tuan 14 Flipbook PDF

tuan 14

26 downloads 97 Views 366KB Size

Recommend Stories


Porque. PDF Created with deskpdf PDF Writer - Trial ::
Porque tu hogar empieza desde adentro. www.avilainteriores.com PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial :: http://www.docudesk.com Avila Interi

EMPRESAS HEADHUNTERS CHILE PDF
Get Instant Access to eBook Empresas Headhunters Chile PDF at Our Huge Library EMPRESAS HEADHUNTERS CHILE PDF ==> Download: EMPRESAS HEADHUNTERS CHIL

Story Transcript

Trường Tiểu học

TUẦN 14

GV: Thứ hai, ngày 24 tháng 11 năm 2014

Môn : Tập đọc Tiết 27 : Chuỗi ngọc lam I/ Mục đích – yêu cầu : - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật. - Nội dung : Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác. II/ Đồ dùng dạy – học : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi sẵn đoạn 2. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS 3HS đọc bài “Trồng rừng ngập mặn” + Trả lời câu hỏi về nội dung bài. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc. Mục tiêu: Đọc lưu loát toàn bài, hiểu được một số từ ngữ trong bài. - Một HS khá/ giỏi đọc toàn bài. - 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3lượt) . GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS ,giải nghĩa từ ngữ phần chú giải. Chú ý tốc độ đọc – ngắt câu dài. - HS luyện đọc theo nhóm đôi. - HS đọc trước lớp – nhận xét. - GV đọc diễn cảm bài văn - Giọng kể,nhẹ nhàng, đúng lời nhân vật. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Qua phần tìm hiểu, học sinh nắm được nội dung bài đọc. - HS đọc to từng đoạn – Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. ✓ Cô bé mua chuỗi ngọc lam để tặng ai? ✓ Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không.Chi tiết nào cho biết điều đó? ✓ Chị của cô bé tìm gặp Pi-e làm gì? ✓ Vì sao nói rằng em bé đã phải trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc? ✓ Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện? - Rút ra nội dung bài – HS đọc. *Hoạt động 4: Luyện đọc diễn cảm. Mục tiêu: HS đọc diễn cảm toàn bài, biết đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật. - 3 HS phân vai đọc diễn cảm đoạn 2 Nêu giọng đọc phù hợp cả bài, từng nhân vật. - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm 3. - Thi đọc diễn cảm đoạn 2 theo cách phân vai. @ Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn: Toán Tiết 66 : Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân I/ Mục tiêu :

Trường Tiểu học GV: Giúp HS : - Hiểu được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. - Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. II/ Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS - HS nêu cách chia nhẩm một số thập phân cho 10, 100, 1000,.. - HS thực hiện nhân nhẩm, nêu miệng kết quả. 68,5 : 10 84,6 x 0,01 479,3 : 100 286,5 : 1000 Hoạt động 2: Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Mục tiêu: HS nắm được quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. * Ví dụ 1 : GV nêu bài toán -1HS đọc. - HS thảo luận nhóm đôi –nêu cách giải bài toán. - Hs trình bày – nêu phép tính : 27 : 4 = ?(m) - GV hướng dẫn HS thực hiện từng lượt chia như SGK/67. 27 4 30 6,75 (m) 20 0 +HS nêu nhận xét về số bị chia, số chia, thương là số gì? +Trong phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khi cịn dư,muốn chia tiếp ta thực hiện như thế nào? GV chốt và lưu ý HS: Bước viết dấu phẩy ở thương ta phải thêm 0 vào bên phải số dư để chia tiếp. *Ví dụ 2 :GV nêu: 43 : 52 = ? +Em có nhận xét gì về số bị chia và số chia? - GV hướng dẫn HS đổi 43 thành 43,0 . - HS thực chia theo nhóm đôi vào giấy nháp. - HS trình bày – nhận xét từng bước chia GV chốt ý – HS nêu quy tắc như SGK / 67. Hoạt động 3 : Luyện tập. Mục tiêu: thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân và vận dụng vào giải toán. Bài 1: (HS yếu)Đặt tính rồi tính. - HS làm bảng con – Bảng lớp. Dãy 1. a. 12 : 5 Dãy 2. b. 15 : 8 23 : 4 75 : 12 882 : 36 81 : 4 - Nhận xét – chữa bài trên bảng. Bài 2 : Một HS đọc đề bài - HS phân tích đề- Nêu dạng toán. - Cả lớp làm vở – 1 HS làm bảng phụ Tóm tắt : Bài giải 25 bộ : 70m Số vải may một bộ quần áo là : 6 bộ : … m? 70 : 25 = 2,8(m)

Trường Tiểu học

GV:

Số vải may một bộ quần áo là : 2,8 x 6 = 16,8(m) Đáp số: 16,8 m Bài 3 : Viết các phân số sau dưới dạng số thập phân. - HS đọc yêu cầu - nêu cách làm. - HS làm nhóm đôi. 18 2 3 = 0,4 ; = 0,75 ; = 3,6 5 4 5

- Nhận xét – chữa bài trên bảng lớp. @ Củng cố – Dặn dò : - HS nhắc lại cách chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên. - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. …………………………………………………………………………………………………… Thứ ba, ngày 25 tháng 11 năm 2014

Môn : Toán Tiết 67 : Luyện tập I/ Mục tiêu : - Giúp HS củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. II/ Đồ dùng dạy – học Bảng phụ. III/ Các hoạt đông dạy – học : Hoạt động 1 : Luyện tập về chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân Mục tiêu:Giúp HS củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Bài 1:(HS Trung bình, yếu) Tính. HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. Cả lớp làm vở – 4HS lên bảng làm. a/ 5,9 : 2 + 13,06 b/ 35,04 : 4 – 6,87 = 2,95 + 13,06 = 16,01 = 8,76 - 6,87 = 1,89 Tương tự c/ 1,67 d/ 4,38 - Chữa bài-HS nhắc lại quy tắc : +Chia một số thập phân cho một số tự nhiên. +Chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân. Bài 2: (HS trung bình, yếu)Tính rồi so sánh kết quả tính. - HS làm theo nhóm đôi: Mỗi nhóm làm một phần. a/ 8,3 x 0,4 và 8, 3 x 10 : 25 b/ 4,2 x 1,25 và 4,2 x 10 : 8 c/ 0,24 x 2,5 và 0,24 x 10 : 4 - HS trình bày bài,giải thích cách làm và nhận xét về hai kết quả đó. GV chốt lại cách làm. Hoạt động 2: Áp dụng cách chia để giải toán. Bài 3 : Một HS đọc bài toán– HS phân tích đề. - HS nhắc lại cách tính chu vi và diện tích hình chữ nhật. - HS làm vở – 1 HS làm bảng phụ Chiều rộng mảnh vườn là : 24 x 2/5= 9,6(m) Diện tích mảnh vườn là : (24 + 9,6) x 2 = 67,2(m) ĐS : 67,2m ; 230,4m2

Trường Tiểu học GV: Bài 4 : Một HS đọc đề bài. ✓ Một giờ xe máy đi được bao nhiêu kilômét? ✓ Một giờ ô tô đi được bao nhiêu kilômét? ✓ Một giờ ô tô đi được nhiều hơn xe máy bao nhiêu kilômét? - Cả lớp làm vào vở – 1 HS làm bảng phụ Quãng đường xe máy đi trong 1 giờ là 93 : 3 = 31 ( km ) Quãng đường ơ tơ đi trong 1 giờ là 103 : 2 = 51,5 ( km ) Mỗi giờ ơ tơ đi nhiều hơn xe máy là 51,5 – 31 = 20,5( km ) @ Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Luyện từ và câu Tiết 27 : Ôn tập về từ loại I/ Mục đích – yêu cầu : - Hệ thống hóa kiến thức đã học về danh từ, đại từ; quy tắc viết hoa danh từ riêng. - Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ. II/ Đồ dùng dạy – học : Bảng phu viết đoạn văn bài 1. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1:Danh từ riêng và danh từ chung. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức đã học về danh từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng Bài 1: (HS trung bình, yếu) 1HS đọc yêu cầu và đoạn văn trong bài– Lớp theo dõi SGK. - HS nhắc lại : +Thế nào là danh từ chung?cho ví dụ. +Thế nào là danh từ riêng? cho ví dụ. - HS trao đổi cặp – Tìm danh từ riêng và danh từ chung trong đoạn văn. - HS làm phiếu bài tập – 1 HS làm bảng phụ. - HS trình bày bài lớp nhận xét – GV chốt lời giải đúng. +Danh từ riêng : Nguyên. +Danh từ chung : giọng, chị gái, hàng, má … Bài 2 : Một HS đọc yêu cầu bài tập. - HS nhắc lại quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học. - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt ý Hoạt động 2: Củng cố danh từ , đại từ xưng hô. Mục tiêu: Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ. Bài 3: ( HS trung bình, yếu)1 HS đọc yêu cầu bài tập. Tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn ở bài tập 1. - HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ về đại từ. - HS đọc thầm lại đoạn văn – Trao đổi nhóm bàn tìm đại từ xưng hô trong đoạn văn. - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt lời giải đúng. *Đại từ xưng hô là.chị, em, tôi, chúng tôi. Bài 4 : Một HS đọc yêu cầu bài tập. - GV nhắc HS : +Đọc từng câu trong đoạn văn, xác định câu đó thuộc kiểu câu Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì? +Tìm xem trong mỗi câu đó, chủ ngữ là danh từ hay đại từ.

Trường Tiểu học GV: - Cả lớp làm VBT- 4 HS làm bảng phụ, mỗi em làm một ý. - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt lời giải đúng. @ Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học . - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Chính tả (Nghe & viết) Tiết 14 : Chuỗi ngọc lam I/ Mục đích – yêu cầu : - Nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn “ Pi-e ngạc nhiên…….chạy vụt đi” trong bài Chuỗi ngọc lam. - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ao/ au. II/ Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS - HS viết bảng con / bảng lớp: sương giá, xương xẩu, siêu nhân, liêu xiêu. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS viết chính tả. Mục tiêu:Hs hiểu nghĩa và viết đúng một số từ khó trong bài. - Một HS khá/ giỏi đọc đoạn viết chính tả +Cô bé mua chuỗi ngọc lam để làm gì? - HS tìm và nêu các từ ngữ dễ viết sai. - HS viết bảng con / bảng lớp: ngạc nhiên, Nơ-en, Pi-e, lúi húi. Hoạt động 3: HS viết bài. Mục tiêu: HS nghe và viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn bài Chuỗi ngọc lam. - GV đọc bài cho HS viết bài vào vở. - GV đọc lại bài -HS đổi vở dò bài, soát lỗi. - GV chấm một số bài – Nhận xét bài chấm. Hoạt động 4 : Làm các bài tập chính tả. Mục tiêu: HS làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng cĩ âm đầu hoặc vần dễ lẫn tr/ ch hoặc ao/ au Bài 2a : Tìm các từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau : Tranh trung trúng Trèo Chanh chung chúng chèo - HS làm theo nhóm đôi vào VBT-1 nhóm làm trên bảng phụ. - HS trình bày bài - Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. Bài 3 : Một HS đọc yêu cầu bài tập. +Tìm tiếng thích hợp với mỗi ô trống để hoàn thành mẩu tin. Biết rằng : 1/ Chứa tiếng có vần ao hoặc au. 2/ Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch. - 1 HS đọc đoạn văn Nhà môi trường 18 tuổi. - HS làm theo nhóm 4 – Điền miệng tiếng thích hợp trong VBT. - HS trình bày miệng bài làm - Cả lớp và GV nhận xét. Cả làm vào VBT – 1 HS làm trên bảng phụ +Thứ tự các từ điền : đảo, hào, dạo, vào, trường, vào, chở, trả. - Một HS đọc lại mẩu tin đã được điền hoàn chỉnh. @ Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết hoc –Chuẩn bị bài sau.

Trường Tiểu học GV: Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Khoa học Tiết 27: Gốm xây dựng: Gạch, ngói I/ Mục tiêu: HS : - Kể được tên một số đồ gốm. - Phân biệt được gạch, ngói với đồ sành, sứ. - Nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - Tự làm thí nghiệm để phát hiện tính chất của gạch, ngói. II/ Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK . - Một số lọ bằng thuỷ tinh gốm. - Một vài miếng ngói khô, bát đựng nước. III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS Làm thế nào để biết được một hòn đá có phải là hòn đá vôi hay không? ➢ Đá vôi có tính chất gì? Nêu lội ích của đá vôi? Hoạt động 2: Một số đồ gốm. Mục tiêu: HS kể được tên một số đồ gốm. Phân biệt được gạch, ngói với đồ sành, sứ. - HS kể tên các đồ gốm mà em biết ? (lọ hoa, bát, đĩa,…) - Tất cả các loại đồ gốm đều được làm bằng gì? - HS phát biểu –nhận xét. - GV kết luận: Các loại đồ gốm đều được làm từ đất sét. Hoạt động 3: Một số loại gạch, ngói và cách làm gạch ngói. Mục tiêu: HS nêu được một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng. - HS làm việc theo nhóm 4: Quan sát tranh minh hoạ SGK/ 56, 57.Trả lời. +Loại gạch nào dùng để xây tường? +Loại ngói nào dùng để lợp mái nhà? + Loại gạch nào để lát sàn nhà, lát sân hoặc ốp tường ? - HS trình bày trên bảng và nhận xét, bổ sung. - GV liên hệ thực tế HS trong lớp. Hoạt động 4:Tính chất của gạch ngói. Mục tiêu: HS làm thí nghiệm để phát hiện tính chất của gạch, ngói. - HS làm việc nhóm đôi: Làm thí nghiệm. + Thả mảnh gạch hoặc ngói vào bát nước. Quan sát hiện xảy ra? Giải thích hiện tượng đó? - HS trình bày kết quả và giải thích.Nhận xét. - GV: Qua thí nghiệm chứng tỏ trong gạch ngói có nhiều lỗ nhỏ li ti. - HS nêu tính chất của gạch, ngói? - HS đọc phần bài học SGK. @ Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Âm nhạc Tiết 14: Ôn tập 2 bài hát: Những bông hoa những bài ca- Ước mơ I/ Mục tiêu: HS : - Haùt thuoäc lôøi ca, ñuùng giai ñieäu vaø saéc thaùi cuûa 2 baøi haùt treân.

Trường Tiểu học GV: - HS trình baøy caûm nhaän veà taùc phaåm ñöôïc nghe. II/ Đồ dùng dạy học: - Giaùo vieân: nhaïc cuï, ñoäng taùc phuï. - Hoïc sinh: SGK III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1: Ôn baøi haùt Nhöõng boâng hoa nhöõng lôøi ca - GV chæ huy cho HS haùt. - Vaøi toáp HS haùt noái tieáp baøi haùt. - HS bieát theå hieän ñoäng taùc phuï hoïa. Hoạt động 2: Ôn taäp baøi Öôùc mô - GV cho HS haùt vaø vaän ñoäng theo nhaïc - Caùc toáp HS theå hieän. Hoạt động 3: Nghe nhaïc - HS nghe baøi haùt thieáu nhi choïn loïc. @ Củng cố - dặn dò. - Cả lớp haùt moät trong hai baøi ñaõ oân taäp - GV nhaän xeùt tieát hoïc, daën chuaån bò baøi 15. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. …………………………………………………………………………………………………… Thứ tư, ngày 26 tháng 11 năm 2014

Môn : Tập đọc Tiết 28 : Hạt gạo làng ta I/ Mục đích – yêu cầu : - Đọc lưu loát bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết. - Nội dung : Hạt gạo được làm nên từ mồ hôi, công sức của , của các bạn thiếu nhi là tấm lòng của hậu phương góp phần vào chiến thắngcủa tiền tuyến trong thời kì kháng chíên chống Mĩ cứu nước. II/ Đồ dùng dạy – học : Tranh minh họa bài đọc trong SGK.Bảng phụ ghi khổ thơ 2. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS HS đọc từng đoạn trong bài “Chuỗi ngọc lam” + Trả lời câu hỏi về nội dung bài. ➢ Một HS đọc cả bài + nêu nội dung bài. * Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS luyện đọc. Mục tiêu: Hs đọc lưu loát bài.Hiểu một số từ ngữ trong bài đọc. - Một HS khá/ giỏi đọc toàn bài. - 5HS tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ của bài (3lượt) . GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS ,giải nghĩa từ ngữ phần chú giải . Chú ý tốc độ đọc , ngắt nhịp thơ. - HS luyện đọc theo nhóm 5. - HS đọc trước lớp – nhận xét. - GV diễn cảm bài thơ. Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài. Mục tiêu: Qua phần tìm hiểu, Hs nắm được nội dung bài đọc. - HS đọc to từng khổ thơ – Lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi. +Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những gì?

Trường Tiểu học

GV:

+Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? +Tuổi nhỏ đã đóng góp công sức như thế nào để làm ra hạt gạo? +Vì sao tác giả gọi hạt gạo là “hạt vàng”? - Rút ra nội dung bài – HS đọc. Hoạt động 4 : Luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ. Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết. - 5HS tiếp nối nhau đọc bài thơ - HS nêu yêu cầu ở từng khổ thơ và cả bài thơ. GV đọc diễn cảm khổ thơ 2 - HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi. - HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cả bài thơ. @ Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Toán Tiết 68 : Chia một số tự nhiên cho một số thập phân I/ Mục tiêu : Giúp HS : - Nắm được cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân. II/ Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ viết bài toán ở VD1. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1 :Hướng dẫn chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Mục tiêu: Nắm được cách thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân bằng cách đưa về phép chia các số tự nhiên. a/ Tính rồi so sánh kết quả tính : - HS làm theo nhóm 4: Tính vào giấy nháp rồi so sánh kq từng biểu thức. - HS trình bày kết quả – Lớp nhận xét.GV chốt kết quả 25 : 4 = (25 x 5) : (4 x 5) 4,2 :7 = (4,2 x 10) : (7 x 10) 37,8 : 9 =ø (37,8 x 100) : (9 x 100) - HS nhận xét .Rút ra kết luận (như SGK / 69). b/ Ví dụ 1 : 1HS đọc bài toán. HS phân tích đề - HS nêu phép tính. 57 : 9,5 = ? - HS thực hiện : ( 57 x 10 ) : ( 9,5 x 10 ) = 570 : 95 = 6 - GV hướng dẫn HS đặt tính rồi thực hiện phép chia như SGK. 570 9,5 0 6 (m ) Vậy 57 : 9,5 = 6(m) c/ Ví dụ 2 : 99 : 8,25 = ? +Số chia 8,25 có mấy chữ số ở phần thập phân? +Như vậy cần viết thêm mấy chữ số 0 vào bên phải số bị chia 99? - HS tự tính vào nháp – 1HS làm trên bảng . +Muốn chia một số tự nhiên cho một số thập phân ta làm thế nào?

Trường Tiểu học GV: - HS rút ra quy tắc như SGK. Hoạt động 2 : Luyện tập. Mục tiêu: Thực hành chia và vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số tự nhiên cho một số thập phân Bài 1: ( HS trung bình, yếu) Đặt tính rồi tính. - HS làm bảng con – Bảng lớp. Kết quả : a/ 2 b/ 97,5 c/ 2 d/ 0,16 Bài 2: ( HS trung bình, yếu )Tính nhẩm. a/ 32 : 0,1 b/ 168 : 0,1 c/ 934 : 0,01 32 : 10 168 : 10 934 : 100 - GV hướng dẫn HS tính nhẩm chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01. 32 : 0,1 = 32 :

1 = 32 x 10 = 320 10

- HS làm vở – 3HS làm bảng phụ. - HS trình bày, giải thích cách làm và nhận xét về hai kết quả đó. - HS rút ra nhận xét : Muốn chia một số thập phân cho 0,1 ; 0,01 … ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó lần lượt 1, 2 … chữ số 0. Bài 3 : Một HS đọc đề bài – HS phân tích đề. - HS làm vở – 1 HS làm bảng phu. Nhận xét – chữa bài. 1 mét thanh sắt đó cân nặng là : 16 : 0,8 = 20(kg) Thanh sắt cùng loại dài 0,18 mét cân nặng là : 20 x 0,18 = 3,6(kg) ĐS : 3,6kg @Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Tập làm văn Tiết 27 : Làm biên bản cuộc họp I/ Mục đích – yêu cầu : - HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản; nội dung, tác dụng của biên bản; trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản. II/ Đồ dùng dạy – học : Bảng phụ viết nội dung bài 2. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Tìm hiểu ví dụ. Mục tiêu: HS hiểu thế nào là biên bản cuộc họp; thể thức của biên bản. Bài 1 : Một HS đọc toàn văn Biên bản Đại hội chi hội. Bài 2 :1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS đọc lướt văn bản – Trao đổi cặp, trả lời câu hỏi. +Chi hội lớp 5A ghi biên bản để làm gì? +Cách mở đầu và kết thúc biên bản có điểm gì giống, điểm gì khác cách mở đầu và kết thúc đơn? - Nêu tóm tắt những điều cần ghi vào biên bản. - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt ý. - Rút ra ghi nhớ SGK – HS đọc. Hoạt động3: Luyện tập.

Trường Tiểu học GV: Mục tiêu: Giúp hS hiểu được nội dung, tác dụng của biên bản; trường hợp nào cần lập biên bản, trường hợp nào không cần lập biên bản. Bài 1: 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - HS trao đổi nhóm 4. trả lời câu hỏi +Theo em, những trường hợp nào sau cần ghi biên bản? Vì sao? a/ Đại hội liên đội. b/ Họp lớp phổ biến kế hoạch tham quan một di tích lịch sử. c/ Bàn giao tài sản. d/ Đêm liên hoan văn nghệ. e/ Xử lí vi phạm pháp luật về giao thông. g/ Xử lí việc xây dựng nhà trái phép. - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt đáp án. + Trường hợp cần ghi biên bản: câu a, c, e, g. + Trường hợp không cần ghi biên bản: câu b, d. Bài 2: Một HS đọc yêu cầu bài tập. - HS trao đổi nhóm đôi :Đặt tên cho các biên bản cần lập ở bài tập 1. - HS trình bày ý kiến – Lớp nhận xét – GV chốt ý. VD : Biên bản bàn giao tài sản,…. @ Củng cố – Dặn dò : - HS nhắc lại ghi nhớ - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Địa lí Tiết 14: Giao thông vận tải I/ Mục tiêu: HS biết: - Nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách. - Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta. - Xác định được trên bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông. - GDHS: Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành luật giao thông khi đi đường. II/ Đồ dùng dạy - học: - Bản đồ Giao thông Việt Nam. - Một số tranh ảnh về loại hình và phương tiện giao thông. III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1:Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS ➢ Vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển? ➢ Kể tên các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện lớn ở nước ta. Hoạt động 2: Các loại hình giao thông vận tải. Mục tiêu: Hs hiểu được nước ta có nhiều loại hình và phương tiện giao thông. Loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách. - HS thảo luận nhóm đôi.Trả lời câu hỏi. ✓ Hãy kể tên các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết. ✓ Quan sát hình 1 SGK, cho biết các loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá?

Trường Tiểu học GV: GV kết luận: Nước ta có đủ các loại hình giao thông vận tải: đường ô tô, đường sắt, …Đường ô tô có vai trò quan trọng nhất trong việc chuyên chở hàng hoá và hành khách. - HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng. ➢ GDHS: Giao thông đường biển có quan trọng không? Vì sao? (Giao thông đường biển có vai trò quan trọng vì nó giúp tàu thuyền qua lại giữa các nước để giao lưu, buôn bán và trao đổi hàng hóa). Qua đó, HS hiểu về nguồn lợi của biển, có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường biển. - Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất? Hoạt động 3: Phân bố một số loại hình giao thông. Mục tiêu: Nêu được một vài đặc điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta.Xác định được trên bản đồ Giao thông Việt Nam một số tuyến đường giao thông. - HS làm việc theo nhóm 4: Tìm trên hình 2 SGK : Quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội), Tân Sơn Nhất (Tp. Hồ Chí Minh). - HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV kết luận: Nước ta có mạng lưới giao thông toả đi khắp nước. Các tuyến giao thông chính chạy theo chiều Bắc Nam. Đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A là các tuyến đường sắt và đường ô tô dài nhất của nước ta. ➢ GDHS: Nước ta có rất nhiều loại hình giao thông nên cho dù sử dụng bất cứ loại hình và loại phương tiện nào cũng cần phải đảm bảo an toàn giao thông để bảo vệ tính mạng của mình và của những người xung quanh. @ Củng cố - dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. …………………………………………………………………………………………………… Thứ năm, ngày 27 tháng 11 năm 2014

Môn : Toán Tiết 69 : Luyện tập I/ Mục tiêu : - Giúp HS củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. II/ Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy – học :. Hoạt động 1 : Luyện tập về chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Mục tiêu: Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia một số tự nhiên cho một số thập phân. Bài 1(HS trung bình, yếu) Tính rồi so sánh kết quả. - HS đọc yêu cầu – nêu cách thực hiện. - HS làm theo nhóm 4. Mỗi nhóm làm 1 phần a, b. a. 5 : 0,5 và 5 x 2 b. 3 : 0,2 và 3 x 5 52 : 0,5 và52 x 2 18 : 0,25 và18 x 4 - Nhận xét – chữa bài trên bảng. - HS rút ra quy tắc nhân nhẩm khi chia cho 0,5 ; 0,2 ; 0,25. Bài 2 : (Hs trung bình, yếu)Tìm X. - HS làm vở – 2HS làm trên bảng. a/ X x 8,6 = 387 b/ 9,5 x X = 399 X = 387 :8,6 X =399 : 9,5 X = 45 X = 42

Trường Tiểu học GV: - Chữa bài – HS nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết. Hoạt động 2: Luyện tập về giải toán. Mục tiêu: Vận dụng cách chia đã học để giải toán. Bài 3 : Một HS đọc đề bài ✓ Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? – Nêu cách giải bài toán. - HS làm vở – 1 HS làm bảng phụ Số dầu cả hai thùng cólà : 21 + 15 = 36(lít) Số chai dầu có là : 36 : 0,75 = 48 ( chai ) Bài 4 : Một HS đọc đề bài. Gv: diện tích hình vuông bằng diện tích hình chữ nhật: Vậy muốn tính được chiều dài hình chữ nhật ta phải biết được gì? - HS nêu cách tính chiều dài, chu vi hình chữ nhật. - HS làm vở – 1 HS làm bảng phụ Bài giải Diện tích hình vuông là 25 x 25 = 625(m2) Chiều dài thửa ruộng hình chữ nhật là 625 : 12,5 = 50(m) Chu vi thửa ruộng hình chữ nhật là (50 + 12,5) x 2 = 125(m ) @ Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Luyện từ và câu Tiết 28 : Ôn tập về từ loại I/ Mục đích – yêu cầu : - Hệ thống hóa kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. - Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn. II/ Đồ dùng dạy – học : - Bảng phu kẻ sẵn cột ĐT, TT, quan hệ từ. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS + HS tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong bốn câu sau : Bé Mai dẫn chú Tâm ra vườn chim. Mai khoe : Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy. Hoạt động 2:Xác định ĐT, TT, quan hệ từ. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. Bài 1 : 1HS đọc yêu cầu và nội dung bài– Lớp theo dõi SGK. - HS nhắc lại kiến thức về động từ, tính từ, quan hệ từ đã học. - HS đọc lại đoạn văn – Trao đổi cặp, xếp các từ in đậm vào bảng phân loại từ. - HS trình bày bài -lớp nhận xét – GV chốt theo bảng. Hoạt động 3 : HS viết đoạn văn. Mục tiêu: Giúp Hs biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn. Bài 2 : Một HS đọc yêu cầu bài tập. - 1HS đọc khổ thơ trong bài Hạt gạo làng ta.

Trường Tiểu học GV: Gv nhắc HS:Dựa vào ý khổ thơ, viết một đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng sáu nóng nực. Sau đó, chỉ ra một động từ, một tính từ, một quan hệ từ đã dùng trong đoạn văn vừa viết. - Cả lớp làm VBT – 1 HS làm bảng phụ. - HS trình bày bài ( đọc đoạn văn vừa viết, nêu ĐT, TT, quan hệ từ có trong đoạn văn ) - HS dưới lớp tiếp nối nhau đọc bài làm. - Lớp và Gv nhận xét - Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn hay nhất. @ Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Khoa học Tiết 28: Xi măng I/ Mục tiêu: HS : - Nêu được công dụng, tính chất của xi măng. - Biết được các vật liệu dùng để sản xuất xi măng. II/ Đồ dùng dạy học: - Hình minh hoạ SGK . - Giấy khổ lớn. Phiếu thảo luận. III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS ➢ Kể tên những đồ gốm mà em biết? ➢ Gạch, ngói có tính chất gì? - Nhận xét. Hoạt động 2:Công dụng của xi măng. Mục tiêu: HS nêu được công dụng của xi măng. - HS thảo luận nhóm đôi:Trả lời câu hỏi. + Xi măng được dùng để làm gì? +Hãy kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta mà em biết? - Hs phát biểu. Nhận xét,GV chốt. - HS quan sát hình 1,2 SGK và giới thiệu nội dung từng hình. Hoạt động 3: Tính chất của xi măng và công dụng của bê tông. Mục tiêu: Hs biết được các vật liệu dùng để sản xuất xi măng.Tính chất của xi măng và công dụng của bê tông. - HS làm việc theo nhóm 4: - Đọc bảng thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi. + Xi măng có tính chất gì? + Tại sao phải bảo quản các bao xi măng để nơi khô ráo, thoáng khí? + Nêu tính chất của xi măng? +Tại sao xi măng trộn xong phải dùng ngay? + Nêu tính chất, công dụng của bê tông và bê tông cốt thép? - Đại diện mỗi nhóm trình bày một câu hỏi. - Nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Xi măng được dùng để sản xuất ra vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép. Các sản phẩm từ xi măng đều được sử dụng trong xây dựng. - HS đọc phần bài học SGK.

Trường Tiểu học GV: @ Củng cố - dặn dò. + Xi măng có tính chất gì? + Nêu công dụng của chúng? - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn: Đạo đức Tiết 14: Tôn trọng phụ nữ (Tiết 1) I/ Mục tiêu: HS biết: - Cần phải tôn trọng phụ nữ và vì sao phải tôn trọng phụ nữ. - Trẻ em có quyền được đối xử bình đẳng, không phân biệt trai hay gái. - Thực hiện các hành vi quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ trong cuộc sống hàng ngày. - KNS: + Kĩ năng tư duy, phê phán + Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liê quan đến phụ nữ. + Kĩ năng giao tiếp. II/ Đồ dùng dạy học: Thẻ màu, tranh ảnh, bài thơ, bài hát, . . . nói về người phụ nữ Việt Nam. III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS Em đã thực hiện những việc làm nào thể hiện tình cảm “ Kính già, yêu trẻ” ? ➢ Nêu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm “ Kính già, yêu trẻ” ở địa phương em. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin. Mục tiêu:HS biết những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài xã hội. - HS làm việc theo nhóm 6: Quan sát hình SGK trang 22, 23, đọc các thông tin theo từng hình. - Đại diện mỗi nhóm giới thiệu nội dung một bức ảnh trong SGK - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận: Bà Nguyễn Thị Định, Nguyễn Thị Trâm, Nguyễn Thuý Hiền và bà mẹ trong ảnh đều là những người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà còn góp phần vào cuộc đấu tranh và xây dựng đất nước ta. + Hãy kể tên các công việc của người phụ nữ trong gia đình, xã hội mà em biết? + Tại sao người phụ nữ là người đáng được kính trọng? - HS đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 3: Làm bài tập 1 SGK . Mục tiêu: HS biết các hành vi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ, sự đối xử bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái. - Một HS đọc yêu cầu và nội dung bài 1. - HS tự suy nghĩ tìm những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ. - HS phát biểu, GV kết luận: + Những việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ là câu: a, b. + Những việc làm thể hiện thái độ chưa tôn trọng phụ nữ là câu: c, d. Hoạt động 4: Bày tỏ thái độ. Mục tiêu:HS biết đánh giá và bày tỏ thái độ tán thành với các ý kiến tôn trọng phụ nữ, biết giải thích lý do vì sao tán thành hoặc không tán thành ý kiến đó. Bài tập 2: HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS dùng thẻ màu: Tán thành giơ màu đỏ, không tán thành giơ màu xanh.

Trường Tiểu học GV: Lớp phó đọc từng nội dung trong bài, lớp bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu. - Yêu cầu HS giải thích lí do. GV kết luận: Tán thành các ý kiến a, d. Không tán thành các ý kiến b, c, đ. @ Củng cố - dặn dò. -GV nhận xét tiết học.Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. …………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu, ngày 28 tháng 11 năm 2014

Môn : Toán Tiết 70 : Chia một số thập phân cho một số thập phân I/ Mục tiêu : Giúp HS biết : - Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. - Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân. II/ Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1 : Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân. Mục tiêu: HS biết thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân. a/ Ví dụ 1 : GV nêu bài toán -1HS đọc. - HS suy nghĩ - nêu phép tính giải bài tóan 23,56 : 6,2 = ?(kg) - Hướng dẫn HS chuyển 23,56 : 6,2 thành phép chia 235,6 : 62 - HS thực hiện phép chia: 235,6 6,2 496 3,8 ( kg ) 0 Vậy 23,56 : 6,2 = 3,8 ( kg ) - HS nêu cách thực hiện phép chia . GV chốt ý. b/ Ví dụ 2 : 82,55 : 1,27 - HS thực hiện tính theo nhóm đôi vào nháp – 1nhóm làm bảng phụ. - HS trình bày kết quả. - Lớp nhận xét - GV chốt ý. +Muốn chia một số thập phân cho một số thập phân ta làm như thế nào? - nêu quy tắc như SGK / 71. Hoạt động 2: Luyện tập. Mục tiêu: Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia một số thập phân cho một số thập phân. Bài 1 (HS trung bình, yếu) Đặt tính rồi tính. - HS làm bảng con -4 HS làm bảng lớp. Kết quả : a/ 3,4 b/ 1,58 c/ 51,52 d/ 12 Bài 2 (HS trung bình, yếu) Một HS đọc đề bài – HS phân tích đề- Nêu dạng toán. - Cả lớp làm vào vở. 1HS giải vào bảng phụ Tóm tắt Bài giải 4,5 lít : 3,42kg 1lít dầu cân nặng là : 8lít : … kg ? 3,42 : 4,5 = 0,76(kg) 8 lít dầu hỏa cân nặng là 0,76 x 8 = 6,08(kg) Bài 3 : Một HS đọc đề bài

Trường Tiểu học GV: ✓ Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì? - HS nêu cách giải. - HS làm vở – 1 HS làm bảng phụ Ta có : 429,5 : 2,8 = 153(bộ) dư 1,1m Vậy : 429,5 mét vải may được nhiều nhất 153 bộ quần áo và còn thừa1,1 mét vải. ĐS : 153 bộ và thừa 1,1m @ Củng cố – Dặn dò : - HS nhắc lại cách chia một số thập phân cho một số thập phân. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Tập làm văn Tiết 28 : Luyện tập làm biên bản cuộc họp I/ Mục đích – yêu cầu : Học sinh biết : - Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp. II/ Đồ dùng dạy – học : - Bảng phụ viết gợi ý 1/ SGK.. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS Biên bản là gì? ➢ Nội dung của biên bản thường gồm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần. Hoạt động 2: Tìm hiểu về một biên bản cuộc họp. Mục tiêu: Giúp hs biết cách trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản và giới thiệu được cuộc họp mình định viết biên bản. Đề bài : Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em. - 1HS đọc đề bài. - 3 HS lần lượt đọc ba gợi ý 1, 2, 3/ SGK. - GV kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập. - HS nối tiếp nhau giới thiệu về cuộc họp mình định viết biên bản theo gợi ý. + Em chọn cuộc họp nào để viết biên bản ? +Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra vào thời điểm nào? +Cuộc họp có những ai tham dự? + Kết luận cuộc họp như thế nào? - GV nhắc HS chú ý cách trình bày biên bản đúng theo thể thức của một biên bản. - GV dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3, dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp – 1 HS đọc lại. Hoạt động 3: HS viết biên bản. Mục tiêu: HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp. - HS làm bài theo nhóm đôi.Đọc lại nội dung biên bản, sắp xếp các ý theo đúng thể thức của một biên bản. - Đại diện các nhóm thi đọc biên bản. - Cả lớp và GV nhận xét. - Bình chọn những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh). @ Củng cố – Dặn dò : - HS nhắc lại từng phần của một biên bản. - Nhận xét tiết học.

Trường Tiểu học GV: - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Môn : Lịch sử Tiết 14: Thu đông 1947, Việt Bắc “ mồ chôn giặc Pháp” I/ Mục tiêu: HS nêu được: - Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. - ĐCCT: Không yêu cầu trình bày diễn biến, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. II/ Đồ dùng dạy học: Hình minh hoạ SGK. - Lược đồ hình 2 SGK chưa có mũi tên. - Các mũi tên làm theo 3 loại như SGK. III/ Các hoạt động dạy - học. Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS Nêu dẫn chứng về âm mưu quyết tâm cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp? ➢ Trước âm mưu của thực dân Pháp, nhân dân ta đã làm gì? Hoạt động 2: Âm mưu của địch và chủ trương của ta. Mục tiêu:HS nắm được thực dân Pháp âm mưu mở cuộc tấn công với quy mô lớn lên căn cứ Việt Bắc. - HS đọc SGK và trả lời. + Sau khi đánh chiếm được Hà Nội và các thành phố lớn, thực dân Pháp có âm mưu gì? +Vì sao chúng quyết tâm thực hiện âm mưu đó? +Trước âm mưu của thực dân Pháp, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì? - HS phát biểu, GV kết luận. Hoạt động 3: HS đọc SGK trả lời câu hỏi Mục tiêu: HS trả lời được các câu hỏi về nội dung bài - HS làm việc theo nhóm 4 HS, thảo luận các câu hỏi sau. + Quân địch tấn công lên Việt Bắc theo mấy đường? Nêu cụ thể từng đường. +Quân ta đã tiến công, chặn đánh quân địch như thế nào? +Sau hơn một tháng tấn công lên Việt Bắc, quân ta thu được kết quả ra sao? + Sau hơn 75 ngày đêm chiến đấu, quân ta thu được kết quả ra sao? - Đại diện nhóm lên trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV treo lược đồ, HS vừa trình bày diễn biến của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 vừa dùng mũi tên gắn lên lược đồ. Hoạt động 4: Ý nghĩa của chiến dịch. Mục tiêu: HS nêu được Ý nghĩa của chiến thắng Việt Bắc đối với cuộc kháng chiến của dân tộc ta. +Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi chứng tỏ điều gì về sức mạnh và truyền thống của nhân dân ta? + Thắng lợi tác động thế nào đến tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước? GV kết luận: Chiến dịch Việt Bắc thắng lợi cho thấy sức mạnh của sự đoàn kết và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân ta. - HS đọc mục Bài học SGK . @Củng cố- dặn dò: + Tại sao nói Việt Bắc thu đông 1947 là “ mồ chôn giặc Pháp” ? - GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau.

Trường Tiểu học GV: Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. …………………………………………………………………………………………………… Thứ bảy, ngày 29 tháng 11 năm 2014

Môn: Kể chuyện Tiết 14 : Pa – xtơ và em bé I/ Mục đích – yêu cầu : - Rèn kĩ năng nói : + Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. + Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Tài năng và tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa- xtơ đã khiến ông cống hiến được cho lồi người một phát minh khoa học lớn lao. - Rèn kĩ nămg nghe : + Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời của bạn II/ Đồ dùng dạy – học : - Tranh minh họa truyện trong SGK . III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Kiểm tra việc học bài ở nhà của HS 3HS kể lại một việc làm tốt bảo vệ mơi trường em đã làm hoặc đã chứng kiến. - GV nhận xét. Hoạt động 2 : GV kể chuyện. Mục tiêu: Qua lời kể của GV, HS nắm được nội dung từng tranh. - GV kể lần 1: Kết hợp viết lên bảng các tên riêng,mốc thời gian. - GV kể lần 2 : Kết hợp chỉ vào 6 tranh minh họa phóng to. - HS nêu nội chính của mỗi tranh. Hoạt động 3 : HS kể chuyện + Trao đổi ý nghĩa câu chuyện . Mục tiêu: HS dựa vào tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện bằng lời của mình. Hiểu ý nghĩa câu chuyện - Một HS đọc yêu cầu của từng bài tập. - GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi (mỗi HS kể theo 3 tranh). Sau đó kể tòan bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Từng tốp HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh. - 2HS đại diện 2 nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện . - Mỗi HS kể xong, lớp phát vấn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. + Vì sao Pa- x tơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giơ- dép? - Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. + Câu chuyện muốn nói điều gì? - HS nêu ý nghĩa câu chuyện. @ Củng cố – Dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Trường Tiểu học

GV:

Hoạt động ngoài giờ lên lớp Tiết 14: Nghe nói chuyện về ngày thành lập QĐNDVN I/ Mục đích – yêu cầu : - Tìm hiểu những người con anh hùng cùa đất nước, của quê hương. -Văn nghệ ca ngợi chú bộ đội, những người có công với đất nước. II/ Đồ dùng dạy – học : - Noäi dung caâu hoûi để giao lưu; các bài hát ca ngợi về chú bộ đội, những người có công với đất nước; taøi lieäu veà ngaøy PNVN. III/ Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1: Giao lưu tìm hiểu về ngày thành lập QĐNDVN. Mục tiêu: HS nắm được ngày thành lập QĐNDVN. -Giáo viên cho HS tìm hiểu những con người của đất nước, của quê hương, của địa phương,… thông qua các bài Lịch Sử. -HS thảo luận nội dung cau hỏi theo nhóm 4 +Ai là người có công dựng nước? +Em hãy cho biết nhà vua nào quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long “ Bây giờ là nơi nào ? +Ai là người dẫn dắt đất nước trải quà cuộc kháng Chiến chống Pháp và chống Mỹ ? + Nêu tên những người con anh hùng đã ngã xuống vì đất nước- trải qua 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ ? + Đảng và chính phủ ta đã chọn ngày 22/12 làm ngày gì ? -HS thảo luận và đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và tuyên dương các đội chiến thắng. Hoạt động 2: Văn nghệ chào mừng ngày thành lập QĐNDVN Mục tiêu: HS biết được các bài hát chào mừng ngày thành lập QĐNDVN - Giôùi thieäu các tieát muïc vaên ngheä cuûa lôùp. - Toå chöùc troø chôi vaên ngheä - taïo khoâng khí soâi noåi. - GV nhaän xeùt. @ Củng cố – Dặn dò : - GV nhËn xÐt giê häc. - DÆn chuÈn bÞ giê sau: Tìm hiểu về các vị anh hùng dân tộc. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………….................. ……………………………………………………………………………………………………

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.