ĐẶC SAN CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI Flipbook PDF

ĐẶC SAN CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI

6 downloads 114 Views

Recommend Stories


HI 93530, HI 93530N, HI 93531, HI 93531N, HI y HI. calibración del medidor y de la sonda a 0 C e iluminación del display
Manual de Instrucciones HI 93530 - HI 93530N HI 93531 - HI 93531N HI 93532 - HI 93532N Estos Instrumentos Cumplen con las Directrices de CE Termóme

David Yonggi Cho BUENOS AIRES - MIAMI - SAN JOSÉ - SANTIAGO
David Yonggi Cho BUENOS AIRES - MIAMI - SAN JOSÉ - SANTIAGO ÍND ICE ex libris eltropical Las tres bendiciones en Cristo David Yonggi Cho Publicado

c:::=c := : : : : : :~: :~~=:::0:==:I~~
c:::=c:= : : : :~::~~=:::0:==:I~~ SESIONES Acuerdos de la ordinaria de 2.a convocatoria de 1.0 de octubre Prcsidc11cia: Excmo. Sr. Alcalde, D. Antonio

C. SEMINARIO SAN GABRIEL
C. SEMINARIO SAN GABRIEL SEMANA 1- DEL 1 AL 4 DE NOVIEMBRE DEL 2016 DESAYUNO LECHE, CEREALES, MARGARINA, QUESITOS, PAN LECHE, SOBAO, MERMELADA, MARG

Story Transcript

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH LÂM ĐỒNG

ĐẶC SAN

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2022 – 2027

Lâm Đồng, tháng 10 năm 2022

LỜI MỞ ĐẦU Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 diễn ra trong bối cảnh đất nước và địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cơ bản: nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; các lĩnh vực văn hoá - xã hội có tiến bộ; đời sống các tầng lớp Nhân dân được cải thiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường; tình hình dịch Covid-19 cơ bản được đẩy lùi. Phát huy truyền thống quê hương Lâm Đồng, xứng đáng với niềm tin mà Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh nhà gửi gắm, tuổi trẻ Lâm Đồng đã và đang chung sức, đồng lòng, quyết tâm thi đua học tập, lao động, tiên phong, sáng tạo, cống hiến xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh, xứng đáng là tổ chức chính trị xã hội mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Nhân dịp Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn giới thiệu Đặc san nhằm khái quát kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh nhà nhiệm kỳ qua; đồng thời giới thiệu, lan tỏa những mô hình hay, cách làm hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trên các lĩnh vực. Tuy đã có nhiều cố gắng trong công tác biên tập, nhưng thực tiễn hoạt động của các phong trào vô cùng sinh động, phong phú, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp chân thành của các đồng chí và các bạn. Hy vọng rằng, ngoài ý nghĩa tổng kết khái quát hoạt động nhiệm kỳ, đây còn là tài liệu bổ ích, giúp cán bộ Đoàn nghiên cứu, học tập. Trân trọng! BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ĐOÀN LÂM ĐỒNG

DẤU ẤN CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI TỈNH LÂM ĐỒNG NHIỆM KỲ 2017 - 2022 Trần Diệp Mỹ Dung Nhiệm kỳ qua, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng luôn nhận được sự tin tưởng, quan tâm, lãnh chỉ đạo của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh; sự định hướng sâu sát của Trung ương. Nhiều chủ trương, chính sách về công tác thanh niên được quan tâm, tạo cơ hội cho các bạn trẻ rèn luyện, cống hiến, trưởng thành. Tỉnh Lâm Đồng hiện có 22 đơn vị Đoàn cấp huyện và tương đương, 261 Đoàn cơ sở, 204 Chi đoàn cơ sở, 3.848 Chi đoàn trực thuộc cơ sở Đoàn với tổng số 75.001 đoàn viên. Tuổi trẻ tỉnh nhà ngày càng khẳng định vai trò, vị trí, ra sức thi đua học tập, lao động, sáng tạo, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, phát huy giá trị tốt đẹp với “tâm trong, trí sáng, hoài bão lớn”. Trong nhiệm kỳ 2017 - 2022, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; đạo đức, lối sống văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu nhi được các cấp bộ Đoàn chú trọng. Các nội dung triển khai phong trào “Thiếu nhi Lâm Đồng thi đua làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”, việc “Tuổi trẻ Lâm Đồng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, giai đoạn 2015 - 2030” được đẩy mạnh. Trong nhiệm kỳ đã biểu dương 1.850 cá nhân, 1.300 tập thể tiêu biểu trên các lĩnh vực.

Các trang mạng xã hội của tổ chức Đoàn được thành lập, mang đến hiệu quả tuyên truyền tích cực đối với các bạn trẻ. Với 92.563 lượt tiếp cận, 2.125 lượt tương tác, 1.596 lượt chia sẻ, fanpage “Tuổi trẻ Lâm Đồng” do Tỉnh đoàn quản lý là kênh thông tin uy tín, kết nối với tất cả các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hình thức tuyên truyền cũng được linh hoạt giữa trực tiếp và trực tuyến, đảm bảo cho các nội dung được truyền tải đến các bạn trẻ đầy đủ, kịp thời, chính xác; ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng, thiết kế hơn 12.000 sản phẩm tuyên truyền, triển khai 121 cuộc thi, hội thi trực tuyến; triển khai hệ thống thư viện điện tử khoa học công nghệ cho các tổ chức Đoàn.

Các phong trào hành động cách mạng được triển khai đồng bộ, có chiều sâu, thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên hưởng ứng, tạo môi trường thực tiễn để các bạn trẻ tham gia nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương. Các phong trào thanh niên “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Thanh niên xung kích bảo vệ Tổ quốc” đạt nhiều kết quả tích cực. Trong nhiệm kỳ, toàn tỉnh đã xây dựng 37 công trình thanh niên cấp tỉnh, 347 công trình thanh niên cấp huyện, 6.403 công trình, phần việc thanh niên cấp cơ sở với tổng giá trị hơn 51 tỷ đồng; hiến tặng 35.800 đơn vị máu với hơn 80.355 lượt đoàn viên, thanh niên đăng ký; thăm và tặng quà cho hơn 18.700 lượt Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng, người dân, đoàn viên, thanh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí trên 9,4 tỷ đồng; trồng mới và chăm sóc hơn 1.100.000 cây xanh, triển khai Cuộc vận động “Nghĩa tình biên giới hải đảo” với tổng kinh phí hơn 260 triệu đồng, v.v… Trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chương trình “Chuyến xe yêu thương” và những hoạt động hỗ trợ là điểm sáng của tổ chức Đoàn, được các cấp, các ngành, dư luận xã hội đánh giá cao, phối hợp huy động được hơn 5.000 lít nước sát khuẩn, 80.000 khẩu trang, hơn 7.000 kính chống giọt bắn, 1.250 bộ đồ bảo hộ, 71.500 suất quà, 10.000 bộ quần áo, 1.680 tấn rau củ với tổng giá trị hơn 9 tỷ đồng để

trao tặng đến đồng bào tại các tỉnh, thành phố. Các chương trình đồng hành với thanh niên trong học tập, khởi nghiệp, lập nghiệp, rèn luyện và phát triển kỹ năng, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần được cụ thể hóa bằng những giải pháp thiết thực, ý nghĩa. Trong nhiệm kỳ, Đoàn Thanh niên các cấp đã trao 8.300 suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó trong học tập với tổng trị giá gần 4,2 tỷ đồng; phối hợp tổ chức chương trình giao lưu “Hoa Cúc Trắng” hỗ trợ 62 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền huy động được hơn 5 tỷ đồng; tuyên dương 240 “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”, “Học sinh 3 tốt” cấp tỉnh. Nhiều sân chơi nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hóa tinh thần cho giới trẻ được tổ chức với quy mô lớn, tính chuyên nghiệp cao, tạo hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ, trong đó phải kể đến Cuộc thi nhảy hiện đại “Dalat Best Dance Crew 2022”, Cuộc thi flashmob “Tuổi trẻ Lâm Đồng chung tay đánh bay Covid-19”, Phong trào “10.000 bước chân mỗi ngày” cùng hơn 2.000 giải thi đấu thể thao khác, thu hút hơn 50.000 vận động viên, đoàn viên, thanh niên và Nhân dân tham gia. Công tác quốc tế thanh niên cũng đạt được nhiều kết quả với những hoạt động giao lưu, thông tin tuyên truyền đối ngoại, nâng cao kiến thức hội nhập quốc tế; thực hiện hiệu quả Đề án Nâng cao năng lực tiếng Anh cho thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 - 2022.

Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng luôn được các cấp bộ Đoàn - Đội quan tâm thông qua các phong trào “Thiếu nhi Lâm Đồng thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”, “Vì đàn em thân yêu”, “Kế hoạch nhỏ”, “Giúp bạn đến trường”, “Nghìn việc tốt”, “Mỗi tuần một câu chuyện đẹp, một cuốn sách hay, một tấm gương sáng”, v.v… Nội dung, phương thức triển khai thường xuyên đổi mới theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng đội viên, thiếu nhi. Đặc biệt, tăng cường công tác tuyên truyền Luật trẻ em 2016 và các mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề liên quan đến trẻ em; tập trung nguồn lực, thời gian cho công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng; triển khai hiệu quả chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội Đoàn các cấp về “Hỗ trợ, giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn”, “Xây dựng mới tại mỗi xã, phường, thị trấn ít nhất 01 điểm sinh hoạt, vui chơi cho thanh thiếu nhi”.

Công tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo tiếp tục được chú trọng, góp phần tích cực trong việc tham gia xây dựng Đảng và chính quyền Nhân dân. Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, các chức danh chủ chốt của Đoàn các cấp thường xuyên được củng cố, kiện toàn; đồng thời rà soát, bổ sung quy hoạch, chủ động mở rộng nguồn quy hoạch, đảm bảo sự kế thừa và phát triển. “Chủ trương 1 + 2” (mỗi cán bộ Đoàn đi cơ sở ít nhất 02 tháng/ năm) được thực hiện nghiêm túc, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết của cán bộ Đoàn hướng về cơ sở. Các cấp bộ Đoàn - Hội thực hiện “chủ trương 1+1” (mỗi đoàn viên giới thiệu ít nhất 01 thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn, Hội), duy trì hoạt động các câu lạc bộ, đội, nhóm, thành lập mới 16 tổ chức Đoàn ngoài quốc doanh, trong nhiệm kỳ đã kết nạp 90.842 đoàn viên mới. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt Cuộc vận động “Đoàn viên, thanh niên phấn đấu trở thành đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam”, trong nhiệm kỳ đã giới thiệu 19.148 đoàn viên ưu tú, có 4.367 đoàn viên ưu tú được vinh dự kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2017 2022 khép lại với nhiều thành quả tích cực, được Trung ương và Đảng bộ, Chính quyền địa phương đánh giá cao, nhận

được sự đồng thuận hành động của đội ngũ cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi toàn tỉnh. Những thành quả đạt được là sự khẳng định, ghi nhận những nỗ lực, sáng tạo không ngừng của các cấp bộ Đoàn - Hội - Đội, đồng thời cũng là động lực để thế hệ trẻ phấn đấu hơn nữa, xác định những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian tới, tiếp tục khẳng định vai trò của mình trên con đường đồng hành với thanh niên. Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 diễn ra vào ngày 10 - 11/10/2022, trong bối cảnh toàn tỉnh và đất nước đang nỗ lực vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19, phục hồi và phát triển kinh tế; toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tỉnh Lâm Đồng ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Với tinh thần “khát vọng, tiên phong, đoàn kết, sáng tạo, phát triển”, tuổi trẻ Lâm Đồng nguyện giương cao ngọn cờ vinh quang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nắm chắc thời cơ, vận hội mới, đoàn kết, quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, vượt qua thách thức, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; là trung tâm đoàn kết, tập hợp thanh niên; đồng hành, phát huy tích cực vai trò thanh niên trên các lĩnh vực; chung sức trẻ đưa Lâm Đồng phát triển nhanh, toàn diện, bền vững, trở thành tỉnh khá của cả nước./.

Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn là vấn đề được cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể các cấp đặc biệt quan tâm. Các chủ trương chính sách trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em luôn được cụ thể hóa bằng nhiều nghị quyết, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, các nguồn lực dành cho trẻ em được quan tâm, chú trọng, trẻ em ngày càng được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn. Xác định công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là công tác phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em là nhiệm vụ chính trị quan trọng; hang năm, Ban Thường vụ Huyện đoàn – Uỷ ban Hội LHTN Việt Nam huyện - Hội Đồng Đội huyện Đạ Huoai đã kịp thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chủ động xây dựng kế hoạch giám sát chuyên đề về thực hiện Luật trẻ em (sửa đổi, bổ sung năm 2016); đồng thời tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức cơ sở Đoàn - Hội - Đội phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả các mô hình, phần việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em. Trong nhiệm kỳ qua, 25/25 tổ chức cơ sở Đoàn toàn huyện tổ chức quán triệt và xây dựng các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể hóa đề án “Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tham gia phòng, chống đuối nước và tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2018 2022”, Kế hoạch số 87-KH/TWĐTNCTTN ngày 21/8/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn và triển khai thực hiện Luật Trẻ em năm 2016 thành các chỉ tiêu, tiêu chí phù hợp với thực tế từng địa phương.

VAI T R Ò T Ổ CHỨC ĐOÀN T H ANH NI Ê N TRONGXÂCÔNGM HẠITÁTRCẺPHÒNGEM TRONGCHỐNGGIATIAĐOẠNI NẠNHITHỆNƯƠNGNAY TÍCH,

Huyện đoàn Đạ Huoai

Đồng thời hàng năm, Huyện đoàn phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, có lồng ghép các nội dung về công tác bảo vệ trẻ em cho đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên. Các tổ chức cơ sở Đoàn - Hội - Đội đã phối hợp tổ chức 2.125 hoạt động tuyên truyền cho đoàn viên, thanh thiếu nhi, nhân dân hiểu rõ về Luật trẻ em năm 2016, Luật giao thông đường bộ, Luật phòng chống tội phạm, phòng chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường, tố giác tội phạm… thông qua các buổi sinh hoạt, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao; các buổi tọa đàm, sinh hoạt dưới cờ, các hoạt động ngoại khoá đã thu hút hơn 15.000 lượt đoàn viên, thanh thiếu niên nhi đồng tham gia.

Bên cạnh đó, các cấp bộ Đoàn - Hội Đội toàn huyện đã phối hợp tổ chức 810 lớp kỹ năng như: kỹ năng phòng vệ, kỹ năng an toàn khi tiếp xúc với nước, điện, lửa, kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản, kỹ năng thoát hiểm khi gặp tình huống khẩn cấp, thu hút hơn 10.750 lượt đoàn viên, thanh thiếu nhi tham gia, nhằm trang bị cho các em thiếu nhi có kiến thức, kỹ năng bảo vệ bản thân, thoát hiểm an toàn. Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện Đoàn đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, Ban Giám hiệu các trường học nhân rộng, nâng cao chất lượng hoạt động mô hình giáo dục kỹ năng sức khỏe sinh sản, kỹ năng bảo vệ bản thân, phòng chống xâm hại cho thiếu nhi; Tổ chức các chương trình: “Lắng nghe trẻ em nói”, “Tháng hành động vì trẻ em” thu hút đông đảo thanh thiếu nhi tham gia. Tại các nội dung này, thiếu niên nhi đồng được đề đạt những mong muốn, nguyện vọng chính đáng của mình tới các cấp, các ngành, và được lắng nghe, tiếp thu và thực hiện. 17/17 liên đội thành lập các “Tổ tư vấn tâm lý” học đường, kịp thời hỗ trợ, can thiệp và giúp đỡ các trẻ em bị khủng hoảng nặng về tâm lý khi bị xâm hại, bạo lực. Đồng thời duy trì hiệu quả 17 đội “Chiến sỹ an ninh nhỏ tuổi” và mô hình hòm thư phát giác “địa chỉ đen” tại các trường học.

Các đội hình này kịp thời, phát hiện, ngăn chặn, tố giác với ban giám hiệu, thầy cô giáo các tình huống có nguy cơ xảy ra bạo lực học đường, đe dọa đến sự an toàn của trẻ em trong trường học.

Giai đoạn 2017-2022, Huyện Đoàn - Hội đồng Đội huyện đã phối hợp trao tặng 15 sân chơi cho trẻ em tại các xã thị trấn, sân chơi được thiết kế với màu sắc vui tươi, đảm bảo chất lượng, an toàn, phù hợp với độ tuổi của thiếu nhi, thể hiện sự quan tâm chăm lo của tổ chức đoàn đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng. Ngoài ra, các cơ sở Đoàn - Hội - Đội còn tổ chức phát động nhiều phong trào giúp bạn đến trường với mong muốn giúp đỡ các em thiếu niên nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn, các em học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số được đến trường, được học tập bằng nhiều hoạt động cụ thể như: cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”, phong trào “Nuôi heo đất”, “Tết vì bạn nghèo”, “Hũ gạo tình thương”, “Kế hoạch nhỏ”, “Tiếp sức đến trường”, xây dựng “Quỹ thắp sáng ước mơ” trao học bổng cho học sinh nghèo, tặng “nhà nhân ái” …thu hút đông đảo các nguồn lực tham gia quyên góp, ủng hộ. Trong 05 năm qua, toàn huyện đã vận động quyên góp được hơn 1,8 tỷ đồng và giúp đỡ 7.518 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hạn chế tình trạng trẻ em bỏ học giữa chừng do điều kiện khó khăn. Từ những cố gắng, nỗ lực của các cấp bộ Đoàn-Hội- Đội huyện Đạ Huoai nói riêng, và sự quan tâm, chỉ đạo, vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân các dân tộc huyện Đạ Huoai nói chung

, các hành vi xâm hại trẻ em, bạo lực trẻ em giảm rõ rệt, trong 5 năm qua, toàn huyện chưa phát hiện các trường hợp trẻ em bị xâm hại, bị tố giác, khởi tố hình sự. Tuy nhiên, bên cạnh mặt đạt được, công tác phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em còn một số tồn tại hạn chế như: Dù có nhiều cố gắng nhưng tình hình tai nạn thương tích ở trẻ em vẫn xảy ra, trong đó phải kể đến hai loại hình tai nạn thương tích nhiều nhất là đuối nước và tai nạn giao thông. Từ năm 2017 đến nay, toàn huyện có 05 trẻ em bị tử vong vì đuối nước và tai nạn giao thông; nhận thức về phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em của một bộ phận ngườị dân chưa cao, còn tâm lý chủ quan hoặc do bận công việc mưu sinh nên đôi lúc vẫn còn tình trạng trẻ bị tai nạn thương tích, trẻ bị đuối nước trên địa bàn; các trang thiết bị an toàn cho trẻ em chưa được sử dụng phổ biến, môi trường xã hội còn tiềm ẩn tai nạn thương tích (tai nạn giao thông, hỏa hoạn, điện giậ…), việc dạy bơi, địa điểm để dạy bơi cho các em thực hành còn hạn chế. Trong nhiệm kỳ tới, để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Đạ Huoai có một số giải pháp như sau: Cần tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong việc thực hiện có hiệu quả chương trình hành động quốc gia về trẻ em, thường xuyên tổ chức các chương trình Lắng nghe trẻ em nói, tổ chức đối thoại với trẻ em theo định kỳ; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại các địa phương, kịp thời biểu dương, nhân rộng những sáng kiến hay, mô hình tốt, đóng góp ý nghĩa của xã hội, gia đình, cộng đồng cho công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em tại địa phương, cơ sở. Thường xuyên đổi mới, nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền sâu rộng đến thanh thiếu nhi, nhân dân nhất là trong vùng bào dân tộc thiểu số.

Thông qua các buổi sinh hoạt Đoàn Hội - Đội, các lớp tập huấn, hoạt động của Đội tuyên truyền măng non, tuyên truyền viên ở cơ sở, hệ thống loa phát thanh..., tập trung giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho thiếu nhi. Tổ chức thành lập Đội thanh niên xung kích, thanh niên tình nguyện phối hợp với các ngành liên quan thường xuyên thông tin kịp thời, cảnh báo những địa điểm, khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước và các tai nạn khác. Đẩy mạnh cơ chế phối hợp với các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện nhiều giải pháp, phòng ngừa, giảm thiểu can thiệp sớm tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích, đưa nội dung huấn luyện kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước vào chương trình giảng dạy cũng như triển khai các hoạt động vui chơi lành mạnh, an toàn cho trẻ em, vận động gia đình và cộng đồng thường xuyên quan tâm, giám sát trẻ em để giảm thiểu những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Từ thực tế cho thấy tai nạn, thương tích ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về thể chất, tâm sinh lý, thậm chí dẫn đến tử vong đối với trẻ em. Phòng chống tai nạn, thương tích cho trẻ em là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp của các cấp, các ngành và toàn xã hội. Với phương châm “Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai”, các cấp, các ngành, gia đình, xã hội cần tăng cường cơ chế quản lý và chủ động thực hiện các giải pháp phòng ngừa một cách đồng bộ, thống nhất, qua đó, góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh, để trẻ em được phát triển toàn diện.

Những năm qua, công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo trên địa bàn huyện Di Linh luôn được các cấp bộ Đoàn Hội quan tâm, chú trọng. Theo thống kê dân số toàn huyện, hiện nay Di Linh có khoảng 29.327 thanh niên, trong đó thanh niên có mặt tại địa phương là 17.704 người, có 5.708 đoàn viên, 4.890 hội viên Hội LHTN Việt Nam, thanh niên dân tộc thiểu số có 5531 người, thanh niên là tín đồ tôn giáo có 6435 người. Thanh niên Di Linh chiếm gần 17 % dân số và 13.3% lao động toàn huyện. Thông qua việc triển khai các hoạt động Đoàn, Hội tỷ lệ thanh niên được tập hợp ngày càng cao; các cơ sở đã có những cách làm hay, mô hình hiệu quả thu hút, tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn… Qua đó, góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự - an toàn xã hội, giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc. Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập hợp thanh niên nói chung và thanh niên dân tộc thiểu số, tôn giáo nói riêng; thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Di Linh đã chỉ đạo các cấp bộ Đoàn - Hội trên đã tổ chức tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo thông qua sinh hoạt chi đoàn, diễn đàn, phát thanh địa phương, mạng xã hội. Hằng năm, tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động, công tác cho cán bộ cốt cán vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đạo; tổ chức thăm hỏi, chúc mừng các tổ chức, chức sắc tôn giáo, già làng, thanh niên cốt cán tôn giao tiêu biểu nhân các ngày lễ lớn; tổ chức nhiều hoạt động

ĐOÀNĐỒNG BÀOKẾT DÂNTẬPTHỢPỘC THTIHỂANHU SỐ,NITÔÊNN GIVÙNGÁO

Huyện đoàn Di Linh

giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc; tuyên dương thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác… Trong nhiệm kỳ 2017-2022, Di Linh đã thành lập và duy trì 105 câu lạc bộ, đội, nhóm về sở thích, ngành nghề nhằm đáp ứng sở thích và nguyện vọng của đoàn viên, thanh niên như: CLB thanh niên làm kinh tế giỏi, Đội bóng đá, Đội văn nghệ, các tổ đổi công, vần công,… là nơi giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sống, phát huy được tính đoàn kết, sáng tạo của thanh niên lương, giáo, thanh niên các dân tộc để từ đó kịp thời nắm bắt được nhu cầu, tâm tư nguyện vọng của các bạn đoàn viên, thanh niên. Tiêu biểu trong số đó, có hoạt động của CLB

Tri thức trẻ làng Djiring, Huyện Đoàn phối hợp với Phòng Lao động -Thương Binh và Xã hội, các ban, ngành liên quan tổ chức các phiên giao dịch việc làm tư vấn, giới thiệu việc làm; triển khai tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, tham quan, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm mô hình phát triển kinh tế cho thanh niên dân tộc, tôn giáo . Từ sự hỗ trợ của tổ chức Đoàn - Hội đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dân tộc, tôn giáo làm kinh tế giỏi, đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình kinh tế, nhiều thanh niên tiêu biểu trong lĩnh vực thể thao... và trở thành hạt nhân nòng cốt thúc đẩy phong trào Đoàn - Hội xây dựng địa phương phát triển Trong 05 năm qua, Ban Thường vụ Huyện Đoàn chỉ đạo xây dựng lực lượng cốt cán vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo, chọn những thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tồn giáo ưu tú vào những vị trí lãnh đạo đoàn chủ chốt; lực lượng cốt cán là tín đồ tôn giáo, dân tộc thiểu số có 104 người. Theo đó, những thanh niên này đã phát huy vai trò hạt nhân, nòng cốt trong việc vận động, tập hợp thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên có đạo tại địa phương tham gia tổ chức Đoàn, Hội. Thông qua các hoạt động, các cơ sở Đoàn còn quan tâm giới thiệu đoàn viên ưu tú là người dân tộc thiểu số, tín đồ tôn giáo để xem xét kết nạp Đảng… Nhờ vậy, chất lượng hoạt động của tổ chức Đoàn - Hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo ngày càng được nâng lên.

Bên cạnh đó công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng tôn giáo còn một số khó khăn, tồn tại như: Huyện Di Linh địa bàn rộng, nhiều địa phương cách xa trung tâm, trình độ thanh niên dân tộc thiếu số một số nơi còn hạn chế; một số phong tục tập quán vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa phù hợp như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thách cưới cao; tỷ lệ thu hút, tập hợp thanh niên vào tổ chức chưa bền vững; đội ngũ cán bộ Đoàn vùng dân tộc, tôn giáo tuy đã có bước phát triển nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên,… Để đạt được hiệu quả trong công tác đoàn kết tập hợp thanh niên trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tôn giáo, Huyện Đoàn Di Linh xác định tiếp tục triển khai một số giải pháp trọng tâm như: Tổ chức Đoàn cần tích cực tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tạo điều kiện, cơ chế tổ chức Đoàn hoạt động, cụ thể các chính sách hỗ trợ cán bộ Đoàn – Hội, thanh niên dân tộc, tôn giáo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, tư tưởng và hành động của mỗi đoàn viên, thanh niên, đặc biệt quan tâm tuyên truyền những chính sách liên quan đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền thanh niên không tin, không nghe theo các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch

nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường phản ánh, khai thác thông tin và định hướng dư luận trên mạng xã hội. Các chương trình hoạt động của Đoàn cấp tiếp tục quan tâm hơn nữa việc chăm lo nhu cầu hợp pháp, chính đáng của thanh niên; tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao và an sinh xã hội tại các địa bàn vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo; vận động các nguồn lực hỗ trợ các thiết chế về văn hóa cho thanh thiếu nhi; chú trọng hỗ trợ ĐVTN về nguồn vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong tham gia phát triển kinh tế; hỗ trợ học tập nghiên cứu khoa học, tham gia các chương trình, phong trào khởi nghiệp lập nghiệp do tổ chức Đoàn phát động. Tập trung xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đoàn - Hội vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo vững mạnh, tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động đặc thù của thanh niên dân tộc, thanh niên tôn giáo một cách phù hợp nhằm tăng cường uy tín và ảnh hưởng của tổ chức Đoàn, Hội đối với thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên tín đồ tôn giáo

Chú trọng đánh giá công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vùng dân tộc thiểu số, tôn giáo định kỳ hàng năm; quan tâm tổ chức gặp mặt, biểu dương thanh niên tôn giáo tiêu biểu, điển hình trên các lĩnh vực. Có thể khẳng định, đoàn kết tập hợp thanh niên nói chung, đoàn kết tập hợp thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn là vẫn đề then chốt trong quá trình xây dựng và hoạt động của tổ chức Đoàn - Hội. Và chăm lo tốt cho từng đối tượng thanh niên sẽ là tiền đề quan trọng để củng cố và phát triển tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.

X Â Y DỰNG T Ổ CHỨC CƠ SỞ ĐOÀN VỮNG MẠNH VỀ TƯĐÓTƯCHẤTỞNG, CHÍLƯỢNGNH TCÁNRỊ, TBỘỔ CHỨCĐOÀNVÀLÀHÀNH“THENĐỘNGCHỐTT”R, ONG CHẤT LƯỢNG CƠ SỞ ĐOÀN LÀ “ĐỘT PHÁ”

Thành đoàn Đà Lạt

Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình, cũng như tầm quan trọng đặc biệt của tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đoàn viên thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng và trên tinh thần quan điểm của Đảng được nêu tại Quy chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 289-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; công tác cán bộ Đoàn là bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, cán bộ Đoàn là nguồn cung cấp cán bộ kế cận cho Đảng và cho cả hệ thống chính trị. Trong nhiệm kỳ qua, được sự quan tâm, chỉ đạo Tỉnh đoàn Lâm Đồng, Thành ủy Đà Lạt - công tác tạo nguồn, đào tạo đội ngũ cán bộ Đoàn từ thành phố đến cơ sở cán bộ Đoàn được chú trọng về nhiều mặt và tạo điều kiện tham gia các lớp học lý luận chính trị; quản lý nhà nước; được tham gia các lớp học nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ... Đến nay, đội ngũ cán bộ Đoàn ở cơ sở ngày càng được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong tình hình mới, góp phần bảo đảm cho sự kế thừa và phát triển của Đảng. Tính đến thời điểm tháng 9/2022, toàn thành phố có 42 cơ sở đoàn với 8405 đoàn viên, 42 Bí thư Đoàn cơ sở trực thuộc. Chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp hiện nay cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, 100% cán bộ Đoàn cấp thành phố trình độ Đại học, nhiều đồng chí có trình độ sau Đại học, 100% Bí thư Đoàn cấp xã trình độ Đại học; trình độ lý luận chính trị của cán bộ Đoàn cơ bản được đào tạo Cao cấp, Trung cấp lý luận chính trị.

Cán bộ Đoàn và công tác cán bộ Đoàn toàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, các khâu tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn từng bước được nâng lên, đội ngũ cán bộ Đoàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, được các cấp các ngành quan tâm…

Trong nhiệm kỳ 2017 – 2022, có 02 cán bộ Đoàn cấp thành phố và 08 cấp xã được trưởng thành bố trí nhiệm vụ mới; các cấp bộ Đoàn kịp thời kiện toàn nhân sự để đảm bảo công tác điều hành, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, chú trọng đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện đầu vào theo quy định. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác cán bộ Đoàn, các cấp bộ Đoàn từ thành phố đến cơ sở đã triển khai thực hiện những nội dung của Kết luận 07-KT/TWĐT-BTC gắn với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị, nghiêm túc, gương mẫu chấp hành đúng quy định của Đảng, Nhà nước, cơ quan, tổ chức, rèn luyện và phấn đấu xây dựng hình ảnh của cán bộ Đoàn “Tâm trong, Trí sáng, Hoài bão lớn” gắn với nội dung đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Chỉ thị 01/20213 của Trung ương Đoàn về những điều nên làm và không nên làm của cán bộ Đoàn. Từ đó, Ban Thường vụ Thành Đoàn đã chú trọng tổ chức nhiều nội dung tuyên truyền, hoạt động phát huy tinh thần xung kích tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội và tạo không khí thi đua sôi nổi trong đoàn viên, thanh niên. Qua đó, đẩy mạnh phong trào thi đua, học tập, rèn luyện, công tác trong cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh thiếu niên đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng giá trị hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới. Nhiều cơ sở Đoàn -Hội với những cách làm mới và sáng tạo thông qua việc đăng ký đảm nhận hoặc tham gia thực hiện công trình, phần việc thanh niên, tổ chức các hoạt động tình nguyện tại địa phương, cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh phong trào sáng tạo trẻ, phong trào Ngày thứ bảy tình nguyện; Ngày chủ nhật Xanh; xung kích xây dựng văn minh đô thị, văn hóa nông thôn gắn với mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành Thành phố thông minh… Đội ngũ cán bộ đoàn đã tích cực phấn đấu, rèn luyện đạo đức, tác phong, xây dựng thái độ làm việc đúng đắn, xung kích đảm nhận thực hiện việc mới, việc khó; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội, nhất là việc xung kích

tham gia phòng chống covid hiệu quả, góp phần không nhỏ đảm bảo cho thành phố nhanh chóng khôi phục kinh tế sau đại dịch. Nhiều đồng chí đã thể hiện rõ vai trò xung kích, gương mẫu trong tập thể thanh niên, đi đầu trong việc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, trên Fanpage Thành đoàn Đà Lạt đã xây dựng các Chuyên mục Học tập và làm theo lời Bác; “Mỗi ngày một tin tốt, mỗi tuần một câu chuyện đẹp”... để tuyên truyền, nêu gương, nhân rộng các mô hình điển hình tiêu biểu, truyền thông các nội dung chú trọng học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong hệ thống Đoàn Thanh niên. Bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, các cấp bộ Đoàn thành phố cũng tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và tổ chức các hội thi, hội trại dành cho cán bộ Đoàn, tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thẳng thắn đó là trong quá trình hoạt động, vẫn còn một số hạn chế nhất định như: Nguồn nhân lực của cơ quan chuyên trách Đoàn thành phố còn thiếu hụt do chưa tuyển dụng kịp thời, tinh giảm quá sâu (từ năm 2010 có 15 cán bộ, đến nay còn 5 cán bộ), chất lượng cán bộ Đoàn kế cận chưa đảm bảo; cán bộ Đoàn biến động thường xuyên dẫn đến không kịp thời trong đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng, nghiệp vụ; công tác quy hoạch, rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ Đoàn chưa tốt, nguồn trong quy hoạch biến động thường xuyên, thiếu nguồn quy hoạch là cán bộ trẻ, trong biên chế; quy hoạch chưa đảm bảo tính kế thừa, chưa đào tạo, bồi dưỡng kịp thời, nhất là về trình độ chính trị,… Trong thời gian tới, để xây dựng tổ chức Đoàn thật sự vững mạnh, xứng đáng là đội dự bị tin cậy, là cánh tay đắc lực của Đảng, Thành đoàn Đà Lạt triển khai các giải pháp đồng bộ, cụ thể: Trước hết, coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống,

đạo đức cách mạng, văn hóa lịch sử, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phát huy tính nêu gương, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ Đoàn. Đồng thời, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn nòng cốt, đặc biệt mỗi cán bộ Đoàn là một chiến sĩ trên mặt trận đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực hù địch trên các trang mạng xã hội, lan tỏa những tin tốt, những câu chuyện đẹp. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước và của Đoàn về công tác cán bộ, thực hiện chặt chẽ, đầy đủ quy trình các khâu trong công tác cán bộ; các cấp bộ Đoàn phải chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy cùng cấp về công tác cán bộ Đoàn nhất là tham mưu quy hoạch, đào tạo, chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn và quan tâm bố trí công tác khác phù hợp khi cán bộ Đoàn hết tuổi công tác. Tăng cường công tác lãnh đạo, kiểm tra, giám sát chuyên đề về công tác cán bộ Đoàn các cấp; tổ chức Đoàn các cấp cần nâng cao chất lượng hoạt động của Đoàn; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng Đoàn thực sự vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong đó chất lượng cán bộ Đoàn là “then chốt”, chất lượng cơ sở Đoàn là “đột phá”; nâng cao hiệu quả các phong trào, chương trình hành động cách mạng của Đoàn gắn với nhu cầu của đoàn viên thanh niên và điều kiện thực tiễn nhằm phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sáng tạo của cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn về lý luận chính trị; định kỳ tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ công tác đoàn cho đội ngũ cán bộ đoàn các cấp; các cấp bộ đoàn có trách nhiệm phát hiện, giới thiệu cho Đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ đoàn tâm huyết, có đạo đức, gắn bó với quần chúng, có trí tuệ, năng lực, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám dấn thân để bổ sung lực lượng cho Đảng và hệ thống chính trị đáp ứng yêu cầu xây dựng Đảng, xây dựng đất nước trong thời kỳ mới. Trong công tác nhận nhận xét, đánh giá cán bộ Đoàn các cấp, cần thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại đối với cán bộ Đoàn một cách công bằng, công khai, minh bạch.

Có thể khẳng định rằng, công tác xây dựng Đoàn vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động để xứng đáng là đội dự bị tin cậy của Đảng, là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên là nhiệm vụ rất quan trọng, đòi hỏi sự tập trung cao độ, chủ động, tích cực và kiên trì tham mưu của các cấp bộ Đoàn, được tổ chức thực hiện thường xuyên, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tiếp tục xây dựng lớp thanh niên thời kỳ mới với “Tâm trong - Trí sáng - Hoài Bão lớn”, có lý tưởng cách mạng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, giàu lòng yêu nước, phẩm chất và năng lực tốt, có tâm, có tầm, đảm bảo trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trong tình hình mới là nhiệm vụ tất yếu, khách quan với sự phát triển của địa phương, đất nước.

MÁI ẤM CỦA SINH VIÊN LÀO NƠI XỨ HOA ANH ĐÀO

Khá nhiều lần tiếp xúc với các bạn sinh viên Lào đang học tại Trường Đại học Đà Lạt (ĐHĐL) qua những sự kiện như Tết cổ truyền Bunpimay, Lễ nhận đỡ đầu sinh viên Lào,... giữa chúng tôi, mỗi lần một sắc thái cảm xúc nhưng luôn đong đầy thân thiện và ấm áp được hun đúc từ tình hữu nghị.

Ân tình sẻ chia trong hòa nhập Tết Bunpimay tổ chức trong ký túc xá sinh viên (SV) Lào và Việt Nam. Trang phục truyền thống, SV Lào thực hiện nghi lễ Té nước mừng năm mới; thi nấu ăn các món truyền thống; diễn văn nghệ... Cán bộ Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, Đoàn trường Đại học và SV Việt Nam hòa chung với SV Lào trong điệu múa Lăm-vông và giao lưu ẩm thực... Phó Hiệu trưởng Trường ĐHĐL, PGS.TS. Nguyễn Tất Thắng bày tỏ: “Đây là lần đầu tiên Trường ĐHĐL tổ chức chúc mừng Tết truyền thống Lào. Thay mặt lãnh đạo trường, tôi mến chúc các bạn SV Lào đầu năm mới có nhiều sức khỏe, nhiều niềm vui hạnh phúc trong cuộc sống. Mong những ngày học tập tại Đà Lạt, các em lĩnh hội được thật nhiều kiến thức để khi tốt nghiệp ra trường trở về phục vụ tốt cho đất nước Lào anh em”. Bạn Mounthisene Chanthaphone (tên tiếng Việt là Lem), SV ngành Môi trường, năm thứ 4 chủ trì nghi lễ chúc mừng năm mới và lễ buộc chỉ tay. Lem chia sẻ: “Mặc dù xa nhà không về được dịp Tết, nhưng được các thầy cô và các anh chị tổ chức lễ Tết này, tụi con coi như là một gia đình mới. Rất vui và hạnh phúc. Thay mặt các bạn, con xin được cảm ơn các thầy cô, các bạn nhiều”...

Chương trình Lễ đỡ đầu do Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Lâm Đồng và Trường ĐHĐL tổ chức long trọng tại hội trường lớn. Nhiều tình cảm nồng hậu đối với 22 SV Lào được sẻ chia từ các vị lãnh đạo: Ông Nguyễn Bạn - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Lâm Đồng, ông Vănxay Saysena - Phó Tổng lãnh sự quán Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu Trường ĐHĐL... và các phụ huynh là gia đình ở Lâm Đồng nhận đỡ đầu SV Lào đang học tập tại trường. Vòng tay ấm ôm, tình yêu thương lan tỏa... Các SV Lào ân cần đến từng đại biểu thực hiện lễ buộc chỉ cổ tay, nét đẹp và độc đáo văn hóa hiếu khách của người dân xứ sở Triệu Voi với thông điệp những lời chúc bình an và may mắn... Quan tâm giúp đỡ toàn diện Hiệu trưởng Trường ĐHĐL TS. Lê Minh Chiến cho biết: “Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lâm Đồng quan tâm đặc biệt về việc kết nghĩa giữa Lâm Đồng với các tỉnh của Lào là Champasak và Bolykhamxay về nhiều mặt và toàn diện, trong đó có lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đảng ủy ĐHĐL chỉ đạo coi việc này là nhiệm vụ chính trị quan trọng trong chương trình hoạt động quan hệ quốc tế của trường”. Nhà trường đã nhận trách nhiệm đào tạo và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em an tâm học tập, lo cho SV Lào nhiều mặt từ tết cổ truyền Việt Nam và Lào đến các điều kiện sinh hoạt và phòng, chống dịch COVID-19...

Tiến sĩ Trịnh Thị Tú Anh - Trưởng Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế Trường ĐHĐL, vừa là một trong 21 gia đình đỡ đầu SV Lào cho biết: “Hiện, Trường đang tiếp nhận tổng cộng 25 du học sinh Lào đến học tập và sinh hoạt; đã có 2 SV của tỉnh Champasak là những du học sinh đầu tiên vừa tốt nghiệp ngành Khoa học Môi trường và về nước phục vụ công cuộc phát triển đất nước Lào, cũng như tiếp tục là những cầu nối ngoại giao cho mối quan hệ giữa 2 địa phương nói riêng và hai quốc gia nói chung; trong đó có việc thúc đẩy mối quan hệ giữa Trường ĐHĐL và Trường Đại học Champak”. Bà Trịnh Thị Tú Anh cũng chia sẻ, SV Lào luôn nhận được quan tâm sâu sắc của các cấp lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng; sự yêu thương, đùm bọc của các gia đình cư dân địa phương Lâm Đồng nhận các em là con nuôi.

Minh Đạo

và đặc biệt là sự dìu dắt, nâng đỡ và truyền đạt các tri thức của cán bộ, viên chức và người lao động Trường ĐHĐL. Trước khi học đại học chuyên ngành Môi trường, Luật học, Quản trị kinh doanh, Nông lâm, Công nghệ thông tin, Ngôn ngữ Anh, Kế toán các em được học tiếng Việt một năm... Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, ngày 20/7/2022, Sở đã có văn bản gửi UBND tỉnh đề xuất kinh phí hỗ trợ sinh hoạt phí cho SV Lào trong thời gian nghỉ hè. Trong đó, 18 SV ở lại 2 tháng tại trường được hỗ trợ 3,630 triệu đồng/tháng/SV; 5 SV đã tốt nghiệp ra trường được hỗ trợ 5 triệu đồng/SV. Mỗi du học sinh Lào nhập học ở Lâm Đồng đều được giúp đỡ kinh phí trong 10 tháng về đào tạo, bảo hiểm y tế, sinh hoạt phí... căn cứ theo Thông tư 24/2018 của Bộ Tài chính.

Chương trình Lễ đỡ đầu do Hội Hữu nghị Việt - Lào tỉnh Lâm Đồng và Trường ĐHĐL tổ chức long trọng tại hội trường lớn. Nhiều tình cảm nồng hậu đối với 22 SV Lào được sẻ chia từ các vị lãnh đạo: Ông Nguyễn Bạn - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Lào tỉnh Lâm Đồng, ông Vănxay Saysena - Phó Tổng lãnh sự quán Lào tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Giám hiệu Trường ĐHĐL... và các phụ huynh là gia đình ở Lâm Đồng nhận đỡ đầu SV Lào đang học tập tại trường. Vòng tay ấm ôm, tình yêu thương lan tỏa... Các SV Lào ân cần đến từng đại biểu thực hiện lễ buộc chỉ cổ tay, nét đẹp và độc đáo văn hóa hiếu khách của người dân xứ sở Triệu Voi với thông điệp những lời chúc bình an và may mắn...

Ấn tượng mạnh việc được đỡ đầu Tháng 7/2022, chúng tôi trở lại ký túc xá gặp SV Lào đang nghỉ hè, gồm 16 nam và 8 nữ. Sinh viên Phousaming Sanavong (Minh) sinh năm 2001, học ngành Luật, khóa 44 nói: “Thời gian học ở Trường ĐHĐL, mọi người đều thân thiện, thầy cô và nhiều bạn bè giúp đỡ cháu nhiệt tình để học tập. Trường giúp đỡ nhiều về điều kiện sinh hoạt. Còn khó khăn nhất là chưa hiểu sâu về ngôn ngữ Việt”... Sinh viên Khampaseuth Maokhamphou (Khang) sinh năm 2003 mới sang Việt Nam 2 tháng, đang học tiếng Việt để theo ngành đào tạo Ngôn ngữ Anh khóa 46. Trước khi đến ĐHĐL, Khang được du lịch một nơi ở Việt Nam cùng gia đình vì có bố là người Việt làm nghề phiên dịch. “Lần này con đến với Trường ĐHĐL cảm nhận có nhiều hoa và cây xanh, khí hậu rất mát mẻ. Tụi con được chơi bóng chuyền, cầu lông với các anh SV Việt Nam rất vui vẻ…”. Còn Sisahad Mayoulanth (Mây) là nữ sinh sinh năm 1999, đã tốt nghiệp ngành Luật khóa 42. Cũng chia sẻ được hỗ trợ nhiều điều kiện học tập, sinh hoạt, SV không đóng bất kỳ khoản phí đào tạo nào, Mây ấn tượng nhất trong 4 năm học là được nhận đỡ đầu. “Hôm đó con đã khóc”, Mây cười và nói. Cô được ba mẹ đỡ đầu đưa đi du ngoạn, ăn tết cổ truyền Việt Nam tại nhiều vùng quê. Được sinh hoạt với các gia đình đỡ đầu, SV Lào đón nhận những tình thương yêu từ các gia đình Việt và mở mang tri thức, văn hóa Việt, ngôn ngữ Việt. Quyết định ở lại Việt Nam của Mây là muốn tiếp tục học thạc sĩ nếu được tiếp tục hỗ trợ kinh phí hoặc tìm việc làm ngành Luật ở Đà Lạt để nâng cao kiến thức. Có thể hiểu, trường hợp của Mây đang chứng minh sinh động mối quan hệ hữu nghị Việt - Lào ngày càng đâm chồi nẩy lộc và đơm hoa kết trái.

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THỰC TẾ ẢO VR360 ĐỘ

Thành đoàn Đà Lạt

Sự phát triển khoa học công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0 đã và đang có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Những thành tựu của kỷ nguyên 4.0 đã góp phần quan trọng trong việc triển khai công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng. Nền tảng công nghệ thực tế ảo VR360 độ là một trong những kết quả minh chứng cho thực tế đó. Nhằm góp phần tuyên truyền một cách trực quan về sự kiện chính trị quan trọng của tuổi trẻ Đà Lạt, mang đến những trải nghiệm chân thực và sinh động cho người xem tại Đại Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Đà Lạt lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027. Ban Thường vụ Thành đoàn Đà Lạt đã xây dựng Không gian tổ chức Đại hội Đoàn Thành phố tại Thành ủy Đà Lạt trên nền tảng Công nghệ thực tế ảo VR360 độ, bằng các thao tác di chuyển, tương tác đơn giản (Click vào các moduel hình ảnh, vật thể) người xem hoàn toàn có thể trải nghiệm và tiếp nhận thông tin Đại hội một cách sống động và tiện lợi mọi lúc mọi nơi.

Không gian Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Đà Lạt, lần thứ XII, nhiệm kỳ 2022 – 2027 (được thể hiện qua video tương tác trực tuyến, hình ảnh bảng biểu, mô hình phục dựng giống nguyên bản thực tế) đồng thời được tích hợp đa phương tiện công nghệ số như: Video, file tài liệu PDF, hình ảnh, bối cảnh 3D, âm nhạc, người xem sẽ được theo dõi video sự kiện, phóng sự các hoạt động của thành phố ở sân khấu chính, đồng thời có thể tham quan các pano ảnh tiêu biểu của cơ sở Đoàn trực thuộc đã đạt giải cao trong Cuộc thi thiết kế pano ảnh chào mừng Đại hội Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố Đà Lạt. Tiếp sau đó là không gian phòng truyền thống với tất cả những hình ảnh, tư liệu được trưng bày theo nhóm nội dung

được sắp xếp theo mô tuýp liên kết xâu chuỗi nhằm tạo ra hiệu quả cảm nhận cho người xem một cách logic, khoa học gồm: Khu trưng bày Lịch sử Thành đoàn & phong trào thanh thiếu nhi thành phố Đà Lạt; hình ảnh Bí thư, Phó Bí thư Thành đoàn qua các thời kỳ; các thành tích tuổi trẻ thành phố đã đạt được trong nhiệm kỳ; triển lãm ảnh số Dấu ấn một nhiệm kỳ thể hiện toàn bộ những kết quả hoạt động, các phong trào của Tuổi trẻ Đà Lạt đã đạt được trong 5 năm qua trên tất cả các lĩnh vực như công tác giáo dục, các phong trào hành động cách mạng, phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, các chương trình đồng hành với thanh niên, công tác phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, công tác xây dựng Đoàn; mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tham gia xây dựng, bảo vệ Đảng và hệ thống chính trị…. Đặc biệt không gian cũng là nơi bảo lưu, gìn giữ những giá trị tiêu biểu trong suốt quá trình xây dựng, phát triển của đơn vị. Những hình ảnh tại triển lãm sẽ góp phần giáo dục và khơi dậy lòng tự hào dân tộc, vun đắp tình yêu quê hương, đất nước và sự gắn bó của đoàn viên, thanh thiếu nhi với tổ chức Đoàn. Từ đó tạo động lực cổ vũ các cấp bộ Đoàn tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được cố gắng, phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng để tiếp bước truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh đi trước. Công trình “Không gian tổ chức Đại hội Đoàn Thành phố tại Thành ủy Đà Lạt trên nền tảng kỹ thuật số hiện đại” được Thành đoàn Đà Lạt lên ý tưởng thực hiện với sự hỗ trợ kỹ thuật từ VR4.0S – Sense Group nhằm thể hiện sự xung kích, tiên phong, đổi mới, sáng tạo của tuổi trẻ thành phố trong công cuộc chuyển đổi số lập thành tích chào mừng Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 – 2027 tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đoàn.

Bên cạnh kết quả thực hiện được, Ban Thường vụ Thành đoàn thường xuyên tuyên truyền, vận động đoàn viên thanh niên tiếp tục phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào thực hiện nhiệm vụ và học tập; đẩy mạnh nghiên cứu, có nhiều giải pháp sáng tạo và là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong việc chuyển đổi số tại cơ quan, đơn vị, góp phần thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Đảng, của Đoàn, cùng Đảng bộ và Nhân dân thành phố thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh. Nền tảng thực tế ảo VR360 độ có thể khẳng định là kết quả trong bước tiến áp dụng choa học công nghệ đột phá nhằm đưa kiến thức, thông tin của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thành phố đến gần hơn và thân thiện hơn với nhiều đối tượng tiếp nhận. Truy cập vào đường dẫn https://vr40s.com/viewer/daihoixii để cùng tham quan không gian số Đại hội và phòng truyền thống, triển lãm ảnh Dấu ấn nhiệm kỳ 2017 - 2022.

ĐOÀN VIÊN ĐI ĐẦU TRONG TRỒNG DÂU NUÔI TẰM

Huyện đoàn Đam Rông

Trước đây, hơn 5 sào đất canh tác dọc sông K’rông Nô, anh N’du Ha Eo, ở thôn Liêng K’rắc 1, xã Đạ M’rông, huyện Đam Rông chủ yếu trồng bắp và một số rau màu ngắn ngày khác hiệu quả kinh tế thấp. Nhận thấy cây dâu phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai ở địa phương nên anh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất canh tác sang trồng dâu nuôi tằm. Bước đầu anh đã trồng thử nghiệm 2 sào dâu để cung cấp lá cho 1 hộp tằm, vụ đầu tiên anh được 5 triệu đồng từ việc bán kén.

Anh Ha Eo bày tỏ: “Từ khi tôi nuôi tằm tôi phải chịu khó, phải đi hái thật nhiều để cho tằm ăn. Chính vì vậy mà tôi không có thời gian để đi chơi vơi mọi người, bạn bè họ rủ nhưng tôi không đi được vì thời gian nó quá nhiều. Với việc tôi hy sinh tôi làm nên bây giờ kinh tế nhà tôi được khá lên rất nhiều so với trước đây tôi chưa nuôi tằm”.

Thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt, thời gian chăm sóc ngắn nên anh đã tiếp tục mở rộng diện tích. Đến nay, anh đã trồng được 5 sào dâu đủ cung cấp cho 8 đến 9 hộp tằm trong một năm. Anh N’du Ha Eo, ở thôn Liêng K’rắc 1, xã Đạ M’rông, cho biết: “Giờ tôi đang trồng được 5 sào, nếu năm sào đó mà lên tốt thì nuôi một tua phải hộp rưỡi, đợi đến 1 tháng sau mình lại nuôi tiếp. Trong diện tích 5 sào trong vòng 1 năm tôi nuôi được 8 đến 9 hộp tằm. Tôi thấy làm dâu tằm này nó có kinh tế hơn, thu nhập so với trước đây họ làm bắp, làm lúa, làm cũng ít khi bằng làm bên này cho thu hoạch hơn”

Với nguồn thu nhập ổn định từ việc trồng dâu nuôi tằm, anh Ha Eo đã giúp bố mẹ có thêm kinh phí để trang trải cuộc sống, lo cho các em ăn học, mua sắm các trang thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, các thiệt bị phục vụ nhu cầu cuộc sống gia đình, nhất là tạo việc làm thường xuyên cho bản thân và anh cũng sẵn sàng chia sẽ những kinh nghiệm quý báu của mình trong việc trồng dâu nuôi tằm cho đoàn viên thanh niên trong xã.

Khi nói về gương thanh niên đi đầu trong trồng dâu nuôi tằm của huyện nhà, anh Bon Krong Ha Nỗ - Phó bí thư Huyện đoàn Đam Rông khẳng định: “Ban thường vụ Huyện đoàn chúng tôi đánh giá đoàn viên Ha Eo trồng dâu nuôi tằm là một trong những mô hình thật sự chúng tôi đanh giá rất cao mang kinh tế hiệu quả hơn so với trồng các loại cây trồng khác. Nhân mô hình này chúng tôi cũng tuyên truyền, vận động các bạn đoàn viên thanh niên và đồng chí Eo cũng sẵn sàng chia sẽ với các bạn đoàn viên thanh niên để học hỏi mô hình trồng dâu nuôi tằm được hiệu quả. Ngoài việc làm kinh tế giỏi, đồng chí Ha Eo với vai trò là Bí thư chi đoàn thôn, thủ lĩnh trong thôn đồng chí tham gia rất tích cực các hoạt động của xã nhà, cũng như trong phong trào ở thôn, buôn. Đặc biệt là về các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao”.

Ngoài việc làm kinh tế giỏi, đồng chí Ha Eo với vai trò là Bí thư chi đoàn thôn, thủ lĩnh trong thôn đồng chí tham gia rất tích cực các hoạt động của xã nhà, cũng như trong phong trào ở thôn, buôn. Đặc biệt là về các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao”. Bên cạnh việc là người đi đầu trồng dâu nuôi tằm, anh N’du Ha Eo là một Bí thư Chi đoàn năng nổ, luôn nhiệt tình với công việc được giao, xung kích tình nguyện đi đầu trong các hoạt động như; tuổi trẻ chung tay bảo vệ môi trường, vận động thanh niên ăn ở hợp vệ sinh, xóa bỏ các phong tục tập quán lạc hậu trong lao động, sản xuất; tích cực có nhiều đóng góp trong việc xây dựng nông thôn mới. Chính vì vậy, anh luôn được các cấp bộ đoàn, cấp ủy, chính quyền ở xã Đạ M’rông ghi nhận và đánh giá cao. anh Bon Krong Ha Nỗ, Phó bí thư Huyện đoàn Đam Rông, cho biết.

Là một thanh niên chưa xây dựng gia đình – nhưng với ý chí dám nghĩ, dám làm vượt qua mọi khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng. Mô hình trồng dâu nuôi tằm của chàng dân tộc M’nông N’du Ha Eo đã và đang trở thành một địa chỉ tin cậy để thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện học hỏi và làm theo.

Là một học sinh giỏi trong suốt 11 năm liền, trong đó đã có nhiều năm đạt Học sinh xuất sắc nhất khối - trường, đoàn viên Tạ Lê Thanh Bình là một học sinh được thầy cô và bạn bè cùng trang lứa quý mến, noi gương học tập, rèn luyện và cống hiến cho tổ chức Đoàn. Tạ Lê Thanh Bình hiện là học sinh lớp 12D1 – trường THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng; là lớp trưởng, học sinh gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động về học tập và tham gia các hoạt động công tác Đoàn của trường và địa phương. Dù chỉ là những hoạt động nhỏ, nhưng em luôn thể hiện là một đoàn viên năng động, sáng tạo và tích cực đóng góp cho sự phát triển của Đoàn. Bên cạnh đó, em cũng thường động viên và tạo động lực cho các bạn trong trường, lớp tích cực tham gia các phong trào, phấn đấu trong học tập, rèn luyện. Không chỉ đạt kết quả tốt trong học tập, em còn là người cán bộ Đoàn có những năng khiếu về mĩ thuật, ca hát, chơi một số loại nhạc cụ (như đàn organ, piano, guitar) và niềm đam mê lớn với đọc sách. Cũng nhờ những khả năng và niềm yêu thích đó mà em đã có thể đọc rất nhiều sách và rèn luyện tư duy sáng tạo. Phần lớn những quyển sách đều có những chủ đề thuộc về các lĩnh vực văn học, lối sống, kinh tế, tư duy vĩ mô của nhiều tác giả lớn như Stephen Hawking, Donald Trump, Dale Carnegie,… Khi được điểm qua những thành tích đã đạt được trên ghế Trung học phổ thông thì đa số ai cũng thán phục, cụ thể: Ở cấp Trung học cơ sở, em đã vinh dự được chọn là đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh Lâm Đồng, Đạt danh hiệu Chỉ huy Đội giỏi cấp tỉnh, đạt giải Nhì trong Trại huấn luyện Kĩ năng công tác Đội năm 2019, đạt giải Ba kì thi chọn Học sinh giỏi môn Tiếng Anh tỉnh Lâm Đồng, giải Nhất tỉnh cuộc thi Tài năng Anh ngữ Olympic English cấp tỉnh, nhận Bằng khen của Trung ương Đoàn với thành tích Nhất cấp tỉnh cuộc thi Tài năng Anh ngữ Olympic English và đạt Huy chương đồng cuộc thi Olympic Tiếng Anh qua mạng (IOE) cấp Quốc gia. Em từng là Liên đội trưởng của trường trong suốt 2 năm liền và đã hoàn thành tròn vẹn trách nhiệm trong khoảng thời gian đó.

GƯƠNG HỌC T Ậ P VÀ NGHI Ê N CỨU KHOA HỌC, HỌC SINH TIÊU BIỂU TR ONG HOẠT ĐỘNG ĐOÀN Huyện đoàn Đức Trọng

làm sản phẩm dự thi Giới thiệu sách về Bác Hồ cấp tỉnh, là học sinh cùng dẫn chương trình trong các buổi sinh hoạt theo chủ để với các thầy cô ở trường, và là trưởng Câu lạc bộ Tiếng Anh tại trường THPT Đức Trọng. Là thành viên chủ chốt trong Ban quản lý Câu lạc bộ, đại diện thành viên khối 11 của câu lạc bộ trong triển khai ý tưởng phát triển các hoạt động của câu lạc bộ.

Ngoài ra cũng luôn tích cực tham gia nhiều hoạt động văn nghệ do Ban Thường vụ Huyện đoàn Đức Trọng tổ chức, triển khai (Giai điệu tuổi hồng, Liên hoan tiếng hát hoa phượng đỏ, các chương trình mừng các ngày Lễ lớn như Trung thu, ngày Nhà giáo Việt Nam, Liên hoan Búp sen hồng,…), tuyên truyền về các quyền trẻ em, thăm hỏi Mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, người có công với cách mạng,… Ở cấp Trung học Phổ thông, em vẫn luôn duy trì học lực và cân bằng việc tham gia các hoạt động sinh hoạt đoàn thể, các phong trào văn nghệ ở trường và địa phương. Những thành tích học tập nổi bật hiện nay của em được thế hiện như nhận Huy chương Bạc Owlypia Châu Á về lĩnh vực Khoa học Xã hội, giải Ba khu vực Tây Nguyên cuộc thi Vô địch chứng chỉ Tin học văn phòng MOS, đạt giải Ba tuần cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22,… các hoạt động nổi bật khác như Đạt chứng nhận Nhà lãnh đạo trẻ trong cuộc thi Viết luận Nhà lãnh đạo trẻ của Đại học Trinity Úc, giải Khuyến khích Cuộc thi Bình đẳng giới tỉnh Lâm Đồng năm 2022, nghiên cứu sản phẩm dự thi cuộc thi Ý tưởng Khởi nghiệp năm 2022 và Khoa học kĩ thuật năm học 2022, giải Khuyến khích cuộc thi giới thiệu sách và tri ân thầy cô ở trường,

Trong năm học 2022-2023, Tạ Lê Thanh Bình là Trưởng ban tổ chức Sự kiện Halloween thường niên của Câu lạc bộ, điều phối, phân công nhiệm vụ và quản lý sự kiện cũng như tìm kiếm các nhà tài trợ cho chương trình. Tiếp theo đó là tổ chức và hướng dẫn các em khối sau làm quen với việc tổ chức, điều hành các chương trình giao lưu liên quan đến lĩnh vực như định hướng nghề nghiệp, luyện kĩ năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Có thể khẳng định rằng, với những thành tích nổi bật đã và đang đạt được, Tạ Lê Thanh Bình sẽ là tấm gương sáng cho mỗi đoàn viên thanh thiếu nhi học tập, noi theo.

CÔ GÁI NGƯỜI MẠ NHI Ệ T HUY Ế T VỚI PHONG T R ÀO “XÂY DỰNG CHI ĐOÀN MẠNH” TẠI XÃ LỘC THÀNH, HUYỆN BẢO LÂM

Huyện đoàn Bảo Lâm

Chi đoàn là tế bào của tổ chức Đoàn, là đầu mối quan trọng để đoàn kết, tập hợp thanh niên và triển khai tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạnh đến với thanh thiếu nhi. Vì vậy, việc xây dựng chi đoàn vững mạnh là giải pháp quan trọng để củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức đoàn từ cấp cơ sở. Xác định được tầm quan trọng đó, những năm qua Đoàn xã Lộc Thành luôn chú trọng công tác xây dựng tổ chức đoàn từ cơ sở, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn nòng cốt, đặc biệt là các đồng chí cốt cán tôn giáo, dân tộc thiểu số tại địa phương; trong đó, nổi bật nhất phải nói đến đó là đồng chí Ka Nhụy - Ủy viên Ban thường vụ, Bí thư Chi đoàn thôn 15 luôn là một trong những cán bộ năng nổ, nhiệt huyết trong công tác đoàn, hội. Đối với đồng chí Ka Nhụy, việc xây dựng tổ chức Đoàn gắn với việc đổi mới xây dựng các chương trình, kế hoạch hoạt động với hình thức đa dạng, phong phú và thiết thực là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chính vì thế, thông qua các buổi sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội, đồng chí đã tập hợp được các bạn đoàn viên thanh niên ở địa phương tham gia vào tổ chức đoàn, tạo ra sân chơi bổ ích để thu hút, tập hợp đoàn viên thanh niên. Cũng chính từ đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, vận động các đoàn viên thanh niên thực hiện tốt mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đặc biệt phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương đã được triển khai tốt.

Với sự gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động tích cực của bản thân, đồng chí Nhụy đã cùng với các thành viên Ban Chấp hành giữ vững và xây dựng Chi đoàn vững mạnh nhiều năm liền, hoạt động Chi đoàn rất hiệu quả, từng bước xây dựng Chi đoàn phát triển, tích cực đi đầu trong phong trào đoàn là một trong những chi đoàn vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền của địa phương, nhiều năm liền được Đoàn xã Lộc Thành xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được khen thưởng.

Quay ngược lại những thời gian của tuổi trẻ, đồng chí Ka Nhụy bắt đầu bén duyên với công tác Đoàn từ năm 2012, đến nay đã có 10 năm hoạt động Đoàn tại Chi đoàn thôn 15. Với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, dám nghĩ dám làm của thanh niên, trong thời gian qua dưới sự dẫn dắt của đồng chí Ka Nhụy chi đoàn đã tạo nên bước tiến mạnh mẽ và toàn diện, chất lượng đội ngũ đoàn viên, thanh niên và hoạt động tại thôn ngày được nâng lên, góp phần xây dựng quê hương ngày một phát triển. Đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dânchấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng. Với địa bàn dân cư rộng, với đa số là người dân tộc thiểu số, thôn 15 là một trong những thôn khó khăn nhất của xã Lộc Thành, nhiều thanh, thiếu niên trình độ học vấn và nhận thức còn rất hạn chế cũng gây không ít khó khăn cho công tác đoàn. Tuy nhiên với sự am hiểu về văn hóa, con người dân tộc Cơ Ho đồng chí Nhụy đã vượt lên mọi khó khăn, thử thách để từng bước thu hút, tập hợp lực lực lượng đoàn viên, thanh niên đông đảo. Nhận thức sâu sắc vai trò và trách nhiệm của người Bí thư Chi đoàn, đồng chí Nhụy luôn nhiệt tình, tiên phong, gương mẫu trong mọi công việc, thực hiện tốt mọi nhiệm vụ mà Đoàn cấp trên, Chi bộ giao phó. Trong công tác Đoàn, luôn chủ động lắng nghe tâm tư nguyện vọng của mỗi đoàn viên thanh niên, từ đó, mới tìm ra phương pháp xây dựng và phát triển phong trào Đoàn tại đơn vị. Đồng thời mạnh dạn tham mưu với Chi bộ, Ban Chấp hành Chi đoàn trong việc giúp đỡ thanh niên lập nghiệp. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục để đoàn viên thanh niên phát huy tinh thần tình nguyện bằng nhiều cách làm mới, sáng tạo, triển khai có hiệu quả phong trào hành động của Chi đoàn.

Với vai trò là Ủy viên Ban thường vụ Đoàn xã, đồng chí Ka Nhụy luôn phát huy vai trò của mình trong công tác đoàn và thanh thiếu nhi tại địa phương. Tích cực tham mưu cho thường trực đoàn xã nhiều sáng kiến, cách làm hay trong công tác Đoàn – Hội từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác Đoàn – Hội tại địa phương. Đặc biệt trong giai đoạn 2020 – 2021, là giai đoạn đỉnh điểm bùng phát dịch Covid-19, đồng chí Ka Nhụy chính là một trong những nhân tố tiêu biểu của địa phương trong công tác phòng chống dịch đặc biệt là trong chiến dịch vận động nhân dân tham gia tiêm chủng vacine phòng chống, dịch Covid-19. Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, chị Ka Nhụy còn tranh thủ thời gian chăm lo phát triển kinh tế gia đình bằng cách xây dựng cho mình một thương hiệu riêng: “Cà phê LEK”. Xuất thân từ một vùng quê thuần nông với cây cà phê là nông sản chính của địa phương và với sự giúp đỡ của Đoàn xã từ những nguồn vốn của Ngân hàng chính sách, chị Nhụy đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực rang xay cà phê và bước đầu đã có những hiệu quả nhất định.

Bằng sự nhiệt tình, trách nhiệm trong mọi hoạt động của người Bí thư Chi đoàn, cùng với sự đoàn kết của các ĐVTN trong Chi đoàn. Chắc chắn rằng công tác Đoàn và phong trào thanh niên của Chi đoàn thôn 15 nói riêng và phong trào Đoàn xã nói chung sẽ ngày càng phát triển vững mạnh. Riêng đối với đồng chí Ka Nhụy, điều mà bản thân chị Nhụy mong muốn nhất đó là tiếp tục cống hiến năng lực, sức trẻ để xây dựng hình ảnh đẹp của người đoàn viên thanh niên, Người đoàn viên góp phần tô đẹp thêm truyền thống đáng tự hào của tuổi trẻ, đóng góp vào sự phát triển chung của đơn vị.

GƯƠNG BÍ T H Ư ĐOÀN T I Ê U BI Ể U VỚI NHỮNG MÔ HÌNH, GIẢI PHÁP Ý NGHĨA

Huyện đoàn Bảo Lâm

Với vai trò là thủ lĩnh thanh niên, bản thân đồng chí Nguyễn Đức Nguyên – Bí thư Đoàn thanh niên Thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm đã có nhiều sáng kiến, giải pháp và thực hiện nhiều mô hình ý nghĩa phục vụ cộng đồng, tiêu biểu với mô hình “Nhà chờ đưa rước học sinh” và “CLB Cắt tóc tình nguyện kết nối yêu thương”. Với mong muốn phát huy vai trò của tổ chức Đoàn và cộng đồng xã hội trong công tác chăm lo cho các em học sinh, thiếu niên nhi đồng; góp phần giúp cho học sinh không còn phải chịu cảnh nắng mưa, đảm bảo sức khỏe cho các em trong quá trình tham gia học tập, giảm nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Từ tình hình thực tế trên, đồng chí đã mạnh dạn tham mưu, xây dựng kế hoạch và quyết định thực hiện công trình thanh niên “Nhà chờ đưa rước học sinh” tại Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo và Trường Tiểu học B’ Đạ, thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm.

Với sự gương mẫu, đi đầu trong mọi hoạt động tích cực của bản thân, đồng chí Nhụy đã cùng với các thành viên Ban Chấp hành giữ vững và xây dựng Chi đoàn vững mạnh nhiều năm liền, hoạt động Chi đoàn rất hiệu quả, từng bước xây dựng Chi đoàn phát triển, tích cực đi đầu trong phong trào đoàn là một trong những chi đoàn vững mạnh tiêu biểu nhiều năm liền của địa phương, nhiều năm liền được Đoàn xã Lộc Thành xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được khen thưởng. Để triển khai thực hiện công trình nhà chờ đưa rước học sinh, đồng chí đã cùng với Ban Chấp hành Đoàn thị trấn xây dựng kế hoạch, lập tờ trình xin ý kiến Đảng ủy, UBND Thị trấn, phối hợp cùng Ban giám hiệu các trường nơi thực hiện công trình để tiến hành khảo sát địa bàn, lập hồ sơ, thiết kế công trình.

Từ nhiều ý tưởng và đi đến thống nhất, công trình đã được xây dựng trên phần đất công còn trống với 02 dãy nhà chờ đưa đón học sinh ngay trước cổng trường với tổng diện tích mỗi nhà chờ là 60m2. Nhà chờ được làm bằng khung sắt và lợp mái tôn, được trang bị 2 dãy ghế ngồi bằng sắt nhằm phục vụ cho học sinh và phụ huynh chờ đưa đón với tổng kinh phí hơn 90 triệu đồng bằng việc xã hội hóa từ các nhà hảo tâm, doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Để hoàn thành công trình, đồng chí đã huy động đoàn viên, thanh niên trên địa bàn cùng nhau chung tay đóng góp hàng chục ngày công để xây dựng công trình. Công trình nhà chờ đưa rước học sinh đi vào hoạt động, được bàn giao cho nhà trường cùng Đoàn Thanh niên Thị trấn quản lý. Hàng ngày, công trình được giao cho Chi đoàn nhà trường vệ sinh sạch sẽ và hướng dẫn các em học sinh cũng như phụ huynh tuân thủ các quy định, ngồi ngay ngắn và bảo quản để công trình phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

Theo các phụ huynh đưa đón con đi học, từ khi có nhà chờ thì phụ huynh và các em học sinh đã có chỗ che nắng che mưa mỗi khi chờ đón con. Trong lúc chờ phụ huynh đến đón, các em học sinh có chỗ ngồi trò chuyện và lấy sách ôn bài hay đọc truyện nếu phụ huynh đón trễ. Từ hiệu quả của mô hình này, trong thời gian tới, đồng chí bày tỏ sẽ tiếp tục kêu gọi sự đóng góp kinh phí của doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân để tiếp tục nhân rộng, thực hiện các công trình nhà chờ đưa rước học sinh tại các trường học trên địa bàn.

Ngoài công trình Nhà chờ đưa rước học sinh, đồng chí đã thành lập và làm Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Cắt tóc tình nguyện - kết nối yêu thương” với hơn 20 thành viên. Hàng năm Câu lạc bộ đã tiến hành cắt tóc miễn phí từ 5-6 đợt cho hàng trăm em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại các trường học trên địa bàn và cắt tóc miễn phí tại các chương trình do Huyện đoàn Bảo Lâm tổ chức như Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè, tình nguyện mùa đông và xuân tình nguyện…Đồng thời Câu lạc bộ thường xuyên vận động quyên góp, hỗ trợ thực hiện công tác từ thiện, xã hội. Những mô hình, sáng kiến trên đã góp phần đoàn kết, tập hợp đoàn viên, thanh niên và nâng cao chất lượng hoạt động Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi trên địa bàn Thị trấn; qua đó, phát huy tốt vai trò của tuổi trẻ xung kích tình nguyện vì cộng đồng và chung tay xây dựng quê hương ngày càng phát triển. Với những kết quả đem lại từ mô hình, đồng chí đã được các cấp, ngành tuyên dương, khen thưởng với nhiều hình thức khác nhau, đặc biệt vinh dự nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2021 do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.

THƯỢNG ÚY NĂNG NỔ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ

Đức Tuấn – Báo Lâm Đồng

4 năm liền đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, Thượng úy Lê Đình Trung luôn được lãnh đạo, đồng nghiệp tin yêu, trân trọng; anh là người chiến sỹ công an năng nổ với công việc... Với sự nỗ lực trong công tác chuyên môn, công tác Đoàn và phong trào thanh niên, liên tục 4 năm liền (2018-2021), Thượng úy Lê Đình Trung (Sinh năm 1994, quê Nghệ An), cán bộ Đội Cảnh sát Giao thông, Bí thư Đoàn cơ sở Công an huyện Di Linh đều đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Anh còn được Giám đốc Công an tỉnh, UBND huyện Di Linh, Đoàn Thanh niên Bộ Công an, Tỉnh Đoàn Lâm Đồng, Huyện Đoàn Di Linh trao tặng 16 bằng khen, giấy khen về thành tích xuất sắc trong công tác.

Thành tích là vậy, nhưng anh vẫn cho rằng, để đạt được những kết quả trên đều nhờ vào sự quan tâm của lãnh đạo đơn vị và sự giúp đỡ của đồng nghiệp. Trung chia sẻ, trong công tác, bản thân luôn có ý thức cao với công việc được giao, thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm theo quy định. Anh còn chủ động trong công tác tham mưu trên lĩnh vực được giao, đặc biệt là công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật. Cụ thể, trong công tác tuyên truyền pháp luật giao thông, bản thân đã chủ động xây dựng đề cương tài liệu, mô hình tuyên truyền phù hợp với từng lứa tuổi, địa bàn. Kết quả, đã tuyên truyền phổ biến pháp luật giao thông đường bộ cho 26 trường học, với sự tham gia của trên 15.300 giáo viên, học sinh; phát hơn 15.320 tờ rơi, 1.000 cuốn cẩm nang phòng, chống tai nạn do rượu bia vào đầu năm học mới.

Chưa kể, bản thân còn tập trung xây dựng, triển khai các mô hình ký kết giao ước tăng cường công tác bảo đảm TTATGT, phòng, chống ma túy, bạo lực học đường giữa Đoàn cơ sở Công an huyện và Đoàn các trường THPT, Trung tâm GDNN&GDTX; Phối hợp với Huyện Đoàn xây dựng mô hình giao lộ văn minh, an toàn tại thị trấn Di Linh. Phối hợp tổ chức hội nghị tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các em học sinh trong dịp sinh hoạt hè; trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông, bản thân Thượng úy Trung luôn nỗ lực học tập, nâng cao năng lực chuyên môn, thực hiện đúng quy trình công tác, cũng như trong quy chế phối hợp với các lực lượng khác trong điều tra giải quyết các vụ tai nạn giao thông. Cùng với đó, anh còn tích cực nghiên cứu lý luận, đã có các bài đăng trên tạp chí của lực lượng Công an Nhân dân; nhiệt tình tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức. Chỉ riêng trong năm 2020, anh đã đạt giải Ba Cuộc thi Cải cách hành chính Công an tỉnh Lâm Đồng; giải Khuyến khích Cuộc thi Tuyên truyền viên giỏi năm 2022. Ngoài công tác chuyên môn, anh chủ động xây dựng 6 kế hoạch, văn bản chỉ đạo hướng dẫn công tác Đoàn, phong trào thanh niên, trọng tâm là Kế hoạch triển khai Phong trào “Thanh niên Công an học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy”; Kế hoạch tổ chức Hội thao Tháng Thanh niên; Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên” trong tuổi trẻ Công an Di Linh; Kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho các trường học trên địa bàn huyện Di Linh. Kế hoạch đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong đoàn viên, thanh niên. Với những thành tích trên, Thượng úy Lê Đình Trung được lãnh đạo tin tưởng giao phó công việc, đồng nghiệp quý mến, xem anh như gương sáng để học tập.

Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.