắt

Sơn đổ ra sàn

Ô nhiễm môi trường đất, nước

Điện giật khi dùng

Tử vong, bỏng da

51

STT

Công việc”

“Mối nguy”

“Rủi ro”

máy khuấy Sơn văng bắn vào mắt Điện giật

3

Công tác phun, quét sơn

Hít phải bụi sơn, văng bắn vào mắt Nổ bình khí nén máy phun sơn

Tổn thương mắt Tử vong, bỏng Viêm đường hô hấp, tổn thương mắt Tử vong, đa chấn thương nặng (Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp)

Bảng 2.13. Bảng mối nguy khi thi công lắp đặt hệ thống điều hòa STT

Công việc”

“Mối nguy” Rơi vật tư

1

Vận chuyển vật tư điều hòa

Vấp ngã, va chạm Nâng vác vật nặng, sai tư thế

2

3

Chấn thương phần mềm, trầy xát, kẹp kẹt chân tay Gãy chân tay, trầy xát Đau xương khớp, cơ

Hàn ống đồng

Nổ bình chứa oxy

Đa chấn thương nặng

điều hòa

Hít bụi, vỡ đồng hồ, đường ống văng vào mắt Ngã cao khi làm xe nâng, giáo

Công tác lắp

Vật tư rơi

dựng ống

Điện giật

Bệnh về hô hấp, khó thở, hỏng mắt Tử vong, dập gãy chân tay bộ phận, khó vận động Chấn thương đầu, chấn thương phần mềm Tử vong, bỏng nặng

đồng, điều hòa

Kẹp tay khi di chuyển điều hòa Dụng cụ cầm tay Văng bắn

4

“Rủi ro”

Thử áp

Gãy tay, ảnh hưởng xương khớp Gãy ngón tay, trầy xước, tổnthương phần mềm Tổn thương mắt

Nổ đường ống áp suất Đa chấn thương cao (Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp)

52

Bảng 2.14. Bảng mối nguy khi thi công lắp đặt thiết bị máy móc STT

Công việc”

“Mối nguy”

“Rủi ro” Chấn thương phần mềm, trầy

Rơi vật tư

1

Di chuyển vật tư

xát, kẹp kẹt chân tay

Va chạm, kẹp kẹt chân

Trầy xát, dập nát, gãy xương

tay

các chi

Nâng vác vật nặng, sai tư thế

2

Lắp máy

Đau xương khớp, cơ

Lật cẩu, rơi hàng

Tử vong, đi lại khó khăn

Ngã cao khi làm xe

Tử vong, gãy chân tay, khó vận

nâng, giáo

động

Tia lửa gây cháy nổ

Tử vong, cháy bỏng da

Điện giật khi dùng thiết bị điện Văn bắn bụi vào mắt Dùng máy cầm tay

Tử vong, cháy bỏng da Tổn thương về mắt Dập gãy, đứt tay chân, trầy xát

(Nguồn: Tác giả phân tích tổng hợp) 2.2.5.2. Đánh giá mức độ rủi ro Qua nhiều năm áp dụng, hoạt động đánh giá rủi ro ngày càng hoàn hiện, chi tiết đến từng loại hình công việc cụ thể. Phòng An toàn lao động lấy ý kiến từ các nhân viên an toàn tại các dự án, xem xét điều chỉnh hệ thống đánh giá rủi ro hàng năm. Hiện tại công ty đang áp dụng phương pháp đánh giá rủi ro là sự kết hợp của phương pháp dùng ma trận rủi ro và phương pháp cho điểm. Từ đó xác định các biện pháp phù hợp để loại trừ hoặc đưa các rủi ro về mức độ có thể chấp nhận được. Trình tự đánh giá rủi ro được quy định chi tiết tại (Phụ lục 1). Dựa trên thang điểm đánh giá để đưa ra giải pháp loại bỏ, thay thế, kỹ thuật, hành chính và cuối cùng đến trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân. Công tác đánh giá rủi ro được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.15. Đánh giá STT Công việc

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Khả H năng

Chấn thương phần Rơi vật tư

mềm, trầy xát, kẹp

3

kẹt chân tay 1

Vận

Vấp, va chạm,

Gãy chân tay, trầy

chuyển vật

ngã

xước

tư, vật liệu

Khuân vác ống gió nặng, sai tư

Hạn chế vận động,

thế ảnh hưởng

bệnh xương khớp

4

4

xương khớp Văng bắn khi khoan trần 2

Tổn thương mắt

5

Tử vong, bỏng điện

4

Khoan ty, treo giá đỡ

Điện giật khi sử dụng máy khoan

53

á rủi ro khi thi công ống gió

Cấp Hậu độ Điểm quả rủi ro

Biện pháp phòng ngừa

Cấp độ Điểm rủi ro

Sử dụng xe kéo, PPE gồm găng 3

9

II

2

8

II

tay, giầy, mũ an toàn Mang vác vật tư dài, nặng cần có nhiều người, có cảnh giới

3

I

2

I

2

I

3

I

4

I

Khuân vác ống gió cần có nhiều 2

8

II

người, giữ tư thế ngồi thấp và nâng theo phương thẳng đứng Sử dụng kính bảo hộ

4

20

III Sử dụng ELCB nhỏ hơn bằng 30mA cho nguồn điện, kiểm tra

5

20

III

máy khoan trước khi làm việc, đào tạo sử dụng thiết bị điện

STT Công việc

“Mối nguy”

Ngã cao khi làm trên giáo, xe nâng

3

“Rủi ro”

Tử vong, gãy chân tay, khó vận động

Nóng nực, ngạt

Suy hô hấp, mệt mỏi,

Lắp đặt

thở

tử vong

ống gió

Tiếng ồn khi lắp đặt ống gió Rơi vật tư, máy móc trên cao

Điếc nghề nghiệp

Khả H năng

4

3

4

Chấn thương đầu, trầy xước, gãy chân tay

3

54

Cấp Hậu độ Điểm quả rủi ro

Biện pháp phòng ngừa

Cấp độ Điểm rủi ro

Sử dụng xe nâng có kiểm định, 5

20

III

kiểm tra giáo, xe nâng kỹ trước khi làm, đeo móc dây an toàn

3

I

2

I

2

I

2

I

vào lan can cố định 5

15

III

4

16

III

Trang bị quạt điện, uống nhiều nước, thêm thời gian nghỉ ngơi Sử dụng nút tai chống ồn Sử dụng tấm chắn vật rơi cho sàn

4

12

II

thao tác, căng cảnh báo xung quanh, có người cảnh giới, đào tạo nhắc nhở công nhân

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 2.16. Đánh giá rủi r

STT

Công việc

“Mối nguy”

Vật tư, vật liệu rơi

Vận chuyển 1

“Rủi ro”

Khả

năng

Bị thương phần mềm, bị trầy xước, kẹp kẹt

3

chân tay

Vấp, va chạm,

Gãy chân tay, trầy

ngã

xước

Khuân vác

Khó vận động, bệnh

nặng, sai tư thế

xương khớp

4

vật tư, vật liệu

Đổ tải, lật cẩu khi cẩu ống thép lên tầng

Đa chấn thương, tử vong

4

4

55

ro thi công ống thép tròn kim loại



Cấp Hậu

g quả

Điểm

độ rủi

Cấp Biện pháp phòng ngừa

Điểm

ro

độ rủi ro

Sử dụng xe kéo, PPE gồm 3

9

II

găng tay, giầy, mũ an toàn

3

I

2

I

2

I

4

I

Mang vác vật tư dài, nặng 2

8

II

cần có nhiều người, có cảnh giới Khuân vác ống gió cần có

2

8

II

nhiều người, giữ tư thế ngồi thấp và nâng theo phương thẳng đứng Kiểm tra kiểm định cẩu, dây

5

20

III

cáp, lưỡi gà, hệ thống thủy lực, kê lót chân cẩu, tính toán

STT

Công việc

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Khả

năng

cao Văng bắn khi khoan trần

2

Khoan ty, treo giá đỡ

Tổn thương mắt

5

Tử vong, bỏng điện

4

Bệnh về hô hấp

5

Tổn thương mắt

4

Điện giật khi sử dụng máy khoan Hít bụi vật liệu

3

Lắp đặt ống

Vật liệu, vỡ đá

thép

mài bắn vào mắt



56

Cấp Hậu

g quả

Điểm

độ rủi

Cấp Biện pháp phòng ngừa

Điểm

ro

độ rủi ro

tải trọng cẩu, căng cảnh báo, có người cảnh giới khi cẩu 4

20

III

Sử dụng kính bảo hộ

3

I

4

I

2

I

4

I

Sử dụng ELCB nhỏ hơn bằng 30mA cho nguồn điện, 5

20

III

kiểm tra máy khoan trước khi làm việc, đào tạo sử dụng thiết bị điện

2

10

II

Sử dụng khẩu trang khi làm Trang bị bảo vệ cho máy

5

20

III

mài, sử dụng mo che mặt khi làm việc, kiểm tra chất lượng đá mài

STT

Công việc

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Khả

năng

Tử vong, gãy chân tay, Ngã cao

khó vận động, bệnh

4

xương khớp

Hóa chất

Tổn thương da, tổn thương mắt

Rơi ống kim

Chấn thương đầu, gãy

loại, máy móc

chân tay

Tia hồ quang,

Tổn thương mắt, bệnh

khói khi hàn

viêm phổi, da

Điện giật

Tử vong, bỏng điện

3

3

5 4



57

Cấp Hậu

g quả

Điểm

độ rủi

Cấp Biện pháp phòng ngừa

Điểm

ro

độ rủi ro

Sử dụng dây an toàn móc 5

20

III

vào vị trí chắc chắn, kiểm tra giáo, xe nâng trước khi làm

4

I

2

I

4

I

2

I

4

I

việc Sử dụng kính khi làm việc 5

15

III

với hóa chất, huấn luyện cách xử lý sự cố với hóa chất Sử dụng tấm chắn vật rơi

5

15

III

trên giáo, xe nâng; sử dụng mũ bảo hộ, căng cảnh báo, cẩn thận khi thao tác

3

15

III

5

20

III

Sử dụng mo hàn, găng tay hàn, khẩu trang Sử dụng ELCB nhỏ hơn

STT

4

Công việc

Thử áp suất ống

Khả

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Xỉ hàn

Bỏng da, cháy nổ

4

Văng bắn

Tổn thương mắt

3

Đa chấn thương

3

Nổ đường ống áp suất cao

năng



58

Cấp Hậu

g quả

Điểm

độ rủi

Cấp Biện pháp phòng ngừa

Điểm

ro

độ rủi ro

bằng 30mA cho nguồn điện, kiểm tra máy nén khí trước khi làm, đào tạo sử dụng thiết bị điện 4

16

III

4

12

II

Găng tay hàn, cách ly vật dễ cháy xung quanh Sử dụng kính bảo hộ

2

I

2

I

4

I

Thử áp theo từng nấc thang 5

15

III

và kiểm tra sự rò rỉ, kiểm soát chất lượng ống, sử dụng bảo hộ mặt, đầu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 2.17. Đánh giá STT

Công việc

Vận 1

chuyển vật tư, vật liệu

2

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Kh năn

Vật tư, vật liệu rơi đổ

Bị thương phần mềm, bị trầy xước, kẹp kẹt chân tay

3

Vấp ngã, va chạm

Gãy chân tay hoặc trầy xước

4

Khuân vác nặng, sai tư thế ảnh hưởng tới cơ, xương khớp

Đau lưng, bệnh xương khớp

4

Hít bụi sơn

Viêm phổi, dạ dày, bệnh về mắt

5

Điện giật khi sử dụng máy khuấy

Tử vong, bỏng điện

3

Khuấy trộn sơn

59

rủi ro trong sơn ống, giá đỡ

hả ng

3

4

Hậu quả

3

2

Điểm

9

8

Cấp độ rủi ro

II

Biện pháp phòng ngừa

Sử dụng xe kéo, PPE gồm găng tay, giầy, mũ an toàn

Cấp độ Điểm rủi ro

3

I

II

Mang vác vật tư dài, nặng cần có nhiều người, có cảnh giới

2

I

2

I

4

2

8

II

Khuân vác ống gió cần có nhiều người, giữ tư thế ngồi thấp và nâng theo phương thẳng đứng

5

4

20

III

Sử dụng kính bảo hộ, khẩu trang phòng độc

3

I

III

Sử dụng ELCB nhỏ hơn bằng 30mA cho nguồn điện, kiểm tra máy móc trước khi làm việc, đào tạo sử dụng thiết bị điện

3

I

3

5

15

STT

Công việc

“Mối nguy”

Sơn tràn đổ

Ô nhiễm môi trường đất, nước

Sơn văng bắn

Tổn thương mắt,

vào mắt, da

xộp da

Hít bụi sơn

3

“Rủi ro”

Công tác

Điện giật khi sử

phun, quét

dụng máy phun

Viêm phổi, dạ dày, bệnh về mắt

Tử vong, bỏng điện

Kh năn

3

3

5

4

sơn Nổ bình khí nén

Tử vong, đa chấn

máy phun sơn

thương nặng

2

hả ng

3

60

Hậu quả

Điểm

Cấp độ rủi ro

Đào tạo cho công nhân, 4

12

II

5

15

III

5

4

20

III

2

trang bị khay đựng cho thùng sơn, kê lót nền,

2

I

2

I

3

I

3

I

2

I

chuẩn bị xô cát, rẻ lau

3

4

Biện pháp phòng ngừa

Cấp độ Điểm rủi ro

Trang bị kính, mo che mặt, mặc quần áo chuyên dụng Sử dụng kính bảo hộ, khẩu trang phòng độc Sử dụng ELCB nhỏ hơn bằng 30mA cho nguồn

5

20

III

điện, kiểm tra máy móc trước khi làm việc, đào tạo sử dụng thiết bị điện Kiểm tra kiểm định trước

5

10

II

khi làm việc, sử dụng đầy đủ bảo hộ

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 2.18. Đánh giá rủi ro

STT

Công việc

“Mối nguy”

Vật tư, vật liệu đổ, rơi

1

“Rủi ro”

mềm, bị trầy xát, kẹp

chạm

xát da

vật tư, vật

nặng, sai tư thế

liệu

ảnh hưởng tới cơ, xương

3

kẹt chân tay Gãy chân tay hoặc trầy

Khuân vác



Chấn thương phần

Vấp ngã, va Vận chuyển

Kh

Đau lưng , bệnh xương khớp

4

4

khớp Đổ tải, lật cẩu khi cẩu điều hòa lên trên

Đa chấn thương, tử vong

4

61

thi công lắp đặt hệ thống điều hòa

hả

Cấp Hậu

ăng quả

Điểm

độ rủi

Điểm

độ rủi ro

Sử dụng xe kéo, PPE gồm 3

9

II

4

2

8

II

4

Biện pháp phòng ngừa

ro

3

4

Cấp

găng tay, giầy, mũ an toàn Tối thiêu 2 người mang vác, có cảnh giới

3

I

2

I

2

I

4

I

Ưu tiên sử dụng xe đẩy bộ phận điều hòa, nếu khuân 2

8

II

vác cần có nhiều người, giữ tư thế ngồi thấp và nâng theo phương thẳng đứng Kiểm tra kiểm định cẩu, dây

5

20

III

cáp, lưỡi gà, hệ thống thủy lực, kê lót chân cẩu, tính toán

STT

Công việc

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Kh



mái

Nổ bình chứa oxy, đồng hồ

Đa chấn thương nặng

3

Công tác 2

hàn ống đồng

Hít khỏi hàn

Cháy nổ

Bệnh hô hấp, mệt mỏi,tổn thương mắt Bỏng, chấn thương toàn thân

4

3

hả

62

Cấp Hậu

ăng quả

3

4

3

Điểm

độ rủi

Cấp Biện pháp phòng ngừa

Điểm

ro

độ rủi ro

tải trọng cẩu, chỉ định người móc cáp, căng cảnh báo, có người cảnh giới khi cẩu Sử dụng van chống cháy ngược cho bình khí, trang bị 5

15

III

loại bình, đồng hồ giảm áp có kiểm định, nguồn gốc rõ

3

I

4

I

2

I

ràng, trang bị mo che mặt, kính khi hàn 3

12

II

Trang bị kính, khẩu trang khi hàn Cách ly vật dễ cháy ít nhất 5

5

15

III

mét, trang bị bình cứu hỏa xô nước

STT

Công việc

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Ngã cao khi

Tử vong, gãy bộ phận

dùng xe nâng,

cơ thể, ảnh hưởng tới

giáo

cơ, xương khớp

Văng bắn khi Lắp đặt 3

đường ống, lắp điều hòa

khoan giá treo

Tổn thương mắt, bụi

Kh



4

3

Rơi vật tư trên

Chấn thương đầu, chấn

cao

thương phần mềm

Điện giật

Tử vong, bỏng điện

4

Kẹp tay khi di

Gãy tay, ảnh hưởng

3

3

hả

63

Cấp Hậu

ăng quả

4

Điểm

độ rủi

Điểm

độ rủi ro

Kiểm tra xe nâng, giáo trước 5

20

III

khi làm, phải có lan can, sàn thao tác, đeo, móc dây an

2

I

3

I

2

I

3

I

3

I

toàn vào vị trí chắc chắn 2

12

II

3

4

12

II

3

Biện pháp phòng ngừa

ro

3

4

Cấp

Sử dụng kính, khẩu trang khi khoan giá treo Trang bị mũ bảo hộ, sử dụng túi đựng đồ khi làm trên cao Sử dụng ELCB nhỏ hơn bằng 30mA cho nguồn điện,

5

20

III

kiểm tra máy móc trước khi làm việc, đào tạo sử dụng thiết bị điện, đi giày khô ráo

4

12

II

Thao tác nâng hạ điều hòa

STT

Công việc

“Mối nguy”

“Rủi ro”

chuyển điều

xương khớp

Kh



hòa Dụng cụ cầm tay Văng bắn

4

Thử áp suất ống

Nổ đường ống áp suất cao

Gãy ngón tay, trầy xước, tổn thương phần

4

mềm Tổn thương mắt

3

Đa chấn thương

3

hả

64

Cấp Hậu

ăng quả

4

3

3

Điểm

độ rủi

Cấp Biện pháp phòng ngừa

Điểm

ro

độ rủi ro

cần có thêm kỹ sư, kỹ thuật hỗ trợ điều chỉnh. Sử dụng tấm chắn vật rơi 4

16

III

trên giáo, xe nâng; sử dụng mũ bảo hộ, căng cảnh báo,

4

I

2

I

4

I

cẩn thận khi thao tác 4

12

II

Sử dụng kính bảo hộ Thử áp theo từng nấc thang

5

15

III

và kiểm tra sự rò rỉ, kiểm soát chất lượng ống, sử dụng bảo hộ mặt, đầu

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Bảng 2.19. Đánh giá rủi STT Công việc

“Mối nguy”

“Rủi ro”

Vật tư, vật liệu

Bị thương phần mềm,

rơi

bị trầy xước

Kh nă

3

Gãy ngón tay, trầy xước, tổn thương phần mềm

4

Hạn chế vận động, bệnh xương khớp

4

Sự cố về cẩu (lật cẩu, đứt cáp, mất điện)

Tử vong, bệnh xương khớp

4

Ngã cao khi làm trên giáo, xe nâng

Tử vong, gãy chân tay, ảnh hưởng xương khớp

4

Va, vấp, kẹt tay chân Vận

1

2

Khuân vác nặng, chuyển vật sai tư thế ảnh tư, vật liệu hưởng xương khớp

Công tác lắp

65

i ro khi lắp đặt máy và thiết bị

Cấp hả Hậu độ Điểm ăng quả rủi ro

3

4

4

4

4

3

2

2

5

5

9

8

8

20

20

Điểm

Cấp độ rủi ro

3

I

II

Mang vác vật tư dài, nặng cần có nhiều người, có cảnh giới

2

I

II

Khuân vác ống gió cần có nhiều người, giữ tư thế ngồi thấp và nâng theo phương thẳng đứng

2

I

III

Kiểm tra kiểm định cẩu, cáp, hệ thống thủy lực, ra chân chống lật, kiểm tra nền đất, cách móc cáp

3

I

III

Sử dụng xe nâng có kiểm định, kiểm tra giáo, xe nâng kỹ trước khi làm, đeo móc dây an toàn vào lan can

3

I

II

Biện pháp phòng ngừa Sử dụng xe kéo, PPE gồm găng tay, giầy, mũ an toàn

STT Công việc

“Mối nguy”

Cháy nổ

Điện giật

“Rủi ro”

Tử vong, bỏng nhiệt

Tử vong, bỏng điện

Kh nă

3

4

Văng bắn vào mắt khi lắp giáp

Tổn thương mắt

3

thiết bị Gãy ngón tay, trầy Dụng cụ cầm tay

xước, tổn thương phần mềm

4

66

Cấp hả Hậu độ Điểm ăng quả rủi ro

3

4

3

4

Biện pháp phòng ngừa

Điểm

Cấp độ rủi ro

3

I

4

I

3

I

3

I

Cách ly vật dễ cháy, trang bị bình cứu hỏa xô nước, 5

15

III

huấn luyện đào tạo cách ứng phó sự cố cháy nổ Sử dụng ELCB nhỏ hơn bằng 30mA cho nguồn

5

20

III

điện, kiểm tra máy móc trước khi làm việc, đào tạo sử dụng thiết bị điện Sử dụng kính bảo hộ khi

4

12

II

làm việc Đào tạo hướng dẫn sử dụng

4

16

III

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

67

2.2.6. Hoạt động tuân thủ yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác Việc tuân thủ yêu cầu luật pháp và yêu cầu khác được quy định rõ ràng trong chính sách an toàn của công ty. Theo đó Taikisha cam kết tuân thủ các văn bản pháp luật của Việt Nam hiện hành bao gồm các Luật, nghị định, thông tư, hướng dẫn, chỉ thị, tiêu chuẩn, quy chuẩn pháp quy. Ngoài ra cũng tuân thủ các yêu cầu của đối tác công ty tuân thủ bao gồm: -

Các yêu cầu về tuân thủ quy định AT-VSLĐ, nội quy của nhà máy, chủ

đầu tư, thầu chính nhằm mục đích hạn chế thiệt hại trong công tác xây dựng. -

Các yêu cầu đòi hỏi mức độ quản lý nhất định để đáp ứng khả năng vận

hành hệ thống phù hợp với bên đối tác đề ra. -

Các yêu cầu về đóng góp lợi ích cho cộng đồng …

Hàng tháng, phòng An toàn lao động có trách nhiệm: - Cập nhật các yêu cầu của pháp luật Việt Nam để nhận diện vào mục văn bản pháp luật cần tuân thủ, sau đó trình lên Ban lãnh đạo để phê duyệt; - Cập nhật các yêu cầu của khách hàng, chủ đầu tư và xem xét cải tiến hệ thống quản lý AT-VSLĐ tại dự án liên quan; - Tham vấn ban lãnh đạo về sự tuân thủ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế: - Có nhiều văn bản pháp luật đưa ra từ các cơ quan chức năng cùng với sự chồng chéo nội dung nên cần có nhiều thời gian để phân tích, tổng hợp. Do đó, việc áp dụng vào hệ thống AT-VSLĐ khá chậm; - Một số phòng ban, dự án chậm triển khai việc cập nhật thông tin yêu cầu từ khách hàng, đối tác, đồng thời sự trao đổi thông tin liên lạc giữa các phòng ban cũng chưa thông suốt nên vẫn còn một số phàn nàn từ khách hàng. Mức độ tuân thủ yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác theo đánh giá từ phòng An toàn lao động chỉ khoảng 90%; - Các kiến nghị về xây dựng hệ thống AT-VSLĐ còn rất hạn chế. Công

ty chưa có chế độ, khen thưởng hoặc hành động khích lệ đối với các kiến nghị, ý kiến tốt về công tác AT-VSLĐ. Ngoài ra, những người kiến nghị về

68

các sai phạm chưa thực sự được đảm bảo an toàn hay có hay không sự trả đũa từ những người vi phạm. Kết quả khảo sát từ nhân viên về khả năng đưa ra một kiến nghị liên quan tới AT-VSLĐ. 2.2.7. Hoạt động cấp phát PPE Tuân thủ Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 và thông tư số 04/2014/TT/BLĐTBXD về hướng dẫn thực hiện chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, công ty đã thực hiện trang cấp thiết bị bảo hộ cơ bản cho 100% kỹ sư, nhân viên các phương tiện bảo hộ cá nhân cơ bản bao gồm: Mũ bảo hộ, giày an toàn, dây đai, kính, nút tai chống ồn, đồng phục lao động… Ngoài ra khách tới tham quan công ty, dự án mà Taikisha đang xây dựng cũng được cho mượn PPE. Người lao động cũng được hướng dẫn cách sử dụng, trách nhiệm giữ gìn, bảo quản thiết bị bảo hộ. Công ty giao cho Phòng Quản lý chung GA trách nhiệm lập sổ theo dõi cấp phát, yêu cầu ký xác nhận bởi người được cấp. Ngoài ra, phòng GA tiếp nhận các yêu cầu từ dự án với sự tham mưu từ phòng An toàn để mua sắm PPE cho các công tác thi công có yếu tố nguy hiểm, độc hại đặc thù như: làm việc trong không gian hạn chế, hầm hố sâu; làm việc với điện áp cao thế… Đối với thầu phụ, Taikisha yêu cầu thầu phụ sử dụng PPE theo một số tiêu chuẩn cấp phát PPE, kiểm soát hàng tháng. Taikisha cũng quy định hạn định sử dụng PPE cho thầu phụ, yêu cầu thầu phụ có trách nhiệm kiểm soát hàng ngày. Nhìn chung các thầu phụ đã đáp ứng 100% PPE cho công nhân. Tuy nhiên, theo khảo sát mới nhất từ 100 người lao động trực tiếp của thầu phụ (số liệu được lấy qua các buổi đào tạo tại các dự án, do tác giả bị hạn chế thời gian, địa điểm khảo sát) thì vấn đề cấp phát bảo hộ vẫn còn một số hạn chế như: - Kích thước PPE được cấp phát không phù hợp - Sử dụng PPE cũ đã qua sử dụng một thời gian - Chất lượng PPE không đảm bảo - Thời gian chờ đợi thay thế PPE hỏng quá lâu

69

Bảng 2.20. Khảo sát hoạt động cấp phát PPE Tổng hợp khảo sát hoạt động cấp phát PPE (Số phiếu khảo sát n=100)

Tỷ lệ (%)

Kích thước

PPE

Chất lượng

Khi hỏng PPE không

PPE không phù hợp

đã cũ

PPE kém

được thay thế

31.00

42.00

10.00

47.00

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Số PPE bị hỏng không được thay thế ngay chiếm tỷ trọng trong số người khảo sát khá cao 47.00%. Nguyên nhân một phần bộ phận chịu trách nhiệm chậm chạp trong việc mua sắm dự phòng hoặc việc cấp phép khá tốn thời gian cho giấy tờ thủ tục. Ngoài ra, một số PPE đã qua sử dụng được cấp phát cho những người mới cũng gây một số phàn nàn. 2.2.8. Hoạt động huấn luyện, đào tạo

Hình 2.1. Một buổi đào tạo an toàn định kỳ cho nhân viên Taikisha Đối với lao động gián tiếp, công ty đã phối hợp với công ty TNHH Đào tạo, kiểm định và đo kiểm môi trường triển khai công tác huấn luyện AT-VSLĐ cho nhân viên của công ty theo nghị định 44/2016 của Chính phủ. Theo đó mỗi năm có hàng trăm lượt nhân viên được đào tạo an toàn nhóm 1, 2, 3, 4. Song song với

70

hoạt động trên, công ty cũng giao trách nhiệm huấn luyện nhân viên mới cho phòng An toàn lao động. Trong giai đoạn 2016-2019 công ty đã tổ chức huấn luyện cho 100% nhân viên mới của công ty. Hoạt động đào tạo thường kỳ cũng được chú trọng. Hàng năm, tại văn phòng đào tạo của công ty tại nhà máy E Nhất – Khu công nghiệp Thăng Long 2, công ty đã tổ chức nhiều lượt đào tạo cho tất cả nhân viên nhằm mục đích cập nhật, ôn luyện kiến thức chính sách, quy định của công ty, các văn bản pháp luật về AT-VSLĐ. Chất lượng giảng dạy và giáo trình đào tạo ngày càng được cải thiện, do đó tỷ lệ nhân viên đạt yêu cầu trong khóa huấn luyện có xu hướng tăng Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nhân viên của công ty có kết quả đạt yêu cầu trong đào tạo huấn luyện An toàn định kỳ giai đoạn 2016-2019 (%) (Nguồn: Phòng An toàn lao động) Đối với lực lực lao động trực tiếp, trước khi công nhân tới dự án làm việc, thầu phụ phải nộp đầy đủ hồ sơ bao gồm: Giấy khám sức khỏe, chứng minh thư, hợp đồng lao động, bảo hiểm tai nạn và thẻ đào tạo an toàn lao động theo nghị định 44/2016 của Chính phủ. Không những kiểm soát hồ sơ huấn luyện an toàn đầu vào, 100% công nhân thầu phụ đều được Taikisha huấn luyện an toàn, kiểm tra kiến thức đầu vào khi tới công trường làm việc. Tuy nhiên khả năng nắm rõ

71

quy định về AT-VSLĐ của công nhân vẫn còn khá hạn chế. Nguyên nhân một phần do tỉ lệ lao động xuất phát từ nông nghiệp chiếm tương đối cao, họ chưa có các kỹ năng, hiểu biết hay thậm chí được huấn luyện bài bản về AT-VSLĐ phù hợp với môi trường lao động xây dựng, công nghiệp. Thống kê về mức độ hiểu biết của công nhân sau huấn luyện AT-VSLĐ mà tác giả lấy ý kiến từ 100 người giai đoạn từ tháng 1/2020 đến tháng 7/2020 (số liệu được lấy qua các buổi đào tạo tại các dự án, do tác giả bị hạn chế thời gian, địa điểm để khảo sát cũng như thiếu sự phản hồi từ một số người) ở Bảng 2.21: Bảng 2.21. Mức độ hiểu biết của công nhân sau huấn luyện an toàn vệ sinh lao động Nội dung huấn luyện Cách sử dụng PPE cơ bản

Tỉ lệ người nắm rõ (%)

Tỉ lệ người chưa nắm rõ (%)

93.00

7.00

Chính sách An toàn sức khỏe môi trường

69.00

31.00

Nội quy ra vào công trường

99.00

1.00

Quy định công tác thử áp

61.00

39.00

Quy định người cảnh giới

84.00

16.00

Quy định người làm việc trên giáo

73.00

27.00

Quy định sử dụng thang chữ A, H

87.00

13.00

Quy định sử dụng thiết bị hàn cắt

77.00

23.00

Quy định xử lý sự cố khẩn cấp

91.00

9.00 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)

72

Các công việc có đặc thù yêu cầu cao về kinh nghiệm hiểu biết AT-VSLĐ có tỉ lệ người nắm rõ thấp nhất như công tác thử áp (61.00%), công tác sử dụng thiết bị hàn cắt (77.00%), công tác làm việc trên giáo (73%). Điều đó cho thấy công ty cần phải cải thiện chất lượng đầu vào cũng như đào tạo chuyên sâu hơn. 2.2.9 Hoạt động trao thông tin Việc quản lý thông tin tại công ty được thực hiện theo tiêu chuẩn OHSAS 18001, được thực hiện qua các hình thức văn bản, điện tử nhìn chung gồm các kênh như: - Thông qua quản lý trực tiếp phòng ban, bộ phận dự án - Thông qua tổ chức công đoàn - Thông qua sổ kiến nghị được treo tại vị trí phòng ban, dự án. Tuy nhiên hoạt động trao đổi thông tin qua các kênh còn mang tính hình thức mà chưa có hiệu quả.Sự tham gia đóng góp ý kiến về AT-VSLĐ còn chưa cao, hiện chỉ dừng lại ở việc đưa ý kiến trong nội bộ với quản lý bộ phận, dự án. Tâm lý e dè, lo ngại của các nhân viên hay tinh thần, thái độ hỗ trợ của quản lý cấp trên để xử lý, gửi thông tin lên hội đồng AT-VSLĐ còn chưa cao. Theo thống kê sơ bộ từ tổ chức công đoàn trong 3 năm trở lại 20162019 thì chưa có một thông tin nào được gửi tới bộ phận này.Sổ kiến nghị AT-VSLĐ cũng chỉ được treo lên mà không có sự hướng dẫn, khởi xướng, khích lệ từ người quản lý. 2.2.10. Hoạt động ứng phó sự cố khẩn cấp, phòng chống cháy nổ Công ty ban hành các nội quy, quy định về Phòng cháy chữa cháy, thành lập các đội phòng cháy chữa cháy cơ sở tại văn phòng trụ sở, chi nhánh và các dự án. Định kỳ hàng năm, phòng Quản lý chung GA tổng hợp danh sách nhân viên hết thời hạn cấp phép chứng chỉ phòng cháy chữa cháy để lên kế hoạch gửi tới cục cảnh sát Phòng cháy chữa cháy để tham gia đào tạo. Công ty cũng mua sắm, trang bị đủ 100% các thiết bị phòng cháy, chữa cháy tại cả văn phòng và các dự án, kết hợp với ban quản lý tòa nhà văn phòng tổ chức huấn luyện phòng cháy chữa cháy, thoát hiểm cho nhân viên, tổ chức đào tạo định

73

kỳ về ứng phó sự cố khẩn cấp, phòng cháy chữa cháy thoát hiểm thoát nạn cho công nhân tại các dự án. Theo khảo sát sau 1 buổi đào tạo tại dự án thì có 91.00% người lao động sau đào tạo nắm rõ quy định thoát nạn, phòng cháy chữa cháy tại dự án.

Hình 2.2. Tập huấn phòng cháy chữa cháy của Taikisha tại một dự án Ngoài ra, theo “Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động vŕ sức khỏe ngýời lao động” thì công ty cũng mua sắm, trang bị phương tiện sơ cấp cứu tại mỗi dự án, văn phòng. Nhân viên Taikisha và công nhân thầu phụ đều được huấn luyện cơ bản về sơ cấp cứu nạn nhân gặp tai nạn.

Hình 2.3. Tập huấn sơ cấp cứu tai nạn của Taikisha tại một dự án

74

Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy cho cơ sở chỉ nhằm mục đích thực hiện để tránh đòi hỏi pháp lý từ cơ quan nhà nước mà chưa có sự huấn luyện, đào tạo bài bản, đúng quy định. Tổ chức huấn luyện cho nhân viên chưa thực sự đúng nghĩa, vẫn còn mang tính hình thức nhiều. Thiếu sự cải tiến về các biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp khác hoặc chưa có hành động phù hợp. Ví dụ: Còn thụ động, ra đối sách chậm chạp đối với đại dịch Covid 19 (không trang bị PPE, kiến thức kịp thời cho nhân viên để phòng tránh. Chỉ thực hiện khi có sự chỉ đạo gay gắt từ chính quyền địa phương) 2.2.11. Thực trạng việc lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động Việc lập kế hoạch AT-VSLĐ do phòng An toàn lao động chịu trách nhiệm chính và phối hợp với các dự án và phòng ban khác. Kế hoạch thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Đối với các dự án, kế hoạch được đưa rangay đầu dự án để làm rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của ban quản lý dự án. Ban quản lý dự án sẽ theo dõi, tuân theo những thông tin đề ra. Kế hoạch AT-VSLĐ bao gồm các nội dung sau: - Các giải pháp về kiểm soát về AT-VSLĐ, phòng cháy chữa cháy; - Các giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc, loại bỏ mối nguy hiểm; - Tuyên truyền, đào tạo về AT-VSLĐ cho nhân viên công ty, công nhân thầu phụ; - Cập nhật và tư vấn các phòng ban khác về cấp phát thiết bị bảo hộ cá nhân; - Đóng góp vào quá trình chăm sóc sức khỏe nhân viên. Việc triển khai thực hiện công tác AT-VSLĐ phụ thuộc vào phòng An toàn lao động nên hành động, phản hồi từ dự án còn chậm. Các quản lý phải cân nhắc ðến cả chi phí dự án hay tiến ðộ thi công nên vẫn còn những kế hoạch không được lập hoặc thực hiện.

75

2.2.12. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động Hàng tháng, phòng An toàn lao động thừa ủy quyền của Hội đồng ATVSLĐ tổ chức kiểm tra toàn diện công tác tổ chức, thực hiện AT-VSLĐ tại dự án (đối với phòng ban, bộ phận 1 lần/năm). Kết quả của buổi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện AT-VSLĐ được công khai tới Ban lãnh đạo công ty và yêu cầu phòng ban, dự án đưa ra phản hồi nhằm cải thiện hệ thống. Tuy nhiên, việc kiểm tra còn phụ thuộc vào tình hình công việc thực tế của dự án, tránh vào thời gian đẩy tiến độ nên chưa phản ánh đúng bản chất công tác quản lý AT-VSLĐ. Khi gặp các tình huống khó khăn trong việc khắc phục, phòng ngừa lỗi liên quan đến AT-VSLĐ thì các quản lý còn thiếu sự tham khảo của hội đồng AT-VSLĐ, phòng An toàn. Khi đó các hành động giải quyết chỉ thực hiện qua loa mà không đạt được mục tiêu cuối cùng mà công ty mong muốn. 2.2.13. Sự xem xét của lãnh đạo và cải tiến Tuy hàng năm công ty đều tổng kết, đánh giá khả năng vận hành của hệ thống AT-VSLĐ nhưng việc đưa ra các quyết định cuối cùng là khó khăn do chịu tác động của nhiều yếu tố. Các biện pháp, ý kiến cải tiến hiếm khi được đưa ra mà chỉ khi có sự cố gây thiệt hại tới uy tín, kinh tế thì mới được bàn bạc, xem xét. 2.3. Đánh giá kết quả công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam 2.3.1. Ưu điểm Nhờ việc áp dụng các tiêu chuẩn quản quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001 mà công ty đã đạt được những lợi ích đáng kể: - Tổ chức xây dựng được hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp chuyên nghiệp với mục tiêu bảo đảm sức khỏe cho người lao động;

76

- Giảm thiểu được tai nạn lao động, ốm đau, bệnh nghề nghiệp thông qua hoạt động kiểm soát mối nguy, hạn chế rủi ro, đo kiểm môi trường lao động, từ đó cắt giảm những chi phí liên quan và thời gian chết trong thi công, sản xuất; - Tạo môi trường làm việc với những điều tốt hơn, an toàn hơn cho nhân viên; - Kiểm soát tốt khâu đầu vào về nhân lực, thiết bị thi công, phương thức làm việc; - Công tác đào tạo được cải thiện nên đã nâng cao được nhận thức của người lao động trong công việc; - Đã khuyến khích nhân viên tạo văn hóa an toàn lao động và sức khỏe nơi làm việc; - Đảm bảo tuân thủ hầu hết luật liên quan tới AT-VSLĐ; - Chứng minh được sự tuân thủ đối với khách hàng và nhà cung cấp; - Tạo uy dựng được lòng tin và uy tín đối với khách hàng. 2.3.2. Hạn chế Tuy nhiên, hệ thống quản lý AT-VSLĐ của công ty vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: - Tiêu chuẩn Quản lý OH&SOHSAS 18001 mà công ty đang áp dụng thiếu sự liên kết được các tiêu chuẩn khác như ISO 14001, ISO 9001 do có sự khác biệt khá nhiều về cấu trúc dẫn đến khó khăn trong khâu quản lý. Tiêu chuẩn OHSAS 18001 thiên về quản kỹ thuật cũng là một khó khăn cho các nhân viên không chuyên trong việc triển khai, quản lý. - Công ty chưa đánh giá được bối cảnh bên trong và bên ngoài để áp dụng phù hợp các điều khoản của tiêu chuẩn đang áp dụng. Quá trình vận hành hệ thống luôn phát sinh những điểm không phù hợp, do đó cần phải xem xét để thay đổi nội dung; - Nhân viên chưa có sự chủ động trong công tác AT-VSLĐ, sự trao đổi thông tin còn rất hạn chế; cơ chế tham vấn người lao động chưa được tổ chức rõ ràng, thường niên;

77

- Hoạt động tuân thủ yêu cầu luật pháp, yêu cầu khác còn mang tính hình thức, không đúng trọng tâm, phản ứng chậm với các thông tin đưa ra từ khách hàng; - Chất lượng đào tạo huấn luyện tuy có cải thiện nhưng chưa cao do đầu lượng công nhân đầu vào có trình độ chuyên môn thấp, giáo trình giảng dạy chưa có nhiều cải tiến; - Hoạt động chuẩn bị cho sự cố khẩn cấp và xử lý diễn ra thụ động; - Các quản lý dự án còn đang có tinh thần đối phó trong các đợt kiểm tra nội bộ, trong khi các cấp lãnh đạo chưa chú trọng nâng cao trách nhiệm quản lý trong lĩnh vực AT-VSLĐ. Các ý kiến khắc phục, phòng ngừa vấn đề ATVSLĐ vẫn còn chưa thực sự chủ động;

78

Tiểu kết chương 2 Hệ thống QL AT-VSLĐcủa công ty triển khai khá tốt góp phần đảm bảo mục tiêu hạn chế TNLĐ, giảm thiểu BNN của công ty. Trách nhiệm của các phòng ban được nêu rõ và đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý hệ thống thông suốt từ lãnh đạo tới nhân viên. Tuy vậy hệ thống quản lý AT-VSLĐ của công ty vẫn còn phụ thuộc chủ yếu vào trách nhiệm, quản lý giám sát từ bởi phòng An toàn lao động. Việc đánh giá mối nguy rủi ro chưa được thực hiện đầy đủ từ nhân viên, người lao động. Hệ thống quản lý ưu tiên nhận diện giảm thiểu rủi ro mà chưa tận dụng được cơ hội. Môi trường làm việc vẫn tồn tại nguy mất an toàn, vệ sinh và bệnh nghề nghiệp, đặc biệt tại các dự án. Cụ thể: - Kết quả đo kiểm môi trường làm việc cho thấy rõ tại các chỉ số về tiếng ồn, tốc độ gió, độ ẩm nhiệt độ nhiều nơi vẫn vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây ra việc tăng nguy cơ áp lực tâm lý, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Còn nhiều yếu tố gây bệnh vẫn chưa được quan trắc do thiếu thiết bị đo lường; - Việc kiểm soát máy móc thiết bị chưa có sự tham gia tích cực từ người lao động; - Ứng phó với sự cố khẩn cấp, dịch bệnh còn thụ động, nhân viên chưa nắm rõ được nội dung thực hiện nên hiệu quả chưa cao; - Một số hạn chế trong quá trình cấp phát PPE khi mà bộ phận quản lý chưa có kế hoạch dài hạn và người lao động bị chậm cấp phát hoặc sử dụng đồ bảo hộ lao động không đạt tiêu chuẩn; - Công tác quản lý AT-VSLĐ của các phòng ban, dự án còn khá đối phó trong khi sự tham gia của lãnh đạo vào hệ thống quản lý chưa đủ để cải thiện tốt hơn kết quả hoạt động của hệ thống quản lý AT-VSLĐ tại công ty. Do vậy, Công ty cần tiến hành xây dựng một hệ thống quản lý ATVSLĐ phù hợp với bối cảnh hoạt động nhằm cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho người lao động.

79

Chương 3 ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 45001 VÀO CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM 3.1. Khái quát về tiêu chuẩn ISO 45001:2018 Tiêu chuẩn này phù hợp với các yêu cầu của ISO đối với các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý. Những yêu cầu này bao gồm các thuật ngữ, định nghĩa chung, cấu trúc cấp cao, nội dung cốt lõi giống nhau, được thiết kế để đem lại lợi ích cho tổ chức doanh nghiệp sử dụng nhiều tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác nhau. Tiêu chuẩn này không bao gồm cụ thể cho các lĩnh vực khác như quản lý chất lượng, trách nhiệm xã hội, môi trường, an ninh, tài chính. Tiêu chuẩn này gồm các yêu cầu có thể được tổ chức sử dụng để thực hiện hệ thống QL AT-VSLĐvà đánh giá sự phù hợp. Một tổ chức muốn chứng tỏ sự phù hợp với tiêu chuẩn này cần thực hiện: - Thực hiện việc tự xác định,)tự công bố, hoặc; - Xác nhận sự phù hợp bởi sự đánh giá của các bên quan tâm tới tổ chức như khách hàng, hoặc; - Xác nhận việc tự công bố bởi tổ chức (bên ngoài), hoặc; - Chứng nhận, đăng ký hệ thống quản lý An toàn vệ sinh lao động bởi một tổ chức bên ngoài. Các bước để đạt được tiêu chuẩn ISO 45001 - Bước 1: Kế hoạch và sự đồng ý của ban lãnh đạo; - Bước 2: Nhận biết các quy định pháp luật cho tổ chức; - Bước 3: Xác định phạm vi của hệ thống quản lý OH&S; - Bước 4: Xác định, xây dựng các quy trình và thủ tục; - Bước 5: Thực hiện các quy trình và quy trình OH&S; - Bước 6: Đào tạo kiến thức và hướng dẫn thực hành cho nhân viên; - Bước 7: Vận hành hệ thống quản lý OH&S và lưu giữ hồ sơ; - Bước 8: Đánh giá nội bộ;

80

- Bước 9: Xem xét lãnh đạo; - Bước 10: Hành động khắc phục; - Bước 11: Lựa chọn tổ chức chứng nhận ISO 45001; - Bước 12: Đánh giá chứng nhận ISO 45001. Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản.ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp. Điều khoản 1 đến 3 cung cấp chi tiết về phạm vi và giải thích, thuật ngữ giúp hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn. Từ Điều khoản 4 đến Điều khoản 10 bao gồm các yêu cầu được sử dụng để đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn này.  Điều khoản 1: Phạm vi áp dụng - Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động và đưa ra hướng dẫn cho việc sử dụng tiêu chuẩn, giúp tổ chức cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe thông qua việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc, cũng như chủ động cải tiến kết quả thực hiện An toàn vệ sinh lao động của tổ chức. - Tiêu chuẩn có thể được áp dụng cho những tổ chức mong muốn thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý AT-VSLĐ nhằm cải tiến an toàn, vệ sinh lao động, loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro An toàn vệ sinh lao động. - Tiêu chuẩn có thể áp dụng cho mọi tổ chức mà không phân biệt quy mô và và loại hình hoạt động. Tiêu chuẩn áp dụng cho các rủi ro AT-VSLĐthuộc kiểm soát của tổ chức có tính đến các yếu tố như bối cảnh trong đó tổ chức hoạt động và mong đợi của người lao động và các bên quan tâm tới tổ chức. - Tiêu chuẩn không giải quyết các vấn đề về an toàn thực phẩm, hư hỏng tài sản do tác động môi trường, vượt quá phạm vi các rủi ro đối với người lao động và các bên quan tâm khác có liên quan. - Có thể áp dụng cho toàn bộ hoặc từng phần tiêu chuẩn này để cải tiến một cách có hệ thống công tác QL(AT-VSLĐ.

81

 Điều khoản 2: Tài liệu viện dẫn (không có)  Điều khoản 3: Thuật ngữ, định nghĩa - Các định nghĩa về tổ chức, các bên liên quan, người lao động; - Định nghĩa sự tham gia, sự tham vấn; - Nơi làm việc; - Khái niệm nhà thầu; - Các yêu cầu luật pháp và yêu cầu từ các bên hữu quan khác; - Khái niệm chung về hệ thống quản lý và khái niệm về hệ thống QL(AT-VSLĐ; - Lãnh đạo cao nhất; - Các khái niệm khác đã được đề cập tương tự như tiêu chuẩn OHSAS 18001 đã được áp dụng.  Điều khoản 4: Bối cảnh của Tổ chức - Yêu cầu mỗi tổ chức phân tích và hiểu bối cảnh hoạt động của mình. Bên ngoài lẫn bên trong có liên quan đến mục đích của mình và có ảnh hướng đến khả năng đạt được các kết quả dự kiến của hệ thống QL(AT-VSLĐcủa tổ chức. - Hiểu nhu cầu của các bên quan tâm. Yêu cầu này cũng sẽ bao gồm hiểu biết về pháp luật, nhân viên, các bên liên quan và các yêu cầu của cổ đông. - Doanh nghiệp cần xác định phạm vi của hệ thống QL(AT-VSLĐ và thực hiện, duy trì, cải tiến liên tục.  Điều khoản 5: Sự lãnh đạo và tham gia của mọi người - Điều khoản này yêu cầu cam kết của lãnh đạo và sự tham gia của tất cả nhân viên vào hệ thống QL AT-VSLĐ. Điều này nhấn mạnh rằng yêu cầu sức khỏe và an toàn sẽ là quan tâm của cả tổ chức. Toàn bộ tổ chức sẽ cùng thực hiện, chứ không phải là chỉ 01 người hoặc 01 nhóm thực hiện. - Điều khoản cũng yêu cầu lãnh đạo cao nhất phải thiết lập, thực hiện và duy trì chính sách An toàn vệ sinh lao động tại công ty. - Nêu rõ vai trò, trách nhiệm quyền hạn của các cá nhân, bộ phận trong việc đảm bảo vận hành tố hệ thống An toàn vệ sinh lao động trong tổ chức.

82

- Điều khoản yêu cầu về phải có sự tham vấn và tham gia của người lao động trong quá trình tổ chức xây dựng, hoạch định, thực hiện hoạt động, đánh giá kết quả đạt được và hành động khắc phục phòng ngừa, sự cải tiến hệ thống AT-VSLĐ  Điều khoản 6: Hoạch định Tiêu chuẩn ISO 45001 đặt việc lập kế hoạch làm trọng tâm. Kế hoạch nhằm tránh các kết quả không mong muốn như không đáp ứng luật pháp hoặc nguy cơ gây thương tích cho nhân viên. Trong quá trình hoạch định tổ chức cần phải xác định đánh giá rủi ro và cơ hội liên quan tới các kết quả dự kiến của hệ thống QL(AT-VSLĐ. Điều khoản 6 đề cập đến việc thiết lập mục tiêu cho hệ thống quản lý OH&S. Các kế hoạch và mục tiêu này bắt buộc phải có bằng chứng bằng văn bản.  Điều khoản 7: Hỗ trợ Điều khoản 7 bao gồm các yếu tố hỗ trợ như năng lực và nhận thức và thông tin cũng như các nguồn lực. Khác với OHSAS 18001. ISO 45001 yêu cầu tổ chức phải cung cấp nguồn lực phù hợp để thực hiện ISO 45001. ISO 45001 cũng khuyến nghị, Doanh nghiệp nên xây dựng mục tiêu về ISO 45001 phải phù hợp theo mục tiêu kinh doanh của Doanh nghiệp.  Điều khoản 8: Thực hiện Kiểm soát hoạt động và chuẩn bị ứng phó khẩn cấp được đề cập trong Điều khoản 8.Điều khoản náy cũng yêu cầu về quản lý gia công, mua hàng.Nghĩa là các tổ chức phải đảm bảo rằng trách nhiệm đối với quản lý rủi ro. Không được chuyển giao cho các nhà thầu phụ. Kiểm soát hoạt động hiệu quả là một yếu tố quan trọng trong bất kỳ hệ thống quản lý an toàn & sức khỏe nào. Đặc biệt là về mặt quản lý nhà thầu. Thực hiện tốt điều này sẽ rất có lợi cho tổ chức.  Điều khoản 9: Đánh giá kết quả thực hiện

83

Giám sát và đo lường hiệu suất, kết quả bao gồm tuân thủ pháp luật và đánh giá nội bộ. Phần này cũng nhấn mạnh rằng lãnh đạo phải xem xét hiệu quả hệ thống quản lý OH&S.  Điều khoản 10: Cải tiến Tổ chức phải đảm bảo rằng cải tiến liên tục hệ thống quản lý. Điều này có thể bao gồm xử lý hiệu quả với việc không tuân thủ và quy trình hành động khắc phục. Trong các tình huống thực tế, nhân viên thực hiện sẽ luôn phải tham gia vào quy trình này.Vì không ai sẽ hiệu quả hơn trong việc xác định nguyên nhân gốc rễ của vấn đề so với những người trực tiếp tham gia vào quy trình. 3.2. Đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam Như đã đề cập ở chương 1, ISO 45001 có các ưu điểm hơn so với OHSAS 18001, kết hợp với thực trạng hạn chế của hệ thống QL AT-VSLĐ cũ mà công ty đang áp dụng ở chương 2 cũng như điều kiện hiện tại, tác giả thấy để đáp ứng yêu cầu phù hợp tiêu chuẩn ISO 45001 thì cần bổ sung và thay đổi một số quy trình thủ tục quan trọng trình bày sau đây: 3.2.1. Bối cảnh của công ty 3.2.1.1. Hiểu về công ty và bối cảnh hoạt động của công ty  Nội dung yêu cầu theo điều khoản 4.1 trong tiêu chuẩn  Hành động thực hiện: - Công ty phải xác các vấn đề bên ngoài và bên trong như: - Có liên quan đến mục đích, hướng chiến lược vận hành, phát triển; - Ảnh hưởng đến kết quả đạt được mong đợi của hệ thống quản lý tích hợp OH&S với chất lượng. Phân tích ưu, nhược điểm của công ty liên quan đến kết quả đầu ra của hệ thống dựa trên việc đánh giá các quy trình thực hiện AT-VSLĐ từ đó mang tới cơ hội cũng như nhận biết được thách thức của công ty:

84

Điểm mạnh - Chính sách An toàn sức khỏe môi trường tích hợp với quản lý chất lượng đã được phát triển trong nhiều năm. - Tuân thủ quy định của pháp luật liên quan tới thi công xây dựng cơ điện và tài chính kế toán. - Thường xuyên tổ chức tập huấn, huấn luyện công tác Phòng cháy chữa cháy và AT-VSLĐ cho các nhân viên, công nhân thầu phụ. - Tổ chức kiểm tra nội bộ công tác quản lý AT-VSLĐ của các phòng ban, dự án hàng tháng. - Kiểm soát, kiểm tra được các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn. - Tổ chức quan trắc môi trường lao động với tất cả các dự án. - Áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 9001 và ISO 14001 vào hệ thống quản lý. - Sự chú trọng, đầu tư tới vấn đề an toàn lao động từ công ty mẹ tại Nhật Bản. Điểm yếu - Việc áp dụng đồng bộ quy trình quản lý AT-VSLĐ trong công việc tương đối khó khăn, do đối tượng khách hàng bao gồm cả các doanh nghiệp từ Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam. - Chưa phát huy được nội lực hiện tại của công ty. Khả năng phân loại nhân viên để đào tạo, tận dụng khả năng trong công việc còn kém. - Chưa đổi mới, cải tiến được đáng kể hệ thống quản lý nhằm phù hợp với yêu cầu mới trong bối cảnh ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh từ trong và ngoài nước. 3.2.1.2. Tìm hiểu nhu cầu và sự mong đợi từ người lao động và các bên quan tâm khác  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 4.2  Hướng dẫn thực hiện:

85

Hội đồng AT-VSLĐ và các phòng ban phải xác định được các bên liên quan (bao gồm cả lao động của công ty) từ đó xem xét để lựa chọn những yêu cầu, sự mong đợi cần thiết để tuân thủ nhằm hạn chế việc tuân thủ quá nhiều yêu cầu mong đợi không phù hợp với điều kiện, bối cảnh của công ty sẽ gây ảnh hưởng tới kết quả đạt được khi vận hành hệ thống quản lý OH&S. Các bên liên quan bao gồm: Công ty mẹ, ban lãnh đạo, người lao động, thành phần cổ đông, cơ quan quản lý pháp luật, đối tác, chính quyền địa phương, tổ chức huấn luyện, bảo hiểm, cộng đồng địa phương xung quanh… Công ty sẽ thiết lập quy trình xác định nhu cầu, sự mong đợi của người lao động và các bên liên quan (“Phụ lục 2.1) để xác định được những mong muốn, nhu cầu ở bảng 3.1 Bảng 3.1. Những mong đợi và nhu cầu của các bên liên quan STT

Các bên có

Nhu cầu và sự mong đợi

liên quan

Nội bộ trong công ty Không có sự cố lớn về: Tai nạn lao động, sự cố cháy nổ, sự cố môi trường và bệnh nghề nghiệp 1

Ban lãnh đạo

Nâng cao sự hài lòng của khách hàng, nâng cao chất lượng, tiến độ thi công mà không ảnh hướng tới vấn đề an toàn Cải thiện môi trường, vệ sinh lao động

2

Lao động trong

Cải tiến công nghệ, thiết bị, điều kiện làm việc

công ty

an toàn Nâng cao chăm sóc sức khỏe

3

Tập đoàn Taikisha

Áp dụng vận hành hệ thống AT-VSLĐ hiệu quả

Nhật Bản

Đem lại lợi nhuận cho công ty

Cổ đông

Đem lại lợi nhuận cho công ty Bên liên quan ởngoài công ty

86

STT

4

Các bên có

Nhu cầu và sự mong đợi

liên quan Chính quyền, cơ

Thực hiện đúng các yêu cầu pháp luật về phòng

quan địa phương

chống cháy nổ, AT-VSLĐ, bảo vệ môi trường Sản phẩm đạt được tiêu chí chất lượng cao

5

Khách hàng

Bàn giao các đơn hàng theo đúng thời hạn đề ra Không để xảy ra sự cố AT-VSLĐ và sự cố môi trường lớn Thanh toán đầy đủ, đúng hạn

6

Đối tác

Hợp tác làm ăn lâu dài trong khuôn khổ pháp luật, cạnh tranh công bằng

7

8

9

Cộng đồng xung

Kiểm soát những nguy cơ có thể gây ô nhiễm

quanh

môi trường, giữ gìn an ninh trật tự, giao thông

Cơ quan quản lý

Không để xảy ra sự cố tai nạn lao động nghiêm

pháp luật

trọng vàsự cố môi trường đáng kể

Tổ chức huấn luyện, Tuân thủ yêu cầu pháp luật trong lao động bảo hiểm

Hợp tác lâu dài trong kinh doanh (Nguồn: Tác giả tự xây dựng)

3.2.1.3. Xác định phạm vi hoạt động của hệ thống quản lý  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 4.3 trong tiêu chuẩn  Hướng dẫn thực hiện: Hội đồng AT-VSLĐ xác định rõ phạm vi thực hiện sản xuất, kinh doanh của công ty liên quan đến hệ thống quản lý. Phạm vi đó bao gồm: Trụ sở văn phòng, các dự án, phòng ban; Lĩnh vực thi công hệ thống cơ điện, xây dựng nhà xưởng; 3.2.2. Lãnh đạo và sự tham gia từ người lao động 3.2.2.1. Sự lãnh đạo và cam kết  Nội dung yêu cầu:Theo điều khoản 5.1 trong tiêu chuẩn

87

 Hướng dẫn thực hiện: - Ban lãnh đạo công ty sẽ phải đưa ra những bằng chứng thể hiện sự cam kết của họ về việc hoạch định, thực thi, cải tiến hệ thống QL AT-VSLĐ của công ty thông qua: - Chịu trách nhiệm cao nhất về tính hiệu lực, hiệu quả của hệ thống quản lý AT-VSLĐ; - Đảm bảo chính sách đề ra, mục tiêu AT-VSLĐđược thiết lập cho hệ thống quản lý phù hợp với bối cảnh của công ty; - Chuẩn bị và duy trì những nguồn lực cần và đủ cho hệ thống ATVSLĐ; - Tham gia chỉ đạo, khuyến khích, hỗ trợ các cá nhân trong việc đóng góp vào tính hiệu lực của hệ thống AT-VSLĐ; - Truyền đạt tới các nhân viên về tầm quan trọng trong việc áp dụng hệ thống quản lý, đảm bảo tính hiệu lực và sự phù hợp với những yêu cầu thực tế của hệ thống quản lý AT-VSLĐ; - Thúc đẩy sự cải tiến không ngừng trong hệ thống; - Ngăn cản các hành vi trả đũa gây khó khăn, tổn hại cho nhân viên khi báo cáo những điểm mất an toàn, nguy hiểm, yếu tố nguy hại, rủi ro và cơ hội trong quá trình triển khai hệ thống; - Chịu trách nhiệm thiết lập và thực hiện quá trình tham vấn và tham gia đóng góp vào hệ thống của người lao động; - Hỗ trợ vài trò quản lý khác thuộc về trách nhiệm của mình. 3.2.2.2. Chính sách an toàn vệ sinh lao động  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 5.2 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Tổng Giám đốc công bố một cách chính thức mục đích và định hướng để ngăn ngừa thương tật và đau ốm liên quan đến công việc xảy ra với người lao động và đảm bảo tạo ra nơi làm việc an toàn và bảo vệ sức khỏe của công nhân viên. Chính sách AT-VSLĐ được tích hợp với chính sách quản lý chất

88

lượng. Nội dung chính sách AT-VSLĐ hiện tại của công ty ngoài việc thể hiện được: “Cam kết cung cấp môi trường làm việc an toàn, bảo vệ sức khỏe cho nhân viên; tuân thủ yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan; hạn chế, phòng ngừa tai nạn lao động, bảo vệ môi trường” thì cần cam kết cải tiến liên tục hệ thống quản lý OH&S, kiểm soát rủi ro. Chính sách cũng cần đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, mạch lạc để cán bộ, công nhân dễ dàng nắm được. Đề xuất chính sách OH&S của công ty như sau: “Công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt nam cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật, các yêu cầu của đối tác Chúng tôi luôn cố gắng để phòng ngừa tai nạn lao động, bảo vệ môi trường, đặt an toàn là ưu tiên hàng đầu, cam kết tạo ra môi trường làm việc lành mạnh hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe cho toàn bộ nhân viên, đồng nghiệp, cộng đồng Liên tục duy trì, áp dụng, cải tiến hệ thống quản lý OH&S phù hợp hơn với xu thế toàn cầu Đồng thời, chúng tôi cũng cam kết cung cấp cho khách hàng những dịch vụ: Không tai nạn, không sự cố”. Thông tin và phổ biến chính sách OH&S của công ty: Chính sách được phổ biến rộng rãi tới toàn bộ nhân viên và các bên liên quan qua văn bản, cập nhật trên website, đưa vào chương trình đào tạo của nhân viên, công nhân, kiểm tra nhắc nhở trong các hoạt động kiểm tra nội bộ của công ty 3.2.2.3. Vai trò, trách nhiệm, nhiệm vụ và quyền hạn trong tổ chức  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 5.3 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Các vấn đề liên quan tới QL AT-VSLĐ trong Công ty do hội đồng ATVSLĐ chịu trách nhiệm. Tuy nhiên để vận hành tốt hệ thống này theo yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO 45001 thì cần phải có sự tham gia nhiều hơn của các phòng ban, cá nhân khác. Cụ thể, cần công khai rõ ràng quyền hạn, nhiệm vụ

89

và trách nhiệm của các phòng ban, cá nhân trong toàn hệ thống. Các bước thực hiện như sau: Bước 1: Kiện toàn bộ máy AT-VSLĐ Phân công rõ trách nhiệm, chức năng của cả các thành viên chủ chốt trong hội đồng AT-VSLĐ trong quá trình áp dụng ISO 45001 Bước 2: Xây dựng cơ cấu quản lý AT-VSLĐ Ban lãnh đạo phân công quyền hạn, nhiệm vụ, vai trò trong công tác quản lý AT-VSLĐ cho mỗi phòng ban, bộ phận, trong đó: - Nêu cụ thể vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về AT-VSLĐ của các vị trí chủ chốt trong công ty và phân công nhân lực vào các vị trí này; - Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn về AT-VSLĐ phải gắn liền các nhiệm vốn có của nhân viên, bộ phận, phòng ban và phải đảm báo tính hiệu lực, hiệu quả khi thực hiện Bước 3: Công bố về cơ cấu quản lý AT-VSLĐ Cơ cấu QL AT-VSLĐ sẽ được phòng An toàn lao động phân phát cho các bộ phận trong công ty để thực hiện theo Quy trình phân công vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ, trách nhiệm của thành viên trong hệ thống quản lý ATVSLĐ (Phụ lục 2.2). Quản lý của các phòng ban, bộ phận sẽ phổ biến, hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ, nhân viên trong đơn vị mình thực hiện. Bước 4: Ban lãnh đạo xem xét định kỳ hoạt động Hàng năm, bộ máy QL AT-VSLĐ sẽ được kiểm tra rà soát lại trong cuộc họp của BLĐ và khi nếu có sự không phù hợp của cá nhân nào về vai trò, trách nhiệm của mình thì bộ máy AT-VSLĐ sẽ thay đổi cơ cấu, phân công lại cho phù hợp hay hoặc ban Giám đốc cùng đại diện tổ chức Công đoàn sẽ chọn ra bộ máy tổ chức khác. Bước 5: Lưu thông tin ở dạng văn bản Các thông tin cụ thể về tổ chức bộ máy, trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ, vai trò của thành viên cần được lưu ở dạng văn bản và công khai bằng bảng tin, thư điện tử tới tất cả người lao động trong công ty.

90

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý AT-VSLĐ từ công ty tới dự án (đề xuất) sơ đồ 3.1:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động theo mô hình ISO 45001 (Nguồn: Phòng An toàn lao động) 3.2.2.4.”Sự tham gia, tham vấn của người lao động”  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 5.4 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Hội đồng AT-VSLĐ phải thiết lập, thực hiện, duy trì các quá trình tham gia, đóng góp ý kiến của người lao động trong quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống QL AT-VSLĐ nhằm đưa ra một mô hình quản lỳ phù hợp nhất.

91

Cán bộ công nhân viên có thể tham gia bằng cách đề xuất ra ý kiến chủ quan của mình qua các kênh như: Tổ chức Công đoàn; Ủy ban tuân thủ của công ty; qua bộ phận quản lý trực tiếp; sổ kiến nghị của phòng ban, dự án. Nội dung sự tham gia, tham vấn về AT-VSLĐ của người lao động của công ty Taikisha Việt Nam bao gồm: - Tham gia nhận diện các mối nguy, yếu tố nguy hại ảnh hưởng tới công ty từ đó đưa ra đánh giá rủi ro và biện pháp đối phó liên quan đến AT-VSLĐ; - Tham gia đóng góp ý kiến giúp cải tiến mục tiêu và chính sách hoạt động của công ty về AT-VSLĐ; - Tham vấn cùng với các bên cung cấp, nhà thầu, bên liên quan khác về AT-VSLĐ nhằm cải thiện hiệu quả của hệ thống; - Tham vấn khi có sự thay đổi bên ngoài gây ảnh hưởng tới công tác ATVSLĐ của công ty; - Tham vấn về đánh giá kết quả đào tạo AT-VSLĐ định kỳ. Quá trình tham gia của người laođộng cần theo trình tự như sau: Bước 1: Nhận thông tin Khi nhận thấy sự xuất hiện của vấn đề gây ảnh hưởng tới hệ thống quản lý AT-VSLĐ hoặc khi có ý kiến đề xuất nhằm cải tiến hệ thống thì nhân viên sẽ gửi ý kiến qua 4 kênh đã nêu trên, sau đó thông tin được chuyển đến hội đồng AT-VSLĐ Công ty. Trong cuộc họp, các trưởng phòng ban, dự án đưa ra đóng góp nhằm cải thiện vấn đề của hệ thống; Trong trường hợp có thông tin bên ngoài thì quản lý trực tiếp tổng hợp và gửi lên hội đồng AT-VSLĐ để xem xét giải quyết. Bước 2: Xem xét, đánh giá và xử lý thông tin Hội đồng AT-VSLĐ tiếp nhận thông tin từ các thành viên Công ty (các thông tin bao gồm các ý kiến đề xuất cải tiến và các đánh giá về sự chưa phù hợp của hệ thống). Sau đó, thành viên ban hội đồng sẽ thảo luận và đưa ra biện pháp xử lý thông tin để biểu quyết.

92

Bước 3: Phản hồi Sau khi được hội đồng xem xét,biểu quyết hướng giải quyết thì thành viên trong hội đồng AT-VSLĐ sẽ phản hồi các thông tin từ cá nhân, tập thể đã đưa ra vấn đề. Bước 4: Ban hành áp dụng Phòng An toàn lao động thực hiện ban hành tài liệu kiểm soát tham gia, tham vấn của người lao động đến tất các phòng ban, bộ phận, dự án. 3.2.3. Hoạch định 3.2.3.1. Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 6.1 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Công ty hiện đang áp dụng phương pháp đánh giá mối nguy và nhận diện rủi ro tuân thủ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001 có bản chất tương tự điều khoản của ISO 45001đã được nêu ở chương 2 và xây dựng quy trình đánh giá rủi ro (Phụ lục 1.1). 3.2.3.2. Xác định cơ hội AT-VSLĐ và cơ hội khác đối với hệ thống Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 6.1.2 trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018  Hướng dẫn thực hiện: Hội đồng AT-VSLĐ dựa vào bối cảnh, phạm vi của hệ thống để đánh giá cơ hội Bước 1: Xác định rõ ràng phạm vi nhận diện cơ hội Bao gồm các vấn đề trong toàn hệ thống quản lý OH&S của công ty Bước 2: Xác định các vấn đề liên quan đến nhận diện cơ hội Các vấn đề cần xem xét khi nhận diện cơ hội bao gồm: Cải thiện OH&S và hệ thống QL

93

Bảng 3.2. Cơ hội an toàn sức khỏe nghề nghiệp STT

1

Cơ hội OH&S Cải thiện OH&S

Cải thiện hệ thống quản lý

“Tích hợp các biện pháp AT-VSLĐ ở

“Cải thiện khả năng cho thấy

giai đoạn sớm nhất của vòng đời các

sự hỗ trợ của lãnh đạo cao

thiết bị, quá trình hoặc tiến đến hệ

nhất đối với hệ thống QL AT-

thống phân cấp kiểm soát nhằm giảm

VSLĐ

thiểu rủi ro và loại bỏ các mối nguy“

2

“Cải thiện công tác AT-VSLĐ bằng

“Tăng cường các quá trình

việc đưa ra các biện pháp thi công mới

điều tra sự cố“

an toàn hơn hay sử dụng máy móc, công nghệ tiên tiến hơn“

3

“Cải thiện kết quả hoạt động AT-

“Cải thiện các quá trình tham

VSLĐ bằng cách giảm bớt công việc

gia của người lao động

đơn điệu hoặc làm việc với tốc độ công việc được xác định trước“ “Cải thiện các quá trình tham gia của

“Điểm chuẩn, bao gồm việc

người lao động“

xem xét cả kết quả hoạt động trong quá khứ của công ty với

4

kết quả hoạt động trong quá khứ của các công ty khác

5

“Nâng cao văn hóa AT-VSLĐ bằng

“Hợp tác trong các diễn đàn

cách tăng cường năng lực liên quan

tập trung vào các chủ đề đối

đến AT-VSLĐ, yêu cầu hoặc khuyến

phó sự cố về AT-VSLĐ

cáo người lao động báo cáo sự cố một cách kịp thời“ (Nguồn: Tác giả xây dựng)

94

Bước 3: Nhận diện cơ hội Công ty cần xây dựng và thực hiện quy trình nhận diện cơ hội để xác định các cơ hội cần giải quyết 3.2.3.3. Xác định nội dung yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác  Nội dung yêu cầu: Điều khoản 6.1.3 trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018  Hướng dẫn thực hiện: Bước 1: Phòng An toàn chịu trách nhiệm điều tra và thu thập các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác liên quan đến hệ thống quản lý ATSKMT của công ty, xác nhận Bước 2: Đưa các nội dung thu thập trong cuộc họp để đánh giá và lập Bảng danh mục các yêu cầu pháp lý Bước 3: Trong vòng 30 ngày kể từ khi có yêu cầu pháp luật, yêu cầu khác mới được nhà nước, các hên hữu quan ban hành, phòng An toàn có trách nhiệm cập nhật các yêu cầu luật pháp trên Bước 4: Phổ biến yêu cầu pháp luật: Trưởng phòng ban, dự án có trách nhiệm truyền đạt, đào tạo tới nhân viên dưới quyền sau khi được thông tin từ hội đồng AT-VSLĐ. Bước 5: “Lưu thông tin dạng văn bản” Quy trình xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác được xây dựng để hướng dẫn thực hiện (Phụ lục 2.3) 3.2.3.4.’Mục tiêu an toàn vệ sinh lao động và hoạch định để đạt được mục tiêu”  Nội dung yêu cầu: Điều khoản 6.2.1 trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018  Hướng dẫn thực hiện: Công ty cần thiết lập mục tiêu AT-VSLĐ bằng cách xác lập quy trình: Mục tiêu và kế hoạch thực hiện (Phụ lục 2.4). Công ty cần thực hiện: Bước 1: Xác định rõ những vấn đề cần thiết lập mục tiêu. Mục tiêu được dựa trên bối cảnh của công ty, phạm vi hoạt động; được thiết lập bởi đại diện ban lãnh đạo – Giám đốc khu vực.

95

Bước 2: Thiết lập những mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho từng đơn vị (bao gồm cả phòng ban, dự án) Bước 3: Phòng An toàn chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết. Banh lãnh đạo công ty dựa trên các đóng góp ban hành mục tiêu Bước 4: Phòng An toàn triển khai mục tiêu sau khi được ban hành tới các phòng ban, theo dõi, giám sát, đo lường, báo cáo kết quả lên Ban lãnh đạo công ty Bước 5: Thực hiện bởi các phòng ban, dự án: Dự án phân công, lập kế hoạch để theo dõi, thực hiện mục tiêu Bước 6: ‘Lưu thông tin dạng văn bản’ 3.2.4. Hỗ trợ 3.2.4.1. Nguồn lực, năng lực và nhận thức  Nội dung yêu cầu: Điều khoản 7.1, 7.2, 7.3 trong tiêu chuẩn ISO 45001:2018  Hướng dẫn thực hiện: Công ty cần phải xác định, bố trí các nguồn lực đầy đủ để xây dựng, thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý AT-VSLĐ. Ngoài ra, tổ chức cũng phải nâng cao nhận thức cho người lao động trong thực hiện các vấn đề ATVSLĐ. Về nguồn lực: Bước 1: Khi lập kế hoạch, trưởng các phòng ban, dự án cần phải xác định nguồn lực cần thiết để thực hiện công việc. Bước 2: Đệ trình ban lãnh đạo phê duyệt Bước 3: Quản lý các cấp đánh giá nhu cầu, cung cấp nguồn lực thực hiện công việc. Về năng lực: Bước 1: Phòng An toàn lập danh mục, định nghĩa, tiêu chí và phương pháp đánh giá năng lực về AT-VSLĐ cho toàn bộ các chức danh.

96

Bước 2: Các quản lý phòng ban, bộ phận, dự án sẽ xác định năng lực các nhân viên, nhu cầu đào tạo của đơn vị mình (bao gồm cả nhân viên thầu phụ) và được nêu rõ trong bảng đánh giá năng lực cá nhân trước khi đào tạo, huấn luyện. Bước 3: Phòng Quản lý chung tổng hợp khung năng lực, đánh giá, kiểm soát việc bổ nhiệm phù hợp năng lực, tổ chức các chương trình nâng cao năng lực cho cả nhân viên công ty, thầu phụ và đệ trình ban lãnh đạo phê duyệt kế hoạch đào tạo. Năng lực nhận thức và nhu cầu đào tạo, huấn luyện cơ bản bao gồm: - Nhận thức về chính sách AT-VSLĐ; - Hiểu biết về các mối nguy hại và đánh giá rủi ro liên trong AT-VSLĐ; - Đào tạo, huấn luyện xử lý tình huống khẩn cấp; - Hướng dẫn, huấn luyện các quy trình kiểm tra thiết bị điện, các máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ Bước 4: Đánh giá quá trình đào tạo bởi Ban lãnh đạo Quy trình huấn luyện, đào tạo – Bảng kế hoạch đào tạo hệ thống quản lý AT.VSLĐ (Phụ lục 2.5) Bước 5: Lưu thông tin dạng văn bản 3.2.4.2. Trao đổi thông tin  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản7.4 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Bước 1: Nhận dạng các đối tượng cần thông tin và nội dung thông tin Đối tượng cần thông tin bao gồm: Đối tượng nội bộ và đối tượng bên ngoài. Dựa vào đối tượng cần thông tin, cơ quan tiếp nhận, phản hồi thông tin sẽ đưa ra các nội dung thông tin phù hợp bao gồm: Chính sách, mục tiêu, kế hoạch AT-VSLĐ của Công ty; yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác; kết quả kiểm tra phòng ban, dự án,… Bước 2: Trao đổi, tiếp nhận thông tin Đối với thông tin trong nội bộ thì được thông tin qua các bảng tin văn phòng, kho xưởng; qua văn bản gửi tới các quản lý; qua thư điện tử; qua cuộc họp; qua hòm thư góp ý đặt tại khu điều hành.

97

Đối với thông tin với bên ngoài thì thực hiện qua các thư điện tử, văn bản có chữ ký hoặc đóng dấu của công ty, các đóng góp phản hồi trực tiếp từ các bên hữu quan. Bước 3: Xử lý thông tin: Khi nhận thông tin, các bộ phận, dự án sau khi tiếp nhận cần xác minh thông tin sau đó chuyển cho phòng An toàn lao động tiến hành đánh giá. Bước 4: Phê duyệt nội dung thông tin Sau khi đánh giá, phòng An toàn lao động gửi đề xuất phản hồi lên Hội đồng AT-VSLĐ và BLĐ kiểm tra và phê duyệt. Bước 5: Tiến hành thông tin liên lạc Các thông tin nội bộ sẽ được phản hồi tới bộ phận gửi thông tin. Đại diện lãnh đạo công ty quyết định việc công bố thông tin ra bên ngoài như quyết sách thực hiện hay khiếu nại, báo cáo lên cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu khác mà công ty đang tuân thủ. Bước 6: Lưu thông tin dạng văn bản Quy trình trao đổi thông tin (Phụ lục 2.6) được thiết lập để trao đổi thông tin nội bộ và thông tin từ bên ngoài. 3.2.4.3. Thông tin dạng văn bản  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 7.5 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Tuân theo quy trình Kiểm soát hồ sơ tài liệu (Phụ lục 2.7) Bước 1: Xác định hệ thống tài liệu AT-VSLĐ, bao gồm: - Chính sách AT-VSLĐ - Phạm vi của hệ thống quản lý AT-VSLĐ - Các tài liệu, bao gồm hồ sơ công ty liên quan đến kiểm soát OH&S Bước 2: Xây dựng và cập nhật hồ sơ: Phòng An toàn vệ sinh lao động kết hợp với các phòng ban cập nhật tài liệu khi nhận thấy có sự thay đổi trong quy trình làm việc, đổi mới công nghệ. Việc cập nhật tạo mới cần phải có đặc

98

điểm nhận biết, định dạng phù hợp với quy định công ty. Tất cả các tài liệu phải được phê duyệt bởi Ban lãnh đạo và có dấu đóng ban hành. Bước 3: Kiểm soát tài liệu: Tài liệu được kiểm soát bởi phòng An toàn lao động. Đánh dấu, ghi mã tài liệu để dễ dàng tìm, đóng dấu ban hành khi công bố hoặc lỗi thời khi hết hạn 3.2.5. Thực hiện 3.2.5.1. Hoạch định và kiểm soát việc thực hiện  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 8.1 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Tuân theo quy trình Kiểm soát điều hành (Phụ lục 2.8) Bước 1: Xác định yêu cầu và đối tượng cần kiểm soát bao gồm: - Các mối nguy, rủi ro, cơ hội - Các yêu cầu luật, yêu cầu khác cần tuân thủ - Mục tiêu AT-VSLĐ - Kiểm soát hành động thực thi của nhà thầu, đối tác kinh doanh Bước 2: Hội đồng AT-VSLĐ xây dựng chương trình kiểm soát điều hành. Dựa trên các thông tin thu thập được theo nội dung ở bước 1, hội đồng AT-VSLĐ giao nhiệm vụ cho phòng An toàn tạo lập, điều chỉnh hành động kiểm soát. Chương trình kiểm soát hoạt động của các quá trình bao gồm: - Lập kế hoạch chi tiết và thực hiện đối với các công việc có rủi ro cao về an toàn; - Kiểm soát đầu vào của người lao động (tay nghề, kỹ năng, sự hiểu biết về AT-VSLĐ); - Tổ chức chương trình giám sát kiểm tra an toàn hàng ngày, hàng tuần…; - Thông tin tới bộ phận mua nhận hàng về thiết bị, máy móc, vật tư phù hợp với yêu cầu pháp luật, yêu cầu khác; - Kiểm soát thiết bị thi công theo thông tư, pháp luật hiện hành; - Kiểm soát thực thi biện pháp kỹ thuật, đào tạo công nhân, văn hóa an toàn;

99

- Kiểm soát điều kiện làm việc; - Cách thức kiểm soát: Thực hiện theo 2 hướng: phòng ban, dự án tự kiểm soát và phòng An toàn kiểm soát chung; Xây dựng các hướng dẫn cho các công việc cần kiểm soát: - Hướng dẫn kiểm soát vật tư đầu vào, ra - Hướng dẫn kiểm soát hóa chất; - Hướng dẫn kiểm soát chất thải - Hướng dẫn kiểm soát công tác làm việc trên cao (giáo, xe nâng…) - Hướng dẫn kiểm soát công tác sinh lửa - Hướng dẫn sử dụng thang chữ A - Hướng dẫn kiểm soát sử dụng thiết bị thi công, thiết bị PPCC - Hướng dẫn kiểm soát đơn vị bên ngoài bao gồm khách tham quan, nhà thầu và đơn vị cung ứng Bước 3: Ban lãnh đạo phê duyệt và thực hiện chương trình kiểm soát điều hành. Quy trình kiểm soát do Hội đồng AT-VSLĐ thông tin tới các bộ phận qua cuộc họp, hướng dẫn văn bản, thông báo…. Bước 4: Xem xét kết quả Sau mỗi 6 tháng, phòng An toàn tổng hợp kết quả thực hiện và so sánh với kế hoạch đã được phê duyệt nếu xét thấy có sự không phù hợp thì thì báo cáo ban lãnh đạo để đưa ra quyết định sửa đổi, khắc phục. Bước 5: Lưu thông tin dạng văn bản 3.2.5.2. Chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với tình huống khẩn cấp  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 8.2 trong tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Bước 1: Xác định các tình huống khẩn cấp Hội đồng An toàn vệ sinh lao động lấy thông tin từ các phòng ban, dự án, các cơ quan hữu quan, tham khảo quy định của pháp luật và yêu cầu khác, phạm vi hệ thống QL AT-VSLĐ của Công ty để xác định các tình huống khẩn cấp. Các tình huống đó bao gồm: Sự cố cháy nổ, tai nạn lao động, ngộ độc

100

thực phẩm, thiên tai, tai nạn giao thông, dịch bệnh, rò rỉ hóa chất, khủng bố, bệnh nghề nghiệp. Bước 2: Hội đồng AT-VSLĐ lập kế hoạch ứng phó với tình huống khẩn cấp, lấy ý kiến từ các phòng ban rồi gửi ban lãnh đạo phê duyệt. Kế hoạch ứng phó khẩn cấp bao gồm: Sơ đồ thoát hiểm, thoát nạn, phương án xử lý khi gặp tình huống có sự cố cụ thể; danh sách liên lạc khẩn cấp; kế hoạch bố trí tủ thuốc sơ cấp cứu, đào tạo cho cán bộ công nhân công tác xử lý các tình huống khẩn cấp. Bước 3: Ứng phó tình huống khẩn cấp và duy trì hoạt động: Thực hiện theo quy trình ứng phó khẩn cấp (Phụ lục 2.9). Bước 4: Lập biên bản khi sự cố xảy ra: Sau khi xử lý sự cố cần ghi chép lại thông tin liên quan về sự cố và gửi lên ban lãnh đạo, đồng thời chuẩn bị các hồ sơ liên quan để phục vụ điều tra sự cố. Bước 5: Điều tra sự cố: Phòng Quản lý chung, tổ chức công đoàn, phòng An toàn lao động và các bộ phận liên quan phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hữu quan để điều tra sự cố. Bước 6: ‘Lưu thông tin dạng văn bản” 3.2.6. Đánh giá kết quả hoạt động 3.2.6.1. ‘Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá”  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 9.1 của Tiêu chuẩn ISO45001  Hướng dẫn thực hiện: Quản lý phòng ban, dự án chịu trách nhiệm theo dõi, đo lường, báo cáo kết quả lên quản lý cấp trên theo Quy trình giám sát và đo lường (Phụ lục 2.10) Phòng An toàn lao động cần lập chỉ tiêu lỗi sai phạm về AT-VSLĐ của các nhà thầu cũng như của cả công ty trên các đầu mục vi phạm. Thực hiện kiểm tra an toàn hàng tuần tại các dự án, hàng tháng tại văn phòng công ty. Đánh giá toàn diện hàng tháng tại các dự án và hàng năm tại các phòng ban.

101

Dựa trên dữ liệu thu thập để phân tích, đánh giá cơ sở được đánh giá có đạt chỉ tiêu đề ra hay không. Dự án cần lập chỉ tiêu lỗi vi phạm của thầu phụ, kỹ sư tại dự án. Từ đó, dự án đưa ra kế hoạch tuần tra hàng ngày, tuần, tháng để đánh giá sai phạm. Dự án cần tổ chức họp bàn nguyên nhân, biện pháp xử lý, giảm thiểu của lỗi vi phạm. Dự án lập báo cáo, thông tin cho các quản lý, giám đốc thầu phụ và công ty biết được tình trạng thực thi công tác an toàn tại cơ sở. 3.2.6.2. Đánh giá sự tuân thủ pháp lý và các yêu cầu khác  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 9.1.2 của Tiêu chuẩn ISO 45001  Hướng dẫn thực hiện: Bước 1: Xác định tần xuất đánh giá Hội đồng AT-VSLĐ chịu trách nhiệm giám sát tổ chức đánh giá định kỳ mức độ của yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác dựa trên tình hình thực tiễn và yêu cầu phải tuân thủ. Tần suất: Đối với Dự án 1 tháng/ 1 lần, đối với Phòng ban 6 tháng/ 1 lần, đối với toàn công ty cứ mỗi năm một lần tổng kết đánh giá lại. Bước 2: Phương pháp đánh giá: Thống kê, phân tích, suy luận Bước 3: Tiến hành kiểm tra đánh giá mức độ tuân thủ Phòng An toàn lao động, thừa ủy quyền của hội đồng AT-VSLĐ phối hợp với các bộ phận khác tiến hành đánh giá sự tuân thủ và các kết quả thu thập được theo Quy trình đánh giá sự tuân thủ (Phụ lục 2.11). Bước 4: Lưu thông tin dạng văn bản thời hạn 5 năm 3.2.6.3. Đánh giá nội bộ  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 9.2 của Tiêu chuẩn ISO45001  Hướng dẫn thực hiện: Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý AT-VSLĐ của mình ở tất các các bộ phận, phòng ban đang áp dụng hệ thống ISO 45001 với tần suất ít nhất 02 lần/năm. Nếu phát hiện có các sự không phù hợp ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống QL AT-VSLĐ thì hội đồng AT-VSLĐ sẽ yêu cầu phòng An toàn lao động tổ chức đánh giá đột xuất.

102

Quy trình đánh giá nội bộ (Phụ lục 2.12) phải được xây dựng, thực hiện và duy trì cần đề cập tới: Trách nhiệm, năng lực của bên đánh giá; yêu cầu hoạch định; cách thức, phạm vi chuẩn mực, tần suất của đánh giá; báo cáo kết quả; lưu trữ hồ sơ dạng văn bản. 3.2.6.4. Xem xét của lãnh đạo  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 9.4 của Tiêu chuẩn ISO45001  Hướng dẫn thực hiện: Lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc tính khả thi của hệ thống ATVSLĐ. Để tiêu chuẩn có phù hợp với Công ty hay không cần có sự xem xét của lãnh đạo.Tần suất xem xét cần thường xuyên hơn để phù hợp với bối cảnh biến đổi, tác động từ bên ngoài (2 lần/năm). Khi xem xét lại hệ thống quản lý này, ban lãnh đạo cần xem xét lại các lần xem xét trước cũng như các báo cáo đánh giá nội bộ của các bộ phận trong năm. Ngoài ra có cả các thay đổi trong vấn đề nội bộ và bên ngoài liên quan đến hệ thống quản lý AT-VSLĐ bao gồm: - Trao đổi thông tin, kiến nghị trong nội bộ và từ bên ngoài; - Nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan; - Yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác; - Kết quả thực hiện OH&S của công ty - Mức độ đáp ứng mục tiêu Tình trạng lỗi vi phạm, hành động khắc phục, biện pháp phòng ngừa Sau khi có kết quả đánh giá của hệ thống quản lý AT-VSLĐ, đại diện Ban lãnh đạo, đại diện người lao động, các trưởng phòng cùng thảo luận để đưa ra những hành động cần thiết liên quan đến các thay đổi có thể xảy ra về chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu hay các vấn đề khác chưa hợp lý của hệ thống quản lý AT-VSLĐ phù hợp với phạm vi hoạt động của Công ty (tuân thủ theo quy trình xem xét lãnh đạo: Phụ lục 2.13) Báo cáo và biên bản được gửi tới các quản lý, chủ tịch Công đoàn cơ sở trong vòng 15 ngày sau khi hoàn thành.

103

3.2.7. Cải tiến 3.2.7.1. Sự cố, sự không phù hợp và hành động khắc phục  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản10.2 của Tiêu chuẩn ISO45001  Hướng dẫn thực hiện: Sau khi hệ thống quản lý AT-VSLĐ đi vào vận hành sẽ có nhiều vấn đề phát sinh. Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì một quy trình xem xét, khắc phục nhằm xác định những điểm không phù hợp và đưa ra hành động Khi nhận thấy các hành động, sự không phù hợp rất khó đưa ra hành động khắc phục thì có thể phải thay đổi đối với hệ thống quản lý AT-VSLĐ. Quy trình khắc phục phòng ngừa (phụ lục 2.14): Bước 1: Xem xét các sự không phù hợp Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ từ đó loại bỏ ngay từ khâu chuẩn bị bằng việc đưa ra biện pháp thay thế Bước 3: Thực hiện hành động khắc phục, phòng ngừa Bước 4: Lập hồ sơ hành động khắc phục phòng ngừa. 3.2.7.2. Cải tiến liên tục  Nội dung yêu cầu: Theo điều khoản 10.3 của Tiêu chuẩn ISO45001  Hướng dẫn thực hiện: Sau khi hệ thống quản lý AT-VSLĐ của công ty đã được xây dựng hoàn chỉnh, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Tiêu chuẩn ISO 45001 thì cần phải liên tục cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động. Hành động cải tiến được xem xét phù hợp với bối cảnh, mục tiêu và chính sách của Công ty. 3.3. Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty Trước khi tiến hành áp dụng cần xem xét, đánh giá khả năng thực hiện đề điều chỉnh nguồn lực phù hợp với điều kiện thực tế

104

Bảng 3.3. Đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động của công ty trách nhiệm hữu hạn kỹ thuật Taikisha Việt Nam STT

Điều khoản tiêu chuẩn ISO 45001: 2018

Khả năng áp dụng vào hệ thống quản lý ISO 45001:2018tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam

Khả năng thực hiện hành động

1

3.2.1.2. Tìm

Trước khi bắt đầu 1 dự án, các phòng Tốt

hiểu nhu cầu và

ban, dự án sẽ tiến hành thu thập nhu cầu

mong đợi của

từ các bên liên quan. Hành động được

người lao động

thực hiện kỹ càng dựa trên tài liệu, hồ sơ

và các bên quan

thu thập được. Người thu thập có trình

tâm khác

độ, khả năng nên đảm bảo tính chính xác, vừa đủ nội dung

2

3.2.1.3. Xác

Phạm vi của hệ thống xoay quanh công Tốt

định phạm vi

việc thi công xây dựng nên dễ dàng xác

của hệ thống

định được

quản lý

3

3.2.2.1. Sự lãnh

Sau một số sự cố tai nạn liên quan từ cả Tốt

đạo và cam kết

trong nội bộ công ty và các bên khác thì ban lãnh đạo đang thể hiện rõ hơn sự cam kết, tham gia của mình vào kết quả hoạt động của hệ thống

4

3.2.2.2.Chính

Chính sách an toàn vệ sinh lao động được Khá tốt

sách an toàn vệ

đúc kết qua nhiều quá trình. Khả năng

sinh lao động

nhận biết của ban lãnh đạo về tầm quan trọng của chính sách AT-VSLĐ rất cao. Tuy nhiên định kỳ 4 năm một lần mới đưa ra một cam kết khác.

105

STT

Điều khoản tiêu chuẩn ISO 45001: 2018

5

3.2.2.3. Vai trò,

Các bộ phân, phòng ban đượccũng được Tốt

trách nhiệm và

phân công khá rõ về trách nhiệm thực

quyền hạn trong

hiện, thông tin rõ ràng trong sơ đồ tổ

tổ chức

chức, mô tả công việc

6

Khả năng áp dụng vào hệ thống quản lý ISO 45001:2018tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam

Khả năng thực hiện hành động

3.2.2.4. Sự tham Công ty đã tổ chức các kênh trao đổi Tốt gia và tham vấn

thông tin như qua sổ kiến nghị, công

của người lao

đoàn, quản lý bộ phận. Cũng có hình

động

thức trao đổi qua thư điện tử nên sẽ dễ dàng triển khai. Yêu cầu bộ phận công đoàn, phòng AT-VSLĐ lấy ý kiến định kỳ về cải thiện hệ thống từ nhân viên. Nhân viên công ty cũng có trình độ, năng lực chuyên môn tốt

7

3.2.3.1. Nhận

Công ty hiện đã thực hiện được đánh giá Tốt

diện mối nguy

rủi ro tốt, sẽ duy trì cải tiến liên tục

và đánh giá rủi ro 8

3.2.3.2. Xác định Việc đánh giá cơ hội còn thiếu thông tin, Tốt cơ hội AT-VSLĐ tuy nhiên với năng lực của bộ máy lãnh và cơ hội khác

đạo, nhân viên phòng ban thì có thể thực

đối với hệ thống

hiện được

QLAT-VSLĐ 9

3.2.3.3. Xác

Phòng An toàn lao động hàng năm đã Tốt

định nội dung

thực hiện đánh giá, xác định nội dung

yêu cầu pháp lý

yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác nên đã

và yêu cầu khác

có kinh nghiệm

106

STT

Điều khoản tiêu chuẩn ISO 45001: 2018

Khả năng áp dụng vào hệ thống quản lý ISO 45001:2018tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam

Khả năng thực hiện hành động

10

3.2.3.4. Mục

Ban lãnh đạo đã xác định được mục tiêu Tốt

tiêu AT-VSLĐ

cốt lõi và việc triển khai đã khá rõ khi

và hoạch định để công ty đang áp dụng OHSAS 18001 đạt được 11

3.2.4.1. Nguồn

Sau các sự cố, phòng An toàn lao động Khá tốt

lực, năng lực và

đã tích cực đề xuất đào tạo, tìm hiều các

nhận thức

tài liệu để làm mới giáo trình. Nhân lực công ty có trình độ học vấn cao, năng lực của thầu phụ đang được quan tâm xem xét loại bỏ những bên không đạt

12

3.2.4.2. Trao đổi Thông tin được trao đổi công khai minh thông tin

bạch qua cả thư điện tử và bảng tin, Tốt thông , phòng GA có kinh nghiệm tổ chức giao lưu giữa nhân viên và lãnh đạo

13

3.2.4.3. Trao đổi Thông tin được xác thực bởi các con dấu, Tốt thông tin dạng

chữ ký lãnh đạo sau hân phối tới các

văn bản

quản lý hoặc qua thư điện tử. Hiện đã áp dụng khá tốt trong việc tuân thủ theo tiêu chuẩn OHSAS 18001

14

3.2.5.1. Hoạch

Công ty ban hành chương trình kiểm soát Khá tốt

định và kiểm

hoạt động bao gồm một số quy trình thực

soát thực hiện

hiện theo quy định pháp luật, tuần tra dự án hàng ngày bởi quản lý, nhân viên an toàn Taikisha, tuần tra hàng tháng bởi ban giám đốc. Việc triển khai sự kiểm soát, kiểm tra điều kiện làm việc trước

107

STT

Điều khoản tiêu chuẩn ISO 45001: 2018

Khả năng áp dụng vào hệ thống quản lý ISO 45001:2018tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam

Khả năng thực hiện hành động

khi tiến hành đang được duy trì 15

3.2.5.2. Chuẩn

Việc xác định được các tình huống khẩn Tốt

bị sẵn sang ứng

cấp được tiến hành hàng năm. Tần suất

phó tình huống

đào tạo ứng phó bởi nhân viên an toàn

khẩn cấp

tăng lên, kết hợp với sự tuân thủ tốt hơn từ thầu phụ

16

3.2.6.1. Theo

Các dự án đều yêu cầu đo kiểm môi Khá tốt

dõi, đo lường,

trường ít nhất một lần, hoạt động kiểm

phân tích, đánh

định máy móc đầy đủ theo thông từ

giá

36/2019 BLĐTBXH, định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng sẽ có hoạt động kiểm tra thiết bị, cơ sở vật chất, điều kiện an toàn nên khá dễ dàng áp dụng

17

18

3.2.6.2. Đánh

Hoạt động đã được thực hiện kể từ khi áp Tốt

gia tuân thủ

dụng OH&SAS, chỉ cần sự giám sát chặt,

pháp lý và yêu

tăng cường kiểm tra giám sát từ công ty

cầu khác

tới các dự án

3.2.6.3. Đánh

Đã tổ chức thực hiện ở OHSAS 18001 và Tốt

giá nội bộ

nhân viên đánh giá có trình độ chuyên môn tốt

19

3.2.6.4. Xem xét Công ty đã tổ chức xem xét định kỳ hàng Tốt của lãnh đạo

năm. Vai trò, quyền hạn của hội đồng AT-VSLĐ càng được nâng cao nên dễ dàng khi đưa ra quyết định cho các vấn đề xem xét

108

STT

Điều khoản tiêu chuẩn ISO 45001: 2018

20

3.2.7.1. Sự cố,

Các sự cố không phù hợp được ghi nhận Tốt

sự không phù

trong các báo cáo đánh giá hàng ngày.

hợp và hành

Các dự án được đào tạo kỹ càng về cách

động khắc phục

thức khắc phục, phòng ngừa

32.7.2. Cải tiến

Phòng An toàn lao động được giao trách Khá tốt

liên tục

nhiệm và đã thể hiện khá tốt trong vai trò

21

Khả năng áp dụng vào hệ thống quản lý ISO 45001:2018tại công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam

Khả năng thực hiện hành động

thực hiện OHSAS 18001 nên có thể thực hiện được (Nguồn: Tác giả phân tích) Nhìn chung, khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý AT-VSLĐ của công ty không khó để thực hiện với hầu hết điều khoản dự tính đạt được tốt. Trong khi đó, một số điều khoản công ty cần bổ sung thêm nguồn lực, đào tạo nhân viên, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo để triển khai thành công tiêu chuẩn.

109

Tiểu kết chương 3 Trong chương 3, tác giả đã đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 với các nội dung: - Xác định rõ được ưu, nhược điểm của bối cảnh hoạt động của Công ty gồm cả bên trong lẫn bên ngoài - Nêu ra sự lãnh đạo của đại diện người sử dụng lao động (Ban lãnh đạo) và sự tham gia của người lao động vào đóng góp xây dựng, hoàn thiện, cải tiến hệ thống QL AT-VSLĐ - Làm rõ được cơ hội cải tiến hệ thống - Yêu cầu công ty phải xác định và cung cấp các nguồn lực tổng thể cần thiết để vận hành hệ thống quản lý AT-VSLĐ, bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất và sức mạnh tài chính. - Xác định được cách thức kiểm soát, tuân thủ yêu cầu pháp lý, yêu cầu khác - Đưa ra được các yêu cầu cần phải kiểm soát và vận hành hệ thống quản lý AT-VSLĐ - Nêu rõ việc công ty cần tiến hành xác định các tiêu chí để theo dõi, đo lường, đánh giá hoạt động thực hiện OH&S cũng như xem xét từ ban lãnh đạo trong các cuộc họp; - Quy trình ứng phó sự cố hoặc sự không phù hợp để đưa ra hành động xử lý kịp thời, khắc phục hậu quả - Đánh giá được khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý AT-VSLĐ của Công ty Bên cạnh phân tích rõ các vấn đề trên, học viên đã đề xuất xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện để quản lý tốt hơn công tác AT-VSLĐ (Phụ lục 2.1 đến phụ lục 2.14), cho tới các quy trình thực hiện để áp dụng hệ thống ISO 45001 vào công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam

110

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác quản lý ATVSLÐ tại Công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam với tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 hiện hành. Nhìn chung với sự kiểm soát mối nguy, rủi ro tốt nhưng hệ thống quản lý ATVSLÐ của công ty vẫn còn tồn tại những khuyết điểm như: - Chưa gắn sự cam kết của lãnh đạo và thiếu sự tham gia của người lao động vào công tác quản lý AT-VSLÐ; - Thông tin trao đổi giữa ban lãnh đạo và nhân viên còn rất hạn chế; - Công ty chưa tận dụng được đầy đủ nguồn lực nhằm phục vụ cho công tác quản lý AT-VSLĐ. Từ những điểm chưa phù hợp của hệ thống hiện tại kết hợp với những điểm nổi bật của tiểu chuẩn ISO 45001, tác giả đã đề xuất áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001 vào hệ thống quản lý OH&S của công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam với các bảng biểu, quy trình vận hành. Việc áp dụng hệ thống quản lý ATVSLÐ theo tiêu chuẩn ISO45001 được kỳ vọng sẽ tạo môi trường làm việc an toàn, bảo vệ sức khỏe cho người lao động qua đó đóng góp tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị, uy tín của công ty. 2. Khuyến nghị Dựa trên yêu cầu của ISO 45001 và nguồn lực hiện có của Công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam, tác giả có một số khuyến nghị sau: - Kiện toàn lại cơ cấu quản lý, hoạt động của công ty nhằm phù hợp với việc áp dụng hệ thống quản lý AT-VSLĐ theo tiêu chuẩn ISO 45001 bằng việc bố trí thêm các chức danh, nhân sự đảm nhiệm các nhiệm vụ trong hệ thống quản lý như người làm công tác y tế, ban tiêu chuẩn ISO; - Đẩy mạnh thông tin, đào tạo kiến thức, trao đổi ý kiến về AT-VSLĐ cho người lao động;

111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Ahead Việt Nam (2019), Hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý ISo 45001 tại công ty kính nổi Viglacera 2. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng (2013), Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 31010:2013 (IEC/ISO 31010:2009) về Quản lý rủi ro – Kỹ thuật đánh giá rủi ro, Hà Nội. 3. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 207, Quản lý môi trường (2016), Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 14001, Hệ thống quản lý môi trường, Hà Nội. 4. Bộ Lao động -Thương binh& xã hội – Văn phòng Lao động quốc tế Giơ Ne Vơ (2011), Hướng dẫn Hệ thống quản lý an toàn vệ sinh lao động ILO-OH&S, Hà Nội. 5. Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội (2019), Thông tư 36/2019/TTBLĐTBXH, Ban hành danh mục máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về san toàn, vệ sinh lao động. 6. Bộ Xây dựng (2014), Thông tư số 18/2014/TT-BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong xây dựng. 7.

Bộ Xây dựng (2017), Thông tư số 04/2017/TT-BXD quy định về quản lý AT-VSLĐ trong thi công xây dựng công trình..

8. Cục An toàn lao động (2019), Báo cáo Tai nạn lao động, Hà Nội 9. Chính phủ (2016), Nghị định số 39/2016/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động. 10. Chính phủ (2016), Nghị định số 44/2016/NĐ-CP về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động.

112

11. Dương Phương Duy (2019), “Xây dựng hệ thống Quản lý OH&Stheo tiêu chuẩn quốc tế ISO 45001 tại công ty Cổ phần cao su Tây Ninh”, Luận văn thạc sĩ, TP. Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Thu Hằng (2017), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 13. Quốc hội Việt Nam (2012), Bộ Luật Lao động. 14. Quốc hội Việt Nam (2019), Bộ luật số 45/2019 - Bộ Luật lao động. 15. Quốc hội Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 16. Quốc hội Việt Nam (2001), Luật phòng cháy chữa cháy. 17. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật bảo vệ môi trường. 18. Quốc hội Việt Nam (2015), Luật an toànvệ sinh lao động. 19. Quốc hội Việt Nam (2015), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 20. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (2018), Tiêu chuẩn ISO 45001: 2018, Hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề ngiệp– Các yêu cầu, Gieneve. 21. Hà Tất Thắng (2015), “QLNN về AT-VSLĐ trong các Doanh nghiệp khai thác đá xây dựng ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 22. Ngô Kim Tú (2018), “Nghiên cứu bản chất phân cấp quản lí nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động ở địa phương hiện nay”, Tạp chí an toàn vệ sinh lao động, số 6/2018. 23. Lê Vân Trình (2018), Quản lý An toàn vệ sinh lao động, Hà Nội. 24. Viện Tiêu chuẩn quốc gia (2018), TCVN ISO 45001:2018 Hệ thống quản lý An toàn, vệ sinh lao động và các yêu cầu hướng dẫn sử dụng, Hà Nội. Tiếng Anh: 25. British Standards Institution (BSI), 2007, Occupational Health & Safety Assessment Series, (OHSAS 18001:2007), London.

113

26. ILO (2001), Guidelines on occupational health and safety management sytem ILO–OH&S 2001, Standard Institution, London 27. ISO, 2018 ISO 45001:2018Occupational Health & safety implementation guide, Gieneve, Switzerland 28. Singapore (2018), A national strategy for workplace safety and health in Singapore, Singapore 29. Thailand

(2011)

Safety,

Occupational

Hygiene

and

Workplace

Environment Act B.E. 2554, Bangkok 30. United Kingdom (1974), Health and Safety at Work etc. Act (Chapter 37)

PHỤ LỤC I Phụ lục 1.1 :Quy trình xác định mối nguy và đánh giá rủi ro QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ KIỂM TRA CHẤP THUẬN Mã số:QT-01 Lần ban

Xác định mối nguy

hành/sửa đổi

và dánh giá rủi ro

Ngày hiệu lực

1. Mục đích Quy định trình tự nhận diện các mối nguy, đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro liên quan đến các hoạt động của TVE để việc thực hiện đảm bảo giảm rủi ro cho người lao động một cách chính xác hiệu quả 2.Phạm vi áp dụng Quy trình này được áp dụng cho tất cả hoạt động và công việc tại Taikisha Việt Nam (Bao gồm cả khách tham quan và thầu phụ) 3. Tài liệu liên quan ISO 45001 – Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 3. Từ viết tắt và định nghĩa thuật ngữ. Mối nguy: Là những yếu tố có thể gây tổn hại tới sức khỏe, thương tích cho con người, làm hư hỏng tài sản và hủy hoại môi trường. Nhận diện mối nguy: Quá trình nhận biết một mối nguy tồn tại và xác định tính chất của nó. Rủi ro: Là sự kết hợp giữa khả năng xảy ra của những mối nguy (xác suất xảy ra) và mức độ nghiêm trọng của tổn thương cơ thể hay bệnh tật gây ra do mối nguy. Đánh giá rủi ro: Quá trình ước lượng hoá rủi ro sinh ra từ các mối nguy, có xem xét đầy đủ đến các biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận được hay không. - ĐDLĐ: Đại diện lãnh đạo - AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động 5. Nội dung

Lưu đồ

Di

Xác định yêu cầu

Định kỳ hàng năm hội đồ ban liên quan tiến hành xác Ban Giám đốc phê duyệt.

Các phòng ban & phân xư nguy tiền ẩn và rủi ro xẩy ra - Các báo cáo, thống kê ta ra tai nạn lao động; - Thống kê bệnh nghề nghi - Các máy móc, thiết bị, sự - Các hóa chất, nguyên liệu

Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro

NO Thảo luận và đánh giá

Dựa vào kết quả thu thập phòng ban cung cấp, thành v giá rủi ro, tổng hợp kết quả đồngý cho tiến hành thực xác định lại.

iến giải lưu đồ

Trách nhiệm

- Hội đồng ATồng AT-VSLĐ phối hợp với các phòng VSLĐ định các mối nguy và rủi ro sau đó trình - Các phòng ban trong Công ty

ưởng tiến hành thu thập thông tin về mối tai nạn tại đơn vị mình thông qua: ai nạn lao động, các trường hợp suýt xảy

iệp; ự cố máy móc thiết bị; u sử dụng.

thông tin về mối nguy và rủi ro do các viên hội đồng AT-VSLĐ tiến hành đánh ả trình chủ tịch hội đồng xem xét. Nếu c hiện kiểm soát, không đồng ý đề nghị

Tất cả nhân viên trong Công ty

- Hội đồng ATVSLĐ ; - Đại diện lao động

Tài liệu, biểu mẫu

Lưu đồ

Di

YES

Đại diện các phòng ban có VSLĐ để xác định phương hoạch triển khai thực hiện. ( giảm thiểu đến mức có thể ch

Xác định biện pháp kiểm soát rủi ro

Xem xét và phê duyệt

YES

Ban hành và lưu hồ sơ

NO

ĐDLĐ sẽ xem xét nếu đồ kế hoạch, không đồng ý đề hợp. Đại diện các phòng ban ch khai thực hiện kiểm soát mố Ban ISO có trách nhiệm vị và báo cáo kết quả cho ĐD Trong quá trình triển khai mới: Đề xuất Phân tích đánh

Lưu tất cả những hồ sơ có li và đánh giá rủi ro.

iến giải lưu đồ

Trách nhiệm

Tài liệu, biểu mẫu

- Đại diện lao động ó trách nhiệm phối hợp với hội đồng AT- Hội đồng ATg pháp kiểm soát mối nguy và lập kế VSLĐ ; Các (Lưu ý: các mối nguy đáng kể cần phải phòng ban hấp nhận được). trong Công ty

- Đại diện lãnh đạo ồng ý duyệt thì tiến hành thực hiện theo - Hội đồng ATnghị xác định lại phương pháp cho phù VSLĐ; Các phòng ban hỉ đạo các nhân viên trong đơn vị triển trong Công ty. ối nguy/rủi ro. m theo dõi việc thực hiện của các đơn DLĐ. i thực hiện nếu phát hiện ra mối nguy h giá mối nguy mới.

iên quan đến việc xác định mối nguy

FORM– 0101

6. Phương pháp đánh giá rủi ro Rủi ro là sự kết hợp giữa mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của các mối nguy: Rủi ro = Tính nghiệm trọng của hậu quả x Khả năng xảy ra Dựa vào các tiêu chí mà tác giả đã thiết lập cũng như tổng hợp theo s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

phương pháp ma trận tại dự án làm cơ sở để đánh giá mức độ rủi ro tại dự án.

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

Các tiêu chí được thể hiện bằng thang điểm định tính qua các bảng dưới đây:

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

s

7. Biểu mẫu bAN\

Bảng thang điểm khả năng xảy ra rủi ro s

Mức điểm

1

Khả năng

2-3 năm 1

xảy ra sủi ro

lần

s

2

3 Hàng

Hàng năm

tháng

s

s

4 Hàng tuần

5 Hàng ngày

Trên cơ sở đánh giá mức độ nguy hiểm của các trường hợp TNLĐ, xây dựng thang điểm đánh giá hậu quả của từng trường hợp từ đó có thể áp dụng tính độ an toàn của môi trường làm việc. Bảng thang điểm đánh giá hậu quả sức khỏe s

Mức độ Không đáng kể Nhẹ Trung bình Nặng Thảm khốc

Ảnh hưởng

s

s

s

s

Mô tả

- Cho phép trở lại làm việc sau khi sơ cứu - Hậu quả giảm nhẹ thông qua xử lý thông thường - Cho phép trở lại làm việc sau khi xử lý y tế Xử lý y tế - Hậu quả được giảm nhẹ với tác động của quản lý Tổn thất -Yêu cầu xử lý y tế trong khoảng thời gian nhất định thời gian - Sự số đáng kể nhưng vẫn có thể quản lý được Thương -Thương tích lớn dẫn đến thương tật. tật - Sự cố đáng kể nhưng vẫn có thể quản lý được -Tử thương, có khả năng gây suy sụp trong kinh Tử vong doanh Sơ cứu

Mức điểm 1 2 3 4 5

Bảng thang điểm đánh giá hậu quả môi trường s

s

s

Mức độ

s

s

Mức điểm

Ảnh hưởng

Không

Có thể phục hồi về trạng thái ban đầu sau xảy ra sự cố trong

đáng kể

thời gian ngắn mà không cần hành động khắc phục

s

s

1

Có thể phục hồi về trạng thái ban đầu sau xảy ra sự cố trong

Nhẹ

2

thời gian ngắn khi có hành động khắc phục

Trung

Có thể phục hồi về trạng thái ban đầu khi có hành động khắc

bình

phục

s

Nặng Thảm khốc

s

3

Không thể phục hồi trạng thái ban đầu trong một thời gian 4

dài Không thể phục hồi trạng thái ban đầu, gây chết người, tàn tật vĩnh viễn hoặc bị thương, ốm đau tác động từ 2 người trở

5

lên và dẫn tới mất khả năng làm việc nhiều hơn 4 ngày Bảng ma trận đánh giá rủi ro Tần suất xảy ra 1

2

3

4

5

1

2

3

4

5

2

4

6

8

10

3

6

9

12

15

4

8

12

16

20

5

10

15

20

25

Hậu quả

Từ thang điểm rủi ro, sẽ tiến hành phân loại cấp độ rủi ro. Rủi ro được phân làm 3 cấp độ I, II và III

Phân loại cấp độ rủi ro Cấp độ Điểm số

Mô tả Rủi ro chấp nhận được nhưng vẫn giữ nguyên các biện

I

1-5

pháp kiểm soát, quản lý nhằm ngăn ngừa sự phát triển của mối nguy lên cấp độ cao hơn Rủi ro cao và cần phải bổ sung các biện pháp kiểm soát,

II

6-12

điều hành để giảm mức độ rủi ro xuống cấp độ có thể cho phép trước khi tiến hành thực hiện công việc Rủi ro nghiêm trọng và cần phải bổ sung biện pháp kiểm

III

15-25

soát, xử lý ngay để giảm mức độ rủi ro xuống cấp độ có thể cho phép trước khi tiến hành thực hiện công việc

Bảng phân loại rủi roan toàn và sức khỏe môi trường

Công việc / STT hoạt động 1 2 3

Cấp Biện Mối Rủi Khả Hậu độ pháp Cấp độ Điểm Điểm nguy ro năng quả rủi phòng rủi ro ro ngừa

Phụ lục 1.2: PHIẾU HỎI ĐIỀU TRA NGƯỜI LAO ĐỘNG PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ ĐÀO TẠO HUẤN LUYỆN AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM Họ và tên: .......................................................................... Giới tính: Nam/ Nữ Năm vào làm việc tại Công ty: ............................................................................ Năm sinh: ............................... Bộ phận công tác: ............................................... Anh/chị hãy đánh dấu “X” vào câu trả lời Câu 1. Anh/chị có biết đến các chính sách an toàn vệ sinh lao động của Công ty không? Có Không Câu 2. Anh/chị có nắm được nội quy ra vào công trường không ? Có

Không

Câu 3. Anh/chị có nắm được cách sử dụng PPE cơ bản không Có

Không

Câu 4.Anh/ chị có nắm được quy định làm việc trên giáo không? Có

Không

Câu 5.Anh/chị có biết rõ người cảnh giới làm nhiệm vụ gì không? Có

Không

Câu 6.Anh/chị có biết quy định trong công việc hàn cắt không? Có

Không

Câu 7.Anh/chị có biết quy định trong công việc thử áp không? Có

Không

Câu 8. Anh/chị có biết quy định sử dụng thang chữ A, chữ H không? Có

Không

Câu 9.Anh/chị có biết quy định xử lý sự cố khẩn cấp không? Có

Không

Phụ lục 1.3: PHIẾU HỎI ĐIỀU TRA NGƯỜI LAO ĐỘNG PHIẾU ĐIỀU TRA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ CHẤT LƯỢNG PPE TẠI CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT TAIKISHA VIỆT NAM Họ và tên: .............................................................................. Giới tính: Nam/ Nữ Năm vào làm việc tại Công ty: ............................................................................... Năm sinh: ............................... Bộ phận công tác: .................................................. Anh/chị hãy đánh dấu “X” vào câu trả lời: Đánh giá chất lượng PPE Kích thước không phù hợp 1. Dây đai bảo vệ 2. Giày an toàn 3. Kính bảo hộ 4. Găng tay 5. Mũ bảo hộ 6. Khẩu trang 6. Nút tai chống ồn

Chất

Hỏng

Phương

lượng

không

tiện cũ

phương

được thay

tiện kém

kịp thời

Khác

PHỤ LỤC II: Phụ lục 2.1: Quy trình xác định nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM TRA

CHẤP THUẬN

Xác định nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan

Mã số:QT-02

Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Xác định nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan bên trong và bên ngoài của tổ chức nhằm tuân thủ quy định về AT-VSLĐ Phạm vi áp dụng 2. Áp dụng cho tất cả các hoạt động, công việc của công ty TNHH kỹ thuật Taikisha Việt Nam 3. Tài liệu tham khảo Tiêu chuẩn ISO 45001 4. Định nghĩa và các từ viết tắt -

Các bên liên quan: Các cá nhân, tổ chức có thể tạo hoặc bị ảnh hưởng

bởi một quyết định, hành động -

AT-VSLĐ: An toàn, vệ sinh lao

5. Nội dung

LƯU ĐỒ

Xác định các bên hữu quan có liên quan

TRÁCH NHIỆM

DIỄN GIẢI

Các bên liên quan quan:Công ty mẹ, ban Giám đốc, nhân viên, cổ đông, tổ chức huấn luyện, kiểm định, bảo hiểm, Hội đồng ATchính quyền địa phương, đối VSLĐ tác kinh doanh, khách hàng, cộng đồng địa phương, cơ quan quản lý pháp luật

Xác định các nhu cầu và mong đợi

Hội đồng ATTiến hành xác định các nhu VSLĐ cầu và mong đợi của các bên phối hợp với hữu quan. phòng ban khác

Xác định các nhu cầu và mong đợi cần tuân thủ

Xác định ra các nhu cầu và Hội đồng ATmong đợi mà công ty cần tuân VSLĐ thủ.

Lập hồ sơ và cập nhập thường xuyên

Định kỳ 6 tháng/lần tiến hành đánh giá xác định lại các Phòng An toàn nhu cầu và mong đợi, cập lao động nhật mới nếu có.

Lưu hồ sơ

Lưu lại bản gốc của tài liệu và Phòng An toàn tất cả các biểu mẫu sử dụng lao động

6. Biểu mẫu Nhu cầu mong đợi của các bên liên quan: FORM -02-01 STT

BIỂU MẪU

Các bên có liên quan

Nhu cầu và mong đợi

1 2 Ngày tháng năm Người lập

Ngày tháng năm Người phê duyệt

FORM -02-01

Phụ lục 2.2: Bảng phân công vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của thành viên trong hệ thống quản lý AT-VSLĐ STT

Chức vụ/ Vị trí Tổng giám

Quản lý, chịu trách Thiết lập chính sách ATSK&MT,

đốc

nhiệm

Trách nhiệm, quyền hạn

Vai trò về

hệ

thống thiết lập cơ cấu của hệ thống quản lý

OH&S của công ty

HSE Phê duyệt tài liệu liên quan đến quản

1

lý OH&S Theo dõi, duy trì các hoạt động quản lý OH&S và cải tiến quá trình Giám đốc khu vực – Đại diện lãnh đạo về 2

quản lý OH&S

Trưởng phòng An toàn lao 3

động

Xây dựng, thực hiện và cải thiện thường xuyên hệ thống quản lý OH&S của công ty tuân thủ theo tiêu chuẩn ISO 45001 và ISO 14001 bằng việc chỉ dịnh các bộ phận chịu trách nhiệm theo như sơ đồ tổ chức đã đề ra

Xem xét, phê duyệt chương chình quản lý, mục tiêu, chỉ tiêu của hệ thống quản lý OH&S của công ty tại khu vực đảm nhiệm Xem xét, phê duyệt báo cáo kết quả đo lường giám sát mục tiêu, chỉ tiêu của AT-VSLĐ Phê duyệt kế hoạch, xử lý khắc phục, đối phó với trường hợp khẩn cấp Phê duyệt và xem xét các quy trình, sổ tay AT-VSLĐ

Lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý OH&S theo tiêu chuẩn ISO 45001 của công ty Tham mưu cho ban lãnh đạo về quản lý hệ thống OH&S của công ty

Xây dựng quy định, tiêu chuẩn công ty về OH&S Tổ chức huấn luyện, báo cáo liên quan đến AT-VSLĐ và tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động OH&S của các phòng ban, dự án Ra quyết định kỷ luật thầu phụ, cá nhân vi phạm nội quy, quy định về AT-VSLĐ

Nhân viên an

Tham mưu giúp việc cho Giám sát hoạt động thi công

toàn

trưởng phòng An toàn lao Kiểm soát hồ sơ an toàn, hệ động trong việc tổ chức thống điện, thiết bị thi công thực hiện, kiểm tra giám Xử lý các trường hợp vi sát các hoạt động quản lý phạm nội quy, quy định về

4

AT-VSLĐ ở công ty và AT-VSLĐ dự án

Tham gia xây dựng kế hoạch đảm bảo AT-VSLĐ tại dự án, công ty

Trưởng các

Lập mục tiêu, chỉ tiêu, Tổ chức thực hiện các quy

phòng ban, dự

chương trình quản lý AT- định, hoạt động liên quan

án

VSLĐcủa phòng ban, dự đến AT-VSLĐ án.

Báo cáo ban lãnh đạo công

Chịu trách nhiệm về hoạt ty, hội đồng AT-VSLĐ về 5

động quản công tác liên quá trình thực hiện quan đến ATSKMT tại Phân công nhiệm vụ tới các dự án

kỹ sư, nhân viên tại bộ phận của mình Phản hồi, khắc phục các lỗi liên quan

Phụ lục 2.3: Quy trình xác định yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM

CHẤP

TRA

THUẬN

Xác định yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Nhằm đảm bảo các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về AT-VSLĐ có liên quan được xác định, cập nhật kịp thời Đảm bảo việc thiết lập, thực hiện và duy trì các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác được thống nhất và đồng bộ Xác định và đánh giá mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác liên quan đến AT-VSLĐ của công ty 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này được áp dụng cho tất cả hoạt động và công việc tại Taikisha Việt Nam (Bao gồm cả khách tham quan và thầu phụ) 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng 3. Định nghĩa và từ viết tắt Yêu cầu pháp luật : là toàn bộ những quy định hiện hành của nhà nước Công hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên quan đến các vấn đề AT-VSLĐ của của Công ty, yêu cầu của khác hàng và các cơ quan quản lý môi trường, an toàn và sức khỏe. Yêu cầu khác: là tất cả các quy định khác của Công ty, khách hàng và đối tác bắt buộc phải thực hiện tại thời điểm hiện tại. FORM: Biểu mẫu AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động KPH-HĐKPPN: Không phù hợp – Hành động khắc phục phòng ngừa

5. Nội dung 5.1. Lưu đồ xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác Lưu đồ

Trách

Diến giải lưu đồ

Thu thập các yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác

nhiệm

Tài liệu, biểu mẫu

Hội đồng AT-VSLĐ cập nhật Hội đồng hàng tháng: Bảng danh mục văn ATbản pháp luật và các yêu cầu VSLĐ khác Hội

Đánh giá

KO

Không cập nhật

đồng

AT-VSLĐ

cuối

tháng chuyển “Bảng theo dõi thu thập các yêu cầu về pháp luật và Phòng An các yêu cầu khác” cho ban lãnh toàn lao đạo xem xét có cần cập nhật hay động – không



Cập nhật vào danh mục các yêu cầu về PL và yêu cầu khác

Hội đồng

Nếu không thì bỏ qua, nếu xét ATthấy cần cập nhật thì sẽ cập nhật VSLĐ

FORM 03-01

vào “Danh mục yêu cầu về pháp luật và các yêu cầu khác”. Phòng An toàn lao động triển

Ban hành, phổ biến áp dụng

khai các văn bản đã đượccập nhật đến các bộ phận trong phạm vi áp dụng hệ thống quản

Sự KPHHĐKPPN

Đánh giá sự tuân thủ CÓ

Lưu hồ sơ

KO

lý ISO 45001.

Phòng An

Phòng An toàn lao động thực toàn lao hiện đánh giá sự tuân thủ, nếu động

FORM

đạt lưu hồ sơ, không đạt thực

– 03-02

hiện đánh giá không phù hợp, hành động khắc phục phòng ngừa.

6. Biểu mẫu FORM-03-01: Phiếu đánh giá yêu cầu luật và yêu cầu khác

Tên STT văn bản

Mã số văn bản

Nơi

Ngày

Ngày

ban

ban

hiệu

hành hành

lực

Nội dungđiều khoản

Hành động cần thực hiện

Thời

Bộ

điểm

phận

thực

thực

hiện

hiện

1 2 … FORM-03-02: Bảng theo dõi sự tuân thủ các yêu cầu PL và yêu cầu khác

Tên Mã số

Nơi

Ngày Ngày

STT văn

văn

ban

ban

hiệu

bản

bản

hành hành

lực

1 2

Nội dungđiều khoản

Hành

Thời

động

điểm

Đánh

cần

thực

giá kết

thực

hiện

quả

hiện

Phụ lục 2.4: Quy trình xác định mục tiêu và kế hoạch hành động AT-VSLĐ

QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM TRA

CHẤP THUẬN

Xác định mục tiêu và kế hoạch hành động AT-VSLĐ

Mã số: QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Quy trình này áp dụng nhằm xác định các mục tiêuAT-VSLĐ cụ thể và có tính khả thi, được từ đó vạch ra các kế hoạch cụ thể để đạt được những mục tiêu đo lường đã xác định trước đó. 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này được áp dụng cho tất cả hoạt động và công việc tại Taikisha Việt Nam (Bao gồm cả khách tham quan và thầu phụ) 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Chính sách AT-VSLĐ Bối cảnh, phạm vi của công ty Yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 4. Định nghĩa và các từ viết tắt Mục tiêu AT-VSLĐ: Toàn bộ các mục tiêu mà công ty hướng đến có liên quan đến AT-VSLĐ dựa trên chính sách AT-VSLĐ mà công ty tự đề ra, phấn đấu đạt được Kết quả thực hiện AT-VSLĐ: Các kết quả đo lường của hệ thống quản lý AT-VSLĐ HĐKPPN: Hành động khắc phục phòng ngừa CTHĐ: Chủ tịch hội đồng 5. Nội dung

Diến

Lưu đồ

Cần xác định những vấn đề quan Xác định mục tiêu ATSKNN

các tiêu chí như sau:-Tuân theo đ

-Tuân theo yêu cầu pháp lý ha

-Các kiến nghị từ đánh giá nộ -Tính khả thi của các mục tiêu;

-Tầm quan trọng và mức độ của r

Dựa vào các mục tiêu AT-VSLĐ

động cho từng mục tiêu cụ thể. Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để đạt được mục tiêu ATSKNN

tiêuphải:

- Xác định rõ những gì sẽ được th

- Nguồn lực cần có để thực hiện đ

- Nên ưu tiên các mục tiêu quan t công ty.

- Mỗi mục tiêu phải xác định rõ th Xác định rõ thời gian hoàn thành mục tiêu, trách nhiệm cụ thể của từng các nhân liên quan

- Cách thức để đánh giá, giám sá đo được. - Xác định rõ trách nhiệm cụ thể hiện các mục tiêu trên.

n giải lưu đồ

Trách nhiệm

trọng cần thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu theo

đúng chính sách của Công ty;

ay các yêu cầu khác;

-Hội đồng AT-

ội bộ hoặc bên ngoài;

VSLĐ

rủi ro về AT-VSLĐ ;

Đtrên, tiến hành xây dựng kế hoạch hành

. Kế hoạch hành động để đạt được mục

hực hiện (các bước thực hiện);

được;

-Hội đồng ATVSLĐ

trọng và phù hợp với tình hình thực tế của

hời gian hoàn thành.

át nhằm đạt được các mục tiêu AT-VSLĐ của từng cá nhân, tập thể trong việc thực

-Hội đồng ATVSLĐ

Tài liệu, biểu mẫu

Diến

Lưu đồ

Sau khi thiết lập xong mục tiêu Xem xét, phê duyệt

được mục tiêu đó. Chủ tịch hội

lãnh đạo để xem xét phê duyệt, n bảo hộ lao động thực hiện lại.

- Mục tiêu AT-VSLĐ sau khi đư

tiến hành phổ biến đến toàn nhân

Việc phổ biến được thực hiện bằn Triển khai thực hiện

- Tiến hành tổ chức các cuộc

cán bộ công nhân viên để giúp h các hoạt động.

- Tến hành đánh giá việc thực hi

xác định có thể là hàng quý, nếu

pháp khác nhau để đảm bảo mụ ra.

n giải lưu đồ

Trách nhiệm

AT-VSLĐvà kế hoạch hành động để đạt đồng AT-VSLĐ tiến hành trình lên Ban -Hội đồng AT-

nếu không phù hợp thì giao cho Hội đồng VSLĐ

ược phê duyệt, Hội đồng bảo hộ lao động

n viên trong công ty.

ng nhiều hình thức khác nhau. họp phổ biến, hướng dẫn thực hiện cho

họ hiểu rõ và tạo được sự nhất quán trong -Hội đồng AT-

iện các mục tiêu theo khung thời gian đã

u thấy cần thiết có thể thực hiện các biện

ục tiêu được thực hiện đúng tiến độ đã đề

VSLĐ

Tài liệu, biểu mẫu

Thu thập phản hồi từ các bộ phân liên quan

Sau khi thực hiện kế hoạch trư phản hồi từ nhân viêntrong bộ bảo hộ lao động xem xét.

Hội đồng bảo hộ lao động tiến Đánh giá phản hồi từ các bộ phận và đáp ứng các yêu cầu nội bộ

ứng các yêu cầu nếu thấy hợp khi phản hồi lại

-Hội đồng bảo hộ lao động thư

hiện và báo cáo kết quả định k Đánh giá phản hồi từ các bộ phận và đáp ứng các yêu cầu nội bộ

- Nếu kết quả không đạt được

nguyên nhân từ đó nhận diện r động khắc phục phòng ngừa.

Tất cả các tài liệu liên quan Lưu hồ sơ

được mục tiêu AT-VSLĐ phải

Nếu có bất kỳ sự thay đổi n

và nguyên nhân của sự thay đổ

ưởng các bộ phận tiến hành thu thập các phận của mình, sau đó trình lên Hội đồng

-Hội đồng AT-VSLĐ - Các phòng ban liên quan.

n hành xem xét đánh giá các phản hồi, đáp

- Hội đồng

lý, sau đótrình lên CTHĐ xem xét trước

AT-VSLĐ

ường xuyên xem xét đánh giá tiến độ thực

kỳ 3 tháng/lần. so với kế hoạch thì phải phân tích các

- Hội đồng AT-VSLĐ

ra sự không phù hợp và tiến hành các hành

n đến mục tiêu và kế hoạch thực hiện để đạt

i được lưu lại.

nào về mục tiêu phải ghi nhận rõ thời gian

ổi.

- Hội đồng AT-VSLĐ

Phục lục 2.5: Quy trình huấn luyện, đào tạo QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM TRA

Huấn luyện, đào tạo

CHẤP THUẬN Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Xác định yêu cầu về trình độ, năng lực của từng vị trí phục vụ công tác nhân sự Quy định các khóa đào tạo cần thiết cho nhân viên công ty, lao động thầu phụ, khách của công ty Xác định, chứng nhận và ghi nhận trình độ, năng lực của tất cả nhân viên.Nâng cao nhận thức về AT-VSLĐ cho các nhân viên thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động Tuân thủ theo yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 2. Phạm vi áp dụng Quy trình đào tạo năng lực và nhận thức được áp dụng cho tất cả các nhân viên công ty, công nhân thầu phụ, khách tham quan 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001– Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng 4. Định nghĩa và các từ viết tắt Đào tạo lần đầu là đào tạo với nhân viên mới hoặc nhân viên quay lại làm việc một thời gian dài nghỉ ngơi Đào tạo định kỳ: là khóa đào tạo và huấn luyện để bổ sung kỹ năng, kiến thức cho nhân viên đã được huấn luyện lần đầu cùng nội dung Đào tạo huấn luyện đặc biệt là đào tạo huấn luyện dành cho người làm các công việc đòi hỏi kỹ năng đặc biệt và yêu cầu đào tạo sau sự cố

Đào tạo nội bộ: là chương trình đào tạo được thực hiện trong phạm vi nội bộ công ty, người huấn luyện và người tham gia đều là các nhân viên trong nội bộ công ty Đào tạo bên ngoài: là chương trình đạo có sự tham gia của người huấn luyện thuộc đơn vị bên ngoài do công ty ký hợp đồng huấn luyện. 5. Nội dung Tài Lưu đồ

Diễn giải

Trách nhiệm

liệu/biểu mẫu

Dựa trên yêu cầu pháp luật, nhu cầu của công ty, nhu cầu thực Xác định nhu cầu đạo tạo, đánh giá trước đào tạo

hiện các công việc chuyên môn cần kiến thức và kỹ năng đặc

Hội đồng AT-

biệt hoặc để nâng cao nhận

VSLĐ ;

thức của toàn bộ nhân tại công ty.

- Trưởng các

Phân loại và sắp xếp theo thứ tự

bộ phận.

ưutiên và xác định chương trình đào tạo cần thiết, đánh giá trước đào tạo. Ban lãnh đạo xem xét và đánh Không

giá dựa trên yêu cầu của trưởng bộ phận và dựa trên kết quả đánh

Đánh giá

giá trước đào tạo. Nếu phù hợp thì phê duyệt hoặc chưa phù hợp thì phải



xác định và đánh giá lại nhu cầu đạo tạo năng lực và nhận thức.

Hội đồng ATVSLĐ ; Ban lãnh đạo

FORM05-01 FORM05-02

Liên hệ đào tạo

Liên hệ đến người đào có đủ năng

- Phòng An

lực đào tạo năng lực và nhận thức

toàn lao động

Lập kế hoạch chi tiết và cụ thể về thời gian, vị trí bố trí nhân viên Lập kế hoạch và thông báo

thực hiện đào tạo. Trong đó phải chú ý đến các yếu tố: Giờ làm việc và nhu cầu sản xuất của công ty.

Hội đồng ATVSLĐ ;

FORM05-03

Hợp đồng với cácđơn vị bên ngoài. Thời gian của các đơn vị hỗ trợ. Vị trí bố trí lớp học. Kiểm tra, giám sát người được cử đi đào tạo phải thực hiện theo Đánh giá, nhận xét

kế hoạch đào tạo mà tiến hành đào Hội đồng ATtạo nội bộ hoặc đào tạo bên ngoài

VSLĐ ;

đồng thời thu nhận các ý kiến

Ban lãnh đạo

phản hồi về quá trình đào tạo của nhân viên. Lưu hồ sơ

Lưu lại bản gốc tài liệu và tất cả các biểu mẫu sử dụng.

Phòng An toàn

FORM05-04

6. Biểu mẫu 6.1. Phiếu đánh giá trước đào tạo: FORM-05-01 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHÓA ĐÀO TẠO 1. Cán bộ, nhân viên Được đánh giá Họ và tên ................................................ Năm sinh: ......................................... Vị trí công tác (chức danh) hiện tại: ................................................................... Trình độ văn hóa: ............................................................................................... Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ....................................................................... Kinh nghiệm trong công tác:............................................................................... Các khóa đào tạo đã qua: .................................................................................... 2. Các tiêu chí đánh giá Tốt

Khá

Trung bình Yếu

Mức độ am hiểu công việc đang thực hiện Kỹ năng thực hiện công việc Khả năng tiếp thu kiến thức trong khóa học 3. Người đánh giá Họ và tên ......................................................... Chức vụ ................................... Trình độ học vấn ................................................................................................. Ngày…… tháng ……. năm …… Người đánh giá

6.2. Bảng hướng dẫn và kiểm tra nhân viên mới: FORM-05-02 BẢNG HƯỚNG DẪN VÀ KIỂM TRA NHÂN VIÊN MỚI Họ và tên: ………….…… Ngày nhận việc ……. Mã số nhân viên: ……………… Bộ phận: …………... STT Công việc đang thực hiện Mức độ đáp ứng Nhận xét 1 2 …… Ngày tháng năm Người đánh giá 6.3. Bảng kế hoạch đào tạo: FORM-05-03

STT

Tên lớp đào tạo

BẢNG KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO Mã đào Giảng Đối Số lượng tạo viên tượng

1 2 …… Ngày… tháng… năm Phòng tổ chức nhân sự

Địa điểm

Thời gian

Ngày… tháng …năm Giám đốc

6.4. Phiếu đánh giá năng lực, nhận thức sau khóa học: FORM-05-04 PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA ĐÀO TẠO Cán bộ, nhân viên tham gia khóa đào tạo: ……………………………… Tên chương trình đào tạo: ………………………………………………… Nơi đào tạo: ………………………………………………………………. Thời gian đào tạo: ………………………………………………………… Giảng viên đào tạo: ………………………………………………………….. Đánh giá khóa đào tạo: Tốt Khá Trung bình Không đạt Mức độ tiếp thu: Khả năng áp dụng Thái độ học tập Kỷ luật Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc Kết luận: ……………………………………………………………………………………… Ngày tháng năm Giảng viên

Phụ lục 2.6: Trao đổi thông tin QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM TRA

Trao đổi thông tin

CHẤP THUẬN Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Nhằm quy định phương pháp thu thập và truyền đạt thông tin ATSK nội bộ hoặc bên ngoài công ty, quy định trình tự tham gia và tư vấn của các bên liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý ATSKMT 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này được áp dụng cho tất cả các hoạt động, công việc tại các dự án và văn phòng của công ty 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng 4. Định nghĩa và các từ viết tắt Thông tin nội bộ: Các thông tin liên quan tới OH&S được thông tin trong công ty Thông bên ngoài: là thông tin liên quan OH&S có nguồn gốc từ bên ngoài, công ty không tự biên soạn hoặc không thuộc quyền sở hữu của công ty, công ty không có quyền bổ sung, biên soạn, sửa đổi,… Ví dụ: Các văn bản PL, bộ tiêu chuẩn ISO 45001. OH&S: An toàn sức khỏe nghề nghiệp AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động

5. Nội dung: Tài Lưu đồ

Diễn giải

Trách nhiệm

liệu/biểu mẫu

Xác định đối tượng cần thông tin

Ban lãnh đạo công ty, nhân viên

Phòng An

trong công ty

toàn lao động

Chính sách OH&S của công ty Xác định nội dung thông tin cần phổ biến

Các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác Mối nguy rủi ro Mục tiêu, kế hoạch và chương

Phòng An toàn lao động

trình hành động Quy trình hướng dẫn công việc Xác định cách thức truyền đạt thông tin

Thông tin qua các bảng tin, thông báo, qua cuộc họp, qua mạng nội bộ, website của công ty

Phòng An toàn lao động

Ban lãnh đạo xem xét và Không

Xét duyệt

đánh giá dựa trên trên tính phù hợp với hệ thống quản lý ATVSLĐ. Nếu được phê duyệt thì tiến hành phổ biến, nếu không



cần xem xét lại từ đầu

Hội đồng ATVSLĐ ; Ban lãnh đạo

- Ban lãnh đạo và phòng An toàn chịu trách nhiệm cho hệ thống trao đổi thông tin nội bộ Nhân viên góp ý kiến phản hồi tới cấp trên sau đó ý kiến sẽ Tiếp nhận và phản hồi

được chuyển lên cho phòng An toàn tổng hợp trình Ban lãnh đạo, Hội đồng xử lý

Hội đồng ATFORM-

-Đối với thông tin khẩn cấp cần VSLĐ ;

06-01

báo cho bộ phận cấp trên ngay để giải quyết -Phòng An toàn lao động sẽ đại diện Ban lãnh đạo phản hồi thông tin đến nơi gửi sau khi được phê duyệt và tiến hành các hoạt động khắc phục phòng ngừa Lưu hồ sơ

Lưu lại bản gốc tài liệu và tất Phòng An cả các biểu mẫu sử dụng.

toàn

6. Biểu mẫu FORM-06-01: Mẫu theo dõi thông tin kiến nghị STT

1 2 3

Kiến nghị số

Ghi nhận ngày

Người/bộ phận kiến nghị

Đã chuyển đi nghu

Đến bộ phận

Đãnnhận phản hồi ngày

Bộ phận trả lời

Phụ lục 2.7: Kiểm soát hồ sơ, tài liệu QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM TRA

CHẤP THUẬN Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi

Kiểm soát hồ sơ Ngày hiệu lực 1. Mục đích

Nhằm xác định phương pháp quản lý hồ sơ liên quan đến hệ thống OH&S để chứng minh hệ thống áp dụng chính xác phù hợp 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này được áp dụng cho quản lý lưu trữ hồ sơ ở tất cả các hoạt động, công việc tại các dự án và văn phòng của công ty 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng 4. Định nghĩa và các từ viết tắt Hồ sơ là những ghi chép lại kết quả chứng tỏ việc áp dụng hệ thống quản lý OH&S và các báo cáo xem xét hệ thống có liên quan CTHĐ: Chủ tịch hội đồng AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động 5. Nội dung: Bảng 1: Nội dung thực hiện kiểm soát thông tin dạng văn bản Bước

Hành động

Phân công trách nhiệm

Ban hành tài liệu mới Khi tạo mới tài liệu phải dựa trên việc xác định sự cần thiết phải 1

có tài liệu mới, người soạn thảo trước đó có trách nhiệm trao đổi với Ban lãnh đạo và Ban lãnh đạo sẽ chỉ định người soạn thảo tài liệu mới này

Người yêu cầu

Bước

Hành động Soạn thảo tài liệu, sau đó tiến hành trình cho Ban lãnh đạo xem

2

xét, kiểm tra và phê duyệt tài liệu mới này. Tài liệu được phê duyệt phải có đủ chữ ký và đóng dấu của Tổng Giám đốc.

3

Tiến hành cập nhật tài liệu vào danh mục tài liệu nội bộ. Khi cần phân phối, photo thành nhiều bản và tiến hành đóng

4

dấu “đã kiểm soát” vào trang thứ nhất của bản photo. Tài liệu bản gốc không đóng dấu “đã kiểm soát”.

5

6

Phân công trách nhiệm Người soạn thảo Phòng An toàn Phòng An toàn

Tiến hành phân phối tài liệu đến người nhận và kèm theo đó là Phòng An danh sách phân phối tài liệu có chữ ký của người nhận.

toàn

Kiểm tra đảm bảo việc nhận đúng tài liệu và thông báo đến tất Người nhận cả các nhân viên liên quan đến tài liệu đã nhận.

tài liệu

Thay đổi tài liệu Việc cập nhật thông tin hay thay đổi thông tin phải dựa trên sự 7

cần thiết phải thay đổi tài liệu. Người soạn thảo trước có trách nhiệm trao đổi với CTHĐ. Nếu đồng ý CTHĐ sẽ chỉ định người

Người yêu cầu

soạn thảo tài liệu này. 8

9

10

Soạn thảo nội dung thay đổi, trình lên CTHĐ xem xét và phê Người soạn duyệt. Tiến hành cập nhật tài liệu vào danh mục tài liệu nội bộ.

thảo Phòng An toàn

Ghi rõ những điểm thay đổi trên bảng thông báo trên tài liệu. Phòng An Tiến hành phân phối tài liệu theo bước 6.

toàn

Tài liệu lỗi thời Lặp lại trình tự từ bước 1 đến bước 7 sau đó tiến hành các bước 11

sau:

Phòng An

- Thu hồi tài liệu hết hiệu lực dựa vào danh sách phân phối tài toàn liệu ở bước 7. Tiến hành hủy bỏ tài liệu.

Bước

Hành động

Phân công trách nhiệm

- Nếu muốn giữ tài liệu lỗi thời lại để tham khảo, nghiên cứu thì tiến hành đóng dấu “tài liệu lỗi thời” lên trang bìa của tài liệu này, kể cả bản gốc và gạch chéo dấu “đã kiểm soát”. Kiểm soát tài liệu bên ngoài 12

13

14

15

Tài liệu trước khi đưa vào sử dụng phải nhận được sự chấp thuận của Giám đốc.

Giám đốc

Cập nhật danh mục tài liệu bên ngoài thể hiện: tên tài liệu, số Phòng An hiệu, ngày ban hành, ngày có hiệu lực áp dụng.

toàn

Đóng dấu giáp lai “đã kiểm soát” trên trang bìa và và trang cuối Phòng An của tài liệu. Tiến hành phân phối tài liệu theo bước 6.

toàn Phòng An toàn

5.2.Lập và sửa đổi hồ sơ 5.2.1. Xác định số hồ sơ Cần xác định số hồ sơ để nhận biết, chỉ ra mối quan hệ giữa hồ sơ và tài liệu mà nó được đính kèm và giúp thuận tiện cho việc tìm kiếm về sau Số hồ sơ bao gồm số tài liệu mà nó được quy định tại quy trình liên quan và số thứ tự gồm 3 chữ số được cấp theo số tăng dần từ 001 theo trình tự lập Số hồ sơ phải ghi phía dưới trang đầu tiên của hồ sơ 5.2.1. Độ tin cậy của hồ sơ Các hồ sơ phải được lập để khó khăn cho việc ai đó sửa đổi một cách dễ dàng Nếu sửa đổi hồ sơ cần gạch chéo chỗ cần sửa, ghi nội dung sửa ra bên cạnh sau đó đóng dấu vào chỗ đã sửa, không dược phép tẩy xóa 5.2.3. Lập danh sách nội dung hồ sơ Nội dung trong hồ sơ phải được đính kèm danh sách ở mặt trước để dễ dàng truy cập

5.3. Lưu hồ sơ Hồ sơ được lưu theo ngày tháng ghi trên hồ sơ, lưu riêng từng loại hồ sơ. Nơi đặt hồ sơ phải có ghi chú rõ ràng loại hồ sơ, năm ban hành, mã số hồ sơ. Phòng An toàn lao động lập danh mục biểu mẫu hiện hành và gửi ban lãnh đạo phê duyệt, ban hành cho toàn công ty. Hội đồng AT-VSLĐ có trách nhiệm thông báo đến các đơn vị để tránh trường hợp sử dụng biểu mẫu lỗi thời Các đơn vị tiến hành rà soát lại hồ sơ, loại bỏ hồ sơ đã hết hạn lưu trữ định kỳ 1 năm 2 lần Thời gian lưu hồ sơAT-VSLĐ như sau: Đối với hồ sơ sự khẩn cấp được lưu trữ 10 năm Hồ sơ đào tạo của phòng ATVLSĐ được lưu trữ trong vòng 5 năm Kết quả đánh giá được lưu trữ trong vòng 10 năm Hồ sơ xem xét lãnh đạo được lưu trữ trong vòng 5 năm Các dữ liệu về vận hành, giám sát, đo lường được lưu trữ trong vòng 5 năm. Hồ sơ bảo quản hiệu chỉnh thiết bị được lưu trữ trong vòng 5 năm Hồ sơ kiểm tra được lưu trữ trong vòng 5 năm Hồ sơ quản lý AT-VSLĐ của dự án lưu trữ trong vòng 1 năm 5.4. Bảo quản hồ sơ Hồ sơ tại mỗi đơn vị phải được lưu trữ bảo quản, phân loại, sắp xếp và lưu trữ theo từng file trên máy tính để dễ dàng truy xuất khi cần thiết Thời gian lưu, người lưu trữ, phương pháp lưu trữ hồ sơ được quy định trong mỗi thủ tục hoặc tài liệu Nhân viên quản lý hồ sơ phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của hồ sơ để bảo đảm hồ sơ không bị hư hỏng, mất mát 5.5. Hủy hồ sơ Khi hết hạn lưu trữ các hồ sơ sẽ được hủy bỏ Khi hủy bỏ phải thông tin tới các quản lý phòng ban, dự án

Hình thức hủy là cắt xé nhỏ hoặc đốt bỏ 6. Lưu hồ sơ Hồ sơ lưu bao gồm: Phiếu yêu cầu ban hành/sửa đổi tài liệu. Phiếu xác nhận tài liệu Danh mục tài liệu nội bộ Danh mục tài liệu bên ngoài Danh mục tài liệu lỗi thời Danh mục hồ sơ AT-VSLĐ Phiếu đề nghị sử dụng hồ sơ AT-VSLĐ Sổ theo dõi sử dụng hồ sơ Biên bản xử lý hồ sơ hết thời hạn lưu trữ 7. Biểu mẫu 7.1. Phiếu yêu cầu ban hành/ sửa đổi tài liệu: FORM-07-01 PHIẾU YÊU CẦU BAN HÀNH/SỬA ĐỔI TÀI LIỆU Bộ phận yêu cầu: ………………………………………………………. Ban hành Sửa đổi STT Tên tài liệu Số hiệu Lý do yêu cầu 1 …. Ngày … tháng … năm Ngày … tháng … năm … Người lập

Người phê duyệt

7.2. Phiếu xác nhận tài liệu: FORM -07-02 PHIẾU XÁC NHẬN TÀI LIỆU Tên tài liệu: …………………………………………………… Người giao Người nhận Thời gian Ghi chú 1 …. Ngày … tháng … năm

Ngày … tháng … năm …

Người lập

Người phê duyệt

7.3. Danh mục tài liệu nội bộ: FORM -07-03 DANH MỤC TÀI LIỆU NỘI BỘ Tên tài Ngày ban Lần sửa Ngày STT Số hiệu liệu hành đổi sửa đổi

Ghi chú

1 7.4. Danh mục tài liệu bên ngoài: FORM -07-04 DANH MỤC TÀI LIỆU BÊN NGOÀI Tên tài Ngày ban Ngày sử STT Số hiệu liệu hành dụng

Ghi chú

1 2 7.5. Danh mục tài liệu lỗi thời: FORM-07-05 DANH MỤC TÀI LIỆU LỖI THỜI Tên tài Ngày ban Ngày hủy STT Số hiệu liệu hành bỏ

Ghi chú

1 2 7.6. Biên bản xử lý hồ sơ hết thời hạn lưu trữ sử dụng: FORM -07-06 BIÊN BẢN XỬ LÝ HỒ SƠ HẾT THỜI HẠN LƯU TRỮ SỬ DỤNG Đơn vị: ................................................................................................................ Người lưu trữ: ..................................................................................................... Hồ sơ AT.VSLĐ hết thời hạn (tên, người thiết lập, thời hạn lưu trữ): ............................................................................................................................. Ngày xử lý hồ sơ…/…/… Người thực hiện Người duyệt 7.7. Sổ theo dõi, sử dụng hồ sơ: FORM -07-07 SỔ THEO DÕI SỬ DỤNG HỒ SƠ Phòng ban, bộ phận: ........................................................................................... Họ và tên người quản lý hồ sơ: .......................................................................... Loại Tên Hình thức sử Họ và tên Hẹn STT hồ hồ Đơn dụng Ngày Ký người sử ngày sơ/tài sơ/mã vị trả nhận dụng trả Mượn Xem liệu hồ sơ 1

Phụ lục 2.8: Kiểm soát điều hành QUY TRÌNH Kiểm soát điều hành

CHUẨN BỊ

KIỂM TRA

CHẤP THUẬN

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Quy trình kiểm soát điều hành đưa ra các quy định để kiểm soát các mối nguy và rủi ro đáng kể, đánh giá các cơ hội liên quan, mục tiêu và kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu AT-VSLĐ 2. Phạm vi áp dụng Quy trình này áp dụng cho tất cả các hoạt động liên quan đến mối nguy và rủi ro đáng kể của công ty. 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 4. Định nghĩa và các từ viết tắt 5. Nội dung Dựa vào các mối nguy và rủi ro đáng kể, đánh giá các cơ hội liên quan đến công ty từ đó xác định ra các khía cạnh cần kiểm soát. Xây dựng các hướng dẫn công việc trong hệ thống quản lý AT-VSLĐ dưới đây: Hướng dẫn các quy tắc an toàn chung; Hướng dẫn trang bị PPE khi tới công trường; Hướng dẫn làm việc trên cao; Hướng dẫn làm việc với thang chữ A, H, I; Hướng dẫn làm việc với giáo, xe nâng người; Hướng dẫn làm việc với cẩu; Hướng dẫn an toàn điện và sử dụng các thiết bị điện, đồ cầm tay; Hướng dẫn làm việc trong công gian hạn chế; Hướng dẫn làm việc cạnh lỗ mở, mép sàn; Hướng dẫn làm việc với hóa chất; Hướng dẫn làm việc với thiết bị chịu áp lực; Hướng dẫn làm việc với thiết bị hàn cắt.

Phụ lục 2.9: Ứng phó sự cố khẩn cấp QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM TRA

Ứng phó khẩn cấp

CHẤP THUẬN

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Quy trình chuẩn bị sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn cấp nhằm nhận diện trước các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra, hạn chế tối đa hậu quả gây do sự cố gây ra 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho các hoạt động công việc hàng ngày của công ty 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 4. Định nghĩa và các từ viết tắt UPTHKC: Ứng phó tình huống khẩn cấp AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động 5. Nội dung 5.1. Nhận diện tình trạng khẩn cấp Các trường hợp được xem là trường hợp khẩn cấp trong hệ thống là: - Cháy nổ - Tai nạn lao động - Ngộ độc thự phẩm - Bệnh truyền nhiễm - Rò rỉ hóa chất - Tai nạn giao thông - Bão lũ và thời tiết khắc nghiệt - Động đất - Bạo loạn dân sự - Thành phần quá khích - Đe dọa đặt bom -Tai nạn giao thông. 5.2. Chuẩn bị cho tình huống khẩn cấp 5.2.1. Thành lập đội UPTHKC

- Lãnh đạo công ty ra quyết định thành lập đội ứng phó tình huống khẩn cấp gồm ít nhất 8 thành viên đối với khu vực văn phòng (3 thành viên đối với dự án). Các thành viên được tham gia đào tạo huấn luyện phòng cháy chữa cháy và ứng phó khẩn cấp, hoạt động tuyên truyền huấn luyện được ghi trong biểu mẫu: Theo dõi hoạt động tuyên truyền huấn luyện cho UPTHKC (FORM-09-01) - Đội UPTHKC có trách nhiệm tham gia và xử lý các tình huống khẩn cấp đã được xác định, lên kế hoạch cho các tình huống cụ thể 5.2.2. Danh sách liên lạc khẩn cấp - Trưởng bộ phận, dự án có trách nhiệm thành lập danh sách liên lạc khẩn cấp (FORM-09-02). Danh sách số điện thoại liên hệ nội bộ và bên ngoài khi có sự cố khẩn cấp). 5.2.3. Hoạt động kiểm tra thiết bị định kỳ - Trong những khoảng thời gian nhất định, mọi bộ phận, dự án cần kiểm tra các phương tiện ứng phó khẩn cấp như thiết bị sơ cấp cứu, phương tiện phòng cháy chữa cháy, hệ thống báo cháy, hệ thống xử lý khẩn cấp khác - Các quá trình kiểm tra được ghi lại trong biểu mẫu: Kiểm tra phương tiện ứng phó khẩn cấp (FORM-09-03) 5.3. Tiến trình thực hiện khi xảy ra tình trạng khẩn cấp trong công ty 5.3.1. Phát hiện tình trạng khẩn cấp Khi phát hiện có tình trạng khẩn cấp xảy ra, nhân viên phải lập tức báo động hoặc báo cho trưởng bộ phận, dự án. Thực hiện theo các Phương án xử lý tình huống đã được phê duyệt. Kỹ sư hoặc nhân viên có trách nhiệm nhận diện tình hình, thông báo cho ban quản lý dự án hoặc các trưởng phòng ban, bộ phận và thông báo tình hình đến các cơ quan chức năng có liên quan đến tình trạng khẩn cấp đang xảy ra. 5.3.2. Thực hiện hành động khắc phục Tùy theo tình trạng khẩn cấp mà các thành viên trong ban quản lý thực hiện các hành động được quy định trong các hướng dẫn công việc. Thành viên của ban lãnh đạo phải trực tiếp chỉ huy việc khắc phục và ngăn chặn tình trạng khẩn cấp. Sơ tán công nhân viên và tài sản nếu cần thiết.Đội sơ cấp cứu phối hợp với bệnh viện gần nhất đã liên lạc thực hiện sơ cấp cứu các trường hợp bị thương khi xảy ra sự cố. 5.2.3. Lưu hồ sơ Phòng An toàn lập hồ sơ tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp khắc phục, phòng ngừa sự cố để báo cáo lên Ban Giám đốc và cơ quan có chức năng.

6. Biểu mẫu FORM-09-01: THEO DÕI HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN HUẤN LUYỆN CHO ỨNG PHÓ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP STT

Họ tên

Loại đào tạo

Ngày sinh

Nơi đào tạo

Ngày đào tạo

Ngày hết hạn

Ghi chú

1 2 FORM-09-02: DANH SÁCH SỐ ĐIỆN THOẠINỘI BỘ VÀ BÊN NGOÀI LIÊN HỆ KHI CÓ SỰ CỐ KHẨN CẤP Số điện thoại nội bộ STT

Họ và tên

Chức vụ

Số điện thoại

Số điện thoại bên ngoài STT

Cá nhân/tổ chức

Số điện thoại

FORM-09-01: PHIẾU KIỂM TRA PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ KHẨN CẤP ĐỊNH KỲ Người Loại Tình kiểm tra STT phương Ngày Kiến nghị Ghi chú trạng ký xác tiện nhận 1

Phụ lục 2.10: Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM

CHẤP

TRA

THUẬN

Giám sát, đo lường, phân tích và đánh giá

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Nhằm kiểm tra và giám sát hoạt động liên quan đến AT-VSLĐ trong công ty, từ đó kịp thời đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa, đảm bảo an toàn và sức khỏe cho CBCNV trong công ty. 2. Phạm vi áp dụng Việc giám sát và kiểm tra được thực hiện tại tất cả phòng ban, bộ phận, dự án của công ty 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Quy trình nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro. 4. Định nghĩa và các từ viết tắt Giám sát: xác định trạng thái của một hệ thống, một quá trình hoặc một hoạt động. Xác định trạng thái có thể cần phải kiểm tra giám sát hoặc quan sát một cách tới hạn. Đo lường: là quá trình xác định giá trị bằng cách sử dụng các công cụ như thiết bị đo lường, thống kê số hóa các mục tiêu làm cơ sở cho việc phân tích kết quả hoạt động. Đánh giá: là quá trình nhằm thu thập các bằng chứng đánh giá và xem xét chúng một cách khách quan nhằm xác định mức độ đáp ứng một cách đầy đủ so với các tiêu chí đánh giá. AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động

5. Nội dung Lưu đồ

Lên kế hoạch giám sát và đo lường

KO

Phê duyệt CÓ

Diễn giải

Kế hoạch giám sát và đo lường được lập định kỳ 1 lần/năm (đột xuất nếu cần thiết) và có thể xem xét lại.

Trách nhiệm

FORM-

VSLĐ

11-01

AT-VSLĐ trình lên CTHĐ để xem

Hội đồng

xét và phê duyệt. Sau khi được phê

AT-

duyệt hội đồng AT-VSLĐ tiến hành

VSLĐ

lường đến các bộ phận liên quan. Các phòng ban cần thực hiện theo mối nguy đáng kể liên quan đến các hoạt động của mình, ghi nhận lại kết quả chuyển cho hội đồng ATVSLĐ. Hội đồng AT-VSLĐcó trách nhiệm phối hợp giúp đỡ tổ chức bên ngoài thực hiện việc giám sát và đo

-Hội đồng ATVSLĐCác phòng ban;

lường. Phân tích, đánh giá kết quả giám sát và đo lường

Sau khi có kết quả giám sát và đo lường phòng An toàn tiến hành phân tích đánh giá kết quả thu được.

mẫu

AT-

triển khai kế hoạch giám sát và đo

Tiến hành giám sát và đo lượng

liệu/biểu

Hội đồng

Sau khi lập kế hoạch xong, hội đồng

kế hoạch giám sát và đo lường các

Tài

Hội đồng ATVSLĐ

Lưu đồ

Trách

Diễn giải

nhiệm

Tài liệu/biểu mẫu

Kết quả sau khi phân tích sẽ được Báo cáo kết quả giám sát và đo lường

báo cáo lên cho trưởng hội đồng AT- - Hội VSLĐ xem xét phê duyệt sau đó đồng ATthông tin đến các bộ phận có liên VSLĐ quan (hoặc các bên hữu quan nếu có - Chủ tịch

FORM11-02

yêu cầu) để tiến hành các biện pháp hội đồng khắc phục phòng ngừa. Lưu hồ sơ

Cập nhật vào danh mục các loại hồ Phòng An sơ được kiểm soát.

toàn

6. Biểu mẫu 6.1. Kế hoạch giám sát và đo lường KẾ HOẠCH GIÁM SÁT VÀ ĐO LƯỜNG Vị trí Trách Vấn đề Các yếu tố Tần STT giám sát nhiệm AT.VSLĐ theo dõi suất và đo thực hiện 1 2 Ngày… tháng… năm 2019 Trưởng bộ phận

Hồ sơ liên quan

Ngày… tháng …năm 2020 Người phê duyệt

6.2. Báo cáo kết quả giám sắt, đo lường: FORM -11-02

Đợt đánh giá:……………………………………………………………. Mục đích đánh giá:……………………………………………………… Phạm vi đánh giá: …………………..………………………………….. Kết luận và nhận xét: …………………………………………………..

Phụ lục 2.11: Đánh giá sự tuân thủ QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM

CHẤP

TRA

THUẬN

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi

Đánh giá sự tuân thủ

Ngày hiệu lực

1. Mục đích Lập kế hoach và thực hiện đánh giá sự tuân thủ để kiểm tra các hoạt động AT-VSLĐ và kết quả liên quan có phù hợp với yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà công ty đã cam kết nhằm xác định tính hiệu quả của HTQL ATVSLĐ. 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các bộ phận và các phòng ban trong công ty. 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 4. Định nghĩa và các từ viết tắt - CTHĐ: Chủ tịch Hội đồng AT.VSLĐ; - AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động 5. Nội dung Lưu đồ

Diễn giải

Hội đồng AT-VSLĐ trách nhiệm thiết lập kế Kế hoạch đánh giá sự tuân thủ

hoạch đánh giá sự tuân thủ bằng cách xem xét các hoạt động về AT-VSLĐ của công ty có phù hợp vớiyêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác hay không.

Trách nhiệm

Tài liệu/biểu mẫu

Hội đồng

FORM-

AT-

11-01

VSLĐ

Việc đánh giá được thực hiện định kỳ 1 Tiến hành đánh giá

năm/lần dựa vào yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác có liên quan mà công ty đã cam kết. Lập hồ sơ kiểm tra sự tuân thủcác yêu cầu

Hội

pháp luật và các yêu cầu khác, hồ sơ giám

đồng

sát đo lường, các văn bản sự không phù hợp

AT-

và hành động khắc phục phòng ngừa.

VSLĐ

Ghi nhận lại nhận xét và các điểm không phù hợp so với yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà công ty cam kết. Sau khi đánh giá xong Hội đồng AT-VSLĐ Báo cáo đánh giá sự tuân thủ

lập báo cáo đánh giá sự tuân thủ bao gồm các điểm phù hợp, không phù hợp với yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà công ty cam kết, nguyên nhân của sự không phù hợp, các biện pháp khắc phục phòng ngừa trình cho chủ tịch hội đồng xem xét.

Hội đồng ATVSLĐ Chủ tịch Hội đồng Hội

Hành động khắc phục phòng ngừa

Trưởng phòng An toàn phối hợp cùng các

đồng

trưởng bộ phận phòng ban xử lý các sự không

AT-

tuân thủ

VSLĐ

Hội đồng AT-VSLĐ phải theo dõi việc thực

Quản

hiện các yêu cầu khắc phục các điểm không



phù hợp.

phòng ban

Lưu hồ sơ

.Cập nhật vào danh mục các loại hồ sơ được kiểm soát.

6. Biểu mẫu 6.1. Đánh giá sự tuân thủ: FORM-11-01

Phòng An toàn

STT

BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LÝ VÀ YÊU CẦU KHÁC Tên Mã số Cơ quan Ngày Ngày có Ngày Độ phù văn văn bản ban hành ban hành hiệu lực đánh giá hợp bản

Ghi chú

1 2 … … Ngày… tháng… năm …….

Ngày… tháng …năm …….

Người lập

Người phê duyệt

Phụ lục 2.12: Đánh giá nội bộ QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM

CHẤP

TRA

THUẬN

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi

Đánh giá nội bộ Ngày hiệu lực 1. Mục đích Quy định cách thức tiến hành đánh giá nội bộ hộ thống quản lý ATVSLĐ nhằm xác định hiệu lực của các quy định thuộc phạm vi hệ thống quản lý AT-VSLĐ, phát hiện những điểm không phù hợp, làm cơ sở đề ra hành động khắc phục hoặc cải tiến. 2. Phạm vi áp dụng Đánh giá nội bộ bao gồm: đánh giá định kỳ, đánh giá đột xuất, đánh giá toàn diện hoặc đánh giá theo một chủ đề nhất định. 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 4. Định nghĩa, từ viết tắt. HĐKPPN: Hành động khắc phục phòng ngừa. BPPN: Biện pháp phòng ngừa AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động 5. Nội dung 5.1. Quy định chung 5.1.1 Tần suất đánh giá Chủ tịch hội đồng AT-VSLĐ lập kế hoạch đánh giá hàng năm sao cho tất cả các điều khoản được áp dụng theo tiêu chuẩn cũng như các quy định khác (gọi tắt là các yếu tố của hệ thống quản lý AT-VSLĐ), tất cả các quy trình phải được khảo sát, đánh giá nội bộ ít nhất 2 lần/năm. Ngoài ra, trong

trường hợp đột xuất (như nghi ngờ có sự không phù hợp ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống quản lý AT-VSLĐ) sẽ tổ chức đánh giá đột xuất. 5.1.2. Đánh giá viên Đánh giá viên AT-VSLĐ nội bộ phải được đào tạo phù hợp.Danh sách đánh giá viên phải được chủ tịch hội đồng AT-VSLĐ phê duyệt. 5.1.3 Phương pháp đánh giá Tùy thuộc vào dự án hay bộ phận, ban đánh giá, kiểm tra sẽ xem xét các nội dung sau: Xem xét hồ sơ, tài liệu; Phỏng vấn cán bộ, công nhân Kiểm tracông trường, khu vực làm việc 5.2. Các bước đánh giá Lưu đồ

Diễn giải

Trách nhiệm

Tài liệu/biểu mẫu

Hội đồng AT-VSLĐ lập kế hoạch đánh Lập kế hoạch đánh giá nội bộ

giá nội bộ định kỳ hàng năm. Ngoài ra, có thể tiến hành đánh giá đột xuất khi nghi ngờ có sự không phù hợp ảnh hưởng đến hoạt động của hộ thống

Hội đồng ATVSLĐ

quản lý AT-VSLĐ Xét duyệt

Sau khi chuẩn bị xong kế hoạch đánh giá, Chủ tịch Hội đồng AT-VSLĐsẽ trình lên Chủ tịch hội đồng Hội đồng An toàn vệ sinh lao động phê AT-

Thông báo triển khai thực hiện

duyệt.

VSLĐ

Khi kế hoạch đánh giá đá được chủ tịch Hội đồng AT-VSLĐ phê duyệt, Hội đồng AT-VSLĐsẽ thông báo đến các bộ phận, dự án liên quan thời gian và nội dung đợt đánh giá ít nhất 2 tuần qua cuộc họp trực tiếp hàng tuần

Hội đồng ATVSLĐ– Chủ tịch Hội đồng AT-

FORM12-01

Lưu đồ

Diễn giải

Trách nhiệm

Tài liệu/biểu mẫu

VSLĐ

Các đánh giá viên tiến hành đánh giá theo chương trình, áp dụng danh mục kiểm tra đối chiếu và bảng các câu hỏi cần thẩm định để triển khai các công việc. Khi tiến hành đánh giá, phát hiện có sự không phù hợp, đánh giá viên phải ghi chép vào phiếu ghi chép đánh giá và lưu ý những bằng chứng khách quan.

Tiến hành đánh giá

Báo cáo đợt đánh giá

KO



BPPN

- Ban kiểm tra, đánh giá FORM- Quản lý 12-02 dự án, bộ phận, phòng ban

Sau khi hoàn thành đợt đánh giá, Trưởng đoàn đánh giá viết báo cáo tổng kết. Báo cáo tổng kết ờ mỗi đơn vị được gửi tới Chủ tịch Hội đồng An toàn vệ sinh lao động, ban lãnh đạo, trưởng bộ phận Trưởng phòng ban, quản lý dự án FORMđoàn đánh 12-03 Khi phát hiện sự không phù hợp ảnh giá hưởng một cách rộng lớn hoặc nghiêm trọng đến hệ thống quản lý AT-VSLĐ, đại diện lành đạo gửi bản sao báo cáo kiếm tra trình tổng Giám đốc để chỉ đạo thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Hồ sơ liên quan đợt đánh giá được lưu lại Phòng An

Lưu hồ sơ

ít nhất 5 năm

toàn

6. Biểu mẫu 6.1. Kế hoạch đánh giá nội bộ: FORM-12-01 KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ NĂM: ………… Người lập: ……………………………………………………………………. Người phê chuẩn: ……………………………………………………………..

Ngày: …………………………………………………………………………. Đơn vị, bộ Đợt Yếu tố của hệ thống quản lý AT-VSLĐ phận được

đánh

đánh giá

giá

6.3. Phiếu ghi chép đánh giá FORM-12-02 PHIẾU GHI CHÉP ĐÁNH GIÁ STT Mục công việc Hành vi sai lỗi quan sát được 1 2 6.4. Báo cáo đánh giá nội bộ: FORM-12-03 BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ Thời gian đánh giá:…………………………………………………….. Mục đích đánh giá:…………………………….……………………….. Phạm vi đánh giá:……………………………..………………………… Danh sách đánh giá viên:………………………………………………. Nhận xét và kết luận:……………………………………………………

PHỤ LỤC 13: QUY TRÌNH XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO

Phụ lục 2.13: Xem xét của lãnh đạo QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM

CHẤP

TRA

THUẬN

Xem xét của lãnh đạo

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Quy định cách thức tiến hành xem xét định kỳ của lãnh đạo về hệ thống quản lý AT-VSLĐ của công ty nhằm đảm bảo cải tiến các sự không phù hợp 2. Phạm vi áp dụng Áp dụng cho tất cả các cuộc họp của ban lãnh đạo về quản lý ATVSLĐtại Công ty. 3. Tài liệu tham khảo ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. 4. Định nghĩa và các từ viết tắt Xem xét của lãnh đạo: Là cuộc họp đánh giá sự phù hợp và hiệu quả của hệ thống quản lý AT-VSLĐ, xem xét mục tiêu, phương hướng hoạt động của hệ thống có phù hợp tình hình thực tế của Công ty và phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn AT-VSLĐ: An toàn vệ sinh lao động 5. Nội dung 5.2. Chuẩn bị tài liệu cho cuộc xem xét nội bộ Hội đồng AT-VSLĐcó trách nhiệm chuẩn bị tài liệu có liên quan đến hoạt động của hệ thống quản lý AT-VSLĐ,bao gồm: Kết quả đánh giá nội bộ và đánh giá sự tuân thủ Trao đổi thông tin từ các bên hữu quan, bao gồm cả khiếu nại

Kết quả hoạt động AT-VSLĐ của công ty Mức độ hoàn thành các mục tiêu Tình trạnh hành động khắc phục phòng ngừa Thông tin về kết quả hoạt động môi trường của tổ chức Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa Kết quả giám sát và đo lường Kết quả đánh giá Các kiến nghị cải tiến Hội đồng AT-VSLĐsẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị cuộc họp xem xét của lãnh đạo bao gồm cả việc chuẩn bị hồ sơ và thành phần tham dự 5.3. Xác định hồ sơ thành phần tham dự cuộc họp xem xét * Hồ sơ cuộc họp xem xét lãnh đạo bao gồm: - Hạng mục chương trình cuộc họp. - Danh sách người tham dự. - Tài liệu đọc hoặc bảng trình bày. - Văn bản báo cáo, biên bản hoặc hệ thống tra cứu khác. * Thành phần tham dự bắt buộc có: - Ban lãnh đạo công ty; - Các thành viên HĐBHLĐ; - Trưởng các bộ phận phòng ban; - Đại diện tổ hồ sơ, tài liệu; - Đại diện ban đánh giá nội bộ. 5.4. Kết luận và thực hiện khắc phục phòng ngừa Ban lãnh đạo tiến hành xem xét, đánh giá hồ sơ báo cáo của hội đồng AT-VSLĐ, từ đó đưa ra các cơ hội cải tiến Sau khi cuộc họp xem xét lãnh đạo kết thúc, có thể đưa ra các kết luận và hành động về: Kết luận về sự phù hợp của hệ thống quản lý AT-VSLĐ Các quyết định về cơ hội cải tiến liên tục

Các quyết định có liên quan đến bất kỳ nhu cầu thay đổi nào đối với hệ thống quản lý AT-VSLĐ, bao gồm cả nguồn lực Các hành động (nếu cần thiết) khi các mục tiêu AT-VSLĐkhông đạt được 6. Biểu mẫu 6.1. Biên bản họp xem xét của lãnh đạo Kỳ họp: Thời gian, địa điểm: Thành phần tham dự: Những vấn đề đưa ra xem xét:

STT

Nội dung

Kết quả

xem xét

thực hiện

Vấn đề cần triển khai tiếp theo

Thời gian Trách nhiệm

hoàn

triển khai

thành báo cáo

1 2 ….. Thư ký

Giám đốc

Phụ lục 2.14: Hành động khắc phục phòng ngừa QUY TRÌNH

CHUẨN BỊ

KIỂM

CHẤP

TRA

THUẬN

Mã số:QT-02 Lần ban hành/sửa

Hành động khắc phục phòng ngừa

đổi Ngày hiệu lực

1. Mục đích Thống nhất phương pháp thực hiện những hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm loại bỏ nguyên nhân gây ra sự không phù hợp hiện có và tiềm ẩn mà chúng có thể xảy ra trong tương lai. 2. Phạm vi áp dụng Tất cả nội dung liên quan đến quản lý AT-VSLĐ của toàn bộ công ty 3. Tài liệu liên quan ISO 45001 – Hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp – Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Quy trình chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp. Quy trình trao đổi thông tin. Quy trình xem xét của lãnh đạo. Quy trình đánh giá nội bộ. 4. Định nghĩa và từ viết tắt 5. Nội dung 5.1. Thu thập thông tin - Dựa vào việc đánh giá sự tuân thủ, đánh giá nội bộ, ý kiến cải tiến hệ thống quản lý AT-VSLĐ, kết quả xem xét của lãnh đạo, mục tiêu của hệ thống quản lý AT-VSLĐ, các hoạt động kiểm tra dự án, bộ phận định kỳ - Khi thấy có sự không phù hợp, bộ phận đó cần đề nghị, gửi yêu cầu tới hội đồng AT-VSLĐ để giải quyết

5.2. Xác định nguyên nhân, đưa ra hướng xử lý và thực hiện khắc phục, phòng ngừa - Hội đồng AT-VSLĐ đưa ra thảo luận làm rõ nguyên nhân một cách khách quan bằng cách sử dụng phương pháp 5W-1H…. từ đó đưa ra biện pháp xử lý - Phòng ban, bộ phận, dự án chịu trách nhiệm thực hiện khắc phục, phòng ngừa và báo cáo kết quả nhanh chóng lên ban lãnh đạo công ty, hội đồng AT-VSLĐ 5.3. Đánh giá hiệu quả - Phòng ban chịu trách nhiệm theo dõi sự khắc phục phòng ngừa, nếu không hiệu quả thì cần đưa ra yêu cầu tới hội đồng AT-VSLĐ xem xét lại còn nếu hiệu quả thì đưa vào báo cáo thực hiện và kết thúc. 6. Lưu hồ sơ Hồ sơ liên quan được lưu tối thiếu 10 năm

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.