ND 60 năm ký ức - 29-11 Flipbook PDF

ND 60 năm ký ức - 29-11

16 downloads 122 Views 56MB Size

Story Transcript

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN NHÀ XUẤT BẢN NGHỆ AN Ký ức khát vọng và


2TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Chỉ đạo biên soạn, biên tập: - ThS. VÕ HỮU HÀ - Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Nhà trường Ban Biên tập: - ĐÀO THỊ PHƯƠNG LAN - Trưởng ban - VÕ TÁ TÌNH - Phó Trưởng ban - PHAN THỊ NGA - LÊ THỊ PHƯƠNG - BÙI THỊ DƯƠNG - NGUYỄN THỊ THANH - TRẦN THỊ THU HẰNG - PHAN THỊ HƯƠNG - NGUYỄN THỊ HỒNG - VÕ THỊ HỒNG LAN - LƯU THỊ THÚY - ĐẶNG THỊ QUỲNH DƯƠNG - BIỆN ĐĂNG ĐỨC - BIỆN THỊ NGA


60 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG 3 Lời nói đầu Ra đời trên mảnh đất Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh giàu truyền thống hiếu học vào năm 1962, đến nay, Trường THPT Cẩm Xuyên vừa tròn 60 tuổi. Với bề dày lịch sử xây dựng và phát triển, Trường THPT Cẩm Xuyên là niềm tự hào của biết bao thế hệ giáo viên, học sinh đã gắn bó và trưởng thành từ nơi đây. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập, Nhà trường xuất bản cuốn kỷ yếu “60 năm - Ký ức và Khát vọng” nhằm ôn lại những chặng đường xây dựng và phát triển; ghi nhận và tôn vinh những thành tựu, đóng góp của Nhà trường trong sự nghiệp “trồng người”; tri ân những cống hiến và thành tích của các thế hệ đi trước; để từ việc nhìn lại những ký ức mà tiếp thêm động lực cho những khát vọng hướng tới tương lai, kết nối các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh Nhà trường trên khắp mọi miền Tổ quốc. Ban Biên tập đã nhận được hàng trăm bài viết của các thế hệ giáo viên và học sinh gửi về từ mọi miền đất nước. Bao nhiêu bài viết là chất chứa bấy nhiêu những hoài niệm, bấy nhiêu những nỗi niềm cảm xúc mến yêu, là minh chứng cho tình cảm thiêng liêng và sâu sắc dành cho mái nhà chung THPT Cẩm Xuyên. Trân trọng và biết ơn các tác giả nhưng do giới hạn về thời gian và dung lượng nên Ban Biên tập rất mong nhận được sự đồng cảm, chia sẻ khi chỉ có thể đưa vào cuốn Kỷ yếu một phần nhỏ giữa những bộn bề xúc cảm, tâm sự và tư liệu từ hàng trăm bài viết đó. Biên soạn kỷ yếu “60 năm - Ký ức và Khát vọng” là một công việc ý nghĩa nhưng không ít khó khăn nên chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Ban Biên tập kính mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để được chỉnh lý và bổ sung hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tháng 10 năm 2022 BAN BIÊN TẬP


4TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Năm 1962, Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên được thành lập, đóng tại xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên và trở thành một trong năm ngôi trường THPT đầu tiên của tỉnh nhà lúc bấy giờ. Trường ra đời đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết của phụ huynh, học sinh các huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và các xã phía Nam huyện Thạch Hà. Ra đời giữa những năm khói lửa chiến tranh, với bộn bề khó khăn, thiếu thốn, trường được nhân dân địa phương góp sức xây dựng, ban đầu chỉ là vài dãy nhà tranh tre đơn sơ. Chiến tranh phá hoại miền Bắc ngày càng ác liệt, để đảm bảo an toàn cho thầy và trò và dạy học hiệu quả, từ năm 1965 đến năm 1973, trường phải sơ tán đến tám địa điểm khác nhau của các xã: Cẩm Huy, Cẩm Thăng, Cẩm Yên, Cẩm Nam, Cẩm Tiến, Cẩm Quan của huyện Cẩm Xuyên. Hàng trăm học sinh, giáo viên của trường đã xếp bút nghiên lên đường ra trận, tiêu biểu có học sinh dùng máu của mình viết quyết tâm thư xin ra trận chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và anh dũng hi sinh tại chiến trường Quảng Trị; nhiều học sinh, giáo viên của trường đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường. Đến năm 1973, trường lại chuyển về địa điểm hiện nay - xã Cẩm Thăng, huyện Cẩm Xuyên. Với sự với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể Nhà trường qua nhiều thế hệ, trường đã từng bước đi lên, khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên vùng quê giàu truyền thống cách mạng và anh hùng. Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, vượt qua khó khăn, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”, Trường THPT Cẩm Xuyên đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế của một ngôi trường có bề dày lịch sử, thành tích. Nhiều thế hệ học sinh của Nhà trường đã trưởng thành trên mọi lĩnh vực, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Nhiều cán bộ quản lý, giáo viên của Nhà trường là nhà giáo, cán bộ quản lý có uy tín trong ngành. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến tích cực, giáo dục mũi nhọn được ghi nhận với TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN 60 năm nỗ lực “trồng người" Nhà giáo ĐẶNG THỊ QUỲNH DIỆP Tỉnh ủy viên - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh


60 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG 5 nhiều thành tích trong các kỳ thi, hội thi cấp tỉnh, đặc biệt đã có nhiều học sinh đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; nhiều học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng trong cả nước; trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2002), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2012) và nhiều bằng khen, giấy khen. Năm 2010, 2015 và năm 2020, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường, thay mặt lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, xin ghi nhận và biểu dương những kết quả mà các thế hệ thầy trò Trường THPT Cẩm Xuyên đã đạt được trong suốt thời gian qua. Chúc các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh dồi dào sức khỏe, học tập và công tác tốt, tích cực đổi mới, sáng tạo, thi đua dạy tốt, học tốt. Trước yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, mong muốn và tin tưởng các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh Nhà trường tiếp tục phát huy truyền thống, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, lập nhiều thành tích mới cao hơn, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Nhà giáo Nguyễn Quốc Anh - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tặng hoa cho Nhà trường trong Lễ tuyên dương học sinh giỏi quốc gia năm 2019


6TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Kỳ La xưa, Cẩm Xuyên ngày nay là vùng “địa linh nhân kiệt”. Linh khí đất trời với tinh hoa con người nhiều thế hệ nối tiếp nhau đã dệt nên truyền thống của một mảnh đất nhân văn, cách mạng, anh hùng. Nhân dân Cẩm Xuyên có truyền thống hiếu học và học giỏi, lao động cần cù, sáng tạo, sống nhân nghĩa, thủy chung. Cẩm Xuyên là huyện đầu tiên của Hà Tĩnh và Liên khu 4 xóa hoàn toàn nạn mù chữ cho nhân dân, được Bác Hồ gửi thư khen vào ngày 15/11/1948. Mười bốn năm sau sự kiện ấy - năm 1962, Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên - nay là Trường THPT Cẩm Xuyên ra đời, trở thành trường cấp III đầu tiên của hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh lúc bấy giờ. Trải qua một chặng đường dài 60 năm xây dựng và phát triển, với nhiều thăng trầm, biến chuyển, Trường THPT Cẩm Xuyên đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế của một ngôi trường có bề dày lịch sử, thành tích, trở thành điểm sáng của giáo dục tỉnh nhà, thắp sáng truyền thống hiếu học trên quê hương Cẩm Xuyên anh hùng. Ra đời giữa những năm tháng khói lửa chiến tranh ác liệt, trường gặp muôn vàn khó khăn, thách thức. Cơ sở vật chất sơ sài; đội ngũ giáo viên thiếu thốn; trường phải sơ tán nhiều lần, đến nhiều nơi trong huyện; nhiều thầy giáo và học sinh Nhà trường tạm gác sách bút để cầm súng chiến đấu khắp mọi chiến trường, nhiều người đã anh dũng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thế nhưng, với sự nỗ lực, tinh thần quyết tâm của các thầy giáo, cô giáo và các thế hệ học sinh, trường vẫn đạt nhiều thành tích rất đáng khâm phục và tự hào: Tỷ lệ tốt nghiệp và đội tuyển học sinh giỏi nhiều năm dẫn đầu toàn tỉnh; 12 học sinh được tham dự thi học sinh giỏi toàn miền Bắc môn Toán, môn Văn; 1 học sinh được tặng “Giải thưởng Bác Hồ” năm học 1968 - 1969. Năm 1973, trường trở về nơi được thành lập thuở ban đầu và từ đây, bắt tay vào việc khôi phục, xây dựng cơ sở vật chất khang trang hơn, ngày càng đáp ứng đầy đủ hơn TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM XUYÊN Thắp sáng truyền thống trên miền quê hiếu học NGUYỄN VĂN THÀNH Tỉnh ủy viên - Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên


60 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG 7 yêu cầu dạy và học. Chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao với những thành tích nổi bật về tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp, đậu đại học; số học sinh giỏi đạt thủ khoa, đạt giải Nhất cấp tỉnh, học sinh giỏi quốc gia và nhiều cuộc thi khác nằm trong tốp đầu của tỉnh. Từ ngày thành lập đến nay, Nhà trường đã đón nhận hơn 400 lượt cán bộ, giáo viên về giảng dạy, công tác và đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hóa. Nhiều thầy giáo, cô giáo đã đạt được những danh hiệu cao quý, như: Nhà giáo Ưu tú, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo,... và trở thành những tấm gương sáng, mãi mãi được các thế hệ học trò truyền tụng. Cũng từ mái trường này, nhiều thầy giáo, cô giáo đã trưởng thành, được phân công đảm đương những trọng trách, cương vị quan trọng ở trong và ngoài ngành trên khắp mọi miền đất nước. Từ ngôi trường này đã có 58 khóa học sinh tốt nghiệp. Nhiều người trưởng thành, giữ các trọng trách quan trọng trong các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, sĩ quan lực lượng vũ trang, nghiên cứu khoa học, nhà giáo, thầy thuốc, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động,...; nhiều học sinh khác đã trở thành những cán bộ đầu ngành, doanh nhân thành đạt, những người lao động giỏi, công dân gương mẫu, góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với những kết quả đã đạt được, Trường THPT Cẩm Xuyên vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vào năm 2002, Huân chương Lao động hạng Nhì vào năm 2012 và nhiều bằng khen, giấy khen khác, ngày càng khẳng định vị thế của ngôi trường có bề dày thành tích, xứng đáng với niềm tin yêu của các thế hệ giáo viên, học sinh và nhân dân. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập trường (1962 - 2022), thay mặt Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện, xin trân trọng gửi đến các thế hệ cán bộ, thầy giáo, cô giáo, công chức, viên chức, nhân viên Nhà trường, những người đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp “trồng người” của huyện nhà lời cảm ơn sâu sắc nhất; xin chúc các thế hệ học sinh của Nhà trường phát huy truyền thống, tiếp tục thành công trên bước đường sắp tới. Kỷ niệm 60 năm thành lập là dịp để thầy và trò Trường THPT Cẩm Xuyên ôn lại truyền thống vẻ vang trong suốt quá trình xây dựng và phát triển; từ đó, góp phần tăng thêm sức mạnh, là động lực to lớn để Nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên trong giai đoạn mới. Tin tưởng rằng, với bề dày truyền thống và niềm tin yêu của nhân dân, Trường THPT Cẩm Xuyên sẽ luôn luôn đoàn kết, thống nhất, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu, phát triển toàn diện, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển giáo dục tỉnh nhà.


PHẦN 1 Trường THPT Cẩm Xuyên 60 năm tự hào những chặng đường phát triển TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN 8


60 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG 9 Cổ nhân thường nói: Không có gì tự nhiên đến, thành công nào cũng gắn với quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ. Hành trình 60 năm của Trường THPT Cẩm Xuyên cũng thế! Từ những bước đi đầu tiên cho đến ngày hôm nay là cả một chặng đường nỗ lực, trí tuệ, tận tâm của biết bao nhiêu thế hệ giáo viên, học sinh để làm nên thương hiệu THPT Cẩm Xuyên đầy tự hào. Sinh ra giữa cái ác liệt của chiến tranh, lớn lên trong cái nghèo khó của quê hương, đất nước và tồn tại giữa cái nghiệt ngã của muôn vàn thử thách - 60 năm qua, Trường THPT Cẩm Xuyên đã trải qua nhiều chặng đường thăng trầm, biến chuyển: Giai đoạn từ năm 1962 - 1965: khởi đầu gian khó, mầm xanh vươn mình... Năm 1962, Ủy ban hành chính tỉnh Hà Tĩnh ra quyết định thành lập Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên, đóng tại địa điểm Đồn Trường, thuộc xã Cẩm Thăng và trở thành một trong năm ngôi trường THPT đầu tiên của tỉnh nhà lúc bấy giờ. Trường ra đời đã đáp ứng nguyện vọng tha thiết được học lên cấp III của con em huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Nam Thạch Hà. Thầy Thái Kim Quý - giáo viên môn Vật lý, quê ở Can Lộc (nguyên là Bí thư Đoàn Trường Phổ thông Cấp III Phan Đình Phùng) được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Nhà trường. Năm học đầu tiên, Hội đồng Nhà trường mới chỉ có 9 giáo viên và 3 lớp 8. Tuy cơ sở vật chất và các tổ chức còn sơ khai nhưng nền nếp, chuyên môn dạy học lại rất quy củ; các hoạt động giáo dục từng bước được hình thành. Sang đến năm học 1964 - 1965, trường tuyển sinh thêm và nâng tổng số học sinh lên hơn 400 học sinh, gồm 9 lớp có đầy đủ ba khối 8, 9, 10. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng tăng thêm, Hội đồng Giáo viên có 19 người, đủ các môn, đáp ứng giảng dạy theo chương trình Bộ Giáo dục lúc bấy giờ. Trong điều kiện học tập khó khăn, thiếu thốn nhưng phong trào dạy và học của thầy trò Nhà trường vẫn diễn ra sôi nổi. Nhiều thầy giáo dạy tốt, chủ nhiệm giỏi, để lại ấn TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN 60 năm phát triển và tự hào THẦY VÕ HỮU HÀ Bí thư Đảng bộ, Hiệu trưởng Nhà trường Ban Giám hiệu Nhà trường


10TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN tượng sâu sắc cho học sinh. Chính niềm say mê, nhiệt huyết của thầy cô những năm đầu này đã tạo niềm hứng khởi học tập cho học sinh, làm nên những thành tựu vẻ vang buổi đầu đầy tự hào. Đó là trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh năm học 1964 - 1965, đội tuyển Văn, Toán lớp 8 xếp thứ nhất toàn tỉnh và tỉ lệ đậu tốt nghiệp lớp 10 đạt 93,6% - dẫn đầu toàn tỉnh. Học sinh Nguyễn Trọng Khoa được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc (tương đương học sinh giỏi quốc gia lúc bấy giờ). Giai đoạn từ 1965 - 1975: những lần sơ tán và sự trưởng thành từ trong bom đạn chiến tranh Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên đất Hà Tĩnh ngày càng ác liệt, Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên chuyển từ học thời bình sang học thời chiến. Từ năm 1965 đến năm 1973, trường phải sơ tán tám lần đến tám địa điểm khác nhau trong huyện. Trong cuộc hành trình gian nan ấy, có sự nỗ lực của tập thể giáo viên, học sinh Nhà trường; có được sự quan tâm của cấp trên; sự giúp đỡ, đùm bọc, sẻ chia của chính quyền, nhân dân các nơi trường sơ tán. Cho nên, dù thiếu thốn, khó khăn, vất vả nhưng việc dạy học thời chiến của Nhà trường vẫn diễn ra an toàn và có chất lượng. Theo tiếng gọi của Tổ quốc, đây cũng là thời kỳ đặc biệt của Nhà trường khi có nhiều giáo viên và hàng trăm học sinh tạm gác sách vở lên đường nhập ngũ, tham gia cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; nhiều người đã hi sinh trên khắp mọi chiến trường. Chỉ tính riêng 2 năm học 1967 - 1968 và 1971 - 1972 đã có 288 đoàn viên, thanh niên là học sinh xung phong nhập ngũ. Tiêu biểu là anh Hoàng Kim Định (khóa 1964 - 1967) từng dùng máu của mình viết quyết tâm thư xin vào Nam chiến đấu và sau đó hi sinh ở chiến trường Quảng Trị năm 1968. Năm 1972, có 8 thầy giáo cũng xung phong lên đường nhập ngũ, đó là thầy Phan Tiến Cung, thầy Nguyễn Phú Thọ, thầy Đinh Xuân Hội, thầy Trần Quang Minh, thầy Lê Sáng, thầy Đặng Hòa Bội, thầy Chu Đình Đức, thầy Nguyễn Khắc Thuần. Trong số đó, thầy Chu Đình Đức - quê thị trấn Đức Thọ đã hi sinh. Năm 1973, chiến tranh chống Mỹ kết thúc thắng lợi, trường được trở về lại nơi “chôn rau cắt rốn” của mình. Toàn bộ giáo viên, học sinh đã cùng với sự giúp đỡ của chính quyền, nhân dân các xã Cẩm Thăng, Đồn Trường (đồn binh của thực dân Pháp) - Lớp học những ngày đầu thành lập địa điểm xây dựng trường đầu tiên cho đến nay


1160 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Cẩm Phúc hăng say lao động, làm việc với khối lượng công việc lớn trong thời gian ngắn để đúng ngày 26/3/1973, Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên chính thức hoàn thành việc chuyển trường và trở lại mảnh đất Đồn Trường sau 8 năm sơ tán. Tháng 8/1973, sau 11 năm gắn bó, thầy Hiệu trưởng Thái Kim Quý chuyển công tác về làm Hiệu trưởng tại Trường Phổ thông cấp III Đồng Lộc. Cùng thời gian đó, thầy giáo Nguyễn Bá Thiếp - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Cấp III Phan Đình Phùng được Ty Giáo dục Hà Tĩnh bổ nhiệm về làm Hiệu trưởng Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên. “Lửa thử vàng gian nan thử sức” - đây là thời kỳ thử thách sự nỗ lực, quyết tâm, tinh thần trách nhiệm, cống hiến, hi sinh và lòng hiếu học của thầy và trò Nhà trường. Gần 10 năm chiến tranh với 8 lần sơ tán, dạy và học trong hoàn cảnh muôn vàn khó khăn nhưng với quyết tâm “chống Mỹ và thắng Mỹ trên mặt trận giáo dục”, thầy và trò Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên vẫn đứng vững và và lập thêm nhiều thành tích trong phong trào thi đua dạy và học. Trong phong trào thi đua đó đã xuất hiện nhiều tấm gương học giỏi, tiêu biểu là Tôn Phương Lan, Trần Công Huấn, Trần Hữu Huỳnh, Nguyễn Xuân Hồng, Đậu Xuân Đắc, Dương Đình Đào,... Trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi miền Bắc, có nhiều học sinh đạt giải cao. Năm học 1966 - 1967, đội tuyển Toán lớp 9 xếp thứ nhì toàn tỉnh, học sinh Tôn Phương Lan được dự thi học sinh giỏi môn Văn toàn miền Bắc; học sinh Trần Công Huấn dự thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc năm 1968 - 1969 và được tặng “Giải thưởng của Bác Hồ” với thành tích học tập xuất sắc. Kỳ thi học sinh giỏi năm 1970 - 1971, đội tuyển Toán 10 xếp thứ nhất toàn tỉnh, có 4 học sinh được dự thi học sinh giỏi Toán miền Bắc là Dương Đình Đào, Đậu Xuân Đắc, Trần Viết Tâm, Trần Văn Thiện. Kỳ thi tốt nghiệp cuối cấp năm đó, tỉ lệ đậu tốt nghiệp của trường cũng dẫn đầu toàn tỉnh. Trong chiến tranh ác liệt và điều kiện sơ tán thiếu thốn, vất vả, giáo viên Nhà trường vẫn nỗ lực vượt khó, vượt khổ, hăng say dạy học với chất lượng chuyên môn cao. Tổ Toán được ngành Giáo dục tặng danh hiệu “Tổ lao động xã hội chủ nghĩa” với những thành tích đặc biệt xuất sắc. Thầy Dãy phòng học xây bằng gạch lợp ngói đầu tiên của trường những năm 80


12TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN giáo Đinh Văn Tố có đề tài được đăng trong “Tạp chí Toán học tuổi trẻ” và “Tạp chí Khoa học tự nhiên” của Bộ Giáo dục. Thầy giáo Võ Duy Quỳ nhiều lần được Ty Giáo dục Hà Tĩnh khen thưởng... Với những thành tích xuất sắc trong 10 năm chống chiến tranh phá hoại, Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên đã được các cấp khen thưởng và tặng nhiều danh hiệu thi đua, trong đó có 5 năm đạt danh hiệu Trường tiên tiến cấp tỉnh. Giai đoạn 1976 - 1991: gian nan đo sức mạnh, khó khăn thử lòng người Quy mô của Nhà trường sau 2 năm trở lại Đồn Trường được phát triển hơn với số lượng gần 1.000 học sinh, Hội đồng có 48 giáo viên và các tổ chức trong Nhà trường ngày càng được củng cố và phát triển. Tuy nhiên, về cơ sở vật chất cơ bản vẫn còn đơn sơ; các dãy phòng học, phòng nội trú, văn phòng Nhà trường vẫn chủ yếu được làm bằng gỗ, lợp tranh; trang thiết bị phục vụ dạy học vừa thiếu, vừa lạc hậu. Trước yêu cầu và nhiệm vụ cấp bách trong tình hình mới, Chi bộ Đảng và Ban Giám hiệu Nhà trường đã có nhiều chủ trương đúng đắn, quyết sách kịp thời, phù hợp, quyết tâm nâng cao cơ sở vật chất như phòng học và hệ thống phòng chức năng. Năm 1983, Nhà trường đã xây dựng được 6 dãy nhà gạch lợp ngói gồm 24 phòng học, nhà văn phòng, nhà thí nghiệm thực hành và 2 nhà nội trú giáo viên. Bước sang năm học 1981 - 1982, Nhà trường chuyển dần từ hệ phổ thông 10 năm sang hệ phổ thông 12 năm và Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên được đổi tên thành Trường PTTH Cẩm Xuyên. Năm 1987, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Bá Thiếp chuyển công tác về làm Hiệu trưởng Trường PTTH Phan Đình Phùng và thầy Nguyễn Hữu Vinh được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Nhà trường. Đây là giai đoạn tình hình đất nước có nhiều biến động do khủng hoảng kinh tế - xã hội, cuộc sống nhân dân vô cùng khó khăn, nhiều học sinh phải bỏ học, chỉ tiêu tuyển sinh có năm không đảm bảo, đời sống của giáo viên cũng rất chật vật. Từ năm 1979 - 1989, hàng trăm học sinh của Nhà trường xung phong gia nhập lực lượng vũ trang tham gia bảo vệ biên giới phía Bắc, làm nghĩa vụ quốc tế và nhiều học sinh đã hi sinh ở các chiến trường. Thế nhưng phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của Trường PTTH Cẩm Xuyên vẫn rất sôi nổi, vẫn tiếp tục phát huy được truyền thống của giai đoạn trước đây. Trong khi ở một số trường PTTH, hằng năm có rất ít hoặc thậm chí có năm không có em nào thi đậu học sinh giỏi và đậu đại học năm đầu thì Trường PTTH Cẩm Xuyên vẫn giữ được 2 chỉ tiêu này. Năm học 1975 - 1976, năm học đầu tiên sau ngày nhập tỉnh, trường được xếp thứ 3 về số học sinh giỏi tỉnh, có 20 em thi đậu đại học. Năm học 1976 - 1977, học sinh Lê Ánh Dương đạt giải Nhì môn Văn toàn quốc. Năm học 1987 - 1988, học sinh Trương Thị Thủy đạt thủ khoa cấp tỉnh môn Hóa. Nhiều học sinh khác đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi tỉnh như Trần Văn Huy, Nguyễn Kiên Cường hoặc được chọn vào đội tuyển quốc gia như Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Gia Việt... Thành công về kết quả học sinh giỏi, học sinh đậu đại học của Nhà trường giai đoạn này phải kể đến vai trò của nhiều


1360 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG thầy giáo, cô giáo giỏi ngày đêm miệt mài bồi dưỡng như: thầy Phạm Vĩnh Thông, thầy Trương Huy Hồng, thầy Võ Trí Kỳ, thầy Nguyễn Công Mỹ, thầy Hoàng Văn Mậu, thầy Trần Viết Huân, thầy Bùi Văn Diền, cô Bùi Thị Hoa, thầy Nguyễn Thanh Hải, cô Bùi Thị Lan,... Đó cũng là những “cây đa, cây đề” về chuyên môn, làm điểm tựa cho giáo viên trẻ học tập. Niềm say mê, tận tụy công việc của thầy Phạm Vĩnh Thông; tinh thần tự học ngoại ngữ của thầy Đỗ Xuân Trạch, thầy Phan Huy Dũng; sự đam mê làm đồ dùng dạy học của thầy Võ Duy Quỳ và nhiều giáo viên giỏi khác đã trở thành tấm gương sáng, để lại dấu ấn sâu sắc trong nhiều thế hệ giáo viên và học sinh Nhà trường. Nhiều giáo viên đã dự thi giáo viên giỏi cấp tỉnh do Ty Giáo dục Nghệ - Tĩnh tổ chức càng thúc đẩy phong trào tự học, tự bồi dưỡng và nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên Nhà trường. Thấm nhuần lời dặn của Bác “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt” nên trong giai đoạn khó khăn chung của ngành Giáo dục, Trường PTTH Cẩm Xuyên vẫn đạt thành tích cao, 12 năm liên tục, Nhà trường được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng danh hiệu “Trường tiên tiến và tiên tiến xuất sắc”. Từ năm 1983 - 1987, Đoàn trường được Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen; năm 1985 được tặng Cờ thi đua của Trung ương Đoàn. Những kết quả đó đã khẳng định được vị trí quan trọng của Trường PTTH Cẩm Xuyên trong nhiệm vụ nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Giai đoạn 1992 - 2002: vươn lên sau ngày tái lập tỉnh Sau 30 năm đầy thử thách, nỗ lực và gần 1 năm chuẩn bị, tháng 11/1992, Trường PTTH Cẩm Xuyên đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường. Sự kiện đã ghi đậm dấu ấn trên chặng đường lịch sử phát triển 30 năm, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với các thế hệ đi trước, góp phần quan trọng trong việc khơi dậy niềm tự hào cho thầy và trò, lan tỏa và kết nối tinh thần hướng về Nhà trường. Sau 5 năm tái lập tỉnh, cùng với sự phát triển của ngành Giáo dục tỉnh nhà, Trường PTTH Cẩm Xuyên cũng có bước phát triển Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường


14TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN mới và quy mô Nhà trường có nhiều biến đổi rõ rệt. Năm học 1991 - 1992, Nhà trường chỉ còn lại 12 lớp với 502 học sinh và 33 cán bộ, giáo viên thì đến năm học 2001 - 2002 đã có 44 lớp với 2.300 học sinh và 84 cán bộ, giáo viên. Cơ sở vật chất sau 10 năm đã xây dựng thêm được 2 nhà cao tầng, đủ phòng học 1 ca, đủ hệ thống phòng chức năng, phòng hiệu bộ, trang thiết bị dạy học và hệ thống máy tính phục vụ Văn phòng và dạy Tin cũng được bổ sung. Chất lượng giáo dục cũng từng bước được nâng lên, kết quả chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn của Nhà trường vượt chỉ tiêu đặt ra. Số học sinh đậu vào các trường đại học, cao đẳng không ngừng tăng về số lượng. Số lượng học sinh giỏi cấp tỉnh đạt giải cao cũng ngày càng nhiều. Từ năm 1992 đến 2022, có 8 học sinh đạt thủ khoa các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, đó là các học sinh: Trần Văn Huy, Nguyễn Văn Hoàn (môn Toán), Nguyễn Quốc Trí, Trương Thị Hương, Hoàng Thị Hạnh (môn Sinh), Hồ Thị Thảo, Lê Văn Đức (môn Sử), Lê Phương Đông (môn Lý). Đặc biệt năm học 2001 - 2002, có 63 em đậu học sinh giỏi tỉnh và học sinh Phan Thị Nga đạt học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý . Công tác bồi dưỡng đội ngũ được Nhà trường rất quan tâm nên giáo viên giỏi không ngừng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đến năm 2001, đã có 9 giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận giáo viên giỏi tỉnh cấp THPT. Trong đó thầy giáo Bùi Văn Diền (môn Địa lý) đạt thủ khoa, thầy giáo Võ Trí Kỳ và Đậu Vỵ đạt danh hiệu “Viên phấn hồng”. Nhiều giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi và thi đại học đạt hiệu suất cao, tiêu biểu là thầy Võ Trí Kỳ, thầy Hoàng Quốc Dũng, thầy Trần Đình Quế, thầy Hoàng Văn Mậu, thầy Nguyễn Thanh Hải, thầy Đậu Vỵ, cô Nguyễn Thị Hương, thầy Bùi Văn Diền, cô Bùi Thị Hoa, thầy Đặng Hữu Cát. Với những thành tích xuất sắc trong dạy học, một số giáo viên được tặng Bằng khen của UBND tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Liên đoàn Lao động và đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Những thành tựu mà Nhà trường đạt được sau 10 năm tái lập tỉnh và thực hiện công cuộc đổi mới không chỉ khẳng định vị thế của Trường PTTH Cẩm Xuyên mà còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc giúp Nhà trường tiếp tục xây dựng và phát triển về sau. Giai đoạn 2002 - 2012: nỗ lực xây dựng trường chuẩn quốc gia Sau ngày kỷ niệm 40 năm xây dựng và trưởng thành, trường lại bước sang một trang mới, đó là thời kỳ Nhà trường nỗ lực, phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Năm 2005, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Vinh nghỉ hưu và thầy giáo Nguyễn Đình Trí - nguyên Phó Hiệu trưởng bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng đã cùng với tập thể sư phạm Nhà trường và bắt tay vào nhiệm vụ mới. Được sự giúp đỡ của UBND huyện Cẩm Xuyên, UBND xã Cẩm Thăng, diện tích Nhà trường được mở rộng lên 26.750m2 , khuôn viên trường xanh - sạch - đẹp hơn. Cơ sở vật chất cũng được đầu tư, nâng cấp khang trang hơn, hiện đại hơn, đáp ứng được đầy đủ tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục của Nhà trường giai đoạn này vẫn được nâng cao và xứng đáng


1560 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG là trường trọng điểm của huyện nhà. Đây là thời kỳ mà đội ngũ giáo viên Nhà trường được “trẻ hóa” nhờ có rất nhiều giáo viên trẻ, nhiệt huyết được bố trí về giảng dạy tại trường. Sức trẻ mới cùng với sự dìu dắt của thế hệ “tiền bối” đi trước đã giúp cho chất lượng giáo dục của Nhà trường ngày càng được nâng cao. Số lượng học sinh dự thi các đội tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh có năm hơn 90 em, tỉ lệ đậu cao và có 4 em từng đạt thủ khoa, như: Hoàng Thị Hạnh - môn Sinh, Trần Thị Lê Na - môn Địa lý, Chu Thị Hằng - môn Văn, Trần Hương Quỳnh - môn Địa lý. Học sinh của Nhà trường đậu đại học và cao đẳng hằng năm đạt tỉ lệ cao, có những học sinh đạt 27 điểm các khối xét đại học. Năm học 2008 - 2009, trường được xếp vào tốp 200 trường THPT trong toàn quốc về kết quả đại học và cao đẳng, trong đó có em Trần Vũ Hải đạt 30 điểm. Đây cũng là thời kỳ đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của Nhà trường có số lượng đông, có năm lên đến 105 người, trong đó đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 13,68%, có 8 giáo viên giỏi tỉnh. Với đội ngũ tâm huyết, trách nhiệm, sáng tạo, năng lực chuyên môn tốt, chất lượng giáo dục của Nhà trường được nâng cao một cách toàn diện. Bên cạnh nâng cao chất lượng dạy học thì Nhà trường đã tạo ra một môi trường học tập đa dạng hơn, phong phú hơn, giúp học sinh trải nghiệm nhiều hơn để học sinh thực sự cảm nhận được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đó là các câu lạc bộ Văn học, Toán học, Tiếng Anh được diễn ra hằng tháng, rất bổ ích và sôi nổi; các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao luôn được học sinh hào hứng tham gia. Đoàn trường nhận chăm sóc Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Cẩm Xuyên; Đón nhận Bằng công nhận Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 - 2015


16TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN tổ chức cho học sinh tham quan học tập ngoại khóa ở các “địa chỉ đỏ” như Kim Liên - quê của Bác Hồ, Ngã ba Đồng Lộc, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Hà Huy Tập, Khu lưu niệm Tổng Bí thư Trần Phú, Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du... Với những thành tích đạt được trên mọi phương diện, Trường THPT Cẩm Xuyên đã đạt được nhiều danh hiệu cao: Huân chương Lao động hạng Ba, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, Trường tiên tiến xuất sắc, Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Và đặc biệt, mục tiêu đặt ra ngày từ đầu đã đạt được: Năm 2010, Trường THPT Cẩm Xuyên là trường THPT đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên được UBND tỉnh Hà Tĩnh trao bằng công nhận Trường trung học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 - 2015. Đó là kết quả xứng đáng với sự nỗ lực, quyết tâm của tập thể Nhà trường cũng như khẳng định được niềm tin của các cấp lãnh đạo và nhân dân huyện nhà dành cho chất lượng giáo dục của Trường THPT Cẩm Xuyên. Giai đoạn 2012 - 2022: vững tin tiếp bước đi lên từ những thử thách mới Tháng 6/2012, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Đình Trí nghỉ hưu theo chế độ và thầy giáo Hoàng Quốc Dũng - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn được bổ nhiệm về làm Hiệu trưởng Nhà trường. Toàn bộ tập thể thầy trò Nhà trường cùng với sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền các cấp, sự trở về quý giá của cựu giáo viên, cựu học sinh đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Sự kiện này là dấu mốc trọng đại để khẳng định tầm vóc của ngôi trường nửa thế kỷ trên mảnh đất Cẩm Xuyên. Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường (1962 - 2012)


1760 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG 2 giáo viên đạt giải quốc gia và 7 học sinh đạt giải Nhất học sinh giỏi tỉnh được UBND tỉnh tặng Bằng khen Sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ hiện đại trong bối cảnh bấy giờ cũng đã đặt ra yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục. Cho nên, sau Lễ kỷ niệm, Nhà trường nhanh chóng bắt tay thực hiện những nhiệm vụ năm học trong tình hình mới với những thách thức mới. Trường phải đối mặt với những khó khăn về tuyển sinh (do địa bàn tuyển sinh bị thu hẹp) và tình hình phức tạp của đại dịch Covid-19. Ban Giám hiệu cùng với tập thể cán bộ, giáo viên học sinh Nhà trường đã đoàn kết, quyết tâm, sáng tạo, linh hoạt tìm nhiều giải pháp để giữ vững thành tích và khẳng định vị thế. Đội ngũ Nhà trường có thêm giáo viên đạt trình độ thạc sĩ, đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh, trở thành giáo viên cốt cán của ngành. Đặc biệt, năm 2017, thầy giáo Đậu Vỵ được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Nhiều giáo viên đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành, cấp tỉnh và đạt giải ở các cuộc thi cấp quốc gia như “Tích hợp liên môn”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”,... Chất lượng dạy học của Nhà trường vẫn được giữ vững và ngày càng có nhiều khởi sắc. Tỉ lệ tốt nghiệp hằng năm đạt trên 95%, nhiều năm, trường nằm trong số ít trường đạt tỉ lệ 100%. Giai đoạn 2012 - 2022, Nhà trường có 405 giải học sinh giỏi tỉnh, trong đó có 16 giải Nhất. Đặc biệt có 3 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, đó là: Nguyễn Tiến Tuấn Anh (môn Tin học, năm học 2012 - 2013), Nguyễn Thị Trang (môn Sinh học, năm học 2015 - 2016) và Nguyễn Thị Thảo Uyên (môn Lịch sử, năm học 2017 - 2018). Đặc biệt, riêng năm học 2021 - 2022, đội tuyển học sinh giỏi khối 12 đạt tỉ lệ đậu 89,9%, và toàn trường có 7 học sinh đạt giải Nhất. Liên tục nhiều năm, Nhà trường có những học sinh đạt giải cao ở các cuộc thi cấp quốc gia khác như “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình


18TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN huống thực tiễn”, “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai”... Với mục tiêu đào tạo, phát triển toàn diện “đức, trí, thể, mỹ”, học sinh của Nhà trường còn giành nhiều Huy chương Vàng trong các kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh; năm 2020, đạt giải Nhì tập thể và 2 giải cá nhân cuộc thi “Tìm hiểu thân thế, sự nghiệp Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” cấp tỉnh, đạt 1 giải Nhất và 5 giải Khuyến khích cuộc thi “Đại sứ văn hóa đọc cấp tỉnh”. Năm 2021, đạt giải Nhất tập thể, 4 giải cá nhân cuộc thi “Tìm hiểu 190 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh” cấp tỉnh và đạt nhiều giải Nhất, Nhì trong nhiều cuộc thi cấp huyện khác... Mỗi bước đi lên của Nhà trường trong những chặng đường kể trên đều gắn liền với sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo các cấp, các ngành và nhân dân địa phương, bên cạnh đó là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám hiệu Nhà trường với những chủ trương, định hướng đúng đắn; là sự hoạt động tích cực của các tổ chức: Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cha mẹ học sinh. Từ một Chi bộ ban đầu chỉ có 3 đảng viên, đến nay trường đã thành lập Đảng bộ gồm 3 chi bộ với hơn 70 đảng viên và liên tục đạt danh hiệu Đảng bộ vững mạnh, xuất sắc. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực sự là cánh tay đắc lực của Đảng, trong mỗi thời kỳ đều góp phần tô thắm thêm trang sử vẻ vang của Nhà trường. Nhiều năm liền, Đoàn trường được Tỉnh đoàn và Trung ương Đoàn tặng Bằng khen, Giấy khen. Tổ chức Công đoàn đã thực sự trở thành tổ ấm cho tất cả giáo viên và cán bộ, viên chức của Nhà trường. Nhiều cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn cũng đã được Liên đoàn Lao động tỉnh và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng khen, Giấy khen. Hội Cha mẹ học sinh trong bất cứ giai đoạn nào cũng luôn đồng sức, đồng lòng, kề vai sát cánh chia sẻ mọi khó khăn để cùng với Nhà trường hoàn thành những mục tiêu giáo dục đã đề ra. Ghi nhận sự nỗ lực phấn đấu, trưởng thành trong 60 năm qua của các thế hệ thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT Cẩm Xuyên, Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện Cẩm Xuyên đã tặng thưởng cho Nhà trường nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý: Năm 2002, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba. Năm 2010, UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 - 2015, là trường THPT đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của huyện Cẩm Xuyên. Năm 2012, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đây là vinh dự to lớn và là niềm tự hào chính đáng, đánh dấu sự phấn đấu không biết mệt mỏi của các thế hệ cán bộ, giáo viên và học sinh Trường THPT Cẩm Xuyên. Từ mái trường này, nhiều thầy cô giáo đã được cấp trên giao cho những chức vụ, trọng trách ở trong và ngoài ngành khắp mọi miền đất nước. Các thế hệ học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường đã công tác và gặt hái được nhiều thành công trên khắp mọi miền Tổ quốc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Nhiều người trong số đó đã có học hàm, học vị cao hoặc thành đạt trên các lĩnh vực đời sống chính trị,


1960 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG kinh tế, xã hội, lực lượng vũ trang. Nhiều học sinh khác đã trở thành những cán bộ đầu ngành, các doanh nhân thành đạt. Bên cạnh đó, nhiều học sinh của Nhà trường đã ở lại xây dựng quê hương Cẩm Xuyên, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới của huyện nhà. Dù ở cương vị, lĩnh vực, địa bàn công tác nào thì các thế hệ học sinh đều nêu cao truyền thống của những người con đất Cẩm anh hùng và hiếu học. Tất cả đã và đang làm rạng danh truyền thống của Trường THPT Cẩm Xuyên. Điều đáng trân quý hơn cả là truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của các thế hệ cựu học sinh. “Đi thật xa để trở về” - sau khi trưởng thành, các anh chị cựu học sinh lại hướng về Nhà trường với rất nhiều hoạt động ý nghĩa để tri ân, kết nối, lan tỏa, chia sẻ yêu thương, đồng hành cùng Nhà trường trong xây dựng cơ sở vật chất và hỗ trợ học sinh, giáo viên trong dạy học. Các chương trình hội khóa nhân dịp kỷ niệm 55 năm, 50 năm, 40 năm, 30 năm, 20 năm,... ra trường diễn ra sôi nổi ở nhiều khóa, thực sự trở thành một truyền thống của cựu học sinh Nhà trường. Khi biết nơi an nghỉ của thầy Thái Kim Quý (Hiệu trưởng đầu tiên) còn rất đơn sơ thì cựu học sinh cùng với Nhà trường đã kêu gọi và xây một khu mộ khang trang hơn cho thầy vào năm 2015. Nghĩa cử cao đẹp này có sức lan tỏa rộng rãi, khẳng định được truyền thống “tôn sự trọng đạo”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Năm 2022, Ban Liên lạc cựu học sinh đã kêu gọi sự ủng hộ của các khóa, thành lập “Quỹ khuyến học khuyến tài cựu học sinh” - được UBND huyện Cẩm Xuyên phê duyệt và đã đi vào hoạt động tích cực. Hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập trường, rất nhiều thế hệ cựu học sinh đã hướng về Nhà trường bằng cả tinh thần và vật chất. Khi đoàn công tác của Nhà trường đi đến các thành phố lớn (Đà Nẵng, Nha Trang, Thành phố Hồ Chí Minh, Buôn Ma Thuột, Vinh, Hà Nội) để kết nối các thế hệ giáo viên và học sinh cho Lễ kỷ niệm 60 năm thì đã được cựu học sinh đón tiếp nồng hậu, chu đáo. Tất cả những những hoạt động ý nghĩa đó đã khẳng định truyền thống tốt đẹp rất riêng, rất đáng tự hào mà không phải cựu học sinh trường nào cũng làm được. Trong hơn nửa thế kỷ qua, Trường THPT Cẩm Xuyên đã nhận được sự quan tâm đúng mực, sự chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hà Tĩnh; Đảng bộ, chính quyền huyện Cẩm Xuyên và Sở Giáo dục - Đào tạo Hà Tĩnh để Nhà trường ngày càng phát triển đi lên. Trong bối cảnh đất nước đang có nhiều chuyển biến về mọi mặt, là một trong năm ngôi trường THPT công lập của huyện nhà, Trường THPT Cẩm Xuyên đang đứng trước những thách thức, khó khăn. Thế nhưng, với bề dày truyền thống gần 60 năm, tập thể cán bộ, giáo viên và học sinh Nhà trường đã và đang biến những thách thức, khó khăn đó thành những thời cơ để tiếp tục khẳng định vị thế của ngôi trường, tiếp tục viết nên những trang vàng thành tích và góp phần to lớn vào sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xứng đáng với niềm tin yêu của các thế hệ giáo viên, học sinh và nhân dân huyện Cẩm Xuyên.


20TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN NGUYỄN BÁ THIẾP 1973 - 1987 NGUYỄN ĐÌNH TRÍ 2005 - 2012 VÕ HỮU HÀ Từ 2022 - nay THÁI KIM QUÝ 1962 - 1973 NGUYỄN HỮU VINH 1987 - 2005 HOÀNG QUỐC DŨNG 2012 - 2022 HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ


2160 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG TRƯƠNG THANG LÊ VĂN KHÁNH NGUYỄN ĐÌNH TRÍ NGUYỄN HỮU NGHIỆM ĐỖ XUÂN TRẠCH TRẦN ĐỨC NHIỆM PHÓ HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG QUA CÁC THỜI KỲ


22TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN ĐẶNG HỮU CÁT ĐÀO THỊ PHƯƠNG LAN NGUYỄN ĐÌNH NHÂM VÕ TÁ TÌNH BÙI THỊ HOA NGUYỄN TIẾN THẠCH VÕ HỮU HÀ


2360 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Tháng 7/1962, Ủy ban hành chính tỉnh Hà Tĩnh có quyết định thành lập Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên. Đây là quyết định đúng đắn của các cấp lãnh đạo, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, các bậc phụ huynh và học sinh của huyện Cẩm Xuyên cũng như các xã phía Bắc huyện Kỳ Anh. Cùng với sự ra đời của Nhà trường, Chi bộ Đảng (từ năm 2007 là Đảng bộ) cũng được thành lập. Quá trình xây dựng và trưởng thành của Chi bộ gặp vô vàn khó khăn. Do hoàn cảnh chiến tranh, trường phải nhiều lần di chuyển địa điểm, cơ sở vật chất, phương tiện dạy học thiếu thốn, đời sống cán bộ, giáo viên, nhân viên bộn bề vất vả,... Tuy nhiên, Chi bộ Nhà trường đã thực hiện tốt ĐẢNG BỘ TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Nơi bắt đầu và quyết định mọi thắng lợi của Nhà trường NGUYỄN HUY QUỐC Ủy viên BCH Đảng bộ Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025


24TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN vai trò của mình, góp phần quyết định xây dựng khối đoàn kết, nhất trí trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ, giáo nhiên, nhân viên và học sinh. Chi bộ vừa tập trung chỉ đạo xây dựng cơ sở vật chất, vừa đẩy mạnh các phong trào thi đua “Dạy tốt - học tốt” và tham gia lao động, sản xuất, chiến đấu cùng với nhân dân, tạo ra được sự đồng thuận, gắn kết từng bước xây dựng Nhà trường lớn mạnh về mọi mặt. Từ khi được thành lập đến nay, trải qua tám lần di chuyển về các địa bàn khác nhau, từ năm học 1972 - 1973, trường chuyển về lại Đồn Trường, xã Cẩm Thăng. Sau chiến tranh, cùng với cả nước, Trường THPT Cẩm Xuyên bước vào công cuộc đổi mới, nhằm đáp ứng tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Vận dụng sáng tạo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, qua các kỳ đại hội, Đảng bộ Trường THPT Cẩm Xuyên đã ra được nhiều nghị quyết sát đúng, phù hợp với thực tế của Nhà trường. Chính vì vậy, Đảng bộ đã phát huy tốt vai trò lãnh đạo toàn diện của Đảng đối với Nhà trường, tổ chức động viên mọi nguồn lực, hết lòng phấn đấu vì một mục tiêu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2002), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2012), trở thành trường trọng điểm về giáo dục của huyện Cẩm Xuyên và tỉnh Hà Tĩnh, xứng đáng với lòng tin yêu của cấp ủy, chính quyền, nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các tổ chức đoàn thể như: Công đoàn, Đoàn Thanh niên được xây dựng, củng cố và không ngừng lớn mạnh. Công đoàn Nhà trường từ khi thành lập đến nay đã cổ vũ, động viên các thế hệ nhà giáo không ngừng dốc trí, đồng tâm xây dựng tổ chức vững mạnh tiêu biểu, đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Có thể nói, Công đoàn Nhà trường thực sự trở thành “mái ấm” là cái nôi nuôi dưỡng, khích lệ nhiều thế hệ giáo viên trưởng thành. Trong quá trình hình thành và phát triển, Công đoàn Trường THPT Cẩm Xuyên luôn được công đoàn các cấp biểu dương và ghi nhận với nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý như: Bằng khen của Công đoàn Giáo dục Một buổi sinh hoạt chuyên đề


2560 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Việt Nam, Bằng khen của Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên luôn được Đảng bộ chăm lo, giáo dục và rèn luyện, trở thành lực lượng xung kích trên các lĩnh vực học tập, giảng dạy, nghiên cứu khoa học và tham gia các hoạt động xã hội, góp phần nâng cao vị thế của Nhà trường lên tầm cao mới. Chính vì thành tích đó mà nhiều năm liên tục, Đoàn trường được Tỉnh đoàn, Trung ương Đoàn tặng Bằng khen, đặc biệt, nhiều năm được Trung ương Đoàn tặng cờ thi đua. Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, củng cố chính quyền và các tổ chức đoàn thể xã hội, Đảng bộ ngày càng lớn mạnh về mọi mặt cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ 6 đảng viên ban đầu của ngày mới thành lập trường, năm học 2021 - 2022, Đảng bộ có 68 đảng viên, sinh hoạt theo 3 chi bộ. Đảng bộ đã bồi dưỡng, giáo dục, tạo đà để quần chúng có điều kiện vươn lên và phát triển. Trung bình mỗi năm, Đảng bộ kết nạp được 2 - 3 giáo viên, 8 - 10 học sinh vào Đảng. Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng đảng viên luôn được xác định là thước đo hoạt động của Đảng bộ. Có thể tự hào rằng, trong 68 đảng viên hiện tại, dù được bố trí công việc khác nhau song các đảng viên đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Số lượng chiến sĩ thi đua, giáo viên giỏi, giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên bồi dưỡng học sinh đạt giải cao các cấp hằng năm của trường đa số đều là đảng viên của Đảng bộ. Với thành tích xuất sắc, nhiều năm liên tục, Đảng bộ Nhà trường được Đảng bộ huyện Cẩm Xuyên công nhận là Đảng bộ vững mạnh, xuất sắc, thực sự trở thành nơi ươm mầm, bồi dưỡng, rèn luyện, đào tạo nhân tài cho các cơ quan của Đảng từ Trung ương đến địa phương. Sự trưởng thành, lớn mạnh của Đảng bộ Trường THPT Cẩm Xuyên trong 60 năm qua là kết quả quá trình đóng góp trí tuệ, công sức của nhiều thế hệ đảng viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Nhà trường. 60 năm qua, Đảng bộ thực sự là hạt nhân tổ chức lãnh đạo, là trung tâm đoàn kết, có tính chất quyết định quá trình xây dựng, phát triển, trưởng thành của Nhà trường, đưa trường lên tầm cao mới, đáp ứng được nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong mọi hoàn cảnh khác nhau. Kỷ niệm 60 năm thành lập Trường THPT Cẩm Xuyên cũng là dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đảng bộ Nhà trường, chúng ta tự hào về Đảng bộ của mình - nơi bắt đầu và quyết định mọi thắng lợi của Nhà trường trên suốt chặng đường dài lịch sử.


26TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN CÔNG ĐOÀN TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Tổ ấm - trao gửi yêu thương trọn vẹn TRẦN XUÂN SƠN Chủ tịch Công đoàn Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên (nay gọi là Trường THPT Cẩm Xuyên) được thành lập năm 1962, đây cũng là năm Công đoàn Nhà trường ra đời. Cùng với sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của Nhà trường trong suốt 60 năm qua, Công đoàn Trường THPT Cẩm Xuyên đã có những bước trưởng thành vượt bậc, ngày càng khẳng định rõ vai trò của mình, góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Nhà trường, nâng cao chất lượng dạy và học, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Ra đời vào những năm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đang ở trong giai đoạn cam go, ác liệt, Trường THPT Cẩm Xuyên đã vượt qua biết bao gian nan, vất vả để xây dựng và trưởng thành. Ngay khi mới thành lập, Công đoàn chỉ có 9 đoàn viên, nhưng được xem là “thế hệ vàng” của Nhà trường. Ban Chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2019 - 2022


2760 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo trực tiếp của các đồng chí Chủ tịch Công đoàn qua các thời kỳ như: thầy Trần Hậu Quý, thầy Nguyễn Tiêu, thầy Nguyễn Khắc Quỳnh, thầy Lê Văn Bảy, thầy Lê Xuân Vụ, thầy Phan Thanh Hoài, thầy Nguyễn Hữu Tuân, thầy Hoàng Khích, thầy Nguyễn Văn Cung, thầy Trần Quang Tiếu, thầy Cao Văn San, thầy Trần Đức Nhiệm, thầy Đặng Đình Tư, thầy Nguyễn Xuân Nghiệu, thầy Nguyễn Đình Trí, thầy Trần Huy Chương, thầy Lê Văn Tuyển, thầy Trác Quang Lâm, thầy Đặng Quốc Hà, thầy Nguyễn Văn Lục, tổ chức Công đoàn đã ngày càng trưởng thành, phát triển, thực sự là tổ ấm, nơi để gắn kết và sẻ chia của cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường. Từ những mái lá đơn sơ, rồi những dãy nhà cấp bốn khiêm nhường, đến nay, trường đã có một cơ ngơi khá bề thế, khang trang, với những dãy phòng học cao tầng, phòng học bộ môn, nhà văn phòng kiên cố, hội trường, sân chơi, bãi tập đầy đủ. Tất cả tạo nên một cảnh quan sư phạm đẹp, gây dựng được niềm tin cho phụ huynh, học sinh. Cùng với sự phát triển về cơ sở vật chất và đội ngũ, Công đoàn Nhà trường cũng ngày càng lớn mạnh. Từ 9 đoàn viên của năm đầu thành lập đến nay (năm học 2022 - 2023), trường có 6 tổ công đoàn, với 92 đoàn viên. Với 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn, một đội ngũ trí thức có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, một lòng gắn bó với Đảng đã góp phần tạo dựng nên thương hiệu cho Nhà trường. Tiếp nối những thành quả của các thế hệ đi trước, hoạt động của Công đoàn ngày càng đi vào chiều sâu, thực sự trở thành nơi gửi gắm niền tin của đoàn viên, là nơi xây đắp tình đoàn kết và là lực lượng quan trọng để tạo nên sự phát triển của Nhà trường. Một trong những nhiệm vụ chính trị mà Công đoàn Nhà trường luôn làm tốt là công tác tuyên truyền, giáo dục đạo đức, tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên. Công đoàn đã phát huy tính chủ động, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn và các tổ chức chính trị - xã hội trong toàn trường, vận động đoàn viên thực hiện đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, học tập, quán triệt các nghị quyết của Đảng, Công đoàn cấp trên bằng nhiều hình thức phong phú khác nhau. Hằng năm, Công đoàn đã cùng với chuyên môn tổ chức Hội nghị Viên chức và người lao động để xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho năm học, triển khai sâu rộng nhiều đợt sinh hoạt chuyên môn, phong trào thi đua thao giảng, dự giờ trong đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của Nhà trường. Ngoài ra, Công đoàn còn tổ chức và tham gia tích cực các phong trào thi đua do Công đoàn cấp trên hoặc do Nhà trường phát động. Các phong trào thi đua luôn gắn với cuộc vận động: “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”, kết hợp tuyên truyền, thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Gia đình văn hóa”, phong trào thi đua “Hai tốt”, “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” và các hoạt động nhân đạo, từ thiện trong trường học.


28TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động cũng luôn được Công đoàn quan tâm. Các chế độ, chính sách như tiền lương, tiền công, bảo hiểm, nâng lương định kỳ, nâng lương trước thời hạn... đối với người lao động luôn được đảm bảo. Ngoài ra, Công đoàn còn tích cực tham mưu với Hiệu trưởng thực hiện tiết kiệm chi để tăng thêm thu nhập ngoài lương hằng năm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, đoàn viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của tổ chức Công đoàn. Trong nhiều năm qua, Công đoàn đã tổ chức cho đoàn viên Công đoàn đi tham quan du lịch, học tập, tìm hiểu các di tích lịch sử ở nhiều vùng miền, địa phương trong cả nước như Quảng Ninh, Ninh Bình, Quảng Bình, Đà Nẵng và huyện Đông Hưng (Trung Quốc),... Đây là một hoạt động rất bổ ích, lý thú, thu hút được đông đảo đoàn viên tham gia, góp phần nâng cao nhận thức xã hội, hiểu biết cho đội ngũ đoàn viên Công đoàn Nhà trường, đặc biệt là gắn chặt khối đoàn kết trong đơn vị. Hoạt động thăm hỏi, động viên đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, khi ốm đau, hoạn nạn là truyền thống tốt đẹp luôn được Công đoàn phát huy. Trong suốt nhiều năm, Công đoàn Nhà trường đã kêu gọi ủng hộ cho một số đoàn viên gặp khó khăn đột xuất, cắt cử người chăm sóc, thăm hỏi khi đoàn viên hoặc người thân đoàn viên bị ốm đau lâu dài. Hằng năm, cùng với chuyên môn, Công đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động, như: Gặp mặt các thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên đã về hưu nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tặng quà cho thân nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên là thương binh, liệt sĩ nhân ngày 27/7, tặng quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), tổ chức đêm Trung Hoạt động thiện nguyện “Bát cháo tình thương” tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên


2960 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG thu, tặng quà cho các cháu là con cán bộ giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc trong học tập... Đây là một sự cố gắng lớn của Nhà trường và Công đoàn trong nhiều năm qua. Chính những nghĩa cử cao đẹp là nguồn động viên tinh thần to lớn để mỗi đoàn viên ngày càng tin yêu, gắn bó hơn với tổ chức Công đoàn, với Nhà trường và ra sức phấn đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công đoàn đã chủ trì tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Vào những dịp kỷ niệm: 8/3, 20/10, 20/11 và các ngày lễ lớn, Công đoàn đã phát động và tích cực hưởng ứng các hội thi do Công đoàn ngành tổ chức như: thi đấu bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, cờ tướng, Tiếng hát giáo viên (năm 2008), hội thi “Nữ giáo viên duyên dáng, tài năng” (năm 2010), “Nét đẹp áo dài qua ảnh” (năm 2021),... Các hoạt động đó đã tạo nên phong trào thi đua sôi nổi trong toàn trường, góp phần quan trọng xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, đoàn kết, hình thành nếp sống luyện tập thường xuyên, nâng cao sức khỏe cho cán bộ, đoàn viên Công đoàn, phục vụ tốt công tác dạy và học. Cùng với việc quan tâm chăm lo đời sống người lao động, Công đoàn còn phối hợp với chuyên môn trong việc quản lý dạy và học, thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, rèn luyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Hằng năm, Công đoàn phối hợp chuyên môn tổ chức các đợt thao giảng, thao diễn nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn. Hoạt động của “Nhóm nhà giáo cùng nhau phát triển” đã có tác dụng trong việc đoàn viên giúp nhau sử dụng các phần mềm dạy học, soạn bài tập thể, trao đổi về việc thực hiện các phương pháp, kỹ thuật Đoàn viên Công đoàn tích cực tham gia hiến máu tình nguyện


30TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN dạy học mới. Sự thành công của các hoạt động này đã tạo được khí thế và tạo đà phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giáo viên. Có thể nhận thấy rằng, sau 60 năm xây dựng và trưởng thành, đội ngũ đoàn viên của Công đoàn Nhà trường đã có sự chuyển biến vượt bậc về chất lượng. Tính đến năm học 2021 - 2022, trường đã có hàng trăm lượt giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh và Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, Bằng khen các cấp. Nhiều đoàn viên Công đoàn tiếp tục được nhận Bằng khen, Giấy khen của Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh và Công đoàn ngành như thầy Nguyễn Văn Lục, thầy Đặng Hữu Thứ, cô Thái Thị Thu Hiền, cô Phan Thị Nga, cô Đặng Thị Hà, thầy Phạm Văn Đức,... Nhiều nữ cán bộ, giáo viên được tặng danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” như cô Đào Thị Phương Lan, cô Phạm Thị Hải Lý, cô Phan Thị Nga, cô Nguyễn Thị Cẩm Xuyên, cô Đặng Thị Hà,... có 1 đoàn viên được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú - thầy Đậu Vỵ. Ngoài những nội dung trên, các hoạt động nhân đạo, từ thiện mang tính xã hội rộng lớn cũng được đoàn viên Công đoàn hưởng ứng tích cực. Hằng năm, Công đoàn vận động đoàn viên quyên góp hàng chục triệu đồng đóng góp vào Quỹ Người nghèo, Quỹ Xã hội công đoàn; tổ chức quyên góp, trao quà cho học sinh, người có hoàn cảnh khó khăn vào các dịp Tết, tổ chức chương trình “Bát cháo tình thương” cho các bệnh nhân nghèo điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Cẩm Xuyên, quyên góp các mặt hàng nhu yếu phẩm ủng hộ cho nhân dân các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh phòng, chống dịch Covid-19,... Có thể khẳng định rằng, 60 năm qua, tổ chức Công đoàn Trường THPT Cẩm Xuyên đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, tạo được niềm tin yêu trong cán bộ, đoàn viên. Công đoàn trường liên tục được Công đoàn giáo dục Hà Tĩnh công nhận là Công đoàn vững mạnh, xuất sắc, được Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn ngành tặng nhiều Bằng khen. Những kết quả tốt đẹp đáng tự hào mà Công đoàn đã đạt được là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự quan tâm chỉ đạo của Công đoàn Giáo dục Hà Tĩnh, sự hỗ trợ tạo điều kiện của lãnh đạo Nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn với các tổ chức đoàn thể trong trường, đặc biệt là nhờ phát huy được sức mạnh tập thể, sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ đoàn viên Công đoàn, kế tục truyền thống tốt đẹp của một tổ chức công đoàn có tên tuổi. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, tổ chức Công đoàn Nhà trường cần phải tiếp tục phấn đấu nhiều hơn nữa để giữ vững danh hiệu “Tổ chức Công đoàn vững mạnh, xuất sắc” và là một trong những tổ chức công đoàn cơ sở tiêu biểu của khối THPT, của ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, viết tiếp những trang sử vàng truyền thống cho Nhà trường thêm vững mạnh trên những chặng đường mới.


3160 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG 60năm xây dựng và phát triển của Trường THPT Cẩm Xuyên cũng là thời gian trưởng thành của tuổi trẻ Nhà trường. Theo dòng chảy của lịch sử, bằng nhiệt huyết và khát vọng tuổi trẻ, ở bất kỳ giai đoạn nào, đoàn viên, thanh niên của Nhà trường cũng luôn để lại những dấu ấn đáng tự hào, góp phần vào thành tích chung của ngôi trường giàu truyền thống trên đất Cẩm anh hùng. Từ những ngày đầu thành lập, trong hoàn cảnh chiến tranh với muôn vàn bộn bề khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, Nhà trường phải sơ tán nhiều nơi nhưng tuổi trẻ Nhà trường vẫn quyết tâm vượt lên gian khổ để thi đua dạy tốt - học tốt. Những năm tháng không thể nào quên ấy, tuổi trẻ Nhà trường đã gặt hái được nhiều thành quả đáng tự hào. Nhiều đoàn viên, thanh niên học sinh đạt thủ khoa học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia và thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng, mang tài đức cống hiến cho đất nước như: Tiến sĩ Đặng Quốc Tiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Phạm Hùng - Anh hùng Lao động, TUỔI TRẺ THPT CẨM XUYÊN Nhiệt huyết, sáng tạo, xây hoài bão lớn NGUYỄN HỮU NGHĨA Bí thư Đoàn trường Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên nhiệm kỳ 2022 - 2023


32TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty lắp máy Việt Nam; Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thiện - Viện trưởng Viện dân số nhân lực Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Phú - nguyên Viện trưởng Viện Điện lạnh Đại học Bách khoa Hà Nội; Tiến sĩ Phạm Văn Tuần - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hanvico; Thiếu tướng Nguyễn Đức Tới - nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự Hà Tĩnh, Phó Tham mưu trưởng Quân khi IV, Thiếu tướng Trần Viết Bằng - nguyên Cục trưởng Cục Chính trị Tổng cục Hậu cần;... Tuổi trẻ Nhà trường không chỉ thể hiện nhiệt huyết trong học tập và rèn luyện mà còn hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo tiếng gọi thiêng liêng của đất nước, nhiều thế hệ đoàn viên, thanh niên Nhà trường đã hăng hái lên đường nhập ngũ. Từ mái trường này ra đi có hơn 170 giáo viên và học sinh đã vĩnh viễn hi sinh tuổi xuân, nằm lại ở các chiến trường. Tiêu biểu cho thế hệ này là thầy giáo Chu Đức, học sinh Hoàng Kim Định viết thư tình nguyện bằng máu để được cầm súng bảo vệ Tổ quốc; liệt sĩ Đậu Xuân Đắc từng là học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc... Những tấm gương tuổi trẻ “Mãi mãi tuổi 20” ấy đã tô thắm cho màu cờ vinh quang của Tổ quốc, cho truyền thống của quê hương và là niềm tự hào của nhiều thế hệ đoàn viên, thanh niên Nhà trường. Hòa bình lập lại, tuổi trẻ Nhà trường tiếp tục nỗ lực phấn đấu học tập và rèn luyện theo khẩu hiệu: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt”. Vượt qua muôn vàn khó khăn, nhiều đoàn viên, thanh niên đã gặt hái nhiều thành quả đáng tự hào, đem tài đức phụng sự đất nước, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp như Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Văn Lý - Phó Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô; Giáo sư Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; Tiến sĩ Trương Hoành Sơn - Giám đốc Trung tâm Khoa học chất lượng cao - Đại học Bách khoa Hà Nội; Thạc sĩ Nguyễn Trọng Sơn - nguyên Giám đốc Sở Tài chính Hà Tĩnh; Thạc sĩ Hoàng Văn Minh - nguyên Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh; Thạc sĩ Nguyễn Viết Hùng - Tổng Giám đốc Công ty cáp điện Việt Nam; đồng chí Dương Tất Thắng - Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh,... Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của thế hệ đoàn viên, thanh niên đi trước, tuổi trẻ Trường THPT Cẩm Xuyên hôm nay luôn khẳng định vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của mình, ra sức học tập, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy - học, chinh phục đỉnh cao của khoa học công nghệ. Đoàn trường với vai trò là “Trường học của thanh niên” luôn đặt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, lối sống, pháp luật cho đoàn viên, thanh niên là nhiệm vụ trọng tâm. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường, một bộ phận giới trẻ không tự giác rèn luyện, “thiếu sức đề kháng” trước tác động của những thông tin sai lệch trên mạng xã hội, của phim ảnh dẫn đến một bộ phận đoàn viên, thanh niên thiếu bản lĩnh, thiếu nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, phai nhạt lý tưởng, sống thiếu chuẩn mực, xa rời truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, sự phối hợp


3360 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG của Hội Phụ huynh và các tổ chức đoàn thể, Đoàn trường đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động có ý nghĩa chú trọng giáo dục thanh niên qua nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, đặc biệt tấm gương học sinh “3 tốt”, “Thanh niên sống đẹp”. Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong đoàn viên, thanh niên gắn với các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước bằng nhiều hình thức phong phú như: diễn đàn, tọa đàm, ngày hội thanh niên, liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng, xem phim lịch sử, triển lãm,... để bồi đắp lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên cho thế hệ trẻ. Tổ chức thường xuyên hoạt động ngoại khóa về nguồn đến các địa chỉ đỏ địa danh lịch sử, làng nghề truyền thống, các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc, tôn tạo và phát huy giá trị các khu di tích lịch sử, di tích văn hóa, nghĩa trang liệt sĩ, tổ chức các buổi giao lưu truyền thống, gặp gỡ với chứng nhân lịch sử, kể chuyện hoặc đối thoại với thanh niên, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ, góp phần bồi đắp lòng tự hào dân tộc, truyền thống hào hùng của quê hương, đất nước, biết ơn những cống hiến của các thế hệ cha anh đi trước và trân trọng hơn cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó, Đoàn trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, các mô hình câu lạc bộ học tập, kỹ năng sống tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích giúp cho đoàn viên, thanh niên được học tập và rèn luyện để phát triển toàn diện. Trong đó, phải kể đến các câu lạc bộ có nhiều hoạt động thường xuyên và hiệu quả như: Câu lạc bộ Tiếng Anh, Câu lạc bộ Văn học, Câu lạc bộ Văn nghệ và Kỹ năng sống, Câu lạc Đoàn viên, thanh niên dâng hương và chăm sóc Nghĩa trang Liệt sỹ huyện Cẩm Xuyên


34TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN bộ Khoa học tự nhiên,... Hằng năm, Đoàn trường tổ chức nhiều cuộc thi, tạo nhiều sân chơi bổ ích, thu hút được sự tham gia nhiệt tình của đoàn viên, thanh niên Nhà trường như: Tuổi trẻ với tri thức học đường, Tuổi trẻ với pháp luật, Tự hào Việt Nam, Rung chuông vàng,... Đoàn trường tổ chức, vận động đoàn viên, thanh niên tham gia vào các phong trào hoạt động hành động cách mạng như: Thanh niên tình nguyện, Tuổi trẻ sáng tạo, Tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc, giáo dục truyền thống của Nhà trường, quê hương, đất nước được triển khai sâu rộng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng,... Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được tổ chức thường xuyên như: Giai điệu tuổi hồng, Hội khỏe Phù Đổng cuốn hút đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động lành mạnh rèn luyện thể chất và tinh thần để phục vụ học tập và phát hiện các nhân tố để bồi dưỡng tham gia các hội thi do Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như Đoàn cấp trên tổ chức. Bên cạnh các hoạt động đồng hành với thanh niên trong học tập văn hóa, Đoàn trường luôn khuyến khích và đồng hành với đoàn viên, thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học và các cuộc thi do Đoàn cấp trên, ngành Giáo dục tổ chức đạt được nhiều kết quả cao. Trong đó phải kể đến cuộc thi Sáng tạo khoa học kỹ thuật các cấp, Tin học trẻ và nhiều cuộc thi khác do ngành và tỉnh tổ chức luôn đạt giải cao. Công tác tư vấn hướng nghiệp được Ban Chấp hành Đoàn trường rất chú trọng và đã được triển khai thường xuyên, có hiệu quả. Đồng thời, Đoàn trường đã phối hợp với Tổ Tư vấn tâm lý trong việc hỗ trợ đoàn viên, thanh niên trong việc giải quyết khó khăn gặp phải trong học tập và các mối quan hệ xã hội, giáo dục kỹ năng sống, được Ban Giám hiệu Nhà trường đánh giá cao. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, Đoàn trường đã làm tốt công tác đoàn kết dân tộc thông qua việc tổ chức diễn đàn “Thanh niên gốc giáo kính Chúa, yêu nước” vào dịp Noel hằng năm dành cho đoàn viên, thanh niên Công giáo đang học tập và rèn luyện tại trường, góp phần quan trọng cùng với Nhà trường thực hiện có hiệu quả cuộc vận động Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Công tác xây dựng Đoàn vững mạnh và phát triển Đảng luôn được quan tâm đúng mức. Hằng năm, có từ 10 - 15 đoàn viên, thanh niên được giới thiệu và bồi dưỡng cảm tình Đảng, trong đó có 5 - 8 đoàn viên vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Trong 5 năm gần đây, số lượng thanh niên ưu tú được kết nạp Đoàn và đoàn viên ưu tú được kết nạp Đảng tăng lên. Điều đó thể hiện sự nỗ lực phấn đấu và trưởng thành không ngừng của tuổi trẻ, góp phần vào thành tích toàn diện của Nhà trường trong 60 năm xây dựng và phát triển. Trong sự trưởng thành và những dấu ấn đáng tự hào của tuổi trẻ Nhà trường nói chung không thể không nhắc đến những đóng góp của Chi đoàn Giáo viên. Đây là chi đoàn đầu tàu, nòng cốt của Đoàn trường trong bất kỳ giai đoạn nào cũng đều có những đóng góp quan trọng trong thành tích chung của Nhà trường. Những năm đầu thành lập trường, với muôn vàn khó khăn, chiến tranh ác liệt, đoàn viên


3560 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG giáo viên vừa tham gia công tác giảng dạy, vừa chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, vừa hăng say lao động sản xuất xây dựng quê hương. Trong thời kỳ đất nước hòa bình phát triển, Chi đoàn Giáo viên là lực lượng xung phong trong quá trình tự học, tự bồi dưỡng, tham gia nghiên cứu khoa học, đi đầu trong phong trào thi đua dạy tốt. Nhiều đồng chí đã phấn đấu đạt được nhiều danh hiệu cao quý như giáo viên giỏi các cấp, chiến sĩ thi đua, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, như các đồng chí: Phan Thị Nga, Đặng Hà, Phan Văn Đức, Phan Thị Mỹ Châu, trở thành cán bộ chuyên môn cốt cán của trường, của Sở, góp phần quan trọng quyết định chất lượng mũi nhọn và đại trà của Nhà trường. Trong quá trình rèn luyện và trưởng thành của tuổi trẻ Nhà trường nói chung và của mỗi đoàn viên, thanh niên Nhà trường nói riêng luôn có sự đồng hành, chăm lo, bồi dưỡng của Cấp ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường. Từ đó, đội ngũ cán bộ Đoàn trường không ngừng lớn mạnh, nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ chủ chốt của nhiều cơ quan, ban, ngành, đoàn thể như thầy Bùi Xuân Huyến - nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin Hà Tĩnh; PGS.TS. Phan Huy Dũng - giảng viên Trường Đại học Vinh; thầy Hồ Việt Anh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Nguyễn Du; thầy Đặng Đôn Túy - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng; thầy Trần Quang Trung - Chánh Văn phòng Huyện ủy Cẩm Xuyên; thầy Nguyễn Tiến Thạch - Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập và làm lãnh đạo tại Nhà trường như: Thầy Hoàng Quốc Dũng, thầy Võ Hữu Hà, cô Đào Thị Phương Lan, thầy Nguyễn Đình Nhâm,... Ở các chi đoàn học sinh có các đồng chí như: Lê Thị Trang Quỳnh, Phan Thị Hương. Dù đã trưởng thành Đoàn, công tác ở nhiều vị trí, đơn vị nhưng các đồng chí vẫn luôn giữ được nhiệt huyết của những người đoàn viên, ra sức cống hiến cho cơ quan, đoàn thể. Cùng với sự phát triển chung của Nhà trường trong chiều dài của lịch sử 60 năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đoàn cấp trên, của Cấp ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường, tuổi trẻ Nhà trường đã không ngừng phát triển và trưởng thành. Với ý chí vượt khó, dám nghĩ, dám làm cùng với tinh thần xung phong tình nguyện “Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, Đoàn trường đã nỗ lực phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, nhiều năm liền là đơn vị xuất sắc vinh dự nhận nhiều bằng khen của Tỉnh đoàn, Trung ương Đoàn, là điểm sáng trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên của huyện nhà. Nhìn lại những thành tích và dấu ấn đáng tự hào mà tuổi trẻ Nhà trường đã gặt hái được trong suốt 60 năm qua, chúng ta hoàn toàn tin tưởng rằng, tuổi trẻ Trường THPT Cẩm Xuyên sẽ tiếp nối truyền thống vẻ vang của các thế hệ cha anh, xung kích sáng tạo, ra sức học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ, không ngừng tu dưỡng đạo đức lối sống vượt qua mọi khó khăn, thử thách, “Dưỡng tâm trong, rèn trí sáng, xây hoài bão lớn” tô thắm truyền thống của Nhà trường, cùng với tuổi trẻ toàn huyện góp phần xây dựng quê hương Cẩm Xuyên ngày càng giàu đẹp, văn minh.


36TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Khi mới thành lập, trường có 9 giáo viên chia làm 2 tổ: Tự nhiên và Xã hội; đến năm 1967, Tổ Toán được tách ra từ Tổ Tự nhiên; năm 2001, Tổ Toán nhập với nhóm Tin thành Tổ Toán - Tin. Năm học 2022 - 2023, là năm Kỷ niệm 60 năm thành lập trường, trong 60 năm qua, Tổ Toán - Tin tự hào được đón nhận 86 thầy giáo, cô giáo tham gia giảng dạy. Thầy giáo về đầu tiên trong tổ là thầy Lê Xuân Thế (1962), tiếp sau là thầy Đào Dật Tạo, thầy Nguyễn Tiêu (1963); thầy Bùi Xuân Huyến, thầy Tô Ngọc Tùng (1964), thầy Phạm Vĩnh Thông (1965), thầy Đinh Văn Tân, thầy Trịnh Phụng (1966), thầy Đinh Văn Tố, thầy Phan Văn Hội, thầy Võ Trí Toàn (1967), thầy Nguyễn Phú Thọ (1968), thầy Đặng Duy Phúc, thầy Chu Đình Đức (1969),... Các thầy Tổ trưởng từ khi thành lập đến nay gồm: thầy Phạm Vĩnh Thông, thầy Đinh Văn Tố, thầy Bùi Xuân Huyến, thầy Nguyễn Ngọc Châu, thầy Đặng Quốc Hà, thầy Nguyễn Đình Nhâm, thầy Nguyễn Văn Ngọc, thầy Nguyễn Hữu Thành. Những năm đầu thành lập, do chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc nước ta, cuộc sống thiếu thốn muôn bề, các thầy cô Tổ Toán đã vượt qua mọi khó khăn để “Dạy thật tốt”, làm nên nhiều kỳ tích: Nhiều giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi giáo viên giỏi, là giám khảo của các kỳ thi giáo viên giỏi...; Đặc biệt, hai năm học liên tiếp 1971 - 1972 và 1972 - 1973, Tổ Toán vinh dự được nhận danh hiệu là Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa thời bấy giờ; Đội tuyển học sinh giỏi Toán luôn đạt tốp đầu trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn tỉnh (năm học 1964 - 1965, đội tuyển khối 8 xếp thứ nhất, đội tuyển khối 10 xếp thứ hai; năm học 1970 - 1971, đội tuyển khối 10 xếp thứ nhất,...). Nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi toàn miền Bắc môn Toán gồm: Nguyễn Trọng Khoa, Đặng Quốc Phú, Nguyễn Văn Minh, Lê Văn Chất, Dương Đình Đào, Đậu Xuân Đắc, Trần Viết Tâm, Trần Văn Thiện, Đặng Minh Ất, sau này, nhiều người đã trở thành giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và giữ các chức vụ quan trọng của Nhà nước. Cũng trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, nhiều giáo viên, học sinh phải chia mái trường thân yêu để lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, Tổ Toán có 2 thầy giáo là thầy Chu Đình Đức và thầy Đinh Xuân Hội. Trên đường hành quân, thầy giáo Chu Đình Đức đã mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, bỏ dở ước mơ và hoài bão của mình. TỔ TOÁN - TIN Hành trình 60 năm thắp lửa tri thức NGUYỄN HỮU THÀNH Tổ trưởng


3760 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Tổ Toán Trường Phổ thông Cấp III Cẩm Xuyên được công nhận Tổ Lao động xã hội chủ nghĩa những năm đầu mới thành lập Sau năm 1975, hòa chung với phong trào xây dựng xã hội chủ nghĩa của cả nước, các thầy cô giáo Tổ Toán rất say mê nghiên cứu bài dạy, nghiên cứu khoa học, phương pháp giảng dạy. Nhiều thầy cô giáo Tổ Toán nhận được sự tín nhiệm của Sở Giáo dục và Đào tạo, sự tin yêu của học sinh và phụ huynh, sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp trong toàn tỉnh; đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và thi giáo viên giỏi tỉnh như: thầy Phạm Vĩnh Thông, thầy Trương Huy Hồng, thầy Võ Trí Kỳ, cô Bùi Thị Lan, cô Tôn Cẩm Hà, thầy Trần Đình Quế, thầy Hoàng Quốc Dũng, thầy Đặng Quốc Hà, thầy Trần Văn Huy, thầy Nguyễn Đình Nhâm,... Tiếp nối truyền thống dạy và học của Nhà trường cũng như Tổ Toán - Tin, các giáo viên hiện tại của tổ thường xuyên phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học, nghiên cứu khoa học, bồi dưỡng học sinh giỏi và thi giáo viên giỏi tỉnh. Điển hình, về nghiên cứu khoa học có thầy Võ Hữu Hà, thầy Nguyễn Đình Nhâm, thầy Nguyễn Trọng Bắc, thầy Nguyễn Hữu Thành, thầy Phạm Văn Đức,...; về giáo viên giỏi tỉnh có thầy Nguyễn Đình Nhâm, thầy Nguyễn Trọng Bắc, thầy Phạm Văn Đức. Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, các đội tuyển của thầy Võ Hữu Hà, thầy Nguyễn Đình Nhâm, thầy Nguyễn Trọng Bắc, cô Cao Thị Thanh Hương luôn đạt kết quả cao. Trong những năm gần đây, kết quả thi học sinh giỏi tỉnh môn Toán và môn Tin đạt được tương đối tốt, đặc biệt có em Nguyễn Tiến Tuấn Anh đạt giải Khuyến khích học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, em Hoàng Quốc Hảo đạt thủ khoa tỉnh môn Tin học lớp 11 và được tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, em Nguyễn Hoàng Thạch đạt thủ khoa tỉnh môn Tin học lớp 10 và được dự thi học sinh giỏi quốc gia môn Tin học, em Bùi Văn Tuấn đạt giải


38TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Tổ Toán - Tin năm học 2022 - 2023 Nhất tỉnh môn Toán, em Trần Thị Huế đạt thủ khoa tỉnh môn Toán. Bên cạnh đó, tổ còn chú trọng nâng cao chất lượng đại trà, kết quả thi tốt nghiệp 12 môn Toán hằng năm thường đạt kết quả tốt, nhiều năm xếp trong tốp 10 toàn tỉnh. Một số thầy cô Tổ Toán - Tin đã phấn đấu vượt bậc và được sự tín nhiệm của cấp trên giao giữ những chức vụ quan trọng trong và ngoài ngành như: Thầy Nguyễn Bá Thiếp làm Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Xuyên, sau đó chuyển ra làm Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng, thầy Bùi Xuân Huyến làm Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Hà Tĩnh, thầy Trịnh Phụng làm Phó Phòng Phổ thông Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk, thầy Nguyễn Đăng Ái làm Hiệu trưởng Trường THPT Năng khiếu tỉnh Hà Tĩnh, thầy Đặng Đôn Túy làm Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng, thầy Võ Trí Kỳ làm Hiệu trưởng Trường THPT Hà Huy Tập sau chuyển ra làm Hiệu trưởng Trường THPT Thành Sen, thầy Hoàng Quốc Dũng làm Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Đình Liễn sau chuyển về làm Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Xuyên, thầy Đặng Quốc Hà làm Phó Phòng Giáo dục huyện Cẩm Xuyên, thầy Võ Hữu Hà làm Hiệu trưởng Trường THPT Cẩm Xuyên,... Các thầy cô chuyển sang làm Hiệu phó như: thầy Bùi Văn Thiền, thầy Nguyễn Minh Huệ, cô Bùi Thị Lan, thầy Nguyễn Đình Nhâm. Hiện nay, một số giáo viên của tổ không còn nữa, một số đã nghỉ hưu, một số chuyển sang cương vị quản lý, một số chuyển trường khác và hiện tại năm học 2022 - 2023, Tổ Toán - Tin có 17 giáo viên (13 Toán và 4 Tin, trong đó có 1 hiệu trưởng, 1 hiệu phó). Để xứng đáng với ngôi trường 60 năm, Tổ Toán - Tin sẽ cố gắng phấn đấu kế thừa truyền thống quý của của tổ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, được học sinh, phụ huynh yêu mến và cấp trên tín nhiệm.


3960 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Đồng hành cùng với 60 năm xây dựng và trưởng thành của Trường THPT Cẩm Xuyên, Tổ Ngữ văn cũng đã trải qua ngần ấy bước chuyển mình và góp phần viết nên những thành tích đáng tự hào. Nhìn lại hành trình 60 năm, có thể nói, biết bao nhiêu thế hệ giáo viên Tổ Ngữ văn không chỉ miệt mài gieo nên những mùa vàng, trái ngọt cho bảng vàng thành tích của Trường THPT Cẩm Xuyên mà còn trở thành nơi hội tụ của tri thức và nhân văn. Hẳn không ai quên được những ngày đầu trường mới thành lập, cơ sở vật chất thiếu thốn, đội ngũ giáo viên ít ỏi lại phải sơ tán đến nhiều nơi do chiến tranh. Lúc ấy, Tổ Ngữ văn còn hoạt động chung trong Tổ Xã hội gồm Văn - Sử - Địa - Chính trị. Những giáo viên Văn trong ba năm học đầu tiên khi đó là thầy Bùi Duy Trường, thầy Trần Hậu Quý, thầy Trần Khánh Thức, thầy Trần Ninh, thầy Châu Đình Cừ, thầy Phan Xuân Lạc. Từ ngày đầu thành lập đến năm 1973, Tổ Ngữ văn có 21 giáo viên đã giảng dạy tại trường. Mỗi năm học đều có sự thay đổi khác nhau với “người đi, kẻ ở”, vì chuyển công tác hoặc lên đường ra trận theo tiếng gọi của Tổ quốc (năm 1972, có thầy Phan Tiến Cung và thầy Nguyễn Khắc Thuần lên đường nhập ngũ). “Vạn sự khởi đầu nan” - với tình yêu dành cho mảnh đất và con người Cẩm Xuyên nghèo khó mà hiếu học, những thế hệ thầy cô giáo Tổ Ngữ văn đến từ nhiều miền quê khác nhau thời kỳ ấy đã nỗ lực vượt lên mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn để làm nên những mùa vàng quả ngọt đầu tiên rất rực rỡ, rất đáng tự hào. Năm 1964 - 1965, Tổ Ngữ văn góp phần cùng đội tuyển Toán mang về thành tích giải Nhất đồng đội trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Có 3 học sinh: Tôn Phương Lan (năm học 1966 - 1967), Nguyễn Xuân Hồng (năm học 1967 - 1968), Trần Công Huấn (năm học 1968 - 1969) được Ty Giáo dục Hà Tĩnh chọn dự thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc. Đặc biệt, học sinh Trần Công Huấn còn được tặng Giải thưởng Bác Hồ. Năm 1970 - 1971, Tổ Ngữ văn cũng góp phần mang về thành tích có tỉ lệ tốt nghiệp cấp III đứng đầu tỉnh. Đó là những kết quả làm nên nền móng vững chắc cho bảng vàng thành tích và truyền thống dạy học của Nhà trường. Nhiều thầy cô giáo dạy Văn dù đã chuyển trường hoặc chuyền lĩnh vực công tác nhưng vẫn để lại trong tâm hồn rất nhiều thế hệ học trò Trường THPT Cẩm Xuyên những ấn tượng sâu sắc, như: thầy Trần Hậu Quý, thầy Châu Đình Cừ, thầy Trần Ninh, thầy Phan Huy Dũng,... TỔ NGỮ VĂN Nơi tri thức - nhân văn hội tụ PHAN THỊ NGA Tổ trưởng


40TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Năm 1973, trường trở về nơi khởi nguồn của mình. Tổ Ngữ văn cũng ngày càng được củng cố về số lượng giáo viên. Từ năm 1975, do tác động của thời thế, giáo viên Tổ Văn cũng trải qua một giai đoạn rất khó khăn vì gánh nặng cuộc sống mưu sinh. Nhưng đúng là “lửa thử vàng gian nan thử sức” - các thầy cô giáo thời kỳ ấy vẫn vui vẻ, lạc quan, vẫn miệt mài với những trang giáo án, với từng tiết giảng bài. Vượt lên khó khăn, giáo viên Tổ Ngữ văn vẫn đem về những thành tích đáng nể cho Nhà trường. Năm 1976 - 1977, học sinh Lê Ánh Dương được chọn vào đội tuyển thi quốc gia môn Văn. Năm học 1980 - 1981, cựu học sinh Trần Hữu Huỳnh thi đại học khối C đạt 27,5 điểm (trước đó, do hoàn cảnh gia đình nên học sinh này không thể thi đại học ngay sau khi tốt nghiệp), trong đó môn Văn đạt điểm 10 và bài văn đó được in trong cuốn “Những bài văn chọn lọc” của học sinh cấp III phổ thông do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành. Những điểm sáng ấy đã khẳng định tâm huyết, trách nhiệm, nỗ lực của cả Tổ Văn trong giai đoạn khó khăn nhất của ngành Giáo dục, của Nhà trường. Vượt qua giai đoạn khó khăn, đến những năm học thứ 30, 40, 50 của trường thì Tổ Ngữ văn cũng đã có nhiều thay đổi và càng ngày khẳng được vị trí quan trọng của mình trong tổ chức Nhà trường cũng như tạo niềm tin cho học sinh, phụ huynh. Số lượng giáo viên của Tổ Ngữ văn có nhiều biến chuyển, có những năm học, Tổ Ngữ văn lên đến 15 người. Hầu hết đời sống của giáo viên Tổ Ngữ văn còn nhiều vất vả; đa phần lại là giáo viên nữ nên càng nhiều lo toan, áp lực hơn. Tuy nhiên, mỗi thành viên trong tổ bao giờ cũng đoàn kết, yêu thương, chia sẻ cũng như quyết tâm, nỗ lực và có trách nhiệm rất cao trong công việc. Dưới sự chỉ đạo chuyên môn của các “thuyền trưởng” là thầy Trấn Viết Huân, cô Phạm Thị Loan, thầy Đậu Vỵ các hoạt động chuyên môn của Tổ Ngữ văn Câu lạc bộ Văn học


4160 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG diễn ra sôi nổi với những giờ họp tổ đầy hữu ích, các giờ thao giảng, trao đổi về bài dạy, về phương pháp dạy học rất chân tình và quý giá. Các lớp học chuyên về khối C, khối D (có môn Văn thi đại học) cũng được ra đời, tạo điều kiện cho giáo viên Tổ Ngữ văntập trung bồi dưỡng học sinh để có kết quả cao trong các kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, đại học, cao đẳng. Chất lượng học sinh giỏi cấp tỉnh trở thành “thương hiệu” của Tổ Ngữ văn. Có những đội tuyển năm nào cũng đậu với tỉ lệ cao (từ 70 - 100% số em dự thi). Đặc biệt, năm học 2007 - 2008, đội tuyển Văn 12 do thầy Đậu Vỵ bồi dưỡng xếp thứ nhất toàn tỉnh, trong đó học sinh Chu Thị Hằng đậu thủ khoa. Năm học 2008 - 2009, đội tuyển Văn 10 của cô Nguyễn Thị Khánh Huyền cũng được xếp thứ nhất toàn tỉnh (cả 8 em dự thi đều đạt giải với 1 giải Nhì, 2 giải Ba và 5 giải Khuyến khích). Trong 3 năm liên tục (2008 - 2009, 2009 - 2010, 2010 - 2011), Tổ Ngữ văn 3 lần đạt danh hiệu Tổ Lao động giỏi cấp cơ sở và được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tặng Giấy khen. Bước sang những năm 2012 - 2022, việc dạy học trong Nhà trường có nhiều thay đổi, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và yêu cầu đổi mới của ngành Giáo dục. Tổ Ngữ văn cũng kết nạp thêm nhiều giáo viên trẻ, nhiệt huyết, sáng tạo. Việc dạy học môn Ngữ văn cũng có những thay đổi mới mẻ và hứng thú hơn trước. Khi cơ sở vật chất được đầu tư hơn, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cũng được giáo viên Tổ Ngữ văn triển khai và phát huy hiệu quả. Ngoài các giờ dạy truyền thống trong khuôn khổ lớp học, học sinh còn được tham gia các buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học, qua các tiết ngoại khóa, qua các buổi học tập trải nghiệm ở địa chỉ đỏ. Nhiều tiết học ngoại khóa bổ ích như “Câu lạc bộ Truyện Kiều”, “Sắc màu dân gian - cội nguồn và sáng tạo”, “Từ trang sách đến cuộc đời” không chỉ giúp học sinh trau dồi kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, rèn luyện kỹ năng mà còn biết sống đẹp, sống có ý nghĩa hơn. Chuyên mục “Mỗi tuần một cuốn sách” do Tổ Ngữ văn thực hiện vào các sáng thứ 2 hằng tuần đã lan tỏa rộng rãi tình yêu và văn hóa đọc cho thế hệ trẻ của Nhà trường. Tiếp nối thành tựu thế hệ đi trước, giáo viên Tổ Ngữ văn giai đoạn này cũng đoàn kết, quyết tâm để gieo nên những mùa vàng trái ngọt cho thành tích của Nhà trường. Dưới sự bồi dưỡng của thầy Đậu Vỵ, Lê Thị Phương, cô Bùi Thị Dương, cô Phan Thị Nga các đội tuyển học sinh giỏi tỉnh của Tổ Ngữ văn ở cả 3 khối (10, 11, 12) nhiều năm liền đều đạt kết quả rất cao. Trong 10 năm (2012 - 2022), Tổ Ngữ văn bồi dưỡng được 60 em đạt học sinh giỏi tỉnh. Có những năm, cả 9/9 em học sinh 3 khối dự thi đều đạt giải và có cả học sinh đạt giải Nhất. Các học sinh: Nguyễn Ngọc Ánh, Trần Thị Trà My, Trần Thị Tố Anh, Nguyễn Phương Liên đạt giải Nhất tỉnh môn Văn 10, 11, 12 (năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022) đã khẳng định được nỗ lực lớn của trò và năng lực, trách nhiệm của giáo viên Tổ Ngữ văn. Không chỉ vậy, kết quả thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp, đại học của học sinh Nhà trường cũng ngày càng cao. Nhiều em đạt điểm 9.0, 9.25, 9.5 môn Văn; điểm trung bình môn Văn của trường luôn cao hơn điểm trung bình toàn quốc, toàn tỉnh. Dưới sự bồi dưỡng của thầy cô Tổ Ngữ văn, học sinh còn được tham gia nhiều cuộc thi


42TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN cấp tỉnh khác và giành nhiều giải cao như: Sáng tạo khoa học kỹ thuật; Đại sứ văn hóa đọc; Tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều; Tìm hiểu 180 năm thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh;... Với những sự cố gắng, nỗ lực, quyết tâm cao trong nâng cao chất lượng dạy học, Tổ Ngữ văn nhiều năm liền được Hiệu trưởng tặng Giấy khen trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và khen thưởng tổ xuất sắc năm học. Đội ngũ giáo viên của tổ thời kỳ nào cũng ghi được những dấu ấn nổi bật về bồi dưỡng học sinh giỏi, thi giáo viên giỏi tỉnh, viết sáng kiến kinh nghiệm cũng như các cuộc thi khác. Chính vì thế, nhiều giáo viên được nhận Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, Bằng khen Bộ Giáo dục và Đào tạo, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, trở thành giáo viên cốt cán của ngành... Đặc biệt, năm 2017, thầy giáo Đậu Vỵ - Tổ trưởng được công nhân danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đó là niềm tự hào, vinh dự không chỉ của Tổ Ngữ văn mà còn của tập thể Nhà trường. Nhiều thầy cô Tổ Văn thế hệ trước còn được tín nhiệm vào các chức vụ trong ngành và ở cơ quan đoàn thể khác, trở thành niềm tự hào riêng của Tổ Ngữ văn, như: thầy Trần Ninh, thầy Nguyễn Hữu Tuân, thầy Đỗ Xuân Trạch, thầy Lê Văn Khánh, thầy Phan Huy Dũng,... Dường như, dạy Văn nên tâm hồn của giáo viên Văn cũng nhiều cảm xúc hơn, dễ “tri âm” hơn với những người đồng môn. Dù cách xa nhiều thế hệ nhưng mỗi lần được gặp gỡ, giao lưu với các thế hệ giáo viên Văn đi trước, ai cũng đều xúc động, cảm phục và thấy gần gũi biết bao. Bất ngờ khi thầy Bùi Duy Trường - một trong ba thầy giáo đầu tiên của Tổ Ngữ văn ngày Giáo viên Tổ Ngữ văn năm học 2022 - 2023


4360 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG đầu thành lập dù tuổi đã rất cao nhưng vẫn sôi nổi kể về những ngày đầu tiên vào dạy học ở đất Cẩm năm 1962 và lưu luyến với mảnh đất này dù chỉ gắn bó 5 năm. Xúc động khi thầy Phan Tiến Cung say sưa kể chuyện về những ngày dạy học gian khó do chiến tranh, về câu chuyện lên đường nhập ngũ và hi sinh của thầy giáo - liệt sĩ Chu Đình Đức. Thầy Phan Thanh Hoài cũng không thể nào quên 11 năm dạy học trên mái trường này. Biết ơn thầy Nguyễn Khắc Thuần - sau khi nhập ngũ, chuyển sang phục vụ trong quân đội vẫn tâm huyết, trăn trở cho sự nghiệp “trồng người” của Nhà trường. Thầy Phạm Viết Phương, thầy Phan Huy Dũng, thầy Lê Dương Lưu, cô Trần Thị Cân, thầy Đặng Đình Tư, thầy Trần Huy Chương, thầy Kiều Văn Minh, thầy Nguyễn Xuân Cảnh và nhiều giáo viên khác nữa dù đã về hưu hoặc chuyển công tác nhưng vẫn nhớ mãi về những ngày dạy học ở mái trường này. Có những thầy cô dù đã đi xa nhưng những bài giảng về văn chương, những lời dạy làm người vẫn còn sống mãi trong lòng những thế hệ học trò như thầy Trần Viết Huân, thầy Nguyễn Văn Cao, thầy Trần Đức Nhiệm,... Tổ Ngữ văn năm học thứ 60 của trường với 12 thành viên cũng đã và đang tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước - dạy học bằng tâm huyết và trách nhiệm, cả tri thức và nhân văn vốn có của người dạy Văn. Không chỉ miệt mài giảng dạy, giáo viên Tổ Ngữ văn còn rất năng động trong các công tác khác của Nhà trường như công tác chủ nhiệm, trong tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, trong Ban Chấp hành Công đoàn trường... Mỗi giáo viên có một phong cách riêng nhưng luôn cùng nhau nỗ lực để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đó là cô Phạm Thị Hương, cô Lưu Thị Thúy, cô Trần Thị Thu Hằng luôn là những giáo viên chủ nhiệm rất tuyệt vời; là cô Võ Thị Hồng Lan, cô Nguyễn Thị Hồng được học trò yêu mến bởi luôn vui vẻ và xinh đẹp; là cô Biện Thị Nga với phong cách dịu dàng, trình bày bảng rất đẹp, rất chỉn chu; là cô Lê Thị Phương - giáo viên giỏi tỉnh rất tâm lý và gần gũi với học sinh; là cô Nguyễn Thị Thanh “đa di năng” - một Phó Bí thư Đoàn trường, một MC duyên dáng, một “chuyên gia” tư vấn tâm lý gần gũi; là cô Đặng Thị Quỳnh Dương trẻ nhất nhưng lại là “chuyên gia” hỗ trợ công nghệ thông tin cho cả tổ, cô Bùi Thị Dương lúc nào cũng lo lắng cho công việc nhưng lại rất có duyên với những “giải Nhất” trong bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh; cô Phan Thị Nga - Phó Chủ tịch Công đoàn, giáo viên cốt cán của ngành rất tâm huyết và tích cực đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều cống hiến cho học sinh, Nhà trường; và “mì chính cánh” của tổ - thầy Biện Đăng Đức vẫn say mê với những bài giảng về tri thức, về làm người,... “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”- nhìn lại tuổi 60 của Tổ Ngữ văn và những gì mà tổ đã làm được cũng là cách để tri ân những thế hệ giáo viên đi trước, để những giáo viên Văn hiện tại tiếp tục làm nên những “mùa vàng trái ngọt” cho Nhà trường bằng sự nỗ lực, quyết tâm, trách nhiệm và tình yêu với ngôi trường THPT Cẩm Xuyên.


44TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Trong những ngày mùa thu lịch sử, hòa chung trong không khí náo nức đón chào năm học mới, thầy và trò Trường THPT Cẩm Xuyên càng phấn khởi và tự hào hơn bởi năm học 2022 - 2023 là năm học đánh dấu mốc son quan trọng trong lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường và cùng đồng hành với trường hơn nửa thế kỷ qua là sự đóng góp, nỗ lực của cả tập thể các thế hệ giáo viên và học sinh, trong đó có sự đồng hành của Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân. Trong những năm đầu khi mới thành lập, quy mô của trường còn nhỏ, năm học đầu tiên, chỉ có 3 lớp với 150 học sinh và 9 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên vừa dạy Văn vừa dạy Sử, Địa và thầy Đào Viết Đôn dạy Chính trị. Sang năm học thứ hai (1963 - 1964) có thêm thầy Lê Văn Thiện (dạy Sử), thầy Nguyễn Viễn Tập (dạy Địa), thầy Nguyễn Trọng Vận (dạy Chính trị) về trường, nhờ đó, đội ngũ giáo viên bộ môn Xã hội ngày càng thêm đông đảo. Năm học 1964 - 1965, trường chia làm 2 tổ chuyên môn: Tổ Tự nhiên và Tổ Xã hội. Tổ Xã hội chính là tiền thân của Tổ Ngữ văn, Tổ Ngoại ngữ và Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân hiện nay. Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Nhà trường, tổ cũng đã có nhiều lần thay đổi về cơ cấu và tổ chức. Năm học 1969 - 1970, Tổ Sử - Địa - Chính trị tách ra từ Tổ Xã hội do thầy Đào Viết Đôn làm Tổ trưởng, tiếp theo là thầy Nguyễn Hữu Nghiệm, thầy San, thầy Khích, thầy Diền. Năm học 1991 - 1992, nhập Tổ Văn và Sử - Địa - Giáo dục công dân thành Tổ Xã hội. Năm học 1993 - 1994, chia lại thành Tổ Văn và Sử - Địa - Giáo dục công dân do cô Bùi Thị Hoa làm Tổ trưởng, tiếp đến là thầy Bùi Văn Diền, cô Lê Nhật Bình, thầy Nguyễn Văn Lục. Năm học 2013 - 2014, tổ lại được tách thành 3 tổ để đáp ứng chất lượng chuyên môn theo chủ đề, cô Hoài - Tổ trưởng Tổ Sử, thầy Nguyễn Văn Dũng - Tổ trưởng Tổ Địa, thầy Nguyễn Văn Lục - Tổ trưởng Tổ Giáo dục công dân. Năm học 2018 - 2019, theo chủ trương tinh gọn bộ máy lãnh đạo và cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu đổi mới thi tốt nghiệp THPT quốc gia, 3 tổ riêng lại được nhập thành Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân do thầy Nguyễn Văn Lục làm TỔ SỬ - ĐỊA - GIÁO DỤC CÔNG DÂN Tình đoàn kết, sự tận tâm trên những hành trình đáng nhớ ĐẶNG THỊ HÀ Tổ trưởng


4560 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Tổ trưởng, tiếp đó là thầy Nguyễn Huy Quốc, cô Đặng Thị Hà. Hiện nay, tổ có 15 giáo viên (7 giáo viên Sử, trong đó có 1 giám hiệu, 5 giáo viên Địa, 3 giáo viên Giáo dục công dân). Ngoài giảng dạy, nhiều giáo viên của tổ còn đảm nhiệm những nhiệm vụ khác của Nhà trường; có 14/15 giáo viên là đảng viên, có 4 giáo viên trên chuẩn,... Nhìn lại chặng đường 60 năm qua, đã có 49 giáo viên Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân giảng dạy ở trường. Phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, nhiều cá nhân, tập thể của tổ đã đạt được những thành tích đáng tự hào, tạo dấu ấn riêng trong hành trình đồng hành cùng sự phát triển của Nhà trường. Về cá nhân, nhiều giáo viên là cán bộ quản lý, môn Giáo dục công dân có thầy Nguyễn Hữu Nghiệm (Bí thư Chi bộ - Phó Hiệu trưởng), thầy Đào Viết Đôn (Bí thư Chi bộ), thầy Nguyễn Trọng Vận (Bí thư Chi bộ), thầy Nguyễn Văn Cung (Bí thư Chi bộ - Chủ tịch Công đoàn), thầy Nguyễn Văn Lục (Bí thư Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn), cô Lê Nhật Bình (Tổ trưởng chuyên môn); Môn Địa lý có thầy Trương Thang (Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng), thầy Đặng Văn Khoa (Bí thư Đoàn trường), thầy Bùi Văn Diền (Tổ trưởng chuyên môn), thầy Nguyễn Văn Dũng (Tổ trưởng chuyên môn) và hiện nay, thầy Nguyễn Huy Quốc vừa là Bí thư Chi bộ 2 vừa là Chủ tịch Công đoàn Nhà trường; môn Lịch sử có thầy Lê Văn Thiện (Bí thư Đoàn trường), cô Bùi Thị Hoa (Phó Hiệu trưởng), cô Đào Thị Phương Lan đã (Phó Bí thư Đảng bộ, Phó Hiệu trưởng) đã chuyển công tác, cô Đặng Thị Hà hiện nay là Tổ trưởng chuyên môn của tổ. Nhiều giáo viên trong tổ vừa là đội ngũ cán bộ quản lý của Nhà trường, đồng thời cũng là những giáo viên dạy giỏi, đội ngũ Hội thi Rung chuông vàng


46TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN giáo viên cốt cán của ngành: Môn Địa lý có thầy Bùi Văn Diền, từ năm 1993 đạt thủ khoa giáo viên giỏi tỉnh, từ năm 1998 đến năm 2008 liên tục đạt danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh, giáo viên trung học cao cấp, có 7 đề tài sáng kiến kinh nghiêm bậc 4, đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”, được tặng thưởng nhiều Giấy khen, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, là giáo viên cốt cán của ngành, thành viên Hội đồng khoa học ngành với nhiệm vụ ra đề, chấm thi giáo viên giỏi tỉnh, tham dự các hội nghị thay sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thầy còn đạt được nhiều thành tích trong công tác Đảng, Công đoàn, Đoàn Thanh niên; môn Giáo dục công dân có cô Lê Nhật Bình từ năm 1998 đến năm 2012 nhiều năm đạt danh hiệu Giáo viên giỏi tỉnh, năm nào cũng có sáng kiến kinh nghiệm bậc 4 cấp tỉnh, được Sở Giáo dục và Đào tạo tặng Giấy khen, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen. Cô còn đạt danh hiệu “Viên phấn hồng”, “Phụ nữ toàn năng”, được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng Bằng khen, tặng danh hiệu “Giỏi việc trường, đảm việc nhà” cấp ngành; thầy Nguyễn Văn Lục đạt giải Nhất cuộc thi giáo viên giỏi tỉnh năm 1998 - 1999, nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh cho đến năm 2006, có 4 bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh, có 8 sáng kiến kinh nghiệm bậc 4, có các bài viết đăng trên Tạp chí Giáo dục cấp Bộ, Tạp chí cấp ủy của cơ quan Trung ương Đảng, năm 2012, thầy dự thi và đạt danh hiệu Giáo viên Trung học cao cấp...; môn Lịch sử có cô Bùi Thị Hoa, cô Đào Thị Phương Lan,... nhiều năm đạt danh hiệu giáo viên giỏi tỉnh, có sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh, là giáo viên cốt cán của ngành, thành viên Hội đồng khoa học ngành với nhiệm vụ ra đề, chấm thi giáo viên giỏi các cấp,... Ngoài nhiệm vụ dạy học, trong những năm chiến tranh ác liệt, thầy giáo Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân năm học 2022 - 2023


4760 NĂM KÝ ỨC VÀ KHÁT VỌNG Đặng Hòa Bội (Lịch sử) cùng với nhiều thầy giáo và học sinh đã phải tạm gác sách bút để cầm súng lên đường ra trận thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước hòa bình, thống nhất, đội ngũ thầy cô giáo Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân vẫn vượt qua khó khăn, tiếp tục đam mê nghiên cứu, giảng dạy và tận tình với học sinh bằng tâm huyết của mình, đó là tấm gương của cô Yên, thầy Diền, cô Nho (Địa lý); thầy Khích, thầy San, cô Bình, thầy Lục (Giáo dục công dân); cô Tân, cô Tam, cô Hoa (Lịch sử)... Tiếp nối truyền thống đoàn kết, vượt khó của những thế hệ thầy cô đi trước, đến thế hệ giáo viên trẻ ngày nay nhiệt tình, tâm huyết có uy tín trong dạy học. Đó là cô Trần Thị Tố Nga nhiều năm liền có sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành, đạt giải Nhất cấp quốc gia cuộc thi Tích hợp liên môn; cô Lê Thị Bảo Thành nhiều năm liên tục có sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành và Chiến sĩ thi đua cơ sở, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen; thầy Nguyễn Văn Dũng là một trong số ít giáo viên của tỉnh dạy học song ngữ Địa lý bằng tiếng Anh; cô Đặng Thị Hà 4 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua cơ sở, có 7 sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành, được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen, đồng thời bồi dưỡng được 1 học sinh đạt giải Nhì quốc gia; cô Phan Thị Mỹ Châu đã bồi dưỡng được 2 học sinh đạt giải Nhất học sinh giỏi tỉnh. Ngoài ra, còn có cô Phạm Thị Thu Hoài, cô Lê Thị Cẩm Thạch, thầy Nguyễn Huy Quốc, cô Trần Thị Lan Phương, cô Nguyễn Thị Bích Hảo, Hoàng Thị Vân, cô Đặng Thị Tú, Trần Thị Lê, Dư Thị Mai tích cực, năng nổ trong công tác chuyên môn cũng như các hoạt động của Công đoàn, Đoàn trường, Chi đoàn Giáo viên,... Hòa nhịp với Phong trào “Dạy tốt” của thầy cô giáo là tinh thần thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt của học sinh. Đội ngũ học sinh giỏi tiếp tục phát huy truyền thống của các lớp anh chị đi trước và giành được những thắng lợi rực rỡ: Năm học 1997 - 1998, học sinh Hồ Thị Thảo đạt thủ khoa học sinh giỏi tỉnh môn Lịch sử; năm học 1999 - 2000, học sinh Lê Văn Đức đạt thủ khoa môn Lịch sử; năm học 2001 - 2002, học sinh Phan Thị Nga (nay là Tổ trưởng chuyên môn Tổ Ngữ văn) đạt giải quốc gia môn Địa lý; năm học 2003 - 2004, học sinh Trần Thị Lê Na đạt thủ khoa học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý; năm học 2011 - 2012, học sinh Trần Thị Hương Quỳnh đạt thủ khoa học sinh giỏi tỉnh môn Địa lý. Đặc biệt, năm học 2017 - 2018, học sinh Nguyễn Thị Thảo Uyên thi vượt cấp và đạt giải Ba học sinh giỏi tỉnh lớp 12, sau đó đạt giải Nhất học sinh giỏi tỉnh lớp 10. Năm học 2018 - 2019, Thảo Uyên tham gia vào đội tuyển học sinh giỏi quốc gia và đạt giải Nhì học sinh giỏi quốc gia môn Lịch sử. Từ năm học 2016 - 2017, lần đầu tiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia, trong đó có tổ hợp các môn Xã hội, đến nay, Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân đã bồi dưỡng được 15 lượt học sinh đạt từ 27 điểm khối C vào các trường đại học, các học viện danh giá trong toàn quốc. Từ năm 2002 đến năm 2012, giáo viên Tổ Sử - Địa lý - Giáo dục công dân đã bồi dưỡng và có 151 lượt học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh.


48TRƯỜNG THPT CẨM XUYÊN Năm học thứ 60 của trường (2021 - 2022), Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân tiếp tục đạt được những thành tích nổi bật, đó là giải Nhất tập thể, 2 giải dành cho giáo viên và 2 giải thưởng cá nhân dành cho học sinh trong cuộc thi “190 thành lập và 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh”; có 3 giáo viên đạt giải trong cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho giáo viên THPT; có 6/9 giáo viên có sáng kiến kinh nghiệm cấp ngành; cô Lê Thị Cẩm Thạch hướng dẫn học sinh dự thi và giành giải Nhì cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật cấp ngành; đội tuyển Sử 12 do cô Mỹ Châu phụ trách có 1 học sinh đạt giải Nhất, đặc biệt, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, tổ có 5 học sinh đạt điểm 10, các môn Giáo dục công dân và Lịch sử có 12/19 em đạt từ 27 điểm trở lên khối C và đây cũng là năm học ghi dấu ấn đậm nét của tập thể tổ. Để ghi nhận sự đóng góp của tập thể giáo viên Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân, lãnh đạo Nhà trường, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh đã tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý: Nhiều năm liền là Tổ Lao động tiên tiến xuất sắc của trường; năm học 2004 - 2005, đạt danh hiệu Đơn vị Lao động giỏi cấp tỉnh. 60 năm với nhiều khó khăn, tập thể giáo viên Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân đã và đang phát huy những lợi thế của cá nhân, cùng nhau thực hiện tốt trách nhiệm của các nhà giáo, góp phần xứng đáng vào sự phát triển và tô thắm truyền thống tốt đẹp của Nhà trường. Các thế hệ học sinh, phụ huynh qua các thời kỳ đều tin tưởng, ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình, tâm huyết với nghề, thương yêu, có trách nhiệm với học sinh của đội ngũ thầy cô giáo Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân. Với sự phấn đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp “trồng người”, lại được sự quan tâm của tập thể sư phạm và lãnh đạo Nhà trường, của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh, cùng với sự tin yêu của phụ huynh và học sinh, tập thể giáo viên Tổ Sử - Địa - Giáo dục công dân, tin tưởng rằng, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa trong những năm tiếp theo, để luôn xứng đáng là một tổ chuyên môn đoàn kết, vững mạnh và phát triển toàn diện, đồng hành cùng Nhà trường thực hiện tốt mọi nhiệm vụ chính trị được Đảng và nhân dân giao phó. Hoạt động ngoại khóa chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)


Get in touch

Social

© Copyright 2013 - 2024 MYDOKUMENT.COM - All rights reserved.